Phỏng vấn sinh
viên, blogger trẻ về trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 và các Hải quân VNCH
Phỏng Vấn Người Tham Dự
Lễ Tưởng Niệm 40 năm Hoàng Sa tại Hà Nội
Danlambao - Bản thân tôi đã nghe chữ 'Ngụy' từ hồi
học mẫu giáo. Bị giáo dục dưới hệ thống cộng sản, khi ấy tôi đã rất sợ chữ
'Ngụy'. Giáo viên đã dạy chúng tôi rằng những người lính ngụy cùng là người
Việt Nam, nhưng lại đi làm tay sai cho Mĩ, cầm súng M16 bắn giết người dân Việt
Nam. Tôi đã từng rất sợ mỗi khi nhắc đến chữ 'ngụy'. Khi lớn lên, tôi hiểu
rõ hơn về sự thật cuộc chiến và sự thật lịch sử. Tôi tự suy nghĩ và đã đặt ra
câu hỏi: Như vậy, ai là ngụy, ai là chân? - Thanh Duy - Sinh viên năm 2 Đại Học Nha Trang.
Tôi sinh và sống ở miền Bắc nên hồi còn bé mỗi khi nghe ai nhắc đến từ ngụy là biết ngay người lớn đang chửi bọn bán nước. Nhưng khi tôi tìm hiểu và xác minh thì xin lỗi, tôi thấy đây là 1 từ hết sức bố láo, và nó đã nhồi nhét làm cho cả thế hệ tôi khi học sử theo sách giáo khoa của Bộ giáo dục đã hiểu sai về một phần lịch sử của dân tộc. - Đào Trang Loan.
Tôi sinh và sống ở miền Bắc nên hồi còn bé mỗi khi nghe ai nhắc đến từ ngụy là biết ngay người lớn đang chửi bọn bán nước. Nhưng khi tôi tìm hiểu và xác minh thì xin lỗi, tôi thấy đây là 1 từ hết sức bố láo, và nó đã nhồi nhét làm cho cả thế hệ tôi khi học sử theo sách giáo khoa của Bộ giáo dục đã hiểu sai về một phần lịch sử của dân tộc. - Đào Trang Loan.
Tiếp theo loạt bài phỏng vấn nhân dịp tưởng niệm 40 năm Hải Chiến Trường Sa, Danlambao xin gửi đến bạn đọc trong thôn tâm tình của các sinh viên, blogger mà lúc các chiến sỹ hy sinh vào năm 1974 các bạn chưa ra đời và lớn lên trong môi trường xã hội chủ nghĩa.
*
Bạn có thể chia sẻ với mọi người từ đâu mà bạn biết thông tin về Hải chiến Hoàng Sa và cảm nghĩ của bạn về sự kiện này?
Thanh Duy: Tôi biết được đầy đủ thông tin về trận Hải chiến
Hoàng Sa nhờ vào việc tiếp cận thông tin hai chiều, từ báo chính thống của nhà
nước và của báo chí hải ngoại, qua mạng Internet.
Là một người sinh sau
năm 75, tôi luôn dành sự thành kính đối với những người đã hy sinh bảo vệ đất
nước, gồm cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 và những người lính
quân đội nhân dân sau này đã hy sinh vào năm 1988. Thế hệ chúng tôi chịu ơn
những người lính đã hy sinh để bảo vệ đất nước, họ đều là những anh hùng.
Đào Trang Loan (blogger
Hư Vô), một thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam và cũng là
người nhiệt tình tham gia các buổi xuống đường bảo vệ biển đảo tại Hà Nội cho
biết: Tôi mới biết về cuộc hải chiến này cách đây 3 năm, cuộc chiến do
Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và 74 người lình VNCH đã hi
sinh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, máu thịt cha ông. Và tôi cũng được cùng các
cô chú bác tưởng niệm những người lính đã hi sinh cho tổ quốc.
Fb Mặt Cười, một blogger nữ
trẻ đã bị an ninh đánh đập khi làm cổ động viên cho buổi giao hữu bóng đá giữa
No-U Vinh và Hoàng Sa FC chia sẻ: Tôi sinh ra dưới chế độ
CS, nên mọi thông tin liên quan dến “người bạn vàng” Trung Quốc đều bị bưng
bít. Tôi chỉ biết là Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Thế nhưng, hình như
khi tôi sinh ra đã không còn Hoàng Sa nữa. Rồi những đảo của Trường Sa cũng dần
mất đi. Tôi chẳng biết gì nhiều, nhưng rồi, tôi đến với các bạn đấu tranh dân
chủ, tiếp xúc các trang mạng tôi thực sự mới biết và thấy đau lòng.
Bạn có biết 74 người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hi sinh trong trận hải chiến?
Fb Mặt Cười: Tôi thực sự xót xa khi nghĩ đến sự hi sinh của các chú.
Bạn có biết 74 người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hi sinh trong trận hải chiến?
Fb Mặt Cười: Tôi thực sự xót xa khi nghĩ đến sự hi sinh của các chú.
Đào Trang Loan: Vâng, tôi có biết,
và Ngụy Văn Thà là cái tên mà tôi hay được nghe nhất, chú và đồng đội của chú
là những người anh hùng của dân tộc Việt Nam. Tôi thực sự xúc động và biết ơn
các chú, các bác.
Suy nghĩ của bạn như thế nào về những người lính 2 bên chiến tuyến bảo vệ đất nước? Đối với bạn, có sự khác biệt gì không giữa những người lính VNCH như Trung tá Nguỵ Văn Thà và đồng đội của ông với những người lính QĐND đã hy sinh ở chiến trường biên giới Việt Trung vào năm 1979 và 1984?
Suy nghĩ của bạn như thế nào về những người lính 2 bên chiến tuyến bảo vệ đất nước? Đối với bạn, có sự khác biệt gì không giữa những người lính VNCH như Trung tá Nguỵ Văn Thà và đồng đội của ông với những người lính QĐND đã hy sinh ở chiến trường biên giới Việt Trung vào năm 1979 và 1984?
Đào Trang Loan: Tôi thấy chẳng có
sự khác biệt nào là lớn nào, ở đây mà chỉ có một điều đáng nói nhất và đáng nhớ
nhất đó là lòng yêu nước của các anh, cả những người lính VNCH cũng như QĐND.
Họ có một lòng yêu nước nồng nàn và sẵn sàng hi sinh để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ
máu thịt ông cha dù cho quân thù có lớn mạnh đến đâu.
Chúng ta có thể thấy
rằng 74 người lính đã chiến đấu và hy sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa. Tuy
nhiên, 40 năm trôi qua, phía chính phủ Việt Nam vẫn còn thái độ phân biệt đối
với những người lính VNCH. Những người lính VNCH vẫn bị gán là
"ngụy". Bạn nghĩ sao về điều này?
Thanh Duy: Bản thân tôi đã nghe chữ 'Ngụy' từ hồi học mẫu giáo. Bị giáo dục dưới hệ thống cộng sản, khi ấy tôi đã rất sợ chữ 'Ngụy'. Giáo viên đã dạy chúng tôi rằng những người lính ngụy cùng là người Việt Nam, nhưng lại đi làm tay sai cho Mĩ, cầm súng M16 bắn giết người dân Việt Nam. Tôi đã từng rất sợ mỗi khi nhắc đến chữ 'ngụy'.
Khi lớn lên, tôi hiểu rõ
hơn về sự thật cuộc chiến và sự thật lịch sử. Tôi tự suy nghĩ và đã đặt ra câu
hỏi: Như vậy, ai là ngụy, ai là chân?
Những người bị gọi là 'ngụy' trên thực tế đều là những người lính bảo vệ nhân dân, họ không mang quân xâm chiếm; không mang bộc phá, thuốc nổ giết hại dân lành vô cớ; họ không tàn sát, giết hại dân lành trong năm 1968...
Những người bị gọi là 'ngụy' đã hy sinh thân mình để bảo vệ biển đảo quê hương. Tôi được biết, vào năm 1974, khi trận Hải chiến Hoàng Sa xảy ra, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã phát biểu:"Cho dù có chết cũng phải bảo vệ mảnh đất quê hương của mình". Như vậy, xin hỏi có 'ngụy' nào mà biết bảo vệ mảnh đất tổ tiên của mình, chấp nhận hy sinh trước một kẻ thù lớn cho quê hương mình?
Những người bị gọi là 'ngụy' trên thực tế đều là những người lính bảo vệ nhân dân, họ không mang quân xâm chiếm; không mang bộc phá, thuốc nổ giết hại dân lành vô cớ; họ không tàn sát, giết hại dân lành trong năm 1968...
Những người bị gọi là 'ngụy' đã hy sinh thân mình để bảo vệ biển đảo quê hương. Tôi được biết, vào năm 1974, khi trận Hải chiến Hoàng Sa xảy ra, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã phát biểu:"Cho dù có chết cũng phải bảo vệ mảnh đất quê hương của mình". Như vậy, xin hỏi có 'ngụy' nào mà biết bảo vệ mảnh đất tổ tiên của mình, chấp nhận hy sinh trước một kẻ thù lớn cho quê hương mình?
Thêm vào đó, sau trận
Hải chiến Hoàng Sa 1974, phía Việt Nam Cộng Hòa khi ấy có đề nghị với phía Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa đệ đơn lên LHQ lên án Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, nhưng
phía cộng sản đã bác bỏ.
Như vậy, họ nói giải phóng, nhưng giải phóng cái gì? Điều đó khẳng
định rằng, họ không có quyền gọi ai là 'ngụy'.
Fb Mặt Cười: Hồi xưa ngụy là do chính quyền cộng sản đặt ra và người dân mình cứ theo thế gọi. Còn hôm nay khi hiểu được đầy đủ rồi thì từ đó đâu phù hợp nữa. Các anh vẫn một lòng bảo vệ chủ quyền biển đảo, lãnh thổ Việt Nam đó thôi.
Đào Trang Loan: Tôi sinh và sống ở miền Bắc nên hồi còn bé mỗi khi nghe ai nhắc đến từ ngụy là biết ngay người lớn đang chửi bọn bán nước. Nhưng khi tôi tìm hiểu và xác minh thì xin lỗi, tôi thấy đây là 1 từ hết sức bố láo, và nó đã nhồi nhét làm cho cả thế hệ tôi, (có thể cả những thế hệ trước nữa) khi học sử theo sách giáo khoa của Bộ giáo dục đã hiểu sai về một phần lịch sử của dân tộc.
Fb Mặt Cười: Hồi xưa ngụy là do chính quyền cộng sản đặt ra và người dân mình cứ theo thế gọi. Còn hôm nay khi hiểu được đầy đủ rồi thì từ đó đâu phù hợp nữa. Các anh vẫn một lòng bảo vệ chủ quyền biển đảo, lãnh thổ Việt Nam đó thôi.
Đào Trang Loan: Tôi sinh và sống ở miền Bắc nên hồi còn bé mỗi khi nghe ai nhắc đến từ ngụy là biết ngay người lớn đang chửi bọn bán nước. Nhưng khi tôi tìm hiểu và xác minh thì xin lỗi, tôi thấy đây là 1 từ hết sức bố láo, và nó đã nhồi nhét làm cho cả thế hệ tôi, (có thể cả những thế hệ trước nữa) khi học sử theo sách giáo khoa của Bộ giáo dục đã hiểu sai về một phần lịch sử của dân tộc.
Dịp tưởng niệm 40 năm
Hải chiến Hoàng Sa năm nay, người dân cả trong và ngoài nước đã kêu gọi các
hoạt động vinh danh những người lính VNCH. Theo bạn, những hoạt động này có
giúp ích gì cho những người trẻ như bạn không? Các bạn có nghĩ là nên vinh
danh những người lính VNCH ở trận chiến HS 1974? Nếu có, bạn sẽ tham gia?
Fb Mặt Cười: Chúng ta, thế hệ
sau phải làm gì đó để noi gương các anh, người lính Việt Nam Cộng Hòa. Và nếu
có, tôi sẵn sàng tham gia để vinh danh các anh. Chúng ta nên tổ chức biểu tình,
gửi các thông điệp đến cho thế giới để thế giới biết rằng Hoàng Sa, Trường Sa
là của Việt Nam và sự thật đó không bao giờ và ai có thể thay đổi được.
Đào Trang Loan: Tôi nghĩ điều đó đáng phải
làm từ khi các anh hi sinh dù dưới chế độ nào vì các anh đã hi sinh để bảo vệ
tổ quốc. Và năm 2013 tôi đã cùng các bác các cô các chú ra biển Hải Phòng thả
vòng hoa cũng như tưởng niệm sự hi sinh của các anh. Ngày hôm nay những việc cụ
thể mà chúng ta cần làm là xuống đường thể hiện lòng yêu nước, tổ chức các buổi
tưởng niệm những người lính đã hi sinh khi chiến đấu với bọn bành trướng Bắc
Kinh từ biên giới phía Bắc cho tới biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Gửi đi các
bằng chứng chứng minh HS, TS là của VN từ bao đời nay cho các nước trên Thế
giới nắm được tình hình.
Thanh Duy: Chắc chắn là việc vinh danh các chiến sỹ VNCH
rất hữu ích. Dưới sự giáo dục chủ trương bưng bít sự thật của chế độ cộng sản,
tuổi trẻ ít có cơ hội tiếp cận sự thật. Vì vậy, những hoạt động như trên sẽ
cung cấp thêm thông tin cho giới trẻ là rất cần thiết.
Giữa những người lính
năm xưa và những người xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ngày nay
có một điểm tương đồng đó là lòng yêu nước, yêu quê hương. Chúng ta không thể ngồi
yên đứng nhìn trước kẻ thù truyền kiếp, với mộng bành trướng nô lệ ngàn năm.
Xin chân thành cảm ơn bạn!
Cả gia đình bị CA khủng bố vì
mặc áo tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa
CTV Danlambao - Lúc 23 giờ khuya ngày 18/1/2014, chị Đinh Thị
Nguyễn Thảo Quỳnh Như đã bị một toán công an sắc phục đủ loại kéo đến
sách nhiễu, khám xét nhà riêng tại địa chỉ 23/15 Đồng Xoài, quận Tân Bình.
Chị Đinh Thị Nguyễn Thảo
Quỳnh Như sinh năm 1979, được biết đến với tên gọi khác là Thạch Thảo, là chị
ruột của Đinh Nhật Uy và Đinh Nguyên Kha. Tại thời điểm công an đến khám xét,
trong nhà chỉ có hai mẹ con gồm có chị và cô con gái 12 tuổi.
Trước đó, vào tối cùng
ngày, chị Thạch Thảo có đi sinh hoạt cùng CLB bóng đá No-U Sài Gònvà
tham gia các buổi tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa.
Trên facebook cá nhân có
chia sẻ một bức ảnh, trong đó chị Thạch Thảo mặc áo dài, kèm theo một dải băng
màu xanh với hàng chữ “Việt Nam - Hoàng Sa – Trường Sa”treo
trước ngực. Đây là nguyên nhân chính khiến chị trở thành đối tượng để lực lượng
côn an Tp.HCM xua quân sách nhiễu, trả thù.
Kết thúc các hoạt động
tưởng niệm, trên đường về đến nhà, Thạch Thảo bất ngờ bị một tên côn đồ đạp vào
lưng khiến chị suýt bị ngã xe.
Khi vào nhà được một lúc thì bất ngờ một đám đông an ninh ô hợp đủ mọi thành phần kéo đến đòi khám xét nhà. Viện lý do 'kiểm tra nhân khẩu', đám đông CA liên tục uy hiếp hai mẹ con chị, đồng thời lục lọi mọi ngõ ngách trong nhà.
Khi vào nhà được một lúc thì bất ngờ một đám đông an ninh ô hợp đủ mọi thành phần kéo đến đòi khám xét nhà. Viện lý do 'kiểm tra nhân khẩu', đám đông CA liên tục uy hiếp hai mẹ con chị, đồng thời lục lọi mọi ngõ ngách trong nhà.
Sau khi khám xét khắp
nơi không thu được gì, nhóm công an này đã thu giữ giấy chứng minh nhân dân của
chị Thảo, đồng thời yêu cầu chị thứ 2 tuần sau lên 'giải quyết'.
Trước đó, vào sáng cùng ngày, bà Nguyễn Thị Kim Liên -
mẹ chị Thạch Thảo đã trở về đến phi trường Tân Sơn Nhất sau một chuyến đi Mĩ
kéo dài. Đây là chuyến đi nhằm kêu gọi quốc tế hỗ trợ đòi trả tự do cho các tù
nhân lương tâm Việt Nam, trong đó có Đinh Nguyên Kha - con
trai bà Liên đang bị kết án 8 năm tù giam.
Ngay khi đặt chân trở
lại Việt Nam, bà Liên đã lập tức bị an ninh sân bay Tân Sơn Nhất chặn lại sách
nhiễu. Tuy nhiên, gia đình bà Liên gồm có chị Thạch Thảo, Đinh Nhật Uy và đông
đảo các blogger Sài Gòn đã chờ sẵn bên ngoài để gây áp lực. Nhờ vậy mà an ninh
sân bay Tân Sơn Nhất buộc phải để bà Liên ra ngoài trong vòng tay chào đón của
mọi người.
Vụ sách nhiễu gần đây
nhất đối với mẹ con chị Thạch Thảo cho thấy thủ đoạn trả thù của công an đối
với gia đình Đinh Nguyên Kha. Từ ngày Kha bị bắt, cả gia đình anh đều dấn thân
đấu tranh, lên tiếng đòi lại lẽ công bằng. Đinh Nhật Uy - anh trai Kha sau khi
ra khỏi tù vẫn tiếp tục hoạt động mạnh mẽ với chương trình tri ân các chiến sỹ
Hoàng Sa do nhóm No-U Sài Gòn tổ chức.
Sau trận khủng bố giữa đêm, chị Thạch Thảo chia sẻ trên facebook:
Giữa đêm con gái đang
ngủ mà công an đến đầy nhà, đi từ dưới đất lên sân thuợng, kiểm tra từng phòng.
Con gái tỉnh ngủ sợ run người vì không biết chuyện gì đang xảy ra. Nhìn con mà
mình cảm thấy có lỗi, có lỗi vì đã sinh con ra trong cái xã hội tệ hại này. Có
lỗi vì để con phải sống trong lo sợ. Công an đi rồi, con gái ôm mền qua phòng
mẹ nói với mẹ: công an có đến nữa mẹ nhớ kêu con dậy.
Sài Gòn: Tưởng niệm 40 năm
Hải chiến Hoàng Sa, phản đối công hàm bán nước Phạm Văn Đồng
Biểu tình
phản đối công hàm bán nước Phạm Văn Đồng tại Sài Gòn
CTV Danlambao - Sáng ngày 17/1/2014, khoảng 30 dân oan các tỉnh đã tập trung tại khu vực công viên trước cổng dinh Độc Lập để tưởng niệm 74 tử sỹ VNCH đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Bà con dân oan đa số là phụ nữ lớn tuổi còn mang theo biểu ngữ có nội dung giới thiệu "Phong trào Dân oan Tranh đấu" - đây là một phong trào vừa được thành lập hồi cuối tháng 12, năm 2013. Bên cạnh là một tấm biểu ngữ in dòng chữ:
"Chế độ Hà Nội hèn
nhát, không dám lên tiếng phản đối Trung Cộng chiếm đảo Hoàng Sa.
Phản đối công hàm bán nước Phạm Văn Đồng.
Nhân dân Việt Nam ghi ơn gương anh dũng của cố trung tá Ngụy Văn Thà và các tử sỹ Hoàng Sa 1974".
Chị Trần Ngọc Anh, người từng bị CA đánh nhập
viện cách đây nửa tháng cho biết: Buổi tưởng niệm sáng hôm 17/1/2014 là hoạt
động của các thành viên Phong trào Dân oan Tranh đấunhằm ghi
ơn 74 tử sỹ đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa, đồng thời cũng để tố cáo chế độ cộng
sản hèn hạ, bán nước qua công hàm Phạm Văn Đồng 1958.
Theo lời chị Ngọc Anh, trước đó có khoảng 100
dân oan tập trung tại khu vực công viên trước Dinh Độc Lập, nhưng đã bị công an
xe lẻ và giải tán. Dù chỉ còn lại khoảng 30 người, nhưng bà con vẫn quyết định
thực hiện cuộc biểu tình.
Dân oan Trần Thị Ngọc Đa, cũng là thành viên của
Phong trào Dân oan Tranh đấu kể lại: Khi mọi người vừa giăng biểu ngữ và hô
khẩu hiệu chưa được bao lâu thì công an lập tức lao đến giằng xé biểu ngữ với
thái độ hung bạo.
Một viên côn an mật vụ lớn tiếng chửi bới: "ĐM
chúng mày, đi kiện không lo đi kiện mà đi làm chính trị hả?", "Giờ
này mà mày còn dám nhắc đến Việt Nam Cộng Hòa hả?"
Chị Ngọc Anh và nhiều bà con dân oan liên tục bị
xô ngã, cướp xé biểu ngữ và đàn áp trong gần 40 phút. Khi công an chuẩn bị bắt
mọi người lên xe, chị Ngọc Anh liền cầm hai chiếc dép lên tay, dọa sẽ liều chết
nếu công an giở trò thô bạo. Trước sự đoàn kết của bà con dân oan cùng với sự
quyết liệt của chị Ngọc Anh, công an mật vụ đã buộc phải ngừng tay không dám
bắt người.
Dân oan Trần Thị Ngọc Đa cho biết, trước đó, khi
bị công an tra khảo về việc thành lập Phong Trào Dân oan Tranh đấu, bà Đa cũng
bị CA đe dọa về việc tham dự buổi lễ tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa vào ngày
19/1 tới.
* Dưới đây là hình ảnh một tên Việt gian cướp biểu ngữ của bà con dân oan. Khi bị ghi hình, tên này còn đe dọa đập máy của người quay phim:
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment