CSVN thừa nhận tuyên bố bán nước của Ung Văn
Khiêm
'là có thật'
TS Nguyễn Quang A nói về tham
nhũng
TIẾN
SỸ PHẠM CHÍ DŨNG: 'ĐẢNG CHỈ CÒN MANG BÓNG HÌNH CỦA CÁC NHÓM LỢI ÍCH'
www.ducme.tv - Cà Phê Tối: Ông Lê Hiếu Đằng: Chủ
nghĩa Xã hội chỉ là ảo tưởng 05.12.2013
Danlambao - Văn kiện của Bộ ngoại giao Trung Quốc
năm 1980 nói rằng vào ngày 15/6/1956, Thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa là ông Ung Văn Khiêm từng tuyên bố với phía Trung Quốc: "theo
tư liệu Việt Nam, hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa về mặt lịch sử thuộc về lãnh
thổ Trung Quốc". Về vấn đề này, một nhà ngoại giao kỳ cựu của đảng cộng
sản đã chính thức thừa nhận những 'câu nói' của ông Ung Văn Khiêm 'là có
thật'
Thông tin này luôn bị đảng cộng sản Việt Nam ém
nhẹm để che dấu tội ác bán nước. Tuy vậy, trong quyển sách “Cuộc tranh chấp Việt –
Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” do Nhà Xuất bản Công An
Nhân Dân Hà Nội ấn hành năm 1995, tại trang 51 có đoạn ghi rõ:
“...Việc nói Tây Sa là của Trung Quốc trong
bản tuyên bố của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên bố năm 1965 về
việc Mĩ quy định khu vực chiến đấu của quân Mỹ hay câu nói của thứ
trưởng ngoại giao Ung Văn Khiêm về Tây Sa là có thật, nhưng đó không phải
là lời tuyên bố từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, càng không phải là
từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Trưởng Sa...”
Tác giả quyển sách trên là ông Lưu Văn Lợi, một
nhà ngoại giao tiếng tăm của đảng cộng sản, từng giữ vị trí chánh văn phòng -
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng ban Biên giới chính phủ.
Bỏ qua những đoạn ngụy biện của ông Lưu Văn Lợi,
có thể thấy rằng chính nhân vật được xem là nhà ngoại giao kỳ cựu của đảng CS
cũng đã phải thừa nhận: 'câu nói' bán nước của Ung Văn Khiêm dâng Hoàng Sa cho
Trung Quốc 'là có thật'.
Trong đoạn trích trên, ông Lợi cũng xác nhận về
một tuyên bố khác cũng mang nội dung bán nước vào năm 1965 của lãnh đạo cộng
sản Bắc Việt 'là có thật'.
Cho đến thời điểm này, giới lãnh đạo CSVN cũng
luôn giấu nhẹm về bản tuyên bố 1965. Trong bài dịch 'Hà Nội bội tín' của
tác giả Trần Quốc Việt đã đăng trên Danlambao, văn kiện phía Trung Quốc nói
rằng: Trong một tuyên bố phản đối Mĩ vào năm 1965, chính phủ nước Việt Nam Dân
chủ Cộng Hòa đã nói: "Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson coi toàn thể nước Việt
Nam và vùng biển kế cận mà trải dài độ 100 dặm từ bờ biển Việt Nam và một
phần hải phận của nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa tại Quần đảo Tây Sa là
"khu vực chiến đấu" của lực lượng vũ trang Mỹ."
Như vậy, bằng chứng bán nước của lãnh đạo cộng
sản đã quá rõ ràng và ngày càng nghiêm trọng theo thời gian:
1956 – Phát biểu bán nước của Thứ trưởng ngoại
giao cộng sản Ung Văn Khiêm
1958 – Công hàm bán nước của thủ tướng cộng sản
Phạm Văn Đồng
1965 – Tuyên bố bán nước của toàn bộ lãnh đạo
cộng sản trong chính phủ có tên 'Việt Nam dân chủ cộng hòa'.
Dưới đây là toàn văn quyển sách của ông Lưu Văn Lợi. Bản online do Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông (www.seasfoundation.org) đánh máy và phổ biến:
Dưới đây là toàn văn quyển sách của ông Lưu Văn Lợi. Bản online do Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông (www.seasfoundation.org) đánh máy và phổ biến:
Tự
do thông tin và phát triển
Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân
Nghĩa, RFA
2014-01-22
2014-01-22
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Hình minh họa
AFP
Trong một chủ đề cuối năm của mục Diễn đàn Kinh tế, chuyên gia
Nguyễn-Xuân Nghĩa nói về vai trò của tự do thông tin như một động lực quan
trọng của phát triển. Xin mời quý thính giả theo dõi cuộc thảo luận do Vũ Hoàng
thực hiện sau đây.
Vốn cần thiết nhất để
phát triển
Vũ Hoàng: Xin
kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, cho một chương trình cuối năm trước khi qua năm
Giáp Ngọ, xin đề nghị ông tổng hợp các động lực có thể đóng góp cho công cuộc
phát triển nếu ta nhìn trong một viễn cảnh trường kỳ. Theo ông thì đâu là động
lực quan trọng nhất?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thuần về kinh tế mà nói thì ai cũng có thể đồng ý rằng con
người, chứ không phải đất đai hay tài nguyên, mới là cái vốn quý nhất. Nhưng
thật ra, con người nô lệ chỉ là cái vốn quý nhất cho người chủ nô hay cho các
chính thể độc tài. Thành thử con người tự do mới thật sự là cái vốn quý nhất.
Và trong viễn ảnh dài thì quyền tự do thông tin mới đem lại cái vốn cần thiết
nhất cho phát triển. Chúng ta có thể nghiệm ra điều ấy qua những phát minh lớn
nhất của lịch sử nhân loại trong thời hiện đại cho đến ngày nay, khi mọi người
đều nói đến nền kinh tế tri thức. Để thấy ra điều ấy, ta cần đi lại từng bước
của những phát minh này.
Vũ Hoàng: Vì
ông nhắc đến con người nô lệ và chính thể độc tài, xin đề nghị ông trình bày
cho rõ hơn cái phản đề hay lực cản của công cuộc phát triển.
Con người tự do mới thật sự là cái vốn quý nhất. Và trong viễn
ảnh dài thì quyền tự do thông tin mới đem lại cái vốn cần thiết nhất cho phát
triển.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta dễ thấy ra sự thật là trong cả ngàn năm
trước khi có hai cuộc cách mạng về công nghiệp tại nước Anh rồi tại Hoa Kỳ,
sinh hoạt kinh tế của nhân loại nói chung không có gì thay đổi, trong tinh thần
là đời trước làm gì thì đời sau làm vậy. Từ đời này qua đời khác, đa số người
dân sống trong sự khan hiếm, dưới các chế độ chuyên chính.
Vào thời đó, tuổi thọ của con người không dài và gần phân nửa
đời sống là thu thập kiến thức để thực hành trong phần còn lại của cuộc
đời. Đấy là một hạn chế tự nhiên. Trường hợp triết gia hay bác học thiên tài
chỉ là ngoại lệ, một thế kỷ mới được vài người có kiến thức vượt trội khả dĩ
thay đổi cuộc sống của cả xã hội. Nhưng ta không quên là qua một giai đoạn dài
đến bốn thế kỷ, hệ thống kiến thức ấy tại một trung tâm của thế giới là Âu Châu
vẫn bị chính quyền của các quân vương và nhất là Giáo hội Công giáo kiểm duyệt.
Tôi muốn nói đến một ví dụ là danh mục "Sách Cấm" của
hơn 100 tác giả gồm nhà khoa học, triết gia, văn nghệ sĩ bị cấm không được đọc,
từ 1556 đến mãi 1966 mới được Toà thánh bãi bỏ. Hãy tưởng tượng là trong 400
năm, nhân loại ở phương Tây có hơn trăm người đã khám phá hay trứ tác nhiều
điều mới lạ cho con người nhưng lại bị hạn chế. Ta khỏi nhắc đến hai bác học
nổi tiếng là Copernicus người Ba Lan hay Galileo người Ý với lý luận bị
coi là không phải đạo, theo đó trái đất xoay quanh mặt trời chứ không là trung
tâm bất di dịch của vũ trụ, mà còn nên nhớ tới nhiều triết gia hay văn sĩ khác
như Pascal, Descartes hay cả Victor Hugo. Trong hoàn cảnh thiếu tự do thông tin
như vậy, nhiều nhà khoa học hay tư tưởng thật ra là người cô đơn và phát minh
của họ ít được người khác áp dụng để làm thay đổi cuộc sống của nhân loại.
Vũ Hoàng: Ông vừa nhắc đến một thí dụ về nạn kiểm duyệt tại Âu Châu. Còn Á
Châu thì sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tại Á Châu thì một trung tâm của thế giới thời xưa là
Trung Quốc lại có chế độ kiểm duyệt còn hà khắc hơn nữa của hệ thống Khổng Nho.
Nó giữ vị trí độc tôn và bóp nghẹt tư tưởng của cả xã hội. Trung Quốc cũng là
nơi xuất phát các chuyến hải hành viễn duyên đầu tiên của nhân loại vào đầu thế
kỷ 15 nhờ một Đô đốc Hồi giáo là Tam bảo Thái giám Trịnh Hoà. Nhưng rồi họ vẫn
bị lệnh "Hải Cấm" vào đời Minh, đời Thanh, là khi triều đình cấm đóng
tầu ra biển. Thậm chí còn có cả lệnh "Thiên Hải" là bắt dân lui khỏi
bờ biển 50 dậm để tránh tiếp xúc với bên ngoài hay khỏi bị bên ngoài tấn công
từ Đài Loan. Trong hoàn cảnh tự thu hẹp tầm nhìn như vậy thì xứ sở lạc hậu và
lụn bại dần.
Người ta cứ nói đến một nguyên nhân của sự nghèo hèn tại Trung
Quốc là bị liệt cường sâu xé và bóc lột chứ không nêu câu hỏi là vì sao một
cường quốc Á Châu như Trung Quốc lại bị các nước tấn công và khuất phục quá
nhiều lần trong cả ngàn năm, kể từ đời Tống vào Thế kỷ thứ 10 cho đến Thế kỷ 20
vừa qua. Sự lụn bại của họ có nguyên nhân nội tại bên trong, chứ không phải là
họ không có tham vọng bành trướng và áp đảo thiên hạ.
Hình minh họa chụp tại Nam Phi năm 2011. AFP PHOTO.
Vũ Hoàng: Chúng
ta trở lại Âu Châu với hai cuộc cách mạng công nghiệp như ông vừa nói tới. Sự
thể khởi đầu ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin lấy hai thời điểm cho dễ nhớ về cuộc cách mạng
công nghiệp đã làm thế giới đổi thay khác hẳn khoảng thời gian ngàn năm đằng
đẵng trước đó. Thứ nhất là năm 1750 khi nhà phát minh và kỹ sư James Watt của
xứ Scotland tại phía Bắc của nước Anh chế tạo máy hơi nước đầu tiên để thay cho
sức người, từ đó ta mới có các loại dụng cụ, cơ giới và tầu bè với công xuất
cao gấp bội. Thứ hai là năm 1870 là khi Hoa Kỳ nối tiếp bằng cuộc cách mạng
điện khí, từ đó về sau ta mới có nhà máy điện, các loại điện thoại và điện thị
như truyền hình, phim ảnh, các loại khí xa là xe hơi, xe hỏa, phi cơ, rồi xa
lộ, đường xe lửa, và nhà cửa, v.v...
Trước sau 120 năm, hai cuộc cách mạng kỹ nghệ cùng xuất hiện vào
một năm Canh Ngọ đã đảo lộn thế giới và tạo ra bước phát triển của các nước Tây
phương. Chỉ sau đó người ta mới có lý luận và tư tưởng về kinh tế để ít nhiều
giải thích sự thịnh suy của xã hội. Nhưng khởi đầu cho mọi sự, yếu tố then chốt
vẫn là thông tin. Nói cách khác, thông tin là sức mạnh dời núi lấp sông.
Kiểm duyệt là sự lạc
hậu
Vũ Hoàng: Vì sao ông chú trọng đến yếu tố thông tin hơn cả?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, vì sao người ta cần phát minh ra một điều cơ
xảo trước đấy chưa có? Lý do là để giải quyết một nhu cầu nào đó theo một cách
tiện lợi hơn so với công sức phải bỏ ra. Nhưng người phát minh, thí dụ như ông
James Watt hay Thomas Edison, không nhất thiết là người đầu tiên khám phá ra
các quy luật vận hành về vật lý, hóa học hay toán học. Họ có thể áp dụng một
khám phá của người khác, mà sở dĩ áp dụng được là nhờ thông tin.
Vào thời đại của các nhà phát minh nổi tiếng nói trên, thông tin
về học thuật của Âu Châu hay của Hoa Kỳ đã được phổ biến tương đối sâu rộng hơn
trước. Cho nên khi họ mày mò tìm kiếm thì cũng có cả trăm người Âu Mỹ khác đang
nghiên cứu về các bài toán tương tự để tìm giải đáp. Hệ thống thông tin càng
rộng mở thì càng nhiều người có cơ hội góp công hay góp tiền để giải quyết bằng
một phát minh có giá trị thương mại hay kinh tế. Ta có thể mường tượng là cùng
lúc đó, Á Châu cũng có vài nhà bác học đã lờ mờ hiểu ra quy luật, nhưng có thể
là những thiên tài cô đơn vì chung quanh ít ai hiểu ra những vấn đề mà họ muốn
giải quyết.
Thành thử, sức phát triển mạnh hay yếu của một xã hội hay quốc
gia có thể tùy thuộc vào lượng thông tin khả dụng và càng có tự do thì con
người càng có hy vọng đưa kiến thức lên trình độ tinh tế hơn để tìm ra giải
pháp có giá trị hơn. Xã hội càng khép kín thì ta càng có nhiều bác học hay nhà
tư tưởng lủi thủi sống một mình, có khi ở trong tù, hay bị đưa lên dàn hỏa.
Vũ Hoàng: Hồi nãy, ông có nói đến hai cuộc cách mạng bùng nổ cách nhau 120
năm ở bên Anh rồi bên Mỹ đã làm thay đổi cả thế giới. Liệu 120 năm sau cuộc
cách mạng thứ nhì vào năm 1870 thì nhân loại có một cuộc cách mạng khác hay
chăng? Hỏi cách khác, năm 1990 có là thời điểm của cuộc cách mạng về công nghệ
tin học hay không?
Sức phát triển mạnh hay yếu của một xã hội hay quốc gia có thể
tùy thuộc vào lượng thông tin khả dụng và càng có tự do thì con người càng có
hy vọng đưa kiến thức lên trình độ tinh tế hơn.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi không nghĩ thế giới có một quy luật bất di bất dịch là
cứ 120 năm lại có một cuộc cách mạng! Nhưng quả thật là năm Canh Ngọ 1990 có
nhiều biến cố đáng ghi nhớ như việc Liên Xô tan rã, nước Đức thống nhất, thế
giới nói đến toàn cầu hóa và sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức cùng những
tiến bộ vượt bậc về tin học. Về chuyện này thì sau khi đã thấy những tiến bộ
đến chóng mặt trong hơn hai thế kỷ, nhiều người không tin là nhân loại ngày nay
lại có bước nhảy vọt thứ ba với cường độ tương tự, nhờ mạng lưới Internet chẳng
hạn. Tôi lại nghĩ khác và cho rằng chúng ta chưa thể thấy được tầm xa của bước
nhảy vọt này.
Vũ Hoàng: Tức
là không nhất thiết cứ đúng 120 năm là nhân loại lại có một cuộc cách mạng về
khoa học hay công nghệ, nhưng ông cho rằng chúng ta đang đứng trước những đổi
thay lớn lao mà mình chưa thể thấy được tầm xa và tầm cao là lên tới đâu?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin lấy vài ví dụ kinh tế sau đây để ta mường tượng ra sự
thể. So với thời của James Watt vào năm 1750 thì phí tổn của một đơn vị phát
quang như một bóng đèn loại LED chỉ bằng một phần triệu. So với thời của ông
Alexander Graham Bell là người phát minh ra điện thoại vào năm 1867 thì máy
điện thoại ngày nay đã rẻ hơn và tiện dụng gấp triệu lần.
Nhưng các giải pháp hiện đại không chỉ là cơ khí hay điện tử tối
tân và rẻ hơn xưa gấp bội mà cách mạng về công nghệ tin học còn thúc đẩy tiến
bộ trên nhiều lĩnh vực khác. Chúng ta đều đã thấy người máy tự động trong hãng
xưởng và văn phòng, thấy máy bay rồi xe hơi tự động tức là không người ngồi sau
tay lái. Ngoài ra còn có lĩnh vực "nano" hay siêu vi, tức là cực nhỏ
vì chỉ bằng một phần triệu của một ly, hay công nghệ sinh học với các phôi bào
và cả việc phác thảo bộ gen của cơ thể con người, ngẫu nhiên cũng khởi sự vào năm
Canh Ngọ 1990. Những tiến bộ đó sẽ cải thiện mọi sinh hoạt của con người, từ
nhà ở ra tới nhà trường, vào nhà máy, nhà thương, v.v. Chúng không chỉ kéo dài
tuổi thọ mà còn kéo dài thời gian sinh động của con người với một lượng thông
tin rất lớn được trao đổi qua vận tốc gọi là tức thời, nhanh như ánh sáng.
Nhưng bước nhảy vọt chúng ta đang chứng kiến lại không nằm ở đó.
Vũ Hoàng: Ông
vừa nhắc đến hàng loạt tiến bộ đầy hứa hẹn của cuộc cách mạng đời thứ ba mà lại
nói rằng bước nhảy vọt này không nằm ở đó. Thưa ông, thế thì đâu mới là bước
ngoặt?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin lấy một ẩn dụ của một cuộn chỉ cho dễ hiểu. Trước
khi có máy chạy bằng hơi nước của ông Watt thì ta chỉ có cái lõi chỉ. Mỗi tiến
bộ sau đó là từng vòng chỉ cuốn chung quanh mà mình dễ nhận ra. Bây giờ, ta có
cuộn chỉ lớn gấp bội với cả trăm vòng chỉ dài hơn, được cuốn thêm hàng ngày
hàng giờ mà mình khó thấy ra sự khác biệt của tiến bộ.
Thời của ông Watt, cả xã hội Âu Châu chỉ có chừng 100 bộ óc cùng
suy tư về giải pháp và có thể góp sức cho những nhà phát minh đầu tiên. Thời
nay, nhờ có thông tin và giáo dục, thế giới có cả triệu kỹ sư hay chuyên gia có
thể góp phần đẩy mạnh những phát minh tương tự. Đã vậy, thế giới cũng có cả
chục triệu doanh nghiệp lớn nhỏ đang tìm sáng kiến về sản phẩm hay dịch vụ có
thể giảm phí tổn hay tăng lợi nhuận, nhiều khi chỉ nhờ những phát minh rất tầm
thường chẳng đáng đưa lên mặt báo. Nghĩa là người ta có cả triệu bước tiến bộ
nhỏ nhoi không đáng kể và chẳng so sánh được với những phát minh của hai cuộc
cách mạng trước. Nhưng về lượng thì đấy là những bước tiến đồng bộ. Giữa những
bước tiến ấy vẫn có những phát minh có tính chất đột phá và còn dễ có hơn trước
vì sức tổng hợp của tập thể toàn cầu. Vì vậy, tôi mới nghĩ rằng tự do thông tin
là sức mạnh của phát triển, và kiểm duyệt là sự lạc hậu.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi rất lý thú trước khi ta
bước qua năm Ngọ.
THÔNG
BÁO SỐ 5 CỦA BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP HIỆP HỘI DÂN OAN VIỆT NAM (HHDOVN)
Hà Nội, ngày 21/01/2014
1.
Sáng ngày 21/01/2014, 12 công dân bị oan đã đến nhà bà Lê Hiền Đức để chuẩn bị
các công việc thành lập HHDOVN . Bà Lê Hiền Đức cho biết đến nay chưa nhận được
phản hồi của lãnh đạo Đảng và Nhà nước về thư của công dân Lê Hiền Đức ngày
11/01/2014 (Xem thông báo số 4, ngày 11/01/2014 của chúng tôi). Mặc dù vậy, 12
công dân này vẫn đến Văn phòng Quốc hội, Bộ Nội vụ để tìm hiểu về việc
thành lập Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
2. Đáng tiếc, Văn phòng
Quốc hội đã không bố trí người tiếp 12 công dân này, và ông Nguyễn Ngọc Lưu –
Cán bộ Văn phòng Quốc hội chỉ lòng vòng đến Văn phòng tiếp dân TW số 1 Ngô Thì
Nhậm, quận Hà Đông để gặp đại diện Văn phòng Quốc hội, ông Trần Hữu Cẩn trực
tại đây. Chúng tôi đã đến số 1 Ngô Thì Nhậm, nhưng ông Cẩn không có mặt tại
đây. Nhân viên Văn phòng Tiếp dân cho biết sau khi liên lạc với ông Cẩn, việc
thành lập Hiệp hội không phải nhiệm vụ của ông. Sau khi liên lạc với một lãnh
đạo Văn phòng Quốc hội, chúng tôi được biết cần phải tiếp xúc với Ban Dân
nguyện Quốc hội. Dự kiến ngày 22/01/2014, chúng tôi sẽ đến Ban Dân nguyện Quốc
hội và Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam để bày tỏ ý nguyện thành lập Hiệp hội dân oan
và nghe ý kiến của hai cơ quan này.
3. Chúng tôi đã đến Bộ Nội vụ. Một chuyên viên Vụ Tổ chức phi
chính phủ Bộ Nội vụ – ông Tạ Tấn đã tiếp đại diện của chúng tôi. Ông Tạ Tấn cho
biết đã nhận được công văn của chúng tôi gửi cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Chúng tôi
đề nghị Bộ Nội vụ có ý kiến về dự định thành lập HHDOVN của chúng tôi, Nhà nước
có cấm thành lập hay không? Nếu cấm, đề nghị Bộ Nội vụ ra bằng văn bản, nêu rõ
căn cứ pháp lý. Nếu không cấm, đề nghị Bộ Nội vụ hướng dẫn. Ông Tạ Tấn ghi nhận
những ý kiến này và khẳng định Bộ Nội vụ sẽ có văn bản trả lời bà Lê Hiền Đức
và ông Nguyễn Xuân Ngữ trong thời gian sớm nhất, nhưng chắc phải sau tết Nguyên
đán. Chúng tôi hoan nghênh thái độ làm việc cầu thị của Bộ Nội vụ.
4. Chúng tôi ghi nhận sự quan tâm của một số cán bộ An ninh đối
với chúng tôi, đã theo dõi và bảo vệ chúng tôi an toàn tại Hà Nội. Những cán bộ
này qua trao đổi đều khẳng định Nhà nước không cấm thành lập HHDOVN, nhưng cho
rằng có lực lượng thù địch đứng sau nên phải cẩn trọng. Chúng tôi khẳng định,
đứng đằng sau chúng tôi là Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, là hàng vạn, hàng
chục vạn dân oan. Do sự quan tâm quá mức của một số cán bộ An ninh,
khiến chủ khách sạn nơi chúng tôi đang trú tại Hà Nội đã mời chúng tôi đến nơi
khác an toàn hơn. Hiện nay, chúng tôi có ảnh của một số cán bộ An ninh quá
nhiệt tình đến chúng tôi, và sẽ công bố ảnh này khi có dịp.
5. Chúng tôi và bà Lê Hiền Đức nhất trí sau khi nhận được phản
hồi của Lãnh đạo Nhà nước sẽ tiếp tục tiếp xúc các vị này với tư cách cử tri
gặp Đại biểu Quốc hội để trình bày nguyện vọng của dân oan và nghe ý kiến các
vị về dự định thành lập HHDOVN. Chúng tôi thông cảm các vị này do bận đầu năm
và bận Tết nên chưa có thời gian phản hồi lại đến công dân. Chúng
tôi tin rằng các vị này sẽ tôn trọng các cử tri, công dân trong một đất nước mà
các vị đang lãnh đạo.
Thay mặt những công dân có ý định thành lập Hiệp hội dân oan
Việt Nam.
Nguyễn Xuân Ngữ
—
(*) Xem lại: – Tuyên bố của Ban vận động Hội Dân Oan Hà Nam (17/12/2013). - THÔNG BÁO THÀNH LẬP BAN VẬN ĐỘNG HIỆP HỘI DÂN OAN VIỆT NAM (31/12/2013). -Thông báo số 02 của Ban vận động thành lập Hội Dân oan
Việt Nam (01/01/2014). – Thông báo số 03 của Ban vận động thành lập Hiệp hội dân
oan Việt Nam (02/01/2014). –Ban vận động thành lập Hội dân oan tỉnh Hà Nam bị đe doa khủng bố (11/01/2014)
– Thông báo số 4 của Ban vận động thành lập “Hiệp hội Dân
oan Việt Nam” 11/01/2014;
Sốc - Lính
Trung cộng hành hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man
Gia đình lãnh đạo Trung
Quốc tẩu tán tài sản ra nước ngoài
Điều Tra Công Ty Mỹ Mướn Thái Tử Đảng
Tin liên hệ
- Tướng Trung Quốc bị tố cáo tích lũy của cải bất hợp pháp
- Luật sư nhân quyền Hứa Chí Vĩnh bị đưa ra xét xử về tội 'gây
rối'
- Cảnh sát TQ câu lưu nhà tranh đấu người Uighur nổi tiếng
- Trung Quốc xác nhận vụ thử nghiệm phi đạn siêu thanh
CỠ CHỮ
22.01.2014
Một cuộc điều tra do một nhóm ký giả có trụ sở tại Hoa Kỳ thực
hiện cho thấy những người thân thuộc trong gia đình các nhà lãnh đạo hàng đầu
Trung Quốc, kể cả thân nhân của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã thành lập
các công ty ở nước ngoài để che giấu khoản tài sản khổng lồ của họ.
Báo cáo của Tổ chức Ký giả Điều tra Quốc tế – gọi tắt là ICIJ, phổ biến hôm nay được dựa trên những thông tin trích ra từ hơn 2 triệu rưỡi tài liệu bị tiết lộ, cho thấy lý lịch của những chủ nhân các doanh nghiệp và các quỹ tín thác ở nước ngoài.
Người anh em rể của Chủ tịch Tập Cận Bình và cựu Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nằm trong số những người được nêu đích danh.
Thân nhân gần gũi của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và cựu Thủ Tướng Lý Bằng, cũng như của cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình cũng có tên trên danh sách những cá nhân có những tài khoản đầu tư ở nước ngoài.
Hồi năm 2012, tờ the New York Times và hãng tin tài chính Bloomberg của Mỹ đã đăng những bài tường trình rằng gia đình của ông Tập Cận Bình và ông Ôn Gia Bảo sở hữu những khoản tài sản khổng lồ.
Bắc Kinh đã đáp ứng bằng cách lập tức ngăn chặn các trang mạng của các cơ quan truyền thông đó ở Trung Quốc.
Hôm nay, nhà chức trách Trung Quốc cũng chặn trang mạng của Tổ chức Ký giả Điều tra Quốc tế. Ngoài ra, không có một đáp ứng chính thức nào để phản bác bài tường trình đó.
Báo cáo của Tổ chức Ký giả Điều tra Quốc tế – gọi tắt là ICIJ, phổ biến hôm nay được dựa trên những thông tin trích ra từ hơn 2 triệu rưỡi tài liệu bị tiết lộ, cho thấy lý lịch của những chủ nhân các doanh nghiệp và các quỹ tín thác ở nước ngoài.
Người anh em rể của Chủ tịch Tập Cận Bình và cựu Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nằm trong số những người được nêu đích danh.
Thân nhân gần gũi của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và cựu Thủ Tướng Lý Bằng, cũng như của cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình cũng có tên trên danh sách những cá nhân có những tài khoản đầu tư ở nước ngoài.
Hồi năm 2012, tờ the New York Times và hãng tin tài chính Bloomberg của Mỹ đã đăng những bài tường trình rằng gia đình của ông Tập Cận Bình và ông Ôn Gia Bảo sở hữu những khoản tài sản khổng lồ.
Bắc Kinh đã đáp ứng bằng cách lập tức ngăn chặn các trang mạng của các cơ quan truyền thông đó ở Trung Quốc.
Hôm nay, nhà chức trách Trung Quốc cũng chặn trang mạng của Tổ chức Ký giả Điều tra Quốc tế. Ngoài ra, không có một đáp ứng chính thức nào để phản bác bài tường trình đó.
Hé lộ mới về thân
nhân lãnh đạo TQ
Cập
nhật: 04:58 GMT - thứ tư,
22 tháng 1, 2014
Một cuộc điều tra lớn trên phạm vi quốc tế thu thập
được nhiều tư liệu tài chính rò rỉ cho thấy thân nhân của giới lãnh
đạo Trung Quốc, trong có cả em rể Chủ tịch Tập Cận Bình, nắm trong
tay nhiều công ty hoạt động ở các 'thiên đường thuế' (tax havens).
Các tài liệu mật này nằm trong 2,5 triệu files mà BấmLiên hiệp Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) tổng hợp được. Theo đó, nhiều nhân
vật quyền thế trong hệ thống chính trị Trung Quốc đã lập ra các công
ty và tài khoản đặt tại Cook Islands hoặc British Virgin Islands là
những nơi bị coi là có điều kiện trốn thuế dễ dàng.
Các bài liên quan
- Ôn Gia Bảo lên tiếng bảo vệ thanh danh
- TQ điều tra tài sản gia đình thủ tướng
- NYT: 'Nhà thủ tướng TQ kiếm lời to'
Chủ đề liên quan
Trong số đó có ít nhất 15 người thuộc danh sách giàu
có nhất Trung Quốc, đại biểu Quốc hội cũng như lãnh đạo các công ty
nhà nước bị vướng cáo buộc tham nhũng.
Cần phải nói rằng việc lập tài khoản bí mật ở nước
ngoài, kể cả các 'thiên đường thuế', không phải là hành động bất
hợp pháp về luật, nhưng nó gây khó cho việc kiểm toán minh bạch, và
che giấu quy mô tài sản mà giới này nắm trong tay.
Tiếp tục hé lộ
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2012 đã phải đối
diện với một số cáo buộc chấn động mà các cơ quan truyền thông có
uy tín như The New York Times và hãng Bloomberg đưa ra, trong có đề cập
đến khối tài sản của các ông Tập Cận Bình và cựu Thủ tướng Ôn Gia
Bảo.
Mới đây, ông Ôn Gia Bảo đã phải viết tâm thư khẳng định
mình trong sạch.
Kể từ khi lên nắm quyền, Chủ tịch Tập đã tỏ ra khá
cương quyết và lớn tiếng trong việc bài trừ tham nhũng, không bỏ sót
bất cứ ai từ "hổ báo tới ruồi muỗi" (các tầng lớp khác
nhau trong hệ thống chính trị) để nhằm phục hồi uy tín và tính
chính danh cho Đảng Cộng sản trong một đất nước mà người dân ngày
càng bức xúc về nạn tham nhũng và bất bình đẳng xã hội.
Các tài liệu được ICIJ tiếp cận là từ hai công ty vốn
chuyên giúp khách hàng thành lập công ty, tài khoản và quỹ vốn ở
các nước thuế thấp.
Chúng cho thấy gần 22.000 khách hàng có địa chỉ ở Hoa
lục và Hong Kong, trong đó có công ty địa ốc của em rể ông Tập là
Đặng Gia Huy, và một số công ty đăng ký ở British Virgin Islands của con
trai cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Ôn Vân Tùng, và con rể ông là Lưu Xuân
Hàng.
Những cái tên khác được nêu trong điều tra của ICIJ có
Hồ Dực Thời, họ hàng của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Lý Tiểu Lâm,
con gái cựu Thủ tướng Lý Bằng.
Cuộc điều tra cũng phát hiện rằng các tập đoàn
PricewaterhouseCoopers, UBS, Credit Suisse và một số ngân hàng phương Tây
khác đã đóng vai trò môi giới tí́ch cực cho các khách hàng Trung
Quốc thiết lập tài khoản ở các thiên đường thuế.
Ngành dầu khí của Trung Quốc, vốn là lĩnh vực xảy ra
nhiều bê bối tham nhũng, có liên hệ chặt chẽ với các trung tâm tài
chính nước ngoài. Ba tập đoàn dầu khí hàng đầu của Trung Quốc: CNPC,
Sinopec và CNOOC - đều có quan hệ với hàng chục công ty đặt tại
British Virgin Islands.
Giới chức Trung Quốc hiện chưa bị buộc phải kê khai tài
sản một cách công khai và song song với nền kinh tế 'nổi' chính thức
vẫn tồn tại một nền kinh tế 'chui' giúp giữ bí mật các thương vụ
và tài khoản khổng lồ của các nhà tài phiệt đỏ.
Theo một số ước tính, lượng tài sản trị giá khoảng từ
1 nghìn tỷ tới 4 nghìn tỷ đôla đã bị tuồn ra khỏi Trung Quốc từ năm
2000.
Hố sâu bất bình
đẳng
Trong các tài liệu rò rỉ, nhiều cái tên quyền lực nhất
Trung Quốc được nhắc tới
Nền kinh tế tăng trưởng vũ bão của Trung Quốc đã gây
nhiều bất bình trong dân khi hố sâu trong thu nhập ngày càng giãn
rộng.
100 người trong danh sách giàu nhất Trung Quốc có tổng
tài sản lên tới trên 300 tỷ đôla, trong khi khoảng 300 triệu người còn
ở mức thu nhập dưới 2 đôla/ngày.
Thiếu minh bạch tài sản là một trong những vấn nạn còn
tồn tại trong nước.
Gia đình cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo có lẽ là trường hợp
đầu tiên và liên tiếp bị báo chí phương Tây phanh phui. Mới tháng 11
năm ngoái, tờ New York Times đưa tin rằng một công ty tư vấn do con gái
ông Ôn Gia Bảo - tên Mỹ là Lily Chang, điều hành, đã nhận 1,8 triệu đô
từ tập đoàn JPMorgan của Mỹ .
Vụ này đã khiến nhà chức trách Hoa Kỳ tổ chức điều
tra hoạt động của JPMorgan tại Trung Quốc, trong đó có xem xét quá
trình tuyển dụng của công ty này, vốn bị cáo buộc là chỉ nhằm thu
dụng con cái hay họ hàng của các nhân vật có ảnh hưởng.
Hôm 27/12, ông Ôn Gia Bảo đã gửi tâm thư tới nhà báo Ngô
Khang Dân ở Hong Kong, cựu đại biểu Quốc hội Trung Quốc, để bảo vệ
thanh danh. Ông viết: "Tôi chưa bao giờ liên quan và cũng không bao
giờ liên quan tới việc lạm dụng quyền lực nhằm thu lợi cá nhân vì
các mối lợi như vậy đi ngược lại những gì tôi vẫn tin tưởng".
Thêm về tin này
Các bài liên quan
20.01.14
,
05.11.12
,
26.11.12
,
28.10.12
,
26.10.12
,
Ông Lê Hiếu Đằng qua
đời
Cập
nhật: 16:09 GMT - thứ tư,
22 tháng 1, 2014
Ông Đằng phải nhập viện giữa tháng 12/2013
trong "tình trạng sức khỏe nguy kịch khi đó.
Ông Lê Hiếu Đằng, cựu quan chức thuộc Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và người tuyên bố ly khai Đảng hồi đầu tháng 12/2013, vừa qua đời
ở Bệnh viện 115, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi.
Một người bạn, giáo sư Tương Lai, nói ông được
báo tin này lúc khoảng 10 giờ tối 22/1 từ Giáo sư Hoàng Dũng, người đã vào viện
để đưa ông Đằng vào "nhà lạnh" cùng gia đình và bạn bè.
Các
bài liên quan
- Ông Lê Hiếu
Đằng 'đau đáu' về đất nướcNghe06:24
- 'Từ nay tôi
là người tự do'Nghe06:19
- 'Luật VN
không cấm lập đảng mới'Nghe12:30
Chủ
đề liên quan
Ông Tương Lai nói các bác sỹ cũng đã báo cho
gia đình và bạn bè biết về khả năng ông Đằng sẽ sớm ra đi.
"Ông ấy đau quá và các bác sỹ cũng chỉ có
thể tiêm thuốc giảm đau thôi.
"Ông cũng muốn về nhà nhưng gia đình muốn
ông ở bệnh viện để còn nước còn tát."
Ông Đằng đã phải nhập viện hồi giữa tháng
12/2013 và khi đó người ta đã nói ông ở trong "tình trạng sức khỏe nguy kịch".
Tuy nhiên sau đó sức khỏe ông có những lúc hồi
phục
'Tình nghĩa'
Nói chuyện với BBC lúc hơn 11h tối 22/1, Giáo
sư Hoàng Dũng xác nhận:
"Anh Lê Hiếu Đằng mất lúc 10h tối nay tại
bệnh viện 115 và bây giờ đã đưa về Trung tâm Pháp y thành phố, số 336 đường
Trần Phú, quận 5 ... vì trung tâm pháp y có phòng lạnh để đưa xác vào đó.
"Theo dự định của gia đình thì nếu không
có gì thay đổi thì đúng 3h sáng mai sẽ làm lễ khâm liệm.
"Mọi chuyện tiếp theo thì chưa bàn được
vì mới mất cách đây mấy giờ."
Ông Dũng cũng nói lúc 3h chiều nay ông còn
ngồi với ông Đằng trong bệnh viện nhưng lúc đó ông Đằng cũng mệt, "dịch
trong màng phổi ứa nước" và không thể nói chuyện được.
Vị giáo sư cũng cho biết ngoài ông và gia đình
ông Đằng, có mặt tại khu vực phòng lạnh còn có những người bạn khác của ông
Đằng trong đó có các ông Bùi Văn Nam Sơn, Huỳnh Kim Báu, Huỳnh Tấn Mẫm, Kha
Lương Ngãi, Tô Liên Sơn và Nguyễn Quốc Thái.
Giáo sư Dũng nói mọi người thấy "hụt hẫng
vì anh Đằng sống với anh em rất là tình nghĩa."
'Dân chủ hơn'
"Chế độ này đã quá tệ, mọi lĩnh vực đều xuống
cấp không thể nào cứu vãn được, mà các ông ấy vẫn chỉ đặt lợi ích của các tập
đoàn, của gia đình và bản thân chứ không còn đặt lợi ích của đất nước lên trên"
Lê Hiếu Đằng
Trước khi qua đời, ông Đằng là người thẳng
thắn chỉ trích chính sách mà ông coi là trấn áp quyền con người của chính quyền
Việt Nam.
Ông cũng cho rằng chính phủ ở Hà Nội không đủ
dũng khí trước Trung Quốc.
Tháng 12 năm ngoái, ông tuyên bố rút khỏi Đảng
Cộng sản.
“Chế độ này đã quá tệ, mọi lĩnh vực đều xuống
cấp không thể nào cứu vãn được, mà các ông ấy vẫn chỉ đặt lợi ích của các tập
đoàn, của gia đình và bản thân chứ không còn đặt lợi ích của đất nước lên
trên.”
“Vì thế tôi thấy không còn có thể chịu đựng
được nữa,” ông Đằng khi đó nói với trang mạng Bauxite Việt Nam.
Giáo sư Hoàng Dũng nói ông Đằng vẫn giữ quan
điểm đấu tranh của ông trong cả những ngày nằm viện:
"Cái tư tưởng của anh vẫn là tư tưởng đấu
tranh sao cho dân chủ hơn.
"Cái hướng đó anh ấy không đổi.
"Chúng tôi thường đến thăm anh và khi nào
anh ít mệt, trò chuyện được, anh cũng nói quanh mấy chuyện đấy thôi.
"Anh đau ốm cũng vào loại nặng như thế mà
gần như tới những phút cuối anh vẫn đau đáu về những chuyện không phải là bệnh
tật của anh mà là những chuyện khác, những chuyện của đất nước."
Đảng vẫn chưa
trưởng thành'
LS Nguyễn Văn Đài
Gửi tới BBC từ Hà Nội
Cập
nhật: 09:16 GMT - thứ tư,
22 tháng 1, 2014
Việt Nam đã nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt
đối và toàn diện của Đảng hơn nửa thế kỷ
Mùa Xuân năm 2014 đang đến với đất nước và dân
tộc Việt Nam và cũng là lúc kỷ niệm lần thứ 84 ngày Đảng Cộng sản Việt Nam
được thành lập ở Quảng Châu, Trung Quốc.
Bạo lực và nhà tù
Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời được 84 năm,
với hơn nửa thế kỷ nắm quyền lãnh đạo đất nước, đã trải qua hai cuộc chiến
tranh. Nhưng tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn như một đứa trẻ chậm hiểu,
chưa trưởng thành, chưa biết tự bảo vệ quyền lực của mình bằng bản lĩnh, trí
tuệ, đạo đức, uy tín. Sự tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải dựa vào
nòng súng, bạo lực và nhà tù của quân đội và công an. Đảng Cộng sản Việt Nam
chưa thể duy trì hoạt động của mình bằng sự đóng góp đảng phí của các đảng
viên, mà vẫn phải dựa vào tiền thuế của nhân dân để tồn tại.
Các
bài liên quan
- Lê Thăng Long
muốn ‘chuyển hóa Đảng’
- Nỗi đau cuối
đời của ông Lê Hiếu Đằng
- 'Tôi đang
muốn vào Đảng Cộng sản'
Chủ
đề liên quan
Những năm trước đây, để duy trì quyền cai trị
tuyệt đối của mình, các lực lượng bảo vệ Đảng Cộng sản thường bắt giữ và cầm
tù nhiều năm đối với những người hoạt động nhân quyền, những người đối lập.
Trước áp lực của cộng đồng quốc tế, nỗ lực đấu tranh của người Việt ở trong và
ngoài nước, gần đây việc bắt giữ, cầm tù đã giảm. Nhưng những lực lượng bảo vệ
Đảng lại có những hành động theo kiểu lưu manh, côn đồ như cướp tài sản, tài
liệu nhân quyền, đánh người, ném chất bẩn vào người, vào nhà của những người
hoạt động nhân quyền và đối lập.
Trong một xã hội dân chủ, công bằng và văn
minh thì các quyền con người phải được tôn trọng và thực thi trong thực tiễn,
đặt biệt phải tôn trọng những người hoạt động nhân quyền và những lực lượng đối
lập. Những người hoạt động nhân quyền sẽ bảo vệ và nói lên tiếng nói của những
nhóm thiểu số mà bị phân biệt đối xử trong xã hội, làm cho chính quyền phải
quan tâm đến họ và giải quyết các bất công trong xã hội. Từ đó mọi người sẽ
được đối xử bình đẳng, xã hội sẽ phát triển hài hòa và tiến bộ.
'Tư tưởng không tiến bộ'
Đảng giữ quyền lực bằng bạo lực và
tuyên truyền?
Còn những lực lượng đối lập sẽ giám sát đảng
cầm quyền, tạo nên sự cân bằng quyền lực, tránh tình trạng lạm dụng quyền lực
để tư lợi. Những lực lượng đối lập sẵn sàng thay thế đảng cầm quyền khi đảng
cầm quyền không còn năng lực và uy tín để lãnh đạo đất nước.
Nguyên tắc của một chế độ dân chủ văn minh là
phải có đa đảng, các đảng phái chính trị hoạt động bình đẳng với nhau, được
cạnh tranh tự do và công bằng trong các cuộc bầu cử.
Rất rõ ràng là Đảng Cộng sản Việt Nam chưa
đủ bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức, lương tâm và hệ tư tưởng dân chủ tiến bộ để lãnh
đạo đất nước xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Ngoài ra cái mà
Đảng Cộng sản Việt Nam đang thiếu đó là văn hóa dân chủ, thiếu đạo đức chính
trị để ứng xử với những công dân và tổ chức đối lập.
Một đất nước, xã hội muốn có được dân chủ,
công bằng, văn minh thì phải do một tổ chức, đảng chính trị có tư tưởng dân chủ
tiến bộ, có trí tuệ và đạo đức lãnh đạo.
Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam lại có tư
tưởng độc quyền, phi dân chủ, lạc hậu và tham nhũng thì làm sao lãnh đạo và dẫn
dắt nhân dân và đất nước xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh được.
Tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy rất rõ
ràng là bản chất và hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là đối lập với
bản chất xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong
của tác giả, một luật sư sống ở Hà Nội
Thêm về tin này
Các bài liên quan
25.12.13
,
17.12.13
,
11.12.13
,
09.12.13
,
06.12.13
,
02.12.13
,
29.11.13
,
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment