Bàn Chuyện Thời Sự
giữa BS Trần Xuân Ninh và Tuệ Vân - Ngày 17 tháng 1 năm 20134 (có âm thanh)
|
Bs Trần Xuân Ninh, Tuệ Vân
January 17, 2014
Đề tài thời sự:
- Vụ phó lãnh sự Ấn độ Khobragade bị bắt về tội khai gian tài liệu làm
giấy chiếu khán và trả lương người làm dưới mức tối thiểu chấm dứt với sự hồi
hương của bà Khobragade.
- Chung quanh những bàn tán sôi nổi trên truyền thông Mỹ về lời chỉ trích
của bộ trưởng quốc phòng Do Thái đối với ngoại trưởng Mỹ Kerry.
- Tổng thống Pháp Hollande có người bạn gái sống chung không hôn thú nay
lại đi bồ bịch với một cô đào, bị những phóng viên báo lá cải chụp được hình
đem lên báo.
- Chuyện ông Đinh Hùng được cấp chiếu khán ở Mỹ để về VN, nhưng đến nơi
không được cho vào mà bị đuổi trở về Mỹ, vì từ chối không chịu làm chỉ điểm
cho VC.
- Những chuyện tiếp tục nẩy sinh sau khi Dương Chí Dũng chủ tịch hội đồng
quản trị cùng với Mai Văn Phúc giám đốc Vinalines bị án tử hình.
-------------------
1/TXN. Kính chào quý vị thính giả. Chào
TV. Sau khi vụ phó lãnh sự Ấn độ Khobragade bị bắt về tội khai gian tài liệu
làm giấy chiếu khán và trả lương người làm dưới mức tối thiểu chấm dứt với sự
hồi hương của bà Khobragade, thì chuyện thời sự Mỹ tuần này lại ồn ào sôi nổi
với vụ bộ trưởng quốc phòng Do Thái phê bình ngoại trưởng Mỹ Kerry trong
chuyến đi công tác Trung đông giàn xếp vấn đề điều đình Palestine Do Thái là
có sự “hăng say của một giáo chủ giảng đạo và chịu sự ám ảnh đặt không đúng
chỗ”.
Tại Pháp thì chuyện tình ái lăng nhăng của tổng thống Francois Hollande
là đề tài được báo Mỹ chú ý theo dõi. Còn tin tức cộng đồng thì chuyện nhỏ
ông nghệ sĩ Đinh Hùng đi về VN bị chặn tại phi trường và đuổi ra không cho
nhập cảnh, đã được coi là một hành động khủng bố của VC, tạo bàn tán lai rai.
Các chương trình tiếng Việt của các đài phát thanh ngoại quốc thì chú ý đến
vụ tham nhũng Vinalines với Dương Chí Dũng bị tử hình, và hình ảnh Nguyễn Tấn
Dũng được thổi lên là tiến bộ và giỏi giang khó bì trong vài bài báo ngoại
quốc, so với tất cả giới lãnh đạo VC. Thì đó là những tin tức mà tôi thấy là
đáng để ý. Còn TV thì có ý kiến gì không?
2/TV. TV kính chào BS N, và thân ái kính
chào quý vị thính giả cùng các bạn toàn cầu. Sự việc phó lãnh sự Ấn độ tại
Nữu Ước, bà Devyani Khobragade, bị bắt giam vì đã làm hồ sơ gian để xin chiếu
khán vào Mỹ cho một người Ấn độ bà mướn làm người làm và trông trẻ trong nhà
và trả lương dưới mức quy định tối thiểu ở Mỹ, đã xẩy ra nhiều tuần trước và
đã gây ra những căng thẳng trong ngoại giao hai nước Mỹ và Ấn Độ. Những tội
trạng mà bà Devyani bị cáo buộc, TV không nghĩ là quan trọng gì ghê gớm mà
theo như bà kể thì bà đã bị cảnh sát liên bang “đối xử thô bạo, còng tay
nhiều lần, lột quần áo trần truồng và khám xét hang hốc trong người, lấy mẫu
nhớt, giam trong một chỗ chung với những tội phạm hình sự và nghiện ma túy”.
Tin này loan đi đã gây nên những phản ứng của quần chúng cũng như của chính
quyền Ấn độ. Dân Ấn đã biểu tình phản đối cung cách đối xử này của Mỹ. Chính
phủ Ấn đã ra lệnh xét lại quy chế đối xử ưu tiên cho nhân viên ngoại giao Mỹ
ở Ấn và đòi Mỹ xin lỗi. Xe trục đã được điều động đến lấy đi các khối bê tông
an ninh chặn trên đường trước toà đại sứ Mỹ ở thủ đô Delhi vì lý do “làm trở
ngại giao thông”. Nhiều người trong gia đình nhân viên ngoại giao Mỹ bị tước
bỏ quy chế miễn nhiễm và đặc biệt đối xử. Ngoại trưởng Mỹ Kerry điện thoại
cho cố vấn an ninh quốc gia Ấn độ bầy tỏ rằng ông lấy làm tiếc về cung cách
bắt giữ bà Devyani, nhưng không xin lỗi chính thức.
Các giới chức liên hệ Mỹ
nói rằng cách đối xử đối với bà Devyani là theo tiêu chuẩn thông thường luật
định, áp dụng cho tất cả mọi người bị bắt điều tra. Bộ trưởng ngoại giao Ấn
độ Salman Khurshid tuyên bố vụ này “không phải là về một cá nhân. Mà đó là về
cái ý thức của chúng ta về đất nước, về vị trí của chúng ta trên thế giới”.
Các bình luận gia Ấn độ cho rằng toàn vụ là một vi phạm nguyên tắc đối xử
ngoại giao và gần như là một tính toán chính trị làm nhục Ấn độ.
Thủ lãnh
đảng đối lập Ấn Độ đòi chính phủ xét lại và dẹp bỏ quy chế cho nhập cảnh Ấn
độ những người “bạn đường” của những nhân viên ngoại giao Mỹ đồng tính luyến
ái, bởi vì đồng tính luyến ái là bị cấm tại Ấn độ. Nhà chính trị đối lập này
đã giải thích rằng làm như vậy là để quân bình với sự truy tố của Mỹ đối với
bà Devyani về tội trả lương người làm dưới mức quy định tối thiểu theo luật
định của Mỹ.
Tuy đề nghị về đồng tính luyến ái này chưa được thực hiện nhưng
sự tranh cãi ngoại giao giữa Mỹ và Ấn độ đã kéo dài. Bà Devyani đã được thả
sau khi đóng tiền thế chân tại ngoại 250,000 đô la. Sự giận dữ của dư luận Ấn
độ gia tăng khi được biết rằng gia đình người nhân viên làm công cho bà
Devyani được Mỹ giúp đỡ cho đi sang Mỹ để tránh bị xách nhiễu. Cũng nói thêm
rằng bà Devyani là một người có nhan sắc, thành công và thuộc giai cấp thấp
hèn trong thang xã hội cũ của Ấn độ. Công tố viên phụ trách truy tố vụ này là
một người Mỹ gốc Ấn độ, luật sư Preet Bharara, nổi tiếng trong một vụ gian
lận mậu dịch trước đây truy tố những người Mỹ gốc Ấn độ Ông Bharara được kể
là một người có tham vọng chính trị muốn vượt lên với khẩu hiệu “ai vi phạm
luật thì phải chịu trách nhiệm, bất kể là thuộc giai tầng xã hội nào, giầu
có, quyền thế, quen thuộc lớn bao nhiêu”.
Câu chuyện đã kéo dài cả tháng, và sau chót,
một đại bồi thẩm đoàn đã xác định bà Khobragade phạm cả hai tội khai gian
giấy tờ làm chiếu khán và trả lương công nhân thấp hơn luật định. Ấn độ đã
yêu cầu Mỹ bỏ truy tố về hai tội này, nhưng Mỹ không đồng ý. Tuy nhiên Mỹ
cũng đã nhượng bộ mà chấp nhận cho bà được hưởng quy chế ngoại giao, nhờ vị
trí bà mới được bộ ngoại giao Ấn chuyển sang trong phái đoàn đại diện Ấn độ
tại Liên hiệp quốc.
Tuy nhiên, Mỹ đã yêu cầu bà Khobragade ra khỏi Mỹ. Nếu bà
trở lại thì sẽ bị truy tố. Bà này đã về tới Delhi, để lại chồng là một giáo
sư triết học và hai con gái 4 và 7 tuổi. Tại Delhi, bà tuyên bố với báo The
Indian Express rằng “bà sẽ đấu tranh để chứng tỏ bà lương thiện và vô tội.
Nhưng không biết bao giờ bà có thể trở lại đoàn tụ với chồng và hai con.”
Theo TV thì có thể là bà Khobragade sẽ
không trở lại Mỹ. Vì nếu muốn trở lại Mỹ thì bà phải ra toà, và bị xử, và
không chắc gì thắng, khi mà toàn câu chuyện đã tùm lum đổ bể làm cho mối bang
giao Mỹ và Ấn độ căng thẳng chưa biết sẽ dịu đi cách nào. Chồng bà là người Mỹ
gốc Ấn độ, sinh ở Mỹ sẽ không muốn về Ấn độ. Hai đưá con còn nhỏ thì sẽ khó
mà được cho về ở với bà. Nếu bà nhịn nhục trở lại Mỹ để chịu ra toà lãnh án
tù thì liệu ông chồng là một giáo sư triết liệu có chấp nhận và đủ sức cáng
đáng giữ cho gia đình sống như trước, khi còn có lương phó lãnh sự của bà hay
không?
Nghĩ thấy cũng tội nghiệp và thật khó xử
cho bà Khobragade về tình trạng gia đình khó khăn bế tắc không biết bao giờ
mới giải quyết được.
3/TXN. TV tội nghiệp thì cũng hiểu được.
Nhưng, nên biết rằng ở Mỹ không đụng vào cảnh sát với an ninh thì thôi, còn
nếu đụng vào là bị đối xử theo một số biện pháp quy định, như còng tay, khám
xét vân vân. Có thể rằng những khám xét chi tiết bà Khobragade là không cần
thiết với tội trạng của bà, nhưng không hẳn là sai quy định. Bà Khobragade đã
phản ứng tự nhiên và hiểu được. Ấn độ phản ứng cũng hiểu được.
Mỹ phản ứng
thì cũng không lạ. Trong vụ này, chỉ có thể nói rằng riêng đối với bà
Khobragade thì nó là chuyện “cái xẩy nẩy cái ung”. Nhìn về tương lai nếu bà
Khobragade không cần cho hai con học ở Mỹ nữa và chồng bà cũng kiếm được việc
làm ở Ấn độ thì kể như xong. Nhưng mà theo tôi thì chuyện này hơi khó cho một
giáo sư triết học người Mỹ gốc Ấn độ sinh ở Nữu Ước, vì ở Ấn việc làm khó
kiếm lắm, ngay cả đối với những chuyên gia cần thiết. Chứ đừng nói đến cái
vai trò của giáo sư triết học.
Chưa kể rằng Ấn độ không phải là nước mà nhiều
người muốn ở, trong đó có tôi. Và tôi cũng nghĩ rằng cái ông người Mỹ gốc Ấn
độ chồng bà Khobragade cũng không sẳn sàng để mà về ở Ấn độ. Tóm tắt thì số
bà này chỉ là không may. Vì ở Mỹ này chuyện trả lương công nhân dưới mức quy
định ở mọi sắc dân, không thiếu gì, mà không sao cả, vì không bị tố giác.
Nhưng việc đời chẳng biết đâu, nếu bà này có khả năng, nhân chuyện này nhẩy
vào chính trị ở Ấn độ thì chưa biết đâu là tương lai bà sẽ khá.
4/TV. Qua một chuyện khác, TV không hiểu
tại sao mà lại có bàn tán sôi nổi trên truyền thông Mỹ về lời chỉ trích của
bộ trưởng quốc phòng Do Thái đối với ngoại trưởng Mỹ Kerry. Bởi vì những phát
biểu bất đồng hay là chỉ trích của các nhà lãnh đạo Do Thái đối với các lãnh
đạo Mỹ vốn là chuyện bình thường. Thí dụ như TV còn nhớ rằng cách đây mấy
tháng khi Mỹ có ý định ký thoả ước về nguyên tử với Iran thì thủ tướng Do
Thái đã chỉ trích mạnh mẽ rằng đó là “sai lầm của thế kỷ” và tuyên bố Do Thái
không bị ràng buộc bởi hiệp ước này. Tại sao bây giờ lại có phản ứng đối với
chỉ trích ngoại trưởng Kerry của bộ trưởng quốc phòng Do Thái?
5/TXN. Thật ra thì tôi không thể giải
thích tại sao, mà chỉ có thể dưạ trên các tin tức của các hãng thông tấn thế
giới trong đó có truyền thông Do Thái để suy đoán rằng có lẽ đó là “cái tình
trạng con giun xéo lắm cũng quằn” của các nhà lãnh đạo Mỹ.
Câu chuyện bắt đầu
là từ nhận định của bộ trưởng quốc phòng DoThái Moshe Ya'alon về chuyến đi
thứ 10 của ông Kerry sang Do thái trong thời gian gần một năm qua, để vận
động giải quyết vấn đề Palestine Do Thái. Ông Ya’alon nói rằng: “Trong
thực tế, đã không có điều đình giữa chúng ta và Palestine trong những tháng
qua. Mà chỉ có thảo luận giữa Mỹ với chúng ta. Và: “ngoại trưởng
Kerry - người đã đến với quyết tâm và làm việc như là bị ám ảnh không đúng
chỗ và với sự hăng say của một nhà truyền đạo - không thể dậy tôi một điều gì
về cuộc tranh chấp với Palestine”. Và “bản dự thảo của thoả ước
không đáng giá bằng tờ giấy mà trên đó viết dự thảo”. Và “điều độc nhất
có thể “cứu chúng ta” là cho Kerry giải hoà bình Nobel và để cho chúng ta
yên”. Bộ trưởng quốc phòng Do thái cũng nói rằng tổng thống Palestine Mahmoud
Abbas “sống và chết bằng lưỡi gươm của chúng ta”.
Người ta cũng biết rằng những ý kiến này
của Moshe Ya'alon đã được đăng trên báo Do Thái Israel Today từ một tuần
trước, nhưng Mỹ đã không có phản ứng gì cho tới sau khi báo lớn nhất của Do
Thái Yediot Ahronot loan đi. Tin từ giới cao cấp chính phủ Mỹ tiết lộ rằng là
trước khi Bạch cung công khai ra tuyên bố rằng Mỹ không hài lòng với thái độ
của chính phủ Do Thái đối với lời tuyên bố của Ya'alon, thì “chúng tôi đã
chờ đợi thủ tướng Netanyahu chỉnh điều này lại bằng cách công khai bầy tỏ sự
bất đồng ý kiến với những nhận định chống ngoại trưởng Kerry”.
Nhưng mà
người ta biết rằng việc này đã không xẩy ra và thủ tướng Netanyahu đã chỉ họp
với bộ trưởng quốc phòng Ya'alon hai tiếng đồng hồ để ra một thư chung. Thư
này chỉ xác định rằng “Mỹ là đối tác lớn nhất của chúng ta và tương quan
đối tác này được đặt trên nền tảng những giá trị và quyền lợi chung cùng chia
xẻ” giữa hai bên. Và thư
cũng khẳng định “hợp tác chặt chẽ với phó tổng thống Biden và ngoại
trưởng Kerry để thúc đẩy hoà bình và an ninh trong vùng”.
Cũng nói thêm rằng là trước
khi họp với ông Netanyahu thì văn phòng ông Ya’alon đã ra một thông cáo xin
lỗi. Thông cáo viết: “Ông
bộ trưởng quốc phòng xin lỗi nếu mà ông ngoại trưởng bị xúc phạm bởi những
lời được kể là của ông bộ trưởng”. Do
Thái và Mỹ cùng chia xẻ một mục tiêu chung trong việc xúc tiến những hoà đàm
với dân Palestine. Và “chúng tôi cám ơn những nỗ lực của ngoại trưởng Kerry
để tiến tới mục tiêu đó”
Về phiá Mỹ thì phát ngôn viên bộ ngoại
giao Jennifer Psaki đã nói với báo Do Thái Haaretz và hãng tin Reuters rằng
những nhận định của Ya'alon “nếu đúng là như thế, thì là có tính cách xúc
phạm và không thích hợp, nhất là khi mà mọi sự Mỹ đang làm là để hỗ trợ cho
những nhu cầu an ninh Do Thái”. Còn phát ngôn viên Bạch cung Jay Carney
thì nhẹ nhàng phát biểu rằng “Ngoại trưởng Kerry và nhân viên của ông đã
làm việc không nghỉ để thúc đẩy một nền hoà bình vững chãi cho Do Thái vì sự
quan tâm sâu sắc của Mỹ, và vì sự nhận trách nhiệm sâu nặng của Mỹ đối với
tương lai Do Thái và cho dân tộc Do Thái. Đánh dấu hỏi về những động cơ thúc
đẩy và bóp méo các đề nghị của ông không phải là điều mà chúng tôi chờ đợi từ
vị bộ trưởng quốc phòng của một đồng minh thân cận”.
Nói tóm lại là những phản ứng của Mỹ rất
là chừng mực và dè dặt.
6/TV. Nghe hết cả câu chuyện mà bác sĩ N vừa
tóm tắt thì TV có thể thấy được rằng bộ trưởng quốc phòng Do Thái đã không
cải chính những lời báo chí loan đi là của mình. Thủ tướng Do Thái cũng không
bầy tỏ ý kiến về những phát biểu này, tuy rằng chính giới Mỹ chờ đợi như thế.
Mà chỉ tóm tắt rằng là Do Thái hợp tác làm việc với Mỹ trong việc tìm kiếm
hoà bình. Tức là quả thực có sự bất đồng ý lớn với Mỹ. Còn Mỹ thỉ đã chỉ phản
ứng nhẹ nhàng, và trách móc nhẹ nhàng.
Có câu hỏi nẩy ra trong đầu TV là bất
đồng ý kiến này lớn như thế nào để lãnh đạo Do Thái tức giận với Mỹ, trong
khi thực tế là tổng thống Palestine Mahmoud Abbas là con số không đối với Do
Thái, qua câu nói của bộ trưởng quốc phòng Ya’alon “Abbas sống hay chết là do
gươm” của Do Thái? Và cũng trong thực tế, thì Do Thái đã chiếm gần hết những
vùng quan trọng trong vùng West Bank do Mahmoud Abbas cai trị, qua những khu
định cư Do Thái đã lập và đang tiếp tục thành lập.
7/TXN. Tôi nghĩ một điểm quan trọng là
Jerusalem, thánh điạ của cả hai bên, mà Do Thái muốn chiếm trọn, trong khi
Palestine cũng muốn giành. Có lẽ trong dự thảo hoà bình thì Jerusalem sẽ chia
làm đôi, một phần Do Thái giữ, một phần Palestine nắm. Điểm thứ hai có lẽ là
vì những nhượng bộ khác liên quan đến Syria, Lebanon và Iran, mà Do Thái
không đồng ý vì bị mất vai trò một mình một chỗ chiếu trên như từ gần hai
chục năm nay. Tại sao mà Mỹ phải có những nhượng bộ này? Tại vì Nga với Putin
đã trở mặt cứng lại, qua vụ Syria và Iran, với sự tán trợ ít nhiều của Tầu,
mà Mỹ nếu muốn làm theo ý Do Thái thì thực tế tài chính và kinh tế không kham
nổi.
Do đó mà tổng thống Obama đã vừa tiến hành chính sách nhượng bộ vừa điều
đình với khối vận động chính trị và kinh tế Mỹ ủng hộ Do Thái, và ông Kerry
phải chạy qua chạy lại Do Thái đến 10 lần trong năm qua để thương lượng. Và
lần thứ 10 thì bị mắng bởi bộ trưởng Ya’alon của một nước dân số chỉ bằng
khoảng 3% dân số Mỹ. Phản ứng của chính phủ Mỹ là phản ứng không có không
được, cho nên yếu xìu, theo tôi nghĩ. Thôi bây giờ mình đi sang chuyện bên
Tây, hấp dẫn hơn để đổi không khí nhe?
8/TV. BS N ơi, đổi không khí thì có thể,
chứ hấp dẫn thì có lẽ câu chuyện chẳng hấp dẫn gì. Tổng thống Pháp Hollande
có người bạn gái sống chung không hôn thú, nay lại đi bồ bịch với một cô đào,
bị những phóng viên báo lá cải chụp được hình đem lên báo. Cổ đến kim, chuyện
đàn ông mèo chuột là chuyện xưa như trái đất và diễn ra dài dài, thì có bao
nhiêu hấp dẫn mà bác sĩ N lại đem ra nói vậy.
9/TXN. Hấp dẫn là ở chỗ báo Mỹ xúm vào
tường thuật như một vụ ngoại tình, và người đọc khoan khoái ngốn tin 7 trang
hình của báo Ý, tổng thống Hollande ngồi sau xe scooter đội mũ che mặt sủm
sụp đến nhà cô tài tử Julie Gayet ban đêm rồi sáng hôm sau lại cũng kiểu đó
đi ra, sau khi ăn bánh sừng bò croissant điểm tâm do cận vệ mang tới. Hấp dẫn
ở chỗ là bà “đệ nhất bạn gái” ở trong dinh tổng thống nghe tin thì bị choáng
váng đến nỗi phải vào nằm bệnh viện.
Hấp dẫn ở chỗ tổng thống Hollande trong
buổi họp báo định trước với 600 phóng viên đã tỉnh bơ trả lời khi được hỏi về
vụ đó, rằng là đây không phải là chỗ và là lúc để nói về vấn đề cá nhân. Và
ông đã tiếp tục chương trình về tình hình kinh tế chính trị Pháp. Cũng hấp
dẫn ở chỗ là sau khi tin ông Hollande đến nhà cô tài tử loan đi, thì một kết
quả thăm dò ý kiến dân chúng Pháp về việc làm của ông cho thấy đã tăng từ 23%
lên 24%. Tức là không thay đổi, hay là số ủng hộ gia tăng 1%. Nói khác đi là
dân chúng Pháp coi thường những lăng nhăng tình ái của các chính trị gia nói
chung và đàn ông nói riêng, khác với dư luận Mỹ.
Nhưng nói cho đúng thì ông
Hollande đã chưa bao giờ ngoại tình. Vì ông đã ở chung với bà Ségolène Royale
có 4 mặt con mà không hôn thú. Rồi ở với bà hiện nay Valerie Trieweiler vốn
là một phóng viên, cùng ở trong dinh tổng thống có một văn phòng gồm 5 nhân
viên, và báo chí tờ thì gọi là “đệ nhất phu nhân”, tờ thì gọi là “bạn gái đệ
nhất”. Còn người mới nhất là nữ tài tử Julie Gayet trẻ hơn cả, chỉ mới 41
tuổi. Từ chuyện này thì người ta mới lại khám phá ra một điều ở Mỹ là người
Mỹ hiện nay ở với nhau thì nhiều mà hôn thú thì không có bao nhiêu thực sự.
Cho nên mới có câu hỏi rằng có phải chăng người Mỹ chọn thái độ này là tính
ngả theo văn hoá Tây để tránh cái luật một vợ một chồng bắt nguồn từ Thiên
chuá giáo được xít xao thi hành dưới ảnh hưởng của thế lực nữ quyền Mỹ? Và để
cho các bà vợ Mỹ khỏi lâm vào hoàn cảnh khó xử như bà Clinton, như bà tướng Petraeus
vân vân. Tóm lại thì hấp dẫn là ở chỗ những bàn ra tán vào đủ kiểu trên
truyền thông Mỹ.
10/TV. Về những chuyện này thì TV không có
ý kiến gì được cả. Cá nhân thì nghĩ rằng những người như ông Clinton, ông Hollande
là lì lợm và không biết xấu hổ. Riêng về chuyện ông Đinh Hùng, gọi là bị VC
khủng bố, như bác sĩ N đưa ra, thì theo như TV hiểu, ông này không phải là
thi sĩ Đinh Hùng trong chương trình thi nhạc giao duyên ngày xưa, vì ông này
còn trẻ. Không hiểu ông là nghệ sĩ gì? Việc ông Đinh Hùng này về đến VN thì
bị VC giữ lại không cho nhập cảnh, mà đuổi trở lại Mỹ, TV chỉ có suy nghĩ đơn
giản rằng hành động này không thể gọi là khủng bố.
Tuy ông có được cấp chiếu
khán ở Mỹ để về VN nhưng đến nơi mà ông không được cho vào vì lý do ông từ
chối không chịu làm chỉ điểm cho VC thì việc VC đuổi ông trở lại Mỹ chỉ là
phản ứng của VC. Khi một người chịu làm đơn để về VN thì tức là nhận sự phán
xét và quyền hành của VC, nếu chúng để yên thì nhờ, mà chúng trở mặt thì chịu.
Không kêu ca vào đâu được.
Bây giờ thì chúng ta đi sang chuyện khác,
nếu bác sĩ N không có ý kiến gì thêm. Thí dụ như những chuyện tiếp tục nẩy
sinh sau khi Dương Chí Dũng chủ tịch hội đồng quản trị bị án tử hình cùng với
Mai Văn Phúc giám đốc Vinalines.
11/TXN. Án xử Dương chí Dũng chương trình
Bàn chuyện thời sự đã không đề cập đến vì trong một nước nghèo tham nhũng dân
không có ăn như VN thì một tên làm mất cả tỷ đô la như Dương chí Dũng mà có
bị tử hình thì không có gi để bàn. Ngoài ra ai cũng biết đó chỉ là một bản án
phải có vì lý do chính trị, để tạo ấn tượng là chế độ quyết liệt với tham
nhũng. Và cũng bởi vì người ta nghĩ rằng tuyên án thì thế, nhưng thi hành thì
chưa biết bao giờ và ra sao. Nếu mà có thi hành thì may ra mới có thể tạo chút
ít chú ý về một chế độ mà từ khi gọi là đổi mới đến giờ với không biết bao
nhiêu là kêu gọi và khẳng định bài trừ tham nhũng của mọi cấp lãnh đạo cao
nhất đảng và nhà nước, mà tham nhũng tràn lan khắp nơi, không bớt, và đã trở
thành quy luật vận hành của cả nước. Hiện tượng đáng chú ý trong vụ án này
chỉ là Dương chí Dũng, có lẽ biết số phận mình sẽ là con dê tế thần, cho nên
đã viết ra 16 trang tố giác hết mọi chuyện. Trong đó có chuyện chi tiền cho
thứ trưởng Công an là Phạm quý Ngọ, tổng cộng 1,500,000 đô la, và chuyện
chính Phạm Quý Ngọ thông báo cho Dũng tin sẽ bị bắt để mà Dũng bỏ trốn ra
ngoại quốc với sự sắp sếp lo tính của em trai là Dương Tự Trọng. Trọng đã bị
kết án 18 năm tù. Còn Phạm Quý Ngọ thì chưa bị truy tố về tội thông đồng với
phạm nhân và tham nhũng. Vì theo tin tức thì viện kiểm sát Hà nội còn “chờ”
quyết định cấp trên.
Đây là điều khôi hài đáng chú ý vì Viện kiểm sát quyền
cao nhất mà còn chờ lệnh cấp trên rồi mới điều tra! Và đã có những lý luận
biện hộ cho thái độ này của Viện Kiểm sát, cũng như đã có ý kiến bênh vực bộ
trưởng công an là tướng Trần đại Quang trên trang điện tử chính thức của
chính phủ. Và khi trang chính thức của chính phủ mà đứng đầu là Nguyễn tấn
Dũng là người mà tin tức ngoại quốc đang thổi lên là nhân vật ngon lành tài
giỏi không ai bì trong giới lãnh đạo VC hiện nay và không ai có thể qua mặt,
thì người ta hiểu rằng là Trần đại Quang không lo.
Khi mà Trần đại Quang
không bị lung lay truớc những tố giác động trời của Dương chí Dũng thì có
nghĩa rằng Dương chí Dũng sẽ là dê tế thần cùng với Mai văn Phúc để cho các
phe phái lãnh đạo VC từ Nguyễn Tấn Dũng tới Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn
Sang tiếp tục ngồi chơi hưởng lộc thêm một thời gian nữa. Cho tới sau khi
những vụ to lớn như Vinashin qua đi với vài con dế tế thần khác. Cho nên, rút
lại là chú ý theo dõi nữa chỉ là mất thì giờ đứng xem bài tây ba lá tráo bài
và cò mồi lẻo miệng quảng cáo, rồi bị mê theo vào cuộc là hết tiền, cháy túi.
Đến đây thì chương trình bcts hôm nay phải
tạm ngưng vì đã tới giờ. Xin kính chào tạm biệt quý vị thính giả. Chào TV và
cám ơn TV và xin hẹn gặp lại TV và tất cả quý vị trong một chương trình bàn
chuyện thời sự kỳ tới.
12/TV. TV kính chào BS N, và thân ái kính chào tạm biệt
quý vị thính giả cùng các bạn toàn cầu đang theo dõi chương trình BCTS.
|
Vietnam
===
=====
lisa pham mới nhất [khai dân trí số>
https://www.youtube.com/results?search_query=lisa+pham+m%E1%BB%9Bi+nh%E1%BA%A5t+%5Bkhai+d%C3%A2n+tr%C3%AD+s%E1%BB%91
===
====================
Biểu tình 5/3/2017
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017
Tuesday, January 21, 2014
Bàn Chuyện Thời Sự
Labels:
Bài tập thể dục mỗi ngày
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Featured Post
Popular Posts
-
CXN_120612_1976_Sau Tết 2013, bọn UBGSTCQG sẽ liếm lại bãi đờm chúng vừa nhổ ra ngày hôm nay: Kinh tế Việt Nam được nhận định đã thoát đ...
-
Vụ Đặng Chí Hùng bị bắt và tình hình thực tế trong tù IDC của Thái Lan Hai viên chức an ninh CSVN mang thẻ đỏ (qua đ...
Popular Posts
-
Vaclav Havel - Chờ Tự Do Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Lời người dịch: Tên vở kịch nổi tiếng nhất của nhà viết ...
-
Phát biểu của Tổng thống Obama tại Đại học YANGON Ngườ...
-
Duoi day la 33 truyen ngan cua Tieu Tu ma mot so truyen qui vi da doc qua that tham thia.Xin chia se voi qui vi.Thiet nghi nhung vi nao chu...
-
PHILIPPINES - TRUNG QUỐC - Bài đăng : Thứ tư 20 Tháng Hai 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ t...
-
On Thursday, May 11, 2017 4:31 PM, Ông Sư này tên là Vĩnh Tánh, (thuộc giòng họ ông Vĩnh Thụy tức Bảo Đại) trước đây tu ở Chùa Thiên Đồ...
-
CHIỆT ĐƯỜNG THU, KẸP NGẢ CHI ĂN CẮP Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 29.11.2012 W...
-
Lão Th ầ y B ó i Gi à Đ inh V ũ Ho à ng Nguy ê n Trong giới văn nghệ sĩ Việt Nam chưa khi nào có một tác giả chưa từng có...
-
Vụ Đặng Chí Hùng bị bắt và tình hình thực tế trong tù IDC của Thái Lan Hai viên chức an ninh CSVN mang thẻ đỏ (qua đ...
LISA PHẠM - Khai Dân Trí Số https://www.youtube.com/results?search_query=LISA+PH%E1%BA%A0M+-+Khai+D%C3%A2n+Tr%C3%AD+S%E1%BB%91+
Popular Posts
-
Danh Mục Audio Truyện Nghe Trực Tiếp (online) Không Donwload Chân Thành Cảm Ơn Chú8 Hà, Đông Hà, Trái Táo, Yên Như, Biển Và Em, Mai Vân ...
-
From: Mai G. Pham < Subject: Sự thật về ác tăng thích Thích Chân Quang Date: Tuesday, April 23, 2013, 3:17 AM Giới thiệu ph...
-
Cái chết của Cha ruột Nguyễn Tấn Dũng , Tướng Nguyễn Chí Thanh Hy vọng anh ba Dũng chăn Vịt ở Kiên Giang sẻ trả thù cho cha mình vì bị ...
-
Đỗ Mười kết luận phải khai trừ ông Giáp Vào cuối thâp kỷ 60, trước và sau khi ông Hồ chết, nội bộ ĐCSVN xảy ra “Vụ Án Xét L...
-
Vaclav Havel - Chờ Tự Do Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Lời người dịch: Tên vở kịch nổi tiếng nhất của nhà viết ...
-
Phát biểu của Tổng thống Obama tại Đại học YANGON Ngườ...
-
Duoi day la 33 truyen ngan cua Tieu Tu ma mot so truyen qui vi da doc qua that tham thia.Xin chia se voi qui vi.Thiet nghi nhung vi nao chu...
-
bon. VN chung' ta la` da^n dden nen khong lo bi. ai chui vao` computer phanh phui: - co' bao nhieu nha` - co' ...
-
[ Attachment(s) from Can Bui included below] Thưa quí vị trên DD, Đọc email của ô. Phách gửi cho ô. Ngô Kỳ, tôi thấy nhữn...
-
Subject: Fw: Nhung Tien Doan 2012 http://multiply.com/m/item/vulep:journal:955 http://multiply.com/m/item/vulep:journal:955 ...
My Link
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
https://www.facebook.com/reel/802490438523735 - https://www.facebook.com/reel/8024904385237356 months ago
-
-
-
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP - https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa rpedn...2 years ago
-
-
-
Cách tự kiểm tra xem mình có nhiễm virus COVID-19 không (?) - NT2K4FL Nếu không muốn nhận Email này Xin cho biết để chấm rứt.Cám ơn * Please delete my address before sending this document out. * On ...4 years ago
-
Diễn hành Tết Canh Tý trên đại lộ Bolsa, Little Saigon - ---------- Forwarded message --------- From: *Le Hiep* Date: Mon, Jan 27, 2020 at 8:26 PM Subject: Fw: Diễn hành Tết Canh Tý trên đại lộ Bolsa, Little Sai...4 years ago
-
Thuc phẩm được cảnh báo là chất gây ung thư, ăn càng ít càng tốt - ( Cảm ơn bạn đã chuyển . Có vài ý kiến thô thiển : 1 - những thức ăn quá hạn ( out of date ) dù còn dùng được , cũng nên liệng bỏ . Đừng t...5 years ago
-
-
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment