VN dùng tin tặc tấn công mạng dân chủ?
Cập nhật: 09:01 GMT - thứ ba, 21 tháng 1, 2014
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội từng thừa nhận về lực lượng 900 dư luận viên của cơ quan này
Chính phủ Việt Nam bị tình nghi đứng đằng sau những vụ tấn công mạng nhằm vào các nhà hoạt động dân chủ ở nước ngoài, theo hãng
thông tấn AP.
Trong tin đăng ngày 20/1, AP dẫn trường hợp trang blog của bà Đinh Ngọc Thu, một nhà hoạt động dân chủ cho Việt Nam ở California, bị mất kiểm soát sau khi máy
tính của bà nhiễm mã độc.
Trang blog Ba Sàm, nổi tiếng với những bài viết chỉ trích chính quyền Hà Nội, hồi tháng Ba năm
2013 đã đột ngột đăng hàng loạt thông tin và các hình ảnh cá nhân của bà Thu cùng với những lời lẽ lăng mạ.
Trả lời phỏng vấn BBC vào lúc đó,
chủ trang Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh xác nhận trang này đã bị tin tặc tấn công, tuy nhiên ông cũng không bình luận về việc bà Thu có phải là một biên tập viên khác của trang hay không.
Theo AP, sau khi trang Ba Sàm bị tấn công, bà Thu đã phải tốn một tuần lễ để lấy lại quyền kiểm soát trang này,
sau đó phải chuyển blog tới một địa chỉ khác. Chỉ trong vài tuần, địa chỉ mới này cũng đã bị chặn từ trong nước.
"Họ đã khiến gia đình và cá
nhân tôi tổn thương. Họ hạ nhục chúng tôi để chúng tôi không
dám viết blog nữa," bà Thu được AP dẫn lời nói.
"Họ còn gửi cho tôi những lời đe dọa và nói sẽ 'viếng thăm tôi ở
California'."
Tấn công hàng loạt
Các chuyên gia tin học điều tra vụ tấn công nhằm vào bà Thu được AP dẫn lời nói mã độc đã được cài vào một đường link gửi đến email của nạn nhân. Sau khi bà
Thu nhấn vào đường dẫn này, một phần mềm đánh cắp mật mã được tự động cài vào máy
tính của bà, giúp kẻ tấn công có thể tiếp cận những thông tin cá
nhân.
Cũng theo AP, các cuộc điều tra sau đó cho
thấy một phiên bản được nâng cấp của loại mã độc này cũng đã được cùng một nhóm tin tặc gửi đến ít nhất ba mục tiêu khác.
Những người này bao gồm một phóng viên người Anh của hãng thông tấn AP tại Hà Nội, một giáo sư toán học, đồng thời cũng là một nhà hoạt động dân chủ người Việt đang sống tại Pháp, một thành viên của tổ chức hoạt động cho quyền tự do thông tin trên
mạng Electronic Frontier
Foundation (EFF), có trụ sở tại Mỹ.
Cả ba người này đều không nhấn vào đường link.
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 21/1,
ông Vũ Ngọc Sơn, giám đốc bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của công ty công nghệ BKAV, cho biết một máy tính bị nhiễm độc có thể sẽ được tin tặc sử dụng như một máy chủ để tiếp tục phát tán mã độc tới các máy khác.
"Những mã độc chiếm quyền điều khiển máy tính để ăn cắp thông tin và gửi ra ngoài thì người sử dụng không thể biết được, chỉ khi xảy ra hậu quả như mất tiền trong ngân hàng
hay mật khẩu của tài khoản bị đổi đi chẳng hạn, lúc đó họ mới biết," ông Sơn nói.
Chính phủ hậu thuẫn?
Google nói phần mềm FinFisher đang được sử dụng để theo dõi điện thoại của các nhà hoạt động trong nước
Các nhà hoạt động và giới phân tích đang
nghi ngờ chính quyền Hà Nội đứng đằng sau cuộc tấn công này, cũng
như hàng loạt những cuộc tấn công khác, AP cho biết.
Những người này nói một lực lượng tin tặc thân chính phủ đang ngăn chặn, tấn công và theo dõi
các nhà hoạt động người Việt trên khắp thế giới nhằm chống phá phong trào
dân chủ.
"Các chiến dich nhằm vào những tiếng nói bất đồng đã được tiến hành ở nhiều nơi khác nhau. Và giờ thì chúng ta thấy chúng đang nhằm vào cả những người đăng tin về những tiếng nói đó,"
ông Morgan Marquis-Boire, một nhà nghiên cứu tại Đại học Toronto, Hoa Kỳ, được AP dẫn lời nói.
Hồi năm 2010, Google và McAfee cũng
cáo buộc hàng nghìn phần mềm chứa mã độc đang được sử dụng nhằm vào hàng nghìn cư dân mạng tại Việt Nam.
McAfee nói họ nghi ngờ rằng những kẻ tấn công "có thể có quan hệ" với chính phủ.
Hồi năm ngoái, một nhóm nghiên cứu do ông Marquis-Boire dẫn đầu cũng đã phát hiện ra một phần mềm với tên gọi FinFisher được sử dụng để theo dõi liên lạc giữa các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam.
Những nghi ngờ xung quanh việc chính phủ Việt Nam đứng sau các vụ tấn công mạng còn dựa vào việc tin tặc đã bỏ ra hàng chục nghìn đôla để thuê các máy chủ trên toàn cầu, Dieu Hoang, một kỹ sư tin học người Úc ủng hộ các nhà hoạt động, nói với AP.
"Việc hạ nhục được tiến hành một cách không chính
thức, bởi một lực lượng giấu mặt," ông Hoang
nói.
"Còn việc ngăn chặn [các trang web],
được thực hiện bởi một lực lượng chính thức."
Hồi năm 2012, ông Hồ Quang Lợi, Trưởng ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, thừa nhận cơ quan này đã thuê
900 dư luận viên nhằm đối phó với sự chỉ trích nhằm vào chính phủ trên không gian mạng.
Có truy được thủ phạm?
"Hiện nay về mặt công nghệ mà nói thì hoàn
toàn có thể truy được những cuộc tấn công và lừa đảo,"
Ông Vũ Ngọc Sơn, giám đốc bộ phận Nghiên cứu & Phát triển của BKAV
"Hiện nay về mặt công nghệ mà nói thì hoàn
toàn có thể truy được những cuộc tấn công và lừa đảo," ông Sơn nói.
"Khi chúng ta tham gia vào Internet thì tất cả những hoạt động của chúng ta đều để lại dấu vết trên Internet,
và từ đó có thể lùng lại để tìm ra hung thủ đằng sau những vụ tấn công."
Tuy nhiên, theo bà Eva Galperin, thành viên của EFF nhận phải mã độc, đó không phải là điều đơn giản.
"Việc xác định thủ phạm rất khó. Khó hơn việc phân tích mã độc rất nhiều," bà nói.
"Tất nhiên sẽ có nghi ngờ, nhưng tôi vẫn chưa thể khẳng định rằng cá nhân tôi biết chắc chính phủ Việt Nam là thủ phạm".
Hiện nay một số nhóm vận động đã cho các
thành viên của mình trải qua những khóa huấn luyện kỹ năng đảm bảo an toàn khi sử dụng mạng, tuy nhiên, lực lượng tin tặc đang chiếm ưu thế tại nhiều nơi, ông Hoang cho
biết.
"Về lực lượng và tiền bạc, chúng tôi không
thể so sánh với họ. Sau một thời gian, chúng tôi
sẽ kiệt sức. Họ sẽ làm người khác bực bội, sợ hãi, làm cho ngày
càng có thêm nhiều người không dám nói lên tiếng nói của mình," ông
nói.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment