Để gọi tên sự vật một cách rõ ràng ̣(bài 1)
Sơn Diệu Mai
Sáng ngày 27 tháng 10 năm 2010 toà án tỉnh Trà
Vinh đã kết án ba người sáng lập công đoàn Tự do với mức án khiến công chúng
kinh ngạc hoặc kinh hoàng.
1 – Anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng chịu án chín năm
tù giam.
2 – Anh Đoàn Huy Chương chịu án bẩy năm tù giam.
3 – Chị Đỗ Thị Minh Hạnh chịu án bẩy năm tù giam.
2 – Anh Đoàn Huy Chương chịu án bẩy năm tù giam.
3 – Chị Đỗ Thị Minh Hạnh chịu án bẩy năm tù giam.
Công nhân trong tù…Đấu tranh này là trận cuối cùng? Nguồn:
OntheNet
Thấy dư luận xôn xao một cách thái quá, tôi xin
góp đôi lời bình về nỗi kinh ngạc hoặc kinh hoàng của dân ta. Bởi vì, từ sự
kiện này, chúng ta có cơ hội để phân tích hiện trạng đất nước một cách bao
quát.
Hai tính từ Kinh ngạc và Kinh hoàng đều chỉ một
hiện tượng: sự vật bất bình thường, hoặc chưa bao giờ thấy, hoặc phi lô-gic,
hoặc quá liều lượng cũng như chiều kích quen thuộc, và tất cả các đặc điểm trên
khiến người ta ngờ vực. Chúng có một điểm khác biệt: Kinh ngạc chỉ trạng thái
sửng sốt, bất tin một cách thuần tuý. Kinh hoàng, bao gồm cả sự ngạc nhiên lẫn
sự sợ hãi, sợ hãi đến tê liệt, và điều này đối với nhà cầm quyền quan trọng
hơn.
Nói một cách thẳng thừng, đây là hiệu ứng mà chính quyền Hà Nội cố tình
tìm kiếm. Bất cứ chế độ độc tài nào cũng dùng các vụ sử án như một vũ khí đặc
biệt hiệu nghiệm để trấn áp những kẻ đối lập và hù doạ dân chúng, biện pháp này
tuy cổ điển nhưng chưa bao giờ lỗi thời.
Trở lại sự việc cụ thể là vụ xử án ba nhà sáng
lập công đoàn Tự do: Tại sao họ lãnh án nặng đến như vậy? Phải chăng đây là cơn
bốc đồng của một ông quan toà tỉnh lẻ vì bị vợ cắm sừng hay mắc chứng táo bón
trầm kha nên trút nỗi oán hơn lên đầu kẻ khác, hoặc phải chăng đây là sự nhầm
lẫn do lơ là, do vô ý, và một khi đã nhỡ nhầm thì các quan lớn không muốn rút
lại lời?
Tôi không tin vào những chuyện cắc cớ như vậy cho dù chúng vẫn thường
xẩy ra trong cuộc đời. Đối với người cầm quyền Hà Nội, án của ba thanh niên
sáng lập công đoàn tự do kia là xứng với tội danh của họ, thậm chí còn quá nhẹ;
nếu không e ngại sự phản ứng dội vào từ phía ngoài biên giới, ắt các án này còn
cộng thêm nhiều năm cấm cố nếu chẳng phải là chung thân.
Hơn tất cả các thứ
đảng phái đối lập, hơn mọi lời tuyên bố hùng hồn, văn vẻ của các bậc mũ cao, áo
dài; ba kẻ bình dân kia là mới thực sự là mối đe doạ của họ, mối đe doạ sờ thấy
được, ngửi thấy được, hình dung được một cách rõ ràng, mối đe doạ xác lập trên
các nghiệm sinh.
Nghiệm sinh của con người vốn là phần cốt lõi nhất trong nhận
thức của họ đối với thế giới xung quanh cũng như với chính bản thân, nghiệm
sinh là kiến thức trực tiếp, yếu tố thứ nhất trong cấu tạo nền, mà yếu tố thứ
hai là sự tổng hoà, sự điều tiết giữa bản năng với các kiến thức mà họ thâu
nhận được trong quá trình sống theo cách gián tiếp (giáo dục, học hành, trao
đổi với tha nhân ).
Nếu như cuộc đời của một con người có các ngả rẽ, có các
chuyển hướng căn bản thì những sự kiện trọng đại này thường xảy ra dưới áp lực
của nghiệm sinh, vì lẽ các kiến thức trực tiếp luôn luôn là động năng tiên
quyết điều khiến hành vi cũng như ứng xử của con người.
Nhà cầm quyền Hà Nội sợ
hãi ba thanh niên đứng lên cầm ngọn cờ của những người lao động bởi vì ba người
này là vọng âm, là hình ảnh phản chiếu, là bản sao lại của chính bản thân họ vào
những năm tiền khởi nghĩa, những năm mà “quốc tế ca của những người lao động,
vang vọng khắp nửa địa cầu:
Vùng lên, hỡi các nô lệ của thế gian,
Vùng lên, hỡi ai cực khổ bần hàn,
Đấu tranh này là trận cuối cùng…
Vùng lên, hỡi ai cực khổ bần hàn,
Đấu tranh này là trận cuối cùng…
Nói cho rõ ràng hơn, có thể ví ba chàng trai
đứng sau vành móng ngựa của toà án tỉnh Trà Vinh ngày hôm nay như đoạn phim
chiếu lại hình ảnh người cộng sản những năm cuối thập kỷ 30 sang thập kỷ 40,
khi họ đứng sau vành móng ngựa của các toà án thực dân, khi họ sôi sục nhiệt
tình cách mạng và sẵn sàng quên mình vì độc lập của dân tộc. Do tinh thần hy
sinh và lòng can đảm cộng với các ưu thế đương thời, người cộng sản đã thành
công trong khi rất nhiều chàng trai yêu nước dấn thân vào các xu thế chính trị
khác, cũng đầy lòng hy sinh và thừa dũng khí, nhưng không đi đến được thắng lợi
cuối cùng.
Hãy nhắc tên Nguyễn thái Học như biểu tượng của lớp người này, dù
không đạt được vinh quang, nhưng họ vẫn sống mãi trong lòng dân tộc và bất cứ
người Việt yêu nước nào cũng phải xây trong tim mình một đài tưởng niệm cho đám
anh hùng bất đắc chí. Như thế, chính quyền cộng sản được dựng lên ngày
2-9-1945. Từ năm 1945 đến nay hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, các chàng trai cộng
sản năm ấy giờ ở đâu? Họ là ai?
Đương nhiên, nói theo nghĩa xác thực thì rất
nhiều người trong số họ đã qua đời. Những người còn lại như ông Đỗ Mười, ông Lê
Đức Anh và một số khác đã trở thành các tù trưởng bộ lạc, các lão trượng ngồi
trên đống vàng, con cháu họ hàng của họ đoàn đoàn lũ lũ lúc nhúc chia nhau cầm
nắm các vị chí then chốt, các rường cột của quốc gia, chia chác nhau các mối
lời béo bở, tha hồ đục khoét ngân khố, đương nhiên thụ hưởng toàn bộ lợi quyền
mà hàng chục triệu người dân Việt nam đã đổ xương đổ máu để giành lấy. Vậy thì
bài ca “quốc tế lao động” khi dịch lời sang tiếng Việt đã ứng nghiệm một trăm
phần trăm câu hát này: Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình!
Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình!
Đó là một ước muốn mãnh liệt nhưng kém phần phần
thuận lý và hoàn toàn thiếu vắng tinh thần cao thượng.
Năm 1988, khi nói chuyện tại câu lạc bộ Trí thức
Sài gòn, tôi đã chỉ ra đích danh câu hát này, nó phản chiếu một cách vô thức
chí hướng cũng như tâm tư những người cộng sản Việt nam mà ở đó, toát ra một
cách không thể che giấu, lòng tham vô độ cũng như khát vọng thống trị tuyệt
đối.
Trong bất cứ xã hội nào, khi một nhóm người đã chủ tâm thâu tóm toàn bộ
lợi quyền vào tay mình thì xã hội đó ắt không thể tồn tại lâu dài, bởi vì từ cổ
chí kim, xã hội nào cũng hình thành trên sự cộng sinh, sự cộng sinh đòi hỏi sự
tồn tại cùng một lần nhiều lớp người khác biệt và do đó phải có một đường lối
chính trị thích hợp để cho mọi công dân đều có quyền lao động, sống, thụ hưởng
cũng như có cơ hội phát triển, điều mà ở phương Tây người ta gọi là: “Bình đẳng
về cơ may cho mọi người” còn ở nước Việt trong các triều đình thịnh vượng trước
đây, tinh thần đó được phản chiếu một cách nôm na trong câu: “Việc chính nghĩa
cốt ở yên dân”. Nếu kẻ cầm quyền chỉ nghĩ đến mối lời của chính họ, ắt những
nhóm người khác sẽ bị đẩy sang bên lề, bị tước đoạt, bị bần cùng hoá, nô lệ
hoá, chịu đựng sự nhục mạ và nỗi đau khổ với các phương thức khác biệt, và như
thế, con đường khởi loạn ắt không tránh khỏi.
Đừng quên rằng chính quyền Hà Nội hình thành
được là nhờ ân sủng của cuộc cách mạng tháng tám. Cuộc cách mạng tháng tám
thành công vì nó dựa trên hào khí của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; cảm
hứng chủ yếu của phong trào này là ý chí tự chủ, sự kế tục truyền thống từ các
khởi nghĩa Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Ẩu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê
Lợi, Quang Trung…
Một nghìn năm nô lệ giặc Tầu, tiếp đến một trăm
năm nô lệ giặc Tây, trong vô thức dân tộc, đó là một dòng chảy không ngưng nghỉ
của một cuộc kháng chiến không ngưng nghỉ, dẫu rằng có những giai đoạn chìm
trong bóng tối lặng câm của máu và nước mắt. Nếu ông Hồ Chí Minh không biết bắt
chước (hoặc học hỏi, nói một cách văn chương hơn ) các vua xưa để đoàn kết dân
chúng, làm sao có chín năm kháng chiến thành công? Nếu những người dân Việt
không quên thân vì tổ quốc, làm sao có thể xẻ dọc trường sơn đi cứu nước?
Các
cuộc chiến tranh này chẳng là gì khác hơn sự kéo dài các cuộc chiến tranh chống
xâm lăng của Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ Quang Trung. Chiến thắng
Điện biên Phủ chẳng là một công trình duy nhất, là hiện tượng đơn lẻ trong lịch
sử Việt nam mà nó chỉ là sự thay đổi địa dư và tên gọi của các trận thuỷ chiến
Bạch Đằng, của trận chiến oanh liệt trên Gò Đống Đa. Tuy nhiên, chế độ cộng sản
Hà Nội đã núp dưới bóng ngọn cờ liềm búa, với chủ thuyết đấu tranh giai cấp của
Mác như một người đàn bà Việt nam cạo răng đen để lấy bộ răng có mầu cải mả và
đổi bộ váy chùng sang chiếc quần.
Phải nói rằng sự chọn lựa đó có tính định
mệnh, kèm theo nó là các ưu thế tạm thời cùng những yếu tố phản động có tác hại
lâu dài về mặt lịch sử. Số phận một dân tộc cũng giống như số phận một con
người, thường bị quyết định hoặc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nằm bên ngoài ý
chí của chính họ. Vì thế, chúng ta không đặt lại vấn đề: Giả sử, hay Nếu như,
bởi trong thực tiễn, các danh từ này là vô nghĩa.
Điều chúng ta cần quan tâm là
xã hội Việt nam hiện nay, năm tháng này, bởi hiện tại và tương lai là các vấn
đề khẩn cấp trong sinh tồn của một dân tộc. Nếu coi chế độ cộng sản như một thứ
triều đình, để tiện so sánh với các triều đình trong quá khứ như triều Lê,
triều Lý, triều Trần, thì thứ chính trị mà chính quyền Hà Nội thực thi là thứ
chính trị phi nhân, bất nghĩa, tham tàn nhất trong lịch sử Việt-nam.
Sáu mươi
lăm năm chỉ là một chớp mắt so với vĩnh hằng, nhưng quãng thời gian đó đã bộc
lộ đầy đủ quá trình thối rữa của bộ máy quyền lực mà khởi thuỷ, ra đời được là
nhờ sự ủng hộ của đại bộ phận dân chúng, bởi dân chúng tin vào các tiêu chí họ
nêu lên: Một chính quyền Nhờ dân, Do dân, và Vì dân.
Kiểm lại các sự kiện
Nếu sau chiến tranh, vua Trần đã quăng tráp đựng
hồ sơ những người cộng sự với Tầu vào lửa để xoá đi một quá khứ nô lệ, để hoà
giải mọi thành phần dân tộc, để có đủ hào khí viết nên trang sử mới cho đất
nước thì ngược lại, sau năm 1975, nhà cầm quyền cộng sản đã bắt bớ, đàn áp,
giam giữ, hành nhục hàng trăm ngàn binh sĩ của chính quyền miền Nam trong các
trại tù khổng lồ, là tác nhân gây ra cuộc vượt biển tập thể chưa từng thấy
trong lịch sử thế giới về mặt quy mô cũng như về tính tàn khốc.
Thuyền nhân!
Đó là danh từ độc đáo mà chính quyền Hà Nội đã
sáng tạo ra. Danh từ này được dùng với một mật độ dày đặc trên các phương tiện
thông tin toàn trái đất trong một quãng thời gian dài, từ những năm cuối thập
kỷ 70, qua suốt thập kỷ 80, cho đến những năm đầu của thập kỷ 90, danh từ này
mô tả cuộc di dân kinh hoàng, bằng chứng sống động về tội ác của nhà nước cộng
sản Việt nam, gây phẫn nộ lẫn sự khinh bỉ một cách rộng rãi trên dư luận toàn
thế giới. Danh từ Thuyền nhân sẽ mãi mãi vĩnh định trong tất cả các cuốn tự
điển của nhân loại, để ghi nhận khả năng độc ác và sự man rợ của con người đối
với con người, một hiện tượng được liệt kê sau các lò thiêu Do-thái của Đức và
quần đảo Gu-lắc của Nga.
Ở các nước châu Âu, nơi cuộc chiến tranh chống Mỹ được
nêu lên như bằng cớ về tinh thần bất khuất của dân tộc Việt, thì tiếp theo đó,
danh từ Thuyền nhân trở thành biểu tượng của thần tượng sụp đổ, của tội ác bị
lộ diện, nói cách khác: mặt trái của tấm mề-đay.
Thời xưa, sau các cuộc chiến tranh khi nhân tài,
vật lực hao tổn, các vua Lý vua Trần đã ban hành chính sách khuyến khích sản
xuất, cổ vũ dân cầy để tu tạo lại xã tắc giang sơn, do đó triều đình của họ mới
bền vững. Bất kể là ai, khi đã khoác long bào đều phải ghi xương khắc cốt câu
này: “Chở thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân”. Cho nên, sự vỗ về dân chúng
không thời nào được lơi lỏng. Một khi, triều đình quay lưng lại dân chúng, chỉ
lo tham lam vơ vét cho đầy túi, chỉ lo thoả mãn lòng dục của bản thân, lúc ấy
vua quan đã biến thành một lũ thú vật chỉ lo liếm láp bộ lông của chính mình,
ắt giặc giã phải nổi lên khắp nơi và triều đình phải đi đến sự huỷ diệt. Nhìn
lại thời Mạt Trần là thấy rõ.
Tuy nhiên, từ ngày khởi lập nhà Trần cho đến năm
Hồ Quý Ly đoạt ngôi là bao nhiêu năm tháng? Từ 1225 đến 1400 là 175 năm. Một
trăm bảy mươi lăm năm dẫn từ vàng son đến tro bụi, đó là thời gian cho quá
trình thối rữa. Khá ngắn ngủi so với các triều vua phương Bắc nhưng lại quá dài
so với chế độ Hà Nội. Vào năm 1287, triều Trần tròn 62 tuổi, tướng Trần hưng
Đạo còn đủ uy tín, tài lực để làm cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân Mông. Năm
nay, chính quyền Hà Nội 65 tuổi, giả như bây giờ quân xâm lược kéo đến, liệu họ
còn khả năng như tướng Trần hưng Đạo năm xưa? Liệu trong đám các uỷ viên ngồi
quanh bàn họp bộ chính trị, ai đủ nhân cách để đứng lên hô hào dân chúng?
Không cần đọc tin tức và các bình phẩm trên các
sít Internet, bởi những người sử dụng phương tiện này đã nghiễm nhiên được coi
như “bộ phận tinh hoa” của xã hội, chỉ cần lắng nghe lời đám bình dân kháo nhau
nơi quán xá một cách vô cùng hài hước và chua chát cũng có thể hiểu được thái
độ của họ:
“Bọn Vinashin thuộc phe thằng Dũng xỉn, chắc
thằng khác muốn nhoi lên trong đại hội đảng kỳ tới nên lôi vụ này ra. Nếu tính
đếm, còn bao nhiêu vụ Vinashin chưa bị lòi mặt?” “Con gái thằng Dũng xỉn nắm
yết hầu ngành ngân hàng, liệu bố con nó có dưới hay trên một tỷ đô-la?” “Đố các
ông ai là tác giả vụ bô-xít?
Thằng Dũng xỉn kí nhưng kẻ giật dây lại chính là
Tô Huy Rứa. Phải chăng thằng này là hậu duệ của lão Tô Định mấy ngàn năm xưa?”
“Lão Nông đức Mạnh đi đêm với bọn Tầu bao nhiêu lượt? Nghe đồn chúng nó ngầm
bán đất cho Tầu lấy 5 tỷ đô-la. Tất thảy các con số công bố trên báo chí đều là
con số rởm.” “Trong mười năm vừa qua, mụ Trương Mỹ Heo và gia tộc nó đã cướp được
bao nhiêu đất của dân cày?” Vân vân và vân vân…
Tranh Babui (2010)
Những lời bình phẩm quanh mâm cơm, quanh ấm trà
thường nhật khá đủ để đo đếm mức độ khinh bỉ của dân đen đối với kẻ cầm quyền.
Như thế, so với các triều đại cũ, quá trình băng hoại của chính quyền Hà Nội
xảy ra một cách quá nhanh chóng, nói cách khác, quá trình thối rữa này được
tính theo cấp số luỹ thừa. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Tôi cho rằng
lý do đầu tiên là sự kiêu ngạo của nhà cầm quyền Hà Nội, lòng kiêu ngạo mà
chính họ tự nhận là: “Lòng kiêu ngạo cộng sản”.
Lòng kiêu ngạo cũng giống như lòng tham, làm mờ
mắt con người. Mắt đã mờ thì tai cũng dễ điếc theo và trí nhớ trở nên cùn nhụt.
Những người cộng sản Việt nam mắc bệnh Al-zei-mơ quá sớm. Họ ngửa mặt lên trời
vênh vang hô không mệt mỏi “Chiến thắng Điện-Biên-Phủ”, đinh ninh rằng đó là
thành công của riêng họ. Họ đã quên rằng Điện Biên Phủ có được là nhờ hàng chục
ngàn binh sĩ dũi đất, đào hầm, kéo pháo vượt núi đèo, hàng trăm ngàn dân công
khắp các miền thồ lúa gạo ra tiền tuyến. Những con người này hy sinh vì nền độc
lập của dân tộc, đương nhiên, nhưng cũng đồng thời hy vọng vào một ngày mai
tươi sáng khi khẩu hiệu “Người cày có ruộng” trở thành hiện thực.
Kẻ cầm quyền
cộng sản cũng lại quên rằng cuộc kháng chiến chống Pháp thành công là nhờ vào
hàng nghìn gia đình hữu sản dốc vàng, đổ tiền nuôi tướng lẫn nuôi quân, như ông
bà Trịnh văn Bô, như giám đốc nhà máy in tiền Con trâu Xanh, như bà Nguyễn thị
Năm, như cụ Cửu… Ông Trường Chinh cũng như đa phần các đồng chí của ông ta từng
ăn mòn bát tại nhà bà Nguyễn thị Năm, các binh đoàn liên tục đến đó đóng quân
vật hết đàn bò này đến đàn lợn kia ra ngả thịt. Thế nhưng, sự thật hiển nhiên
cho thấy, bà Năm là người đầu tiên bị bắn trong cải cách ruộng đất cùng cụ Cử,
sau đó đến lượt hàng vạn người yêu nước khác, những người móc hầu bao lấy đến
đồng xu cuối cùng để mua thóc gạo, thuốc men và quần áo gửi ra chiến trường.
Về
phía những người nông dân, phần cay đắng cũng không thua kém. Hơn nửa thế kỷ đã
trôi qua, nhưng khẩu hiệu: “Người cày có ruộng” cho đến ngày hôm nay, vẫn chỉ
là một lời dối trá không e thẹn, và người cày, thay vì là nô điền cho chánh
tổng, lý trưởng, địa chủ trở thành nô điền cho các cán bộ đảng. Vậy thì, đối
với tầng lớp hữu sản, người cộng sản cầm quyền là lũ vô ơn, ăn cháo đái bát;
còn đối với đám nông dân cùng khổ thì họ là kẻ lừa đảo trắng trợn không mảy may
áy náy lương tâm.
Những chiếc răng chó sói luôn luôn là răng chó sói, dù chúng
sơn đen hay để trắng, kẻ tham tàn dù nói lời lẽ nào, vẫn là kẻ tham tàn. Hiện
thực mạnh hơn mọi thứ xảo ngôn. Lá cờ búa liềm vẫn được kéo lên mỗi kỳ họp
đảng, nhưng liệu còn ai tin rằng những kẻ đứng giơ tay chào lá cờ này còn là
những người vô sản, đang nỗ lực tranh đấu cho các giai cấp bần cùng?
Câu trả lời sẽ là: Có! Vẫn còn những người tin
vào điều đó, ấy là các con bệnh tâm thần, những ai đang sống trong trại điên
Trâu quỳ, đang ở nhà thương điên Đà Nẵng, hoặc các cơ sở chữa trị tâm thần khác
trên đất nước. Tóm lại, những kẻ mất trí nhớ, những kẻ đập vỡ đồng hồ từ năm
Con Ngựa (1954). Hoặc những người bị bệnh Đao.
Đại bộ phận dân chúng đều biết các quan chức
cộng sản giờ đây đang sống ra sao. Họ đang xuỳ tiền mở các Rì-xọt, tức là các
khu nghỉ mát cao cấp để hứng khách nước ngoài, họ cưỡi máy bay sang Hồng Kông
để đánh bạc và chơi gái, họ có ngân khoản khắp các nhà băng trên thế giới, từ
Thuỵ Sĩ đến Oa-sinh-tơn, từ Singapore đến Băng-cốc, từ Pa-ri sang Béc-lin, con
cái họ đặt mua váy cưới tại các tiệm sang nhất trên đại lộ Xăng- Ê-ly-sê, mỗi
chiếc váy giá từ 130.000 đến 210.000 ơ-rô, vợ lớn vợ bé hoặc gái bao của họ
cưỡi các loại ô-tô đắt tiền, các loại xe mà những người ngoại quốc làm việc tại
Hà Nội hay Sài Gòn nhìn thấy phải tái mặt. Được như vậy là vì họ đã thực hiện
một cách tuyệt vời câu ca: Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình!
Chỉ một câu này thôi, đủ lý giải mọi chính sách
được thực thi trên đất nước từ nửa thế kỷ nay. Cho nên, xét trên phương diện
tính thực dụng thì lá cờ liềm búa lúc này là thứ bùa hộ mệnh, tuy đã lợt mầu,
nhưng vẫn còn hữu hiệu đối với chế độ Hà Nội. Trước hết, nó được sử dụng như
loại thuốc an thần để dẫn đám dân đen vào giấc ngủ, đám dân bị tước đoạt và bị
lùa ra bên lề xã hội, những nông dân bị đuổi khỏi đất đai, trở thành vô gia cư,
vô điền địa, chen chúc quanh các kênh rạch bẩn thỉu của Sài Gòn hoặc các khu
ngoại ô Hà Nội, làm đủ thứ nghề để tồn tại, mà trong các thứ nghề bấp bênh,
khốn khổ nhằm mưu sinh, nghề làm điếm, ăn cắp là không thể tránh.
Lá cờ kia nhắc
nhở một cách mơ hồ rằng các quan lớn cũng đã từng có thứ dây mơ rễ má nào đó,
gần gũi họ, một thứ Chủ nghĩa Dân tuý đặc biệt xảo quyệt và trữ tình. Sau nữa,
lá cờ này được coi là thứ khói độc, kiểu như lựu đạn cay của cảnh sát, để làm
mù mắt (dù tạm thời) những công nhân lao động đến kiệt sức để lĩnh đồng lương
trên dưới một triệu đồng Việt nam, mà tiền thuê nhà trọ, nơi họ nằm xếp hàng
như những con cá hộp, cũng đã mất năm trăm hoặc sáu trăm ngàn.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói rằng,
trong nhiều trường hợp, chính trị rất giống thứ nghề cổ truyền nhất trên trái
đất: Nghề làm đĩ.
Xét trên khía cạnh bản chất của sự vật thì lá cờ
búa liềm bây giờ là mảnh váy nát che đậy bộ phận sinh dục lầy lữa của những
người cộng sản Việt-nam. Họ tiếp tục dùng nó dù trong thâm tâm, biết rằng tấm
giẻ rách này không thể che kín thân xác họ một cách lâu dài. Trong thâm tâm, họ
sợ. Trong thâm tâm, họ biết rằng họ dối láo và không sự dối láo nào có thể đứng
vững lâu dài.
Già hay trẻ, ngu hay khôn, họ đều biết rõ rằng những năm tháng
này là những năm tháng cuối cùng họ chen chúc trên chuyến tầu vét, mỗi kẻ tìm
cách vơ cào vơ cấu, ngõ hầu lèn đầy túi, còn tương lai đất nước, vận mệnh dân
chúng, lương tâm kẻ cầm quyền, trách nhiệm trước lịch sử, những khái niệm đó đã
nằm bên ngoài mối quan tâm của họ. Hoặc là, họ chưa bao giờ với tới các ý tưởng
đó, chúng là thứ quá xa xỉ đối với đời sống tinh thần của họ, những kẻ đang
ngụp lặn trong tiền tài và khoái lạc.
Hoặc là, khi nghĩ đến những điều đó, ngay
lập tức họ sẽ hiểu rằng họ là kẻ bất khả và vì lòng tự ái luôn luôn mạnh hơn lý
trí, họ sẽ cố tình lãng quên. Nếu như trong đội ngũ quan chức, còn đôi kẻ biết giữ
liêm sỉ, còn đôi kẻ biết lo âu khắc khoải cho vận mệnh non sông, những kẻ đó ắt
bị vô hiệu hoá. Giữa một bầy chuột đang đục khoét, con chim sẻ lạc vào ắt bị
cắn phòi ruột; giữa đám chó sói, kẻ nào trái nòi, kẻ đó ắt bị phanh thây.
Bây giờ, để định danh giai cấp cầm quyền , ta
cần lùi lại đôi bước trong quá khứ.
Thời cách mạng tháng Tám, người cộng sản tự
nhận là vô sản, dù rất nhiều người trong bọn họ xuất thân từ đám tiểu quan lại
hay hào lý, bởi lẽ tấm môn bài vô sản lúc ấy vô cùng hiệu lực, nó là tiếng kèn
đồng vang dội nhất với âm sắc tương hợp và nhạc cảm quyến rũ, đủ sức lôi cuốn,
vẫy gọi và tập hợp tuyệt đại đa số nông dân bị bần cùng dưới chế độ thống trị
của thực dân. Những người dân cầy quả thực là động lực chủ của cuộc cách mạng
này, bởi họ đã từng chứng kiến hai triệu đồng loại chết đói còng queo, xác rải
dọc các con đường từ Thái Bình về Nam định, từ Nam định về Hà Nội, từ Thanh hoá
vào Vinh…
Những xác chết này trở thành mối hù doạ đối với họ, bởi chính họ cũng
sẽ có ngày gục xuống vì đói khát. Tóm lại, sự tuyệt vọng và cái chết rình rập
người dân cầy phía trước con đường. Để tự cứu mình, chỉ còn lối thoát duy nhất
là vùng lên chiến đấu, lối thoát này được hình thành trong ngõ cụt, trong cơn
tuyệt vọng của một đám đông. Đám đông ấy đã đi theo cách mạng để phá kho thóc,
cứu đói, và cướp chính quyền. Trong con mắt dân chúng, người cộng sản lúc ấy
thực sự là các anh hùng bởi họ đáp ứng một cách chính xác các khát vọng của một
dân tộc nô lệ và đói khổ.
“Những anh hùng năm xưa, những người cầm cờ đỏ
sao vàng vẫy gọi dân chúng làm cuộc cách mạng tháng Tám, giờ họ ở đâu?”
Chúng ta cần lặp lại câu hỏi này vì điệp khúc
bao giờ cũng là phần dễ nhớ nhất trong một bài hát. Câu trả lời sẽ là: Tuyệt
đại đa số các chàng trai cộng sản năm xưa đã nằm trong nghĩa trang Mai-Dịch,
còn người cộng sản bây giờ thực sự là các nhà tư sản đỏ, giai cấp tư sản được
hình thành một cách đặc biệt trong hoàn cảnh đặc biệt nên chưa từ điển bách
khoa nào trên thế giới tìm được định danh. Giai cấp tư sản này được xác lập
theo cách “truyền ngôi”.
Nói nôm na là được thâu tóm các vị trí quan trọng của guồng
máy quốc gia một cách vô điều kiện để làm giầu, và quá trình làm giầu của họ
được đặt trên các ưu thế tuyệt đối do quyền lực. Lấy một ví dụ cụ thể, nếu như
trước cách mạng, ông Đỗ Mười dắt lợn rong qua các làng cho lợn nhẩy, hành nghề
thiến lợn làm kế mưu sinh, thì con rể ông từ những năm cuối thập kỷ 80 đã trở
thành chủ khách sạn Bảo Sơn. Để cho khách sạn này làm ăn thuận tiện, nhà nước
đã mở đại lộ Nguyễn Chí Thanh, con đường được coi là đẹp nhất Hà Nội.
Chắc chắn
không có gia đình tư sản nào ở Pháp được hưởng một thứ ân sủng hoàng gia theo
kiểu đó. Điều này chỉ có thể xảy ra (dẫu rằng hiếm hoi) dưới các triều đại
trước cách mạng tư sản, khi giai cấp quý tộc còn trong thời vàng son. Hiện
tượng sử dụng tài sản quốc gia vào mục tiêu kiếm lợi cho cá nhân được coi như
đương nhiên và phổ biến trong chính quyền Hà Nội.
Dưới các hình thức khác nhau,
hiện tượng này xảy ra trên khắp các lĩnh vực, từ các vụ mua bán khí giới cho
quân đội đến các vụ đấu thầu những công trình quốc gia như cầu, đường, điện
lực, từ thương mại cho đến công, nông nghiệp, từ các hoạt động văn hoá, giáo
dục cho đến các nghề nghiệp phục vụ khác. Với lịch sử cá biệt như thế, giai cấp
tư sản đỏ Việt nam có ba đặc tính này:
- Một: Họ không tu tạo gia sản theo lối bình
thường, cũng không phải cạnh tranh như các giai cấp tư sản ở các quốc gia khác
vì được sự bảo trợ của bộ máy cầm quyền, do đó họ có thể đặc biệt giầu có dù
đặc biệt ngu dốt.
- Hai: Họ thường xuyên dẫm đạp lên luật pháp vì
hai lẽ:
1. Luật pháp nằm trong tay cha chú họ và ở
Việt-nam, bất cứ điều luật nào dù ghi trên giấy trắng mực đen cũng có thể bị bẻ
queo vì các “lệnh mồm”.
2. Đặc tính “Phép vua thua lệ làng” được truyền
thụ một cách vô ngôn, vì thế bất cứ kẻ nào có quyền hành cũng áp đặt quyền lực
bản thân lên trên các điều luật. Minh chứng gần đây nhất là hành vi của giám
đốc tập đoàn Vinashin. Đặc tính này phổ biến trên toàn cõi Việt-nam, có thể gọi
nôm na: đặc tính của bọn Chánh tổng.
- Ba: Vì hình thành và phát triển dưới bóng
quyền lực độc tài, họ thường xuyên có mối quan hệ với bộ máy đàn áp. Bộ máy đàn
áp, tới lượt nó, không thể tránh khỏi mối liên kết với thế giới tội phạm, công
cụ đặc biệt hữu hiệu trong các lò sản xuất kim tiền tại các nước kém văn minh.
Do đó, giai cấp tư sản đỏ chắc chắn mang tính chất ma-phi-a. Chỉ cần nhớ lại vụ
án Năm Cam xảy ra năm 2001, với vai trò thứ trưởng bộ nội vụ, tổng cục trưởng
tổng cục I, tức Tổng cục chống gián điệp, Bùi Quốc Huy, tên tục là Năm Huy, ta
sẽ rõ tính ma-phi-a của chính quyền tư sản đỏ Việt-nam.
Với ba đặc tính trên, giai cấp tư sản đỏ
Việt-nam là sản phẩm cá biệt, vừa mang tính chất chung của giai cấp này nhưng
lại kèm theo rất nhiều yếu tố dị biệt mà nhân loại không hiểu nổi. Tôi tạm đặt
cho sự dị biệt này hai tính từ: tính Sân khấu và tính Lưu manh.
Sân khấu, hay nói cách khác, Đạo đức giả, vì
ngoại trừ vài ba quốc gia đồng dạng như Trung quốc, Bắc Triều tiên và Cu-ba,
chẳng ở nơi đâu giai cấp tư sản đứng chào cờ búa liềm và hát Quốc tế ca vô sản
như đám quan lại đất Việt. Đương nhiên, ai cũng hiểu rằng họ hát theo kiểu con
vẹt nhắc lại lời chủ dậy một cách máy móc, nhưng chẳng một ai đặt câu hỏi rằng:
“Họ nghĩ gì khi hát những lời ca ấy?”
Phải chăng họ đã tự coi mình là loài vẹt nên
không cần suy nghĩ? Phải chăng họ ngu đến mức không hiểu ý nghĩa của ngôn từ?
Phải chăng họ đã quen đeo mặt nạ nên sự gian dối đối với họ trở thành tự nhiên
như hơi thở? Phải chăng, từ những người lính dũng cảm năm xưa giờ họ đã rơi xuống
vũng bùn của sự tham lam truỵ lạc, trở thành lũ người hoàn toàn vô sỉ và vô
cảm, nói cách khác, một lũ lợn vục mõm xuống máng và chỉ còn biết duy nhất hành
vi đó mà thôi?
Lưu manh, bởi vì họ đã chấp nhận thứ Chính trị
lừa đảo trên với sự trơ trẽn vô tiền khoáng hậu, thực thi cuộc Dối trá tập thể
này với các thủ đoạn tàn độc và hạ tiện, chẳng mảy may quan ngại công chúng.
Nếu không hoàn toàn biến thành đám lưu manh, ắt họ phải hiểu rằng sự gian dối
này là bất khả chấp nhận, rằng họ đang tiêu tiền giả, rằng họ đang phản bội lại
nhân dân. Và sự phản bội nào cũng hứa hẹn những hiểm nguy theo luật nhân quả.
Hãy tạm đặt dấu chấm lửng ở đây, bởi sớm hay
muộn thời gian cũng cho lời giải đáp. Lúc này, hãy nhìn thẳng vào thực tại và
phân tích thực tại ấy vì điều đó khẩn cấp và thiết thực. Hiện thời, nhà cầm
quyền Việt-nam đang ngồi trên đống vàng, họ nhìn những đoàn người đói rách, bị
bóc lột đến kiệt sức, bị dồn đến cùng đường tuyệt vọng với sự sợ hãi. Vì bất cứ
sự sợ hãi nào cùng dễ dàng dẫn đến bạo lực nên họ thẳng tay đàn áp dân chúng.
Bộ máy đàn áp đang thuộc quyền sở hữu của họ, là vũ khí cốt lõi của nhà nước
Sta-lin, nó được sử dụng một cách thường hằng.
Bởi lẽ, họ biết chắc chắn rằng
đám đông nghèo khổ kia chính là bản sao của họ hơn nửa thế kỷ trước, cũng như
họ hơn nửa thế kỷ trước, đó là những kẻ nuôi mầm phản loạn và có ngày sẽ lật đổ
ngai vàng. Nhờ nghiệm sinh mà họ hiểu được ý nghĩ của đám người này, dù những ý
nghĩ đó tồn tại trong thầm lén, trong câm lặng. Nghiệm sinh là phương tiện xác
tín giúp họ nhận thức. Dẫu năm tháng qua, nhưng các nghiệm sinh cốt lõi không
hề phai nhạt, bởi chúng được hình thành cùng một lần với các xúc động sâu sắc,
những xúc động mãi mãi ghi khắc vào trí nhớ như những nhát đục trên đá của nhà
tạc tượng, sẽ định hình cho đến phút lâm chung.
Họ đã trải nghiệm cùng một thứ
tủi nhục, cùng nuôi cấy ý định lật đổ và trả thù, cảm thấy tận đáy sâu tâm hồn
sức mạnh của hờn căm lẫn năng lượng tàn phá, cùng cảm thức về sự cám đỗ của ý
muốn huỷ diệt, ý muốn nảy sinh bất cứ nơi đâu, khi con người bị đầy ải và bị
tước đoạt mọi hy vọng. Họ hiểu rằng, chính đám đông phẫn nộ kia có thể làm một
cuộc cách mạng khác, như họ từng làm năm 1945.
Tại sao không? Cùng là người, cùng da thịt, cùng
sự khắc khoải sinh tồn, ắt không thể không phản ứng trước đàn áp và bất công.
“Vùng lên, hỡi các nô lệ ở thế gian,
Vùng lên, hỡi ai cực khổ bần hàn…”
Vùng lên, hỡi ai cực khổ bần hàn…”
“Vùng lên, hỡi các nô lệ ở thế gian / Vùng lên, hỡi ai cực khổ
bần hàn…”
Bây giờ, Quốc tế Ca đích thực sẽ cất lên trên
môi những người khác, trên môi hàng triệu nông dân bị chính phủ cướp đất, hàng
trăm nghìn công nhân bị bóc lột đứng dưới mưa và dưới nắng biểu tình. Những
công nhân này biết chắc chắn phần cay đắng họ sẽ phải chịu vì chính phủ luôn
luôn đứng về phía các ông chủ, Đại Hàn hay Trung quốc, Pháp Mỹ cũng như Tây ban
Nha, mũi lõ hay mũi tẹt đều là liên minh thắm thiết của nhà cầm quyền Việt-nam,
bởi vì họ đem lại cho các quan lớn các tấm vé xanh, các tấm vé làm đầy ngân
khoản tú ụ của các quan ông ở ngân hàng quốc ngoại hoặc đổi lấy những thỏi vàng
ròng cho các quan bà gửi vào két tại ngân hàng quốc nội.
Ngược lại, dân chúng
đã bị tách lìa khỏi khối “liên minh công nông” đường mật mà người cộng sản năm
xưa từng hứa hẹn, hoặc nói chính xác hơn, hy vọng của họ đã tiêu biến như cát
bụi cùng mớ danh từ xáo rỗng kia, dân chúng giờ đây đã trở thành những kẻ đứng
bên lề, nếu không gọi đích danh là những đàn bò để quan lại vắt sữa mà đôi khi,
sự ương chướng của lũ bò làm rầy rà đám người chăn dắt.
Dân chúng, những người
mà xưa kia cha ông họ lăn lưng vào chèn pháo hay lấy thân lấp lỗ châu mai, hoặc
kĩu kịt đẩy xe thồ từ đồng bằng lên chiến trường Tây-Bắc, những người mà xương
cốt của cha anh họ đã rải trắng dãy Trường-sơn để ngày 30 tháng 4 năm 1975, lá
cờ đỏ sao vàng có thể cắm lên trên dinh Độc-lập, những người ấy giờ đây là “kẻ
bên ngoài” đối với các quan lớn, nói cách khác, họ là những kẻ đứng bên kia
đường ranh giới phân biệt giai tầng. Bởi vì:
Điều đơn giản là các con rối cuộc đời đã thay
vai
Sự đổi thay này là lý do cơ bản khiến kẻ cầm
quyền Hà Nội kết án ba nhà tổ chức công đoàn Tự do, hành động này không xảy ra
đường đột hoặc hàm hồ mà được tính toán kĩ lưỡng và tuân theo lô-gic. Nỗi kinh
ngạc cũng như kinh hoàng của dân chúng chỉ là bằng cớ về sự thơ ngây hoặc khờ
khạo của họ, những người đang huyễn hoặc bởi các ảo vọng hoặc bùi tai vì sự lừa
mị của ngôn từ.
Tuy nhiên, khi trở thành giai cấp tư sản, kẻ cầm
quyền Hà Nội quên rằng họ đã từng là học trò của ông Mác và ông tổ này dạy
rằng: “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh ”
Nếu như trước năm Con Gà (1945), họ nhai đi nhai lại câu này mỗi ngày như dân Công giáo đọc kinh, họ tuyên truyền, hò hét khẩu hiệu này đến hụt hơi, khan giọng, thì giờ đây, cổ họng họ đã lèn ứ vàng nên lưỡi họ cứng đơ và tai họ ù điếc. Họ quên hoặc làm ra vẻ đã quên. Nhưng dù kẻ cầm quyền quên hay nhớ thì cuộc sống vẫn tồn tại với các quy luật khách quan của nó.
Nếu như trước năm Con Gà (1945), họ nhai đi nhai lại câu này mỗi ngày như dân Công giáo đọc kinh, họ tuyên truyền, hò hét khẩu hiệu này đến hụt hơi, khan giọng, thì giờ đây, cổ họng họ đã lèn ứ vàng nên lưỡi họ cứng đơ và tai họ ù điếc. Họ quên hoặc làm ra vẻ đã quên. Nhưng dù kẻ cầm quyền quên hay nhớ thì cuộc sống vẫn tồn tại với các quy luật khách quan của nó.
Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!
Câu nói này chẳng phải là một sáng tạo độc đáo
mà chỉ đơn thuần là một nhận xét khách quan. Từ cổ chí kim, từ đông sang Tây,
nơi nào con người bị áp bức nơi đó họ phải đứng lên đòi quyền sống. Từ
Spác-ta-quýt đến Hoàng Sào, từ những đám “Giặc châu chấu, giặc trâu trắng” xuất
hiện ở đồng bằng Việt-nam nhiều thế kỷ trước đến các cuộc biểu tình của công
nhân hầm mỏ ở Nam Mỹ thế kỷ XX, nơi nào và thời nào cũng có thể tìm được các
bằng chứng của quy luật phổ biến.
Như thế, người cộng sản Việt nam không thể tự
cho họ độc chiếm quyền đấu tranh. Họ cũng không thể triệt tiêu khả năng tranh đấu
của dân chúng một cách lâu dài bởi điều đó nằm bên ngoài khả năng của họ. Sự
bắt bớ các nhà báo mới gần đây, cũng như vụ đẩy ba nhà sáng lập công đoàn Tự do
về tỉnh Trà Vinh xét xử là các vết mụn mưng mủ mọc trên gương mặt kẻ cầm quyền
Hà Nội, triệu chứng hiển nhiên của bệnh si-đa ở giai đoạn thứ ba:
Sợ hãi!
(Còn tiếp)
Để gọi tên sự vật một cách rõ ràng (Bài 2)
Sơn Diệu Mai
Khi con người đã nhìn rõ sự thật, khi họ không còn bị huyễn hoặc
bởi các trò mị dân, khi họ hiểu họ là ai và họ có thể làm chủ số phận của họ
bằng cách nào. Lúc ấy, các nòng súng sẽ đổi hướng.
Sợ hãi!
Có nhiều định nghĩa về sự sợ hãi, nhưng chúng ta
không liệt kê các định nghĩa mà chỉ phân tích một số triệu chứng lâm sàng
của hiện tượng này.
Cảm thức sợ hãi nảy sinh khi con người
nhận thấy cuộc sống của họ mất đi hoặc có nguy cơ mất đi sự an toàn, an toàn
cho đời sống vật chất cũng như tình cảm. Người ta sợ hãi khi giáp mặt cái chết,
người ta sợ hãi khi có nguy cơ mất đi các tiện nghi: một chỗ làm béo bở, một
ngôi nhà đẹp, một người tình. Người ta cũng sợ hãi trước nguy cơ bị phát giác
các lỗi lầm và bị khinh bỉ: vụ án nổi tiếng ở Hà Nội nhiều năm trước đây là vụ
án một phụ nữ ngoại tình dùng dao ăn đâm chết chồng khi anh này dò theo để bắt
quả tang chị ta ngồi tình tự với tình nhân ở hồ Tây. Con dao đem theo là để cắt
bánh mì ăn, rút cục trở thành vũ khí sát nhân, do đó vụ án này được coi là án
trọng điểm, được đưa vào các bài giảng luật pháp như điển hình về sự Ngộ sát.
Sợ hãi là một cảm xúc thường hằng trong đời sống
nhân loại, tuy nhiên cảm xúc ấy vô cùng phức tạp và trong phạm vi bài viết này,
tôi không có tham vọng đề cập tới các khía cạnh khác nhau của nó. Vì khẳng định
là động lực bắt bớ các nhà báo cũng như xử án nặng ba thanh niên sáng lập công
đoàn Tự Do của chính quyền Việt Nam là sự Sợ hãi nên trong phần thứ hai của bài
viết, tôi sẽ nêu lên một vài sự kiện có liên quan tới ý tưởng này.
Trước hết, có rất nhiều thứ sợ hãi. Thứ sợ hãi
đơn phương khi một đối tượng tuyệt đối mạnh, tuyệt đối ưu thế, có thể thực thi
quyền lực trên đối phương một cách vô điều kiện. Thứ sợ hãi song phương xảy ra
khi hai đối thủ ngang tài ngang sức lần đầu đọ găng trên võ đài, vì là lần đầu
chưa ai hiểu biết ai nên sự sợ hãi được chia đều cho hai phía. Theo luật tự
nhiên, con người thường rơi vào tâm trạng khắc khoải hoặc hãi hùng khi đối diện
với những gì nằm bên ngoài tầm hiểu biết của họ, đây là thứ sợ hãi của con
chuột khi rời khỏi hang, của con nai khi lạc rừng, của dân đô thị khi vào rừng
sâu và ngược lại. Thứ sợ hãi nội tại, được coi như kết quả của quá trình tâm lý
xảy ra trong một cá nhân, cũng có thể biểu hiện thành hành vi, cũng có khi âm ỉ
như trạng thái ủ bệnh. Thứ sợ hãi này xác lập trên cuộc đấu tranh thầm kín, đối
tượng thứ nhất là lương tâm, còn địch thủ của lương tâm là chính con người cùng
các hành vi của anh ta. Các cụ xưa có câu:
“Chưa đánh được người mặt đỏ như vang
Đánh được người rồi mặt vàng như nghệ”
Đánh được người rồi mặt vàng như nghệ”
Cách ngôn đó diễn đạt một trạng thái của thứ sợ
hãi này. Nhiều kẻ sát nhân cũng trải nghiệm thứ cảm xúc ấy, dù án mạng không bị
lôi ra ánh sáng. Vân vân và vân vân…
Chúng ta sẽ phân tích thứ sợ hãi đơn
phương vì nó liên đới một cách chặt chẽ đến hiện trạng đất nước giờ đây.
Sự sợ hãi đơn phương có tính tập thể đã từng
diễn ra nhiều lần trong lịch sử nhân loại. Cuộc di dân xa xưa của người Do Thái
khi vượt qua Biển Chết để đi tìm miền đất hứa đã xảy ra khi dân Do Thái bị đàn
áp, bị tàn sát một cách đại trà, rơi vào ngõ cụt của sự sợ hãi và tuyệt vọng,
rồi chính sự hãi hùng và tuyệt vọng này đã khiến họ đủ can đảm rời bỏ Ai Cập ra
đi dù cuộc ra đi ấy phải đổi bằng những mất mát lớn lao cũng như phải chấp nhận
muôn vàn nguy hiểm.
Các cuộc tàn sát, săn đuổi phù thuỷ xảy ra ở
châu Âu trước đây là ví dụ điển hình về sự sợ hãi đơn phương vì những nạn nhân
không có cách phản ứng nào hơn là nhẫn nhục chịu đựng sự tra tấn của đám đông
rồi sau cùng chết thiêu trên dàn lửa. Dưới chính quyền Stalin, hàng chục triệu
người Nga bị đầy tới các trại tù ở Xi-bê-ri cũng sống trong sự sợ hãi đơn
phương trước mũi súng của chính quyền Xô Viết. Sau năm 1975, hàng trăm nghìn
binh sĩ miền Nam cũng như gia đình họ cũng có chung kinh nghiệm về sự sợ hãi này,
bởi chính quyền Hà Nội lúc đó có sức mạnh tuyệt đối, hệt như sức mạnh của chính
quyền Hít-le những năm 1941, 1942, 1943, 1944 cho đến tận tháng 2 năm 1945.
Sự sợ hãi đơn phương xảy ra khi kẻ mạnh tự cho
là Thượng đế, còn các nạn nhân bị tê liệt vì hãi hùng, nói cách khác họ bị tước
đi toàn bộ vũ khí tuỳ thân, kể cả vũ khí tâm lý, nghĩa là niềm tin rằng mình vô
tội, rằng mình có quyền sống. Khi sự sợ hãi đơn phương đã thực thi một cách
thành công quyền năng của nó trên một đám đông thì bao giờ nó cũng có một bạn
đường, một trợ thủ đắc lực, ấy là một thứ tôn giáo để biện minh cho hành vi của
kẻ mạnh đồng thời để nhào nặn các nạn nhân trong khiếp nhược, thứ tôn giáo này
có thể khoác áo, đội mũ của vua chúa Ai Cập cổ, có thể hiện hình dưới lý thuyết
thanh trừng của Giáo hội châu Âu, có thể mang hình hài “Người hùng” với Dòng
máu xanh của Hít-le, có thể thổi toe toe kèn đồng biểu dương “Niềm kiêu ngạo
cộng sản” của đám cầm quyền da vàng mũi tẹt Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 năm
1975.
Tóm lại, không có sự sợ hãi tập thể nào thiếu
yếu tố thần bí, một trạng thái “nhập đồng” cho cả hai phía, theo nghĩa tiêu cực
của ngôn từ. Kẻ sắm vai Thượng đế, trong cơn nhập đồng thật sự tưởng mình là
Thượng đế toàn năng. Đám nạn nhân, trong cơn nhập đồng, mất hoàn toàn lý trí và
dũng khí, bị đẩy vào trạng thái trầm uất, không còn tìm được các phản ứng cần
thiết để tự bảo vệ mình. Giống như kẻ say, hoặc họ không đứng lên nổi, hoặc họ
loạng choạng bước trên đường vì không nhìn rõ lối đi. Tình trạng này sẽ kéo dài
trong một khoảng thời gian nào đó, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể, cho đến lúc cơn
nhập đồng chấm dứt, kẻ sắm vai Thượng đế chợt nhận ra họ thôi là Thượng đế, các
nạn nhân ra khỏi cơn trầm uất, mở to cặp mắt để nhìn kẻ thống trị mình, chợt
nhận ra rằng đó cũng chỉ là một con vật đi bằng hai chân sau, và cũng như họ,
có đầy khả năng khiếp nhược. Thời khắc đó, người ta đặt tên là Thoát nhập đồng.
Thời khắc đó, sự sợ hãi được chuyển đổi vị trí, và căn cứ vào một số trường hợp
đã xảy ra trong lịch sử, sự chuyển đổi này xảy ra như một nhu cầu tự nhiên để
lấy lại thế cân bằng.
Ra khỏi cuộc chiến tranh, tôi may mắn hơn nhiều
người khác vì đã Thoát nhập đồng khá sớm. Sự kiện có tính quyết định xảy ra vào
mùa thu năm 1975. Trên các ngả đường từ Sài Gòn trở ra Quảng Bình, đặc biệt
trên vùng đất Quảng Trị, tôi chứng kiến cảnh những người lính bị khám xét, lục
soát, hạch sách, nhục mạ hệt như các nô lệ tại các khu vực được mệnh danh là:
Trạm kiểm soát quân nhân. Ở các trạm này, lính phải tháo cởi ba-lô, lục lọi
hành lý để trình bày trước đám nhân viên kiểm soát. Nhà nước ra lệnh cho mỗi
người trong bọn họ chỉ được phép mang về miền Bắc một chiếc khung xe đạp, một
con búp-bê nhựa, hai chiếc rổ rá nhựa và một chiếc chảo nhôm. Họ không được
phép mang thêm các thứ hàng hoá khác bởi điều ấy sẽ là bằng chứng xác thực ca
ngợi “chủ nghĩa phồn vinh giả tạo của chính quyền miền Nam”, và như thế, một
cách tố cáo hiển nhiên sự nghèo khổ lầm than ngự trị bấy lâu nay trên đất Bắc.
Quan sát cảnh tượng ấy, tôi có hai cảm xúc
trái chiều, cảm xúc thứ nhất là nỗi xót xa. Nỗi xót xa đối với người thân. Tại
sao lại là người thân? Điều này có vẻ khó tin với những người chỉ sống
trong cảnh thanh bình nhưng hoàn toàn dễ hiểu với tất cả những ai đã trải qua
cuộc chiến tranh chống Mỹ. Quảng Bình là yết hầu của đường dây 559, trong suốt
những năm chiến tranh lính qua lại các binh trạm không ngưng nghỉ, tôi luôn có
dịp gần gũi, trò chuyện với các “đồng hương trẻ tuổi”, mối liên kết giữa chúng
tôi nằm trong tình đoàn kết cổ truyền của người dân Việt, thứ tình cảm đã làm
nên sức mạnh của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Những năm ấy, trước thế
thượng phong của Mỹ trong một cuộc đối đầu không cân sức, trước tất thảy những
mất mát kinh hoàng và sự gian khổ vô cùng tận, người ta phải thương nhau thực,
yêu nhau thực, chia cơm xẻ áo thực mới sống nổi, người ta không thể lừa đảo lẫn
nhau và đểu giả như bây giờ.
Vì tình đồng loại thấm thía ấy, cái hiện
thực phũ phàng xẩy ra mùa thu năm 1975 là một cú đấm nổ đom đóm mắt đối với
tôi. Hoặc mắt tôi tối sầm vì phẫn uất, hoặc cái hiện thực kia không thể nuốt
trôi: Trước mặt tôi, những người lính từng được ngợi ca suốt các năm dài là các
anh hùng vượt Trường Sơn, những con người đáng yêu đầy dũng khí đó trong phút
chốc trở thành những kẻ thảm hại, khiếp nhược, họ gãi đầu gãi tai xin xỏ đám
nhân viên kiểm soát khi họ muốn mang thêm một con búp-bê bé tẻo tèo teo để làm
quà cho cháu, hoặc chiếc rổ nhựa thứ ba để cho người chị ruột. Nhìn những gương
mặt khổ sở của họ, giọng nằn nì cầu khẩn của họ, tôi có cảm giác như máu đông
lại giữa tim. Tôi biết rằng con người có thể bị phản bội một cách dễ dàng, và
sự phản bội có thể đến ngay vào lúc người ta không ngờ tới. Chính quyền này đã
phản bội lại nhân dân quá sớm, vì âm ba của tiếng súng chưa dứt hẳn bao lâu.
Cơn say chiến thắng khiến họ tự cho phép mình làm tất cả mọi điều mà không tính
đếm đến hậu quả của các hành vi đó. Tôi cũng hiểu rằng các khái niệm như Đạo
đức, Lương tâm, Tinh thần vị tha không thể là bạn đồng hành với kẻ nắm quyền,
nhất là khi quyền lực ấy đặt trên cơ sở độc đảng.
Trước đó vài tuần, khi đang còn ở Sài Gòn,
do các mối quen biết mà tôi chứng kiến tận mắt các quan ông, quan bà dùng từng
đoàn xe tải của nhà nước để chở hàng riêng về Hà Nội cho gia đình họ: Nào
giường tủ, sa-lông, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, quạt máy, ra-đi-ô, loa
thùng nghe nhạc, vải vóc quần áo và cho đến cả bát, đĩa, li tách… Cơn khát
triền miên của những kẻ thiếu thốn tiện nghi trong chế độ Xã hội Chủ nghĩa được
thoả mãn thả phanh.
Không ai trách cứ họ vì điều ấy. Con người
có quyền được sống sung sướng và mọi sáng tạo của nhân loại cũng chỉ nhằm mục
đích làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều đáng hổ thẹn là: Nếu họ tự cho phép
mình thụ hưởng ê hề mọi tiện nghi, hà cớ gì họ ngăn cấm người lính, hạn mức cho
họ ở một chiếc khung xe đạp và một con búp-bê? Ở đây, tính độc ác và sự đạo đức
giả tự lột áo cùng một lần. Cái thể chế ra rả tuyên bố nhân nghĩa; ông ổng ngợi
ca sự công bằng bình đẳng té ra là một xã hội phân chia đẳng cấp khốc liệt và
trắng trợn hơn bất kỳ thể chế nào khác. Cuộc kháng chiến chống Pháp cũng như
chiến thắng ngày 30 tháng 4 năm 75 chẳng rơi từ trên trời xuống mà đó là các
đài tưởng niệm xây trên xương cốt của lính và của dân. Tính kiêu mạn và sự độc
ác của chính quyền cộng sản ngày ấy đã khởi dậy trong tim tôi cảm xúc thứ hai:
sự khinh bỉ và lòng căm uất. Thứ tình cảm này, một khi đã nảy nở sẽ không ngừng
phát triển theo chiều rộng cũng như theo bề sâu. Lẽ đương nhiên, con đường
chống độc tài, đòi dân chủ đối với tôi là một hành trình lô-gic.
Từ khi các ý tưởng trên nảy sinh cho đến
lúc thực thụ bắt tay vào hành động đòi hỏi một quãng thời gian chuẩn bị khá
dài. Tôi không sinh ra để làm nghề lật đổ, cũng không biết bắn súng hoặc sử
dụng một vũ khí nào khác. Tôi không được đào tạo để có kiến thức về quân
sự cũng như về chính trị. Tóm lại, tôi là kẻ vô năng khi dấn thân vào con đường
đấu tranh. Tuy nhiên, tôi hiểu rằng nhà nước Việt Nam là nhà nước cảnh sát và
sức mạnh của nó là chính ở đây, đúng theo định nghĩa của Lê-nin: “Chính
quyền tựa trên nòng súng”.
Vậy thì, để chống lại thể chế độc tài, đòi
dân chủ, không có cách nào chuẩn xác hơn là đánh vào trụ cột của nó, tay chân
của nó, bầy chó béc-giê hung dữ của nó: Công an. Sách lược của tôi là: Muốn
chống lại kẻ thù tốt hơn cả là học hỏi chính kẻ thù ấy.
Một con lươn bị ném vào giỏ cua ắt
sẽ bị lũ cua kẹp nát. Muốn vào giỏ cua thì phải có hai cái càng cua. Do đó, văn
chương đối với tôi trở nên trò chơi thứ yếu, tôi chú tâm vào học hỏi một nghề
mới: Nghề công an. Nghề dò la. Nghề thám tử. Nghề chó săn, nếu muốn gọi một
cách khinh bỉ, cái nghề mà ông Vũ Ngọc Nhạ đã làm xưa kia trong chính quyền ông
Diệm, giờ tôi làm trong xã hội miền Bắc, cái xã hội mà tôi biết chắc chắn rằng
ông Vũ Ngọc Nhạ đã kịp nhận ra chân tướng của nó, sự tàn ác, lũng nhạm, bội
bạc, ti tiện hiển nhiên của nó và ông đã mang theo một khối hận trong câm lặng
cho đến lúc xuống mồ.
Trong Bộ nội vụ, tổng cục quan trọng nhất
là Tổng cục I, chính danh là Tổng cục chống gián điệp, do đó, mục tiêu của tôi
là ở đây.
Dương Thông. Nguồn: antgct.cand.com.vn
Thời gian ấy, tướng Dương Thông đang giữ chức
tổng cục trưởng. Tướng Dương Thông, biệt danh là “Hung thần của chế độ”,
người đã trấn áp hết sức thành công vụ “Nhân văn giai phẩm” cũng như vụ
“Xét lại”, đã đặt hàng loạt văn nghệ sĩ vào mạng lưới chỉ điểm, buộc
những kẻ vốn được gọi là nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ… hành nghề chó săn
cho chế độ với các mức trợ cấp thường niên, thường quý hoặc các loại quà bánh,
bổng lộc, tuỳ theo “thành tích chó săn”. Vì tầm quan trọng của nhân vật này,
tôi đã phải chuẩn bị khá lâu và chỉ nhờ sự giúp đỡ tận tình của đàn em mới có
thể dò tìm được vài nét đáng chú ý trong lý lịch quan lớn.
Sự may mắn đã xảy ra khi Việt kiều Bùi Duy
Tâm tìm cách gặp tôi qua đạo diễn Trần văn Thuỷ năm I990. Tôi biết rằng đây là
cơ hội vàng để tìm ra sự thật.
Đầu năm 1991, khi ông Bùi Duy Tâm quay lại
Hà Nội, tôi chấp nhận đi chơi sông Đà cùng anh em Bùi Duy Tâm, Bùi Duy Tuấn.
Nhờ cuộc hành trình ngắn ngủi này, tôi đã thu được cuốn băng mà trong đó, Bùi
Duy Tâm khẳng định rằng hai lần ông ta bị bắt và cả hai lần tướng Dương Thông
can thiệp để trả lại tự do cho ông ta là vì ông ta đã trả Dương Thông rất nhiều
tiền: “Đó chẳng phải quà cho không”. Rằng, mối quan hệ của ông ta với
Dương Thông đã phát triển tốt đẹp và điều kiện thuận lợi này cho phép ông ta
tiếp xúc nhiều lần với Bộ tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam, với đích
thân đại tướng Nguyễn Thị Định, nhằm bàn với các nhà lãnh đạo tối cao ở Hà Nội
về việc bán kho vũ khí Long Thành, việc bán dầu thô, việc khai khoáng…
Chuyến đi sông Đà kết thúc, tôi vừa kịp
chuyển cuốn băng này ra nước ngoài thì bị bắt, tháng 4 năm 1991. Như mọi người
đã biết, tội danh của tôi được hệ thống truyền thông của nhà nước tuyên bố:
“Tội tuyên truyền chống lại nhà nước Xã
hội chủ nghĩa, ăn cắp tài sản quốc gia bán cho ngoại bang. Làm gián điệp cho
ngoại bang.”
Với sự can thiệp của tổ chức nhân quyền
quốc tế, đặc biệt là sự can thiệp của chính phủ Mít-tơ-răng, họ đã thả tôi ra
sau gần tám tháng giam giữ, hành động vội vã đến mức không kịp làm bản Tống
đạt. Sau đó, ông bộ trưởng Bùi Thiện Ngộ cử người đến nói rằng:
“Theo luật, nhà văn Dương thu Hương có
quyền khiếu kiện nhà nước, nhưng việc này chắc chắn sẽ bất lợi cho cả hai bên.
Vậy, bộ trưởng đề nghị dàn xếp một cuộc thanh toán giữa nhà văn Dương thu Hương
với tướng Dương Thông, hy vọng điều kiện này có thể mang lại kết quả tốt đẹp.”
Tốt đẹp? Tôi nghi ngờ danh từ mĩ miều đó. Nhưng
tôi cần cuộc thanh toán với tướng Dương Thông, tôi cần đối mặt với Hung thần
chế độ, tôi muốn khạc nhổ vào thứ đại diện của Sự tham lam và thói đạo đức giả,
vào con béc-giê điển hình của đảng cộng sản Việt Nam. Tôi chấp nhận. Cuộc gặp
giữa quan lớn Dương Thông và tôi đã xảy ra tại căn phòng nhỏ giáp cổng
vào 15 Trần Bình Trọng. Đương nhiên, tôi ghi âm và Bộ nội vụ cũng ghi âm. Đương
nhiên, các đồng nghiệp của ông Dương Thông sẽ được nghe rõ ràng những lời tôi
nói (bởi chắc chắn tôi đã nói rất to, nói theo kiểu chửi giữa hàng tổng, còn
ngược lại, ông tướng công an lại cất tiếng nhẹ nhàng, nhẹ nhàng và run rẩy ).
Tôi nói rằng:
“Sau rốt, tôi biết ông cũng chỉ là một con đĩ,
một kẻ bán mình. Nhưng trên đời có nhiều loại đĩ, thảm hại cho ông, ông là loại
đĩ đứng vỉa hè, loại ngả thân dưới hàng rào công viên hoặc ven cống. Bán mình
cho Bùi Duy Tâm, chứng tỏ ông thuộc loại điếm năm xu.”
Mặt hung thần chế độ thâm đen, cặp môi ông ta
run lật bật. Khoảnh khắc ấy, tên đao phủ sợ hãi. Khi sợ hãi, y cũng thảng thốt,
nhớn nhác, thất thần như những kẻ bị tra tấn trong nhà tù. Tôi nhìn bộ mặt nhem
nhuốc sần sùi của Dương Thông và nghĩ:
“Mày đã từng đẩy biết bao nhiêu người vào nhà
tù, đã bầy ra trăm mưu ngàn kế để sát hại tha nhân, và bây giờ tới lượt mày run
như cầy sấy. Phải chăng suốt đời mày chỉ là một con chó béc-giê và đến lúc này
đây, chỉ khi bị lột mặt nạ, chỉ khi bị đẩy vào chân tường, mày mới bắt đầu thấm
thía nỗi thống khổ?”
Người thay thế tướng Dương
Thông lãnh đạo tổng cục I là Bùi Quốc Huy tức Năm Huy, trước đây từng
nhiều năm làm trưởng ty công an tỉnh Kiên Giang; một trong các thành tích nổi
bật của ông ta khi ở địa phương là bắt được băng cướp Bạch Hải Đường; băng cướp
này vốn lộng hành nhiều năm dưới chính quyền Diệm và Thiệu. Ông Bùi Quốc Huy
được lệnh của ông Bùi Thiện Ngộ gặp tôi để thoả thuận về cuộc thanh toán với
tướng Dương Thông. Cuộc gặp này có sự hiện diện của đại tá Nguyễn Công Nhuận,
quyền cục trưởng cục 24, tính danh là Cục điều tra xét hỏi. Ông
Nguyễn-công-Nhuận là người kí lệnh bắt tôi tháng 4 năm 1991, đồng thời là
trưởng nhóm hỏi cung trong suốt thời gian tôi ở tù.
Tại cuộc gặp gỡ tay ba này, tôi chơi ngửa bài với
hai quan chức bộ nội vụ. Tôi nói:
“Trong cuộc đấu tranh đòi dân chủ, tôi
biết rõ rằng chúng tôi là trứng còn các ông là đá, tuy nhiên, một khi đã dấn
thân, tôi phải tính toán sao cho cái chết của tôi được bù trả một cách xứng
đáng. Từ nhỏ tôi đã thích câu ca này: Trạng chết chúa cũng băng hà / Dưa gang
đỏ đít thì cà đỏ trôn.
Vì lý do ấy, tôi đã quyết tâm học hỏi nghề
nghiệp của các ông. Nếu các ông theo rõi tôi, tôi cũng theo rõi lại các ông.
Nói cụ thể, tôi biết ông giao du với những ai trong hội Quý Mùi (Hội những
người cùng sinh năm 1943 như ông Bùi Quốc Huy). Tôi biết các ông kiếm thú vui ở
nơi chốn nào (ổ điếm nào và nhậu nhẹt hành lạc ra sao) và tôi biết giá tiền mỗi
chai rượu các ông uống.
Về đám lãnh đạo các ông, những thái thượng
hoàng đẻ ra cái chế độ này, tôi có các cuốn băng ghi lại những bằng chứng về
các sự kiện chính trị ngầm ẩn cũng như các bí mật liên quan đến đời tư của họ,
nói cách khác là những tấn tuồng diễn ra nơi hậu cung chưa ai hay biết, tôi đã
thực hiện các cuốn băng này vài năm trước đây, và đã gửi chúng ra ngoài biên
giới. Tiện thể, tôi cũng công bố luôn các địa điểm cất giữ tài liệu: Mỹ, Pháp,
Tiệp. Liệu các ông có đủ tài năng và tiền bạc để lục tung ba quốc gia ấy lên
không? Tôi tin chắc là không.
Năm Huy. Nguồn: Google.com
Các ông mạnh đối với dân chúng trong nước, các
ông bất lực ngay khi bước qua biên giới. Sứ quán của các ông lúc nhúc bọn buôn
đi bán lại, chen chúc nhau kiếm tiền, đi hết chợ trời này sang chợ đen kia để
nhặt xu, ngoài món lộc thường xuyên là bòn mót bóc lột đám công nhân xuất khẩu.
Thế nên, tôi hoàn toàn tin rằng ở các xứ khác, các ông là bọn người bất khả,
các ông không thể làm những gì bọn KGB Nga đã làm trước đây ba bốn thập kỷ. Bức
tường Béc-lin đổ sụp rồi. Ở đây, các ông có toàn quyền, các ông có thể tổ chức
lần thứ ba, thứ tư, thứ năm tai nạn xe cộ để kẹp chết tôi, điều đó chẳng khó
khăn với các ông, cũng chẳng lạ lùng với chính tôi. Thế nên, tôi đã chuẩn bị
sẵn sàng để một khi tôi ngã xuống thì các tài liệu kia được bật mí, và điều đó
người ta thường gọi là sự trả đũa. Cuộc chiến tranh nào cũng phải có vũ khí bí
mật, đó là một trong các mưu chước tồn tại từ xửa từ xưa. Để chống lại các ông,
tôi buộc phải học chính nghề của các ông. Vũ khí bí mật của tôi lấy được chính
từ nghề nghiệp ấy.”
Tướng Bùi Quốc-Huy không trả lời mà lảng sang
chuyện khác.
Phải chăng, nhờ cuộc Chơi ngửa bài này mà
tôi được toàn thân? Vẻ như điều đó là hợp lý.
Cuộc nói chuyện trên xảy ra cuối
năm 1991.
Mười năm sau, ông Năm Huy ra trình toà,
được ưu tiên “mang thường phục”. Lần đầu tiên, người dân Việt Nam được biết một
cách chính thức đại diện quyền lực nhà nước câu kết với lũ tội phạm để tham
nhũng và để sự tham nhũng trôi lọt, ra tay tàn sát chính các đồng nghiệp của
mình. Do học mót được nghề “thám tử”, từ trước đó khá lâu, tôi biết rằng quá
trình ma-phi-a hoá là không thể tránh đối với bộ máy cầm quyền Hà Nội. Tiện
thể, cũng xin công bố rằng mới chỉ có một Năm Huy bị lộ, nhưng còn nhiều Năm
Huy khác đang ẩn mình trong bóng tối. Và bóng tối đang tụ trên bầu trời Hà Nội
khá dầy. Hãy nhớ lại vụ xử án đại uý công an Nguyễn Xuân Trường, một mắt xích
trong đường dây buôn ma tuý xuyên quốc gia cũng như vụ thủ tiêu người lính canh
gác ông ta là hiểu được một phần sự thật.
Bây giờ, đến nhân vật thứ ba, người thay thế ông
Bùi Quốc Huy lãnh đạo Tổng cục I, trung tướng, thứ trưởng, đại biểu quốc hội
Nguyễn Văn Hưởng tức Trần. Cũng như ông Năm Huy, Nguyễn Văn Hưởng tức Trần vốn
là sĩ quan công an Quảng Ninh, do thành tích nghề nghiệp được điều lên Bộ công
tác. So với ông Dương Thông và ông Năm Huy thì đây là người kẻng trai nhất, có
cặp mắt hết sức “Ất Dậu”, đúng như tuổi của ông ta.
Nguyễn Văn Hưởng tức Trần. Nguồn: OntheNet
Vào những năm xảy ra nạn Thuyền nhân, bộ nội vụ
đã gài ít nhất là hàng trăm điệp viên vào làn sóng di tản. Các điệp viên này
sinh cơ lập nghiệp tại Mỹ từ ngày ấy, đa phần các bà đều lấy chồng Mỹ, trong
những dịp “về thăm quê” họ phải báo cáo tin tức với ông tổng cục trưởng này.
Một trong các địa điểm ông Trần ưa sử dụng là nhà hàng “Cây sấu” nằm trên đường
Bà Triệu, dãy bên phải, cách Trụ sở Việt Kiều không xa. Nhà hàng này thuộc sở
hữu của bác sĩ Thanh, đại uý quân đội, vợ đô đốc hải quân Khánh. Do công lao
của đô đốc Khánh mà nhà nước chia cho họ ngôi nhà này. Để làm một hàng ăn bình
thường thì “Cây sấu” thiếu các điều kiện không gian cần thiết, nhưng để làm nơi
các cặp nhân tình tình tự một cách vụng lén thì đây là địa điểm tuyệt vời, vì
có rất nhiều phòng riêng. Ông Nguyễn Văn Hưởng chọn nơi này để nhận tin tức của
các điệp viên là hợp lý: Họ vừa có thể nhậu nhẹt, vừa có thể làm việc một cách
kín đáo. Khép cánh cửa lại, quán ăn biến ngay thành phòng riêng.
Vì các vị tổng cục trưởng tổng cục I được coi là
rường cột quan trọng nhất của Bộ nội vụ, nòng súng cho chính quyền tì vào nên
tôi cố gắng chọn ở mỗi ông tướng một khía cạnh tiêu biểu, trước hết để trình
bày tính đa dạng, khả năng phát triển nhân cách một cách phong phú của đám quan
lớn cộng sản, sau nữa để người đọc đỡ nhàm chán vì phải chứng kiến mãi một nội
dung. Dẫu rằng, nhìn trên tổng thể, các ông tổng cục trưởng đều có các đặc tính
chung của bọn Hung thần chế độ, của đám người ngất nghểu trên đỉnh cao quyền
lực, tự coi mình là Thượng đế, nhưng họ vẫn có các đặc điểm riêng, khá dễ dàng
phân biệt.
Nếu như ông Dương Thông được coi như biểu
tượng của sự tham nhũng và thói đạo đức giả, ông Năm Huy như một Bố trẻ
ma-phi-a thì ông trung tướng Trần có dáng dấp hào hoa hơn, ông ta có vẻ như một
trai chơi (playboy ) chính cống. Đó là đặc tính của Ất Dậu (Gà trống) hay cá tính
riêng của ông nghị Trần? Ông tổng cục trưởng này có một đội ngũ gái bao, mà cô
gái bao già nhất, kém mã nhất là Hồ Thu Hồng, sinh năm 1960, tuổi con Chuột. Hồ
Thu Hồng tuy là gái bao, nhưng lại có thẻ nhà báo, tờ báo cô ta đang điều hành
là Văn hoá thể thao Sài Gòn. Như thế, cô Hồng là thứ gái bao có chữ, cao cấp
hơn các chị em khác một cái đầu nên tuy kém mã nhất trong bọn cô vẫn được
trai chơi sủng ái.
Cậy mình có chữ, cô Hồ Thu Hồng mở cả một
sít-internet để chửi bới những người đấu tranh cho dân chủ và trước hết, để ca
ngợi ông Nguyễn Văn Hưởng: “Người đàn ông tài cao, học rộng”, người đã “yêu
chiều cung phụng hết lòng” mỹ nhân.
Nỗi hân hoan cũng như sự tận tuỵ với người tình
của cô Hồng là dễ hiểu, trước đây, khi còn là vợ nhà văn Trần Nhật Tuấn, cô ta
chỉ là một phóng viên báo tầm thường, không đến nỗi túng thiếu nhưng cũng chưa
bao giờ dư dả. Từ khi trở thành gái bao của ông Trần, cuộc đời cô Hồng đổi thay
như có phép mầu, cô ta xây nhà lầu cho mình, xây nhà lầu cho bố mẹ và những
người thân khác, cô ta mua hết lô đất này sang dãy nhà kia để cho thuê, rồi gửi
các con sang Mỹ học… Niềm hạnh phúc lớn lao đó khiến cô ta không thể ngậm
miệng, và hễ có cơ hội là phải …Rống lên vì sung sướng.
Nếu đọc lại các bài báo cô Hồng từng viết, người
ta dễ dàng nhận ra điều đó. Tiêu biểu là bài viết về cảm xúc trên vùng đất nung
lửa Quảng Trị Đông Hà. Khi tới miền đất này, nhà báo Hồ Thu Hồng chứng kiến nỗi
khổ sở của đám dân xung quanh trong thứ khí hậu khắc nghiệt, lại tận hưởng cảm
giác mát lạnh của chiếc xe hơi sang trọng mà người tình mua cho, cô ta không
thể nén lòng mà phải rên lên hừ hừ vì khoái cảm. Khi cơn khoái cảm lắng dịu, cô
Hồng tiếp tục thốt lời tri ân nồng nhiệt với “chàng tài cao học rộng” Nguyễn
Văn Hưởng tức Trần. Đọc bài báo này, tôi không khỏi mỉm cười vì liên tưởng đến
hình ảnh một con gà mái đang chịu trống, con trống thì im lặng cong lưng, dướn
cổ trong cơn khoái lạc, còn con mái lại kêu quang quác để khắp bốn bề rào dậu
làng xóm cùng nghe.
Ở đây, cần phải nói rõ rằng tôi không thành kiến
với nghề gái bao. Gái điếm và gái bao là những nghề cổ lỗ nhất trong lịch sử
nhân loại. Đừng đóng vai đạo đức giả thì phải xác nhận rằng ở đâu có Cầu, ở đó
có Cung, nghề gái điếm cũng như gái bao tồn tại trong mọi thời đại và mọi nơi
chốn vì thời nào và ở đâu cũng có những người đàn ông không đủ điều kiện thành
lập gia đình, hoặc có gia đình nhưng bất hạnh với vợ, hoặc vợ họ không đủ sức
giải phóng cái dung lượng nhục dục tồn tại trong cơ thể họ như một hoả diệm
sơn…
Hồ Thu Hồng. Nguồn: OntheNet
Tóm lại, tôi không quan tâm đến nghề gái bao,
nhưng tôi quan tâm đến tiền bao gái. Vì ở đây, kẻ trả tiền là một bậc lương
đống triều đình, kẻ có đầy đủ quyền năng và mánh khoé để rót các thứ quỹ quốc
gia sang tài khoản đám mèo cái thoả mãn phần dưới rốn của y. Hồ Thu Hồng sinh
năm 1960, đằng trước lắp hai túi bọt biển, đằng sau mông độn si-li-côn, mắt một
mí đi mỹ viện cắt thành hai mí, nói đích xác cô ta chưa bao giờ là một mỹ nhân,
vậy mà còn được hưởng sự “yêu chiều cung phụng” thả phanh như chính cô ta thú
nhận, vậy còn các cô khác, các em trẻ trung hơn, xinh đẹp hơn? Các em sinh năm
1970, 1973 và nhất là 1975, da thịt nõn nường hơn, xôi oản đều là của
thật chứ không phải đồ giả, mắt hai mí long lanh do cha sinh mẻ đẻ chứ không
nhờ dao kéo thẩm mỹ viện can thiệp vào, những em ấy ắt phải được “yêu chiều
cung phụng trăm lần hơn”, bởi theo nghề chơi, thuyền nổi khi nước nổi.
Để sòng phẳng với luật chơi, để không hổ mặt
đấng mày râu, ắt trai chơi Nguyễn-văn-Hưởng phải làm đầy hầu bao đám mỹ nhân.
Tiền ấy moi từ đâu ra? Phải chăng lương trung
tướng cộng với lương ông nghị đủ trang trải tất thảy các chi phí, đủ xây hàng
loạt nhà lầu cho đám mèo và bố mẹ họ, đủ mua hàng loạt ô-tô đờ-luxe cho các cô
nương? Trong các bạn đọc liệu có ai hành nghề kế toán hay không? Nếu có, xin
nhờ các vị làm giúp bài toán. Môn toán, là môn điểm kém nhất trong học bạ của
tôi, từ cấp một đến cấp ba.
Phần trên, tôi giới thiệu ba gương mặt
quyền lực của Bộ nội vụ để bạn đọc hiểu rõ vì sao các quan chức công an
càng ngày càng biến thành bọn tội phạm, bọn trộm cướp, đúng như câu ca của các
cụ xưa:
“Con ơi, mẹ bảo con này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”
Tuy nhiên, tôi không có ý nói rằng toàn thể các
sĩ quan công an đều là bọn ma-phi-a, là quân cướp. Bởi, nói như vậy là vu
khống, là hàm hồ. Nói điêu thì trước hết, kẻ nói phải chịu hình phạt theo luật
nhân quả. Trong đám công an, không thiếu những người trung thực, theo ngôn ngữ
bình dân, người Tử Tế, chỉ có điều họ đã trở thành thiểu số và họ gần như vô
năng. Đó là những gì tôi trải nghiệm.
Năm 1991, nhà nước cộng sản bắt tôi. Người ký
lệnh là đại tá Nguyễn Công Nhuận. Thời gian tôi ở tù cũng chính ông Nhuận điều
hành nhóm ba người hỏi cung. Thời gian này được chia thành hai giai đoạn: giai
đoạn hỏi cung và giai đoạn xin cung.
Hỏi cung là việc thông thường đối với các tù
chính trị. Mục tiêu nhằm tìm xem tôi liên lạc với ai, ai là kẻ chỉ huy tôi, ai
là kẻ gây ảnh hưởng với tôi thậm chí khống chế tôi. Điều này dễ hiểu. Những
người đàn ông Việt Nam, công an cũng như không công an, trong sâu thẳm tâm hồn,
họ khinh bỉ đàn bà, họ coi đàn bà là bọn đầu óc nông nổi, chỉ hành động vì ngu
ngốc và bị xui khiến. Công an, cái nghề của bạo lực, thứ định kiến này càng
mãnh liệt hơn. Thế nên, các cuộc hỏi cung nhiều khi dẫn đến …tay bo. Nói cụ thể
là có lần, tôi chồm lên với ý định thoi vào giữa mặt ông đại tá này. Tuy nhiên,
giai đoạn hỏi cung thực sự kéo dài không quá lâu bởi sau rốt, dẫu đặt cả nghìn
lần một câu hỏi thì họ cũng chỉ được nghe câu trả lời duy nhất của tôi là:
“Tôi là kẻ chủ tâm đòi dân chủ và tôi sẽ chống
chính quyền cộng sản cho đến phút cuối cùng. Chính tôi rủ rê, tuyên truyền
người khác đi theo tôi, tôi dạy họ căm thù và khinh bỉ đảng bởi đa phần những
người lớn tuổi hơn tôi đã gắn bó với chính quyền này trong những năm kháng
chiến chống Pháp nên họ không nỡ hoặc chưa nỡ dứt tình. Tôi không có mảy may
chút tình nào với bọn cầm quyền, tôi chủ tâm tiêu diệt họ.”
Như thế, chẳng còn lý do gì để nhai mãi
một thứ bã trầu đã hết nước. Vả chăng, qua mấy tháng ròng rã, ông đại tá Nguyễn
Công Nhuận đã hiểu tôi là ai, và vì thế, ông ta bèn chuyển sang giai đoạn xin
cung.
Xin cung? Vì sao lại xin cung? Nghe có vẻ huyênh
hoang khoác lác. Thực chất, tôi chưa tìm được danh từ nào tương hợp hơn. Tôi sẽ
lý giải điều này ngay bây giờ.
Ngày họ bắt tôi, ông Mai Chí Thọ đang còn là bộ
trưởng, nhưng khi tôi đang ở trong tù thì ông này mất chức và ông Bùi Thiện Ngộ
lên thay. Mai Chí Thọ hồi trẻ là trương tuần, đánh chết dân, sợ Tây bỏ tù
nên trốn đi làm cách mạng. Được anh là Lê Đức Thọ nâng đỡ nên nhẩy về nắm bộ
nội vụ. Vốn không có nghiệp vụ, lại hống hách nên ông ta bị các sĩ quan công an
các cấp vụ, cục vừa khinh bỉ vừa căm tức. Đã thế, Mai Chí Thọ ngang nhiên bổ
nhiệm Lê Tẩu, tài xế xe riêng của ông ta lên vị trí Tổng cục trưởng tổng cục
hậu cần.
Lê Tẩu là ai, về mặt chính danh, y là lái
xe riêng của Mai Chí Thọ. Trên thực tế, y là kẻ tay chân tâm phúc, kẻ chuyên
đưa ông ta đi săn, đi nhậu và dẫn gái về cho “thủ trưởng xài”. Tổng cục hậu cần
là tổng cục “quyền sinh quyền sát” trong lòng bộ nội vụ, chẳng những nó nắm các
nguồn tài chính quan trọng liên quan đến nghề “cảnh sát” mà nó còn nắm hạ tầng
cơ sở, khâu thiết thực nhất đối với đời sống các quan chức: Nhà đất. Từ các khu
tập thể đắt tiền dành cho các sĩ quan cao cấp cho đến các khu cao tầng ít tiện
nghi hơn dành cho sĩ quan cấp thấp đều nằm trong tay Lê Tẩu, một mình y có
quyền phân phối.
Vốn là tên lưu manh, vô học, bỗng chốc
nhẩy lên đầu lên cổ mọi người, Lê Tẩu thực thi quyền lực dưới hai áp lực tâm
lý: thói tàn ác của một thằng chánh tổng và mặc cảm của kẻ hèn hạ, ngu dốt mới
được đổi đời. Vì lẽ đó, ai nịnh nọt y, ai chịu cúi luồn đút lót y đều được phân
phối các căn hộ đắt tiền, tại các khu sang trọng, ngược lại, kẻ nào khiến y
ngứa mắt, dù dày công hãn mã, dù hiển nhiên được ưu đãi theo chính sách cũng
đều bị hất cẳng ra ngoài.
Tóm lại, Lê Tẩu hành xử bất lề luật, ngang
ngược đến mức đám sĩ quan trong bộ phẫn nộ đâm đơn khiếu kiện, đó cũng là một
trong các nguyên nhân buộc Mai Chí Thọ rời võ đài.
Trong thời gian lãnh đạo tổng cục hậu cần,
ngoài việc chèn ép các sĩ quan trong bộ, những người mà y biết rằng kiến thức
văn hoá cũng như chuyên môn vượt hơn y năm bẩy cái đầu, Lê Tẩu còn lợi dụng
chức quyền để chiếm đoạt công quỹ, chuyển thành các biệt thự và các lô đất của
riêng y, bất động sản của y rải rác từ Sài Gòn cho tới Vũng-tầu không kể các cơ
sở sẵn có tại Hà Nội. Quá trình “bốc vàng” không thể thực hành một cách
nhanh chóng nếu không có đội ngũ chân tay của y, bọn tội phạm được tuyển chọn
và trả công hậu hĩ. Tài sản của Lê Tẩu không chỉ rút từ ngân quỹ quốc gia nhưng
còn rút từ máu những người dân thường, những người dám cưỡng lại sự chiếm đoạt
và các nhà báo theo rõi y. Tôi cho rằng hiện tượng Lê Tẩu là hiện tượng đậm đà
bản sắc chế độ cộng sản, nơi mà quyền lực được thực thi theo cách “bố thí”, bất
kể lề luật hay sự thẹn thùng. Một tên lưu manh vô học chỉ nhờ công hầu hạ chủ
nhân, chỉ nhờ thành tích tu tạo được mảnh vườn nuôi hổ, nuôi trăn và nuôi cá
sấu cho quan thầy Mai Chí Thọ đã được trả công bằng một chức vụ có thể khuynh loát
biết bao nhiêu người tài năng hơn, tất nhiên, những cũng còn thực lòng tận tuỵ
với chế độ hơn.
Vì lẽ đó, khi Mai Chí Thọ ngã ngựa, đám sĩ quan
cao cấp bộ nội vụ khao khát trả thù, họ muốn tìm chứng cớ để đưa Lê Tẩu ra toà,
muốn thằng lưu manh từng nhục mạ họ phải ngồi bóc lịch trong nhà giam. Đại tá
Nguyễn Công Nhuận là một trong số các sĩ quan ấy. Biết tiếng Anh và tiếng Pháp,
là người trực tiếp hỏi cung các phi công Mỹ trong chiến tranh, ông đại tá này
được liệt vào loại trí thức dày công hãn mã trong Bộ nội vụ. Bị một thằng ma-cô
thất học, viết tiếng Việt chưa chỉnh, nửa câu tiếng Tây bồi cũng không biết,
ngồi trên đầu trên cổ hà hiếp mình nên ông ta “nuôi một khối căm hờn” trong dạ.
Vì lẽ đó, suốt mấy tháng ròng, ông Nhuận tìm cách thuyết phục tôi cho ông ta
các chứng cớ để có thể buộc Lê Tẩu ra trước vành móng ngựa. Tôi dùng từ: Xin
cung ở đây vì lẽ ấy.
Theo sự nhận định của tôi, ông Nguyễn Công Nhuận
cũng như một số đồng liêu của ông ta là điển hình của giới công chức: trung
thực nhưng bảo thủ, họ tin đinh ninh rằng phục vụ một lý tưởng tốt đẹp và chúi
mũi vào làm việc theo các sơ đồ cho sẵn. Họ thiếu sự linh hoạt cũng như thiếu
óc quan sát, họ không biết rằng thế giới đã đổi thay, rằng trong đám thượng
cấp, hạ cấp và đồng cấp của mình biết bao kẻ đã thối rữa, đã biến hình, đã trở
thành tội phạm. Khi họ mở được mắt ra nhìn sự vật thì đã muộn màng. Thế nên, dù
là những người có nghiệp vụ điều tra xét hỏi, mà họ chẳng có nổi một manh mún
chứng cớ trong tay. Họ đã đánh mất cơ hội, họ quá chậm chân. Dù thành thục
trong nghề, dù tài ba lỗi lạc mà lỡ thời cơ thì cũng bại. Cổ nhân dạy: Thời
gian là vàng, cơ hội là kim cương. Chẳng sai một ly. Tôi nhìn thấy tóc ông đại
tá bạc đi từng ngày trong cuộc đấu tranh vô vọng. Dù động cơ hành động của ông
Nhuận là vô cùng chính đáng, và trong lòng có sự đồng cảm nhưng tôi cũng không
thể Cho cung ông ta. Bởi tôi biết một cách đích xác rằng, ông Nhuận cũng như
các sĩ quan cùng phe nhóm không đủ mạnh để chống lại băng ma-phi-a Mai Chí Thọ
và Lê Tẩu. Vì không đủ mạnh, họ sẽ không thể bảo vệ được các nhân chứng. Nếu
tôi mềm lòng mà cung cấp tin tức cho ông Nguyễn Công Nhuận, lũ tội phạm sẽ thủ
tiêu họ như chúng đã từng thủ tiêu nhiều người khác trước kia.
Sau rốt, điều tôi có thể làm được là chấp nhận
gặp Mai Chí Thọ. Trong cuộc gặp ấy, ông Nguyễn Công Nhuận ngồi im để nghe tôi
sỉ nhục thượng cấp, kẻ thù của mình. Tôi có đủ chứng cớ, tôi có thừa lòng khinh
bỉ, tôi lại không thiếu lời lẽ để khạc nhổ lên bộ mặt của tên sát nhân này. Ông
đại tá hẳn rửa được một phần nỗi uất hận. Với tôi, đó là trò giải trí nhẹ
nhàng. Nói theo giọng người dân Quảng-bình: “Không mất gì của bọ mà lại được
lòng lối xóm, bọ mần ngay!”
Nhìn toàn cục, trong chế độ cộng sản, sự
thối rữa nhân cách của các quan chức là không thể tránh. Một khi đã trở thành quân
ăn cắp, ăn cướp, kẻ truỵ lạc, tên sát nhân, ắt đám người này phải ra khỏi cơn
nhập đồng. Họ biết rõ họ là ai. Thực hành quyền lực của Thượng đế trong khi
biết rõ bản thân là con vật bẩn thỉu, họ phải sống một cách phân thân. Phức cảm
của sự phân thân thường dẫn đến hai trạng thái:
-
Sự cường điệu, sự khoa trương, sự lên gân khi đeo mặt nạ trước dân chúng.
-
Sự sợ hãi một cách thầm kín, và cùng với sự sợ hãi này, các toan tính cho tương
lai.
Năm 1989, tại đại hội nhà văn Việt Nam lần
thứ V diễn ra tại nhà quốc hội Ba Đình, ông Dương Thông lên diễn đàn, tay giơ
lên chém xuống, giọng oang oang hùng hổ, không nói mà hét để đe nẹt công chúng:
“Có rất nhiều văn nghệ sĩ nhận tiền của bọn phản động nước ngoài. Rồi an ninh
sẽ làm việc với họ.”
Ông Dương Thông không hiểu rằng
những lời hù doạ một cách thậm xưng lẫn thái độ khoa trương của ông ta ngay lúc
ấy đã khiến tôi ngờ vực. Nỗi ngờ vực ấy mau chóng biến thành xác tín dưới ảnh
hưởng của linh cảm. Do đó, tôi quyết định thực hành cuộc ghi âm với việt kiều
Bùi Duy Tâm. Bà ngoại tôi dạy tôi câu ca này: “Gái đĩ thì già mồm”. Tôi tin lời
dạy của bà tôi và nhờ thế, tôi đã tìm ra bộ mặt thật của Dương Thông.
Đối với thế giới, uy tín của chính
quyền cộng sản Việt Nam đã mất từ lâu, mất một phần khi xảy ra cuộc chiếm đóng
Căm-pu-chia, mất toàn phần khi làn sóng thuyền nhân tràn lên các đại
dương và xác chết của họ trôi khắp bãi bờ các quốc gia khác. Với dân chúng
trong nước, giờ đây họ thôi là nhà cầm quyền vĩ đại.
Sự thoát đồng đã xảy ra từ rất lâu, họ
thôi là thượng đế và dân chúng thôi là những con nộm bị điều khiển bằng thứ tôn
giáo do kẻ cầm quyền sáng tác. Dân chúng đã nhìn rõ bản mặt của họ: những con
vật đi bằng hai chân, những con vật tham tàn, những con vật đang run sợ vì sự
tham tàn của chúng không còn được bóng tối che đậy. Nhà cầm quyền Hà Nội lúc
này chỉ còn tin vào nòng súng. Nhưng bất kỳ kẻ cầm súng nào cũng có lúc chết vì
chính thứ vũ khí mà họ sử dụng. Bởi vì, chẳng có thứ vũ khí nào tự động nhả
đạn. Vũ khí nào cũng cần bàn tay của con người, dù là bàn tay bấm nút chiến
tranh hạt nhân hay bàn tay cầm dao găm, súng lục.
Khi con người đã nhìn rõ sự thật, khi họ không
còn bị huyễn hoặc bởi các trò mị dân, khi họ hiểu họ là ai và họ có thể làm chủ
số phận của họ bằng cách nào. Lúc ấy, các nòng súng sẽ đổi hướng.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment