Kéo đổ tượng Lenin không thành ở Hà Nội
Cập nhật: 08:06 GMT - thứ sáu, 24 tháng 1, 2014
Một nhóm học người tự nhận là học viên Pháp Luân
Công tại Việt Nam cho hay đã
tìm cách kéo đổ tượng Lenin ở vườn hoa mang tên ông
trên đường Điện Biên Phủ, Hà Nội, nhưng không thành.
19 giờ tối giờ Việt Nam ngày 24/1
BBC tiếng Việt đã liên lạc với công an Phường Điện Biên đề nghị xác nhận sự việc này.
Tuy nhiên bộ phận thường trực của công an phường sau khi vấn ý cấp trên đã không khẳng định và cũng không
bác bỏ tin này và nói chỉ có thể trả lời bằng công văn.
Trước đó trong ngày 24/1, ông Nguyễn Doãn Kiên, một người tự nhận là đã trực tiếp tham gia vào vụ việc này nói với BBC tiếng Việt rằng sự việc diễn ra lúc 3h30 sáng
23/1 và nhóm ông gồm có 4 người.
"Khi chúng tôi trèo lên tận nơi để thực hiện thao tác quàng dây cáp qua cổ bức tượng thì phát hiện ra là nó được lắp ốc vít bên dưới," ông nói.
"Dây cáp của bọn tôi không đủ lực để kéo đổ bức tượng nên trong lúc
kéo thì xảy ra sự cố khiến dây bị đứt nên bức tượng vẫn chưa đổ."
Khi được hỏi về động cơ khiến nhóm của ông quyết định đi đến hành động nói trên, ông
Kiên nói:
Công an phường Điện Biên không bình
luận
Công an Phường Điện Biên, Hà Nội không bình luận về sự việc có hay không
chuyện tượng Lênin bị kéo đổ bất thành ở Hà Nội.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
"Thực ra việc kéo đổ tượng Lenin đã được thực hiện khắp nơi trên thế giới rồi."
"Cộng sản Việt Nam chỉ là một cái vòi bạch tuộc của Cộng sản Trung Quốc, mà Trung Cộng đã bức hại Pháp Luân Công
bao năm nay rồi."
"Bản chất cộng sản không thể cải biến được, mà chỉ có thể đào thải thôi."
Pháp Luân Công chưa được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và nhiều buổi tụ tập của các học viên Pháp Luân
Công tại đây những năm qua đều bị giải tán.
Hồi tháng 9 năm ngoái, sáu học viên Pháp Luân Công từ Việt Nam sang Trung Quốc cũng bị câu lưu nhiều ngày trước khi được trả về nước.
Tiếng nói công khai
"Cộng đồng học viên Pháp Luân
Công Việt Nam không bao giờ ủng hộ hành vi này. Những người này mượn danh Pháp Luân
Công để làm cái gọi là chính trị"
Độc giả
facebook.com/bbcvietnamese
Sau sự việc hôm 23/1, ông
Kiên đã đăng tải danh tính của cả bốn người trong nhóm của mình lên mạng và công khai thừa nhận rằng chính nhóm của ông đứng đằng sau vụ việc.
Giải thích với BBC về điều này, ông Kiên
nói: "Lenin là một nhà độc tài nên việc hạ đổ tượng ông ta là việc quá chân chính, quá đúng"
"Công khai danh tính và nói rõ ý tưởng của mình là một việc đúng đắn nên chúng tôi
không có gì phải lo lắng."
"Việc vạch trần bản chất của cộng sản thì thế giới họ đã làm từ lâu rồi, nhưng ở Việt Nam không ai dám
nói ra."
"Phải đứng ra mà nói, dùng
tên thật mà nói, mới có hiệu quả. Chứ người ta chỉ chửi đổng trên mạng như thế, không nói danh tính ra thì cũng không đáng tin lắm."
Một người lấy tên là Nguyễn Doãn Kiên hôm
22/01/2014 đưa một video clip lên Bấm youtube về ý định giật đổ tượng Lenin, tức là trước hôm được mô tả là thực hiện hành động này một ngày.
Lý do muốn kéo đổ tượng Lenin
Ông Nguyễn Doãn Kiên giải thích lý do vì
sao nhóm học viên Pháp Luân Công đi đến quyết định cùng kéo đổ tượng Lenin tại Hà Nội.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Trang facebook của BBC nhận được nhiều ý kiến của độc giả về tin giật tượng nhưng không đổ này.
Một người nhận xét "Đây thực sự là một nhóm tà ngộ dùng Pháp Luân
Công để phục vụ cho mưu toan chính trị. Cộng đồng học viên Pháp Luân Công Việt Nam không bao giờ ủng hộ hành vi này. Những người này mượn danh Pháp Luân
Công để làm cái gọi là chính trị."
Một người khác viết "Cái gì lỗi thời thì nên kéo đổ, Lê Nin cùng với chủ nghĩa Mác Lê suy cùng là cội nguồn biết bao bi thương cho dân tộc Việt Nam".
Những năm gần đây, viêc dỡ bỏ tượng Lenin đã xảy ra ở nhiều quốc gia muốn xóa bỏ dấu tích của quá khứ cộng sản.
Mới đây nhất, hồi 8/12 năm ngoái,
những người biểu tình đã kéo đổ tượng Lenin ở trung tâm thủ đô Kiev, Ukraine,
để phản đối ảnh hưởng của Nga tại nước này.
Bức tượng sau đó bị đập phá bằng búa tạ và những mảnh vỡ đã trở thành món hàng được ưa chuộng trên những trang bán đấu giá.
Tượng Lenin tại thủ đô Kiev, Ukraine,
bị người biểu tình kéo đổ và đập vỡ
Cuối năm 2012, Mông Cổ cũng cho dỡ bỏ bức tượng Lenin cuối cùng khỏi thủ đô Ulan-Bator.
Thị trưởng Ulan-Bator, ông
Bat-Uul Erdene, lúc đó đã gọi Lenin và những người cộng sản là "lũ sát
nhân".
Tại Việt Nam, một loạt báo trong nước đã phải gỡ bài tường thuật về việc tượng Lenin bị đập vỡ trong cuộc biểu tình ở Ukraine.
Nguồn tin trong ngành lúc đó cho BBC hay biên tập một số tờ báo đã nhận 'chỉ đạo miệng' từ quan chức quản lý báo chí về việc phải dỡ bỏ bài về "lật đổ tượng Lenin".
Lệnh chỉ đạo này không được thể hiện bằng văn bản, có thể vì sợ bị rò rỉ ra ngoài như một số trường hợp đã xảy ra trước đó.
Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan phụ trách báo chí của Đảng, từng bị phản ánh đã "nhắc nhở, khiển trách, kỷ luật" các báo không tuân thủ chỉ thị của ban này.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment