Sunday, October 27, 2013

Thêm Một Ngôn Sứ Của Sự Thật Và Công Lý Giữa...Bầy Sói





Thêm Một Ngôn Sứ Của Sự Thật
Và Công Lý Giữa...Bầy Sói!


(Clip Video Rất Đáng Xem!)


 


(Tặng Những Con Tim Việt Không Lãnh Cảm, Vẫn Còn Rung Động
Theo Nhịp Đập Của Vận Nước Nổi Trôi!)


 





 


Bài giảng
như sấm sét giáng xuống “bọn cầm quyền Lê Chiêu Thống” trong nước!


Nguyễn Phúc Bảo Quốc


 


Đem đại nghĩa thắng hung tàn


Lấy chí nhân thay cường bạo
.                            


                           
 Nguyễn Trai



Bài giảng tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Saigon của LM Nguyễn
Ngọc Tỉnh
ngày
CN 29-09-2013 vừa qua.


(Có sự hiện
diện của Phương Uyên)


 


"Thuận
thiên dã tồn, nghịch thiên dã vong!"...Đã đến lúc lương dân Việt nam đang
từng bước bàn giao lại "Nỗi Sợ hãi" cho bạo quyền CSVN. Đây là những
dấu hiệu tích cực nhất cho tiến trình dân chủ hóa Việt nam mà mọi người đang
mong đợi. Chỉ còn là vấn để thời gian.


 


Mời lắng
nghe:


 





 


Phần 1:





 





 


Phần 2:






Phút thứ 7 ......Rừng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ




 





“Phúc Cho Những Ai Dám Là Chứng
Nhân, Bị Bắt Bớ Đánh Đập Vì Sự Thật Hòa Bình Công Lý Vì Nước Trời …Là Của Họ!”


 


Dậy Mà Đi Hỡi Đồng Bào Ơi!


 





 


 


Lạy mẹ con đi - Đinh Nhật Uy, Đinh Nguyên Kha



 




Châu Văn Thi
(Danlambao)



Gửi cô Kim
Liên!



 



Đứa con út
Nguyên Kha vào tù là mất mát lớn đối với cô, sau đó trụ cột chính của gia đình
là Đinh Nhật Uy phải ra tòa vì điều 258 BLHS thì con biết cô hoàn toàn suy sụp.
Nhưng cô ơi, đừng buồn nhiều cô nhé! Trong một lần trò chuyện với con anh Uy đã
nói rằng: việc "đi" hay "ở" của anh không quan trọng, điều
anh thực sự muốn là việc đó có làm cho đất nước tiến bộ được hay không, có làm
cho nhà cầm quyền phải thay đổi theo chiều hướng tốt hơn hay không?!



 



Con xin gởi tình
yêu thương tới cô và những bà mẹ có con phải sa vào vòng lao lý vì yêu nước.
Xin cho con gọi các cô là Mẹ - Mẹ Việt Nam!



 



Hãy yên lòng Mẹ
nhé !



 



Lạy mẹ con đi!



 



P/s: Con làm
video clip này về Uy và Kha, hãy kiên cường cô nhé! Mọi người luôn bên cô.



 



 











Châu Văn Thi



danlambaovn.blogspot.com



 



Thư Mẹ Kim Liên viết cho con Đinh Nhật Uy





Uy
con à!


 


Tuần
sau họ sẽ đưa con ra tòa (29-10-2013). Mẹ biết sẽ có ngày này, vì Mẹ biết rằng
con không bao giờ khuất phục trước bạo quyền!


 


Mẹ
cũng biết con luôn nhớ lời Mẹ dạy: "Làm trai cho đáng nên trai".


 


Nhưng
Mẹ vẫn buồn con à, Mẹ buồn vì họ không cho gia đình mình vào phòng xử án, Mẹ buồn
vì qua bao nhiêu phiên tòa xét xử những người yêu nước mà tư duy của họ vẫn chỉ
có vậy.


 


Uy
con à!.


 


Tuy
nói vậy, nhưng con đừng lo cho Mẹ, Mẹ ở ngoài nầy còn có mọi người, mọi người đều
ủng hộ con, bạn bè con đều ủng hộ con.


 


Tất
cả những ai thấy điều 258 nầy rất mơ hồ, phi lý đều ủng hộ con.


 


Mẹ
cũng xin thay mặt con cảm ơn tất cả bà con trong nước và hải ngoại, trong thời
gian qua đã quan tâm đến vụ án của con, đã quan tâm và chia sẻ với gia đình
mình trong hoàn cảnh khốn cùng và nghiệt ngã mà Mẹ đã trải qua.


 


Nhớ
nhé con, con đã nói, 2 anh em con sẽ là những nấc thang đầu tiên cho mọi người
bước lên.


 



thế Mẹ sẽ không buồn nữa con à, nếu con không thấy Mẹ trong phiên tòa, thì con
sẽ hiểu Mẹ đang ngồi đợi con ngoài cổng Tòa án, bên lề đường con nhé.


 


Chúc
cho con trai của Mẹ luôn: "ĐEM ĐẠI NGHĨA ĐỂ THẮNG HUNG TÀN, LẤY TRÍ NHÂN ĐỂ
THAY CƯỜNG BẠO".


 


Mẹ
của con.


 


 


*
Lời tựa do DLB đặt


 




 




 




 


Nguồn Facebook Kimlien Mẹ UyKha:
bà Nguyễn Thị Kim Liên


 


Chính trị VN
'không rõ ai đang cầm lái'


Cập nhật: 15:39 GMT - thứ
sáu, 25 tháng 10, 2013




 


Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường và
ông Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm VN hôm 14/10


Báo Anh nói Đảng Cộng sản
VN gặp nhiều vấn đề nhưng Bắc Kinh có thể có ít bài học để giúp Hà Nội.


Ngoài ra, bài báo cũng nói
sau các đấu đá nội bộ, chính trị Việt Nam nay không rõ ai là người 'cầm quyền
thực thụ'.


Tờ Bấm Economist tuần này có bài trên mục bình luận
Banyan nói về điều mà tạp chí này gọi là "những
khó khăn chung mà hai nước độc đảng đang đối mặt như đấu đá nội bộ, tranh luận
về hiến pháp và thực trạng bị dân chỉ trích
".


Hội nghị trung ương Đảng lần
thứ 8 vốn được kỳ vọng là sự kiện quan trọng cho nỗ lực cải cách đã diễn ra tại
Việt Nam và kết thúc một cách buồn tẻ và ĐCSVN hiện đang gặp phải nhiều vấn đề.


Dự thảo sửa đổi hiến pháp được
đưa ra công chúng góp ý nhưng đa phần đề xuất trong số 26 triệu ý kiến có nội
dung mà đảng không thấy lọt tai, đặc biệt là gợi ý bỏ Điều 4.


Tổng Bí thư Đảng, Nguyễn Phú
Trọng mới đây khẳng định rằng ‘tuyệt đại đa số người dân Việt Nam’ đồng tình với
những điều khoản chủ chốt trong bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi nhưng cũng nói cần
đề phòng ‘thế lực xấu’ đòi bỏ Điều 4.


The Economist không phải là
cơ quan báo chí hay tổ chức đầu tiên nêu vấn đề về Điều 4 Hiến pháp Việt Nam.


Cuộc tranh luận về Dự thảo sửa
đổi Hiến pháp đã làm rộ lên một phong trào đòi thực hiện các quyền hiến định
và Bấm tính chính danh của Hiến pháp mà đã được
"đa số đại biểu Quốc hội tán thành" vừa qua.


Cũng tại Việt Nam, Hội đồng
Giám mục Công giáo cũng từng nêu ý kiến rằng “Phải hiểu thế nào và làm sao thực
thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ
nghĩa vô thần?”


Về mặt kinh tế,
nhiều người biện luận rằng Điều 19 qui định "kinh tế nhà nước đóng vai trò
chủ đạo trong nền kinh tế quốc gia" vừa lạc hậu lại vừa có tác động xấu.


Tuy nhiên gỡ bỏ khu vực kinh
tế nhà nước là việc sẽ làm nhiều người khiếp sợ.


Chẳng những các quan chức trục
lợi từ những mối làm ăn mà hệ thống kinh tế nhà nước cũng giúp biện minh cho
quyền cai trị độc đảng, bài báo bình luận.


'Đấu đá phe nhóm'


"Điều
4 Hiến pháp Việt Nam trở thành vấn đề một phần vì hệ quả của thực trạng quản lý
kinh tế yếu kém trong những năm gần đây, và một mặt cho thấy sự bất bình của
người dân đối với tình trạng tham nhũng tràn lan của quan chức, đặc biệt là các
nhân vật nằm cao trong bộ máy chính phủ."


Trong khi đó những gì diễn ra
tại Trung Quốc cũng chẳng giúp ích nhiều, mặc dù tại đây hiến pháp cũng là chủ
đề được đưa ra bàn luận.


Điểm khác biệt mấu chốt, theo
The Economist, là tại Trung Quốc, những người chỉ trích đảng chỉ đơn thuần muốn Bắc Kinh tôn trọng hiến pháp hiện
hành.


"Bản hiến pháp này qui định
về sự công bằng, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và hội họp cũng như tòa án độc
lập, là tất cả những điều mà Đảng Cộng sản Trung Quốc từ chối không cho công
dân của họ được hưởng".


Thực ra trong hiến pháp Trung
Quốc, vai trò đảng lãnh đạo được nói trong phần mào đầu chứ không nằm trong nội
dung chính.


Điều 4 Hiến
pháp Việt Nam trở thành vấn đề một phần vì hệ quả của thực trạng quản lý kinh tế
yếu kém trong những năm gần đây và một mặt cho thấy sự bất bình của người dân đối
với tình trạng tham nhũng tràn lan của quan chức, đặc biệt là các nhân vật nằm
cao trong bộ máy chính phủ.


Theo tờ báo Anh, chính vì vậy
mà trong lần lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào mùa xuân năm nay, các dân biểu
ở Việt Nam tỏ ra chủ động và sáng tạo hơn so với quốc hội Trung Quốc, khi gần một phần ba dân biểu bỏ phiếu tín nhiệm thấp với
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Bất bình với chính phủ có
tham nhũng cũng lý giải việc nhà nông Đoàn Văn Vươn phản ứng bằng súng tự chế với
lực lượng cưỡng chế sai đất của mình và để rồi lĩnh án tù, thế nhưng cũng trở
thành hình tượng người hùng.


Dân bất mãn


"Tại
Trung Quốc, đấu đá phe nhóm đã cho kết quả người chiến thắng rõ ràng là lãnh đạo
đảng Tập Cận Bình. Một phần của vấn đề tại Việt Nam là chẳng ai dường như biết
chắc rằng người ai là người đang cầm trịch."


Thực trạng chính quyền cưỡng
chế đất của dân cũng xảy ra như cơm bữa tại Trung Quốc và kế hoạch cải cách hệ
thống sở hữu đất đai đã và đang bị lạm dụng có thể, hoặc nên, là một trong những
quyết định lớn trong hội nghị trung ương tại Trung Quốc sắp tới.


Bài bình luận này cảnh báo
chính quyền Việt Nam về điều họ gọi là sẽ không thể trở tay kịp với thực trạng
bất mãn của dân trước đảng và chính phủ hiện đang lan tràn trên Internet.


Thực trạng bất mãn ngày càng
gia tăng khi người ta thấy lãnh đạo đảng quan tâm ít tới lợi ích quốc gia hơn
là bảo vệ quyền lực của mình trước các đối thủ ganh tị.


Tại Trung Quốc, việc hạ bệ Bạc
Hy Lai cho thấy cuộc đấu đá tay bo giữa giới chóp bu chính trị tại đây.


Ở Việt Nam, Thủ tướng Dũng,
dường như là mục tiêu của một chiến dịch từ các nhà lãnh đạp đảng bảo thủ hơn,
chẳng hạn như Chủ tịch Trương Tấn Sang.


Sự khác biệt là ở chỗ tại
Trung Quốc, đấu đá phe nhóm đã cho kết quả người chiến thắng rõ ràng là lãnh đạo
đảng Tập Cận Bình.


Một phần của
vấn đề tại Việt Nam là chẳng ai dường như biết chắc rằng người ai là người đang
cầm trịch
, theo The Economist.


 




 


 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày26/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link