Thursday, January 23, 2014

Suy nghĩ từ một lệnh cấm


Suy nghĩ từ một lệnh cấm
Tô Văn Trường

Anh Bảy Nhị (nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang) cho biết mới có ngày họp mặt truyền thống ngành vô tuyến điện, nay là Bưu chính-Viễn thông tại An Giang với sự tham gia của nhiều anh đã từng ở cương vị lãnh đạo cao nhất tỉnh: 2 nguyên Bí thư tỉnh ủy, 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, 2 nguyên thủ trưởng cơ quan công an và quân đội, v.v. đều đã về hưu có trao đổi với nhau về đề nghị Nhà nước truy phong Liệt sĩ cho 74 tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa trận hải chiến Hoàng Sa cách đây 40 năm.

Các thông tin được đăng tải gần đây, nhất là loạt bài trên báo Tuổi Trẻ xúc động mạnh tinh thần Dân Tộc của các tầng lớp nhân dân, nhất là cán bộ lão thành cách mạng. Tổng hợp ý kiến từ cuộc họp nói trên, Anh Bảy Nhị chấp bút thành bài báo “Chúng tôi và Hoàng Sa” (bài được đính kèm) gửi đăng trên báo Tuổi Trẻ, thì nhận được phản hồi: “Trên lịnh cho ngưng lại hết!”.

Có thể hiểu, lệnh này từ Ban Tuyên giáo Trung ương nhưng ai là người khởi xướng lệnh mất lòng dân này? Người dân không quên, trong kỳ họp Quốc hội cuối năm 2011, Thủ tướng là nhà lãnh đạo đầu tiên nói thẳng việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm nốt Hoàng Sa năm 1974 lúc đó do quân đội Việt Nam Cộng Hòa đóng giữ.

Chúng tôi ủng hộ những suy tư của Anh Bảy Nhị, trân trọng tình cảm, suy nghĩ của Anh Bảy về những hy sinh của dân tộc ta tại Hoàng Sa cách đây 40 năm. Tổ Quốc ghi công mãi mãi những người con của mình đã ngã xuống. Những điều Anh Bảy Nhị viết cũng là tâm trạng và mong muốn chung của những ai nặng lòng vì nước. Tiếc thay, vấn đề là những người nắm quyền trên cao lại cân nhắc thiệt hơn theo tiêu chí khác.

Tôi mới nhận được thông tin “Thế giới Google đã công nhận Hoàng Sa của Việt Nam!” . Sau nhiều cố gắng của các nhà khoa học trên thế giới trong đó có cả chính những nhà khoa học chân chính Trung Quốc, và đặc biệt công sức lớn lao của các nhà khoa học Việt Nam tại Hải ngoại cung cấp bằng chứng khoa học, sát thực cùng với sự đấu tranh không mệt mỏi đến nay trên Google Earth đã thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam chúng ta!

TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA THUỘC CHỦ QUYỀN VIỆT NAM
PARACEL ISLANDS & SPRATLY ISLANDS BELONG TO VIETNAM …

西沙群島和南沙群島屬於越南. (Xem bản đồ trên Google). Điều này cho thấy chân lý Hoàng Sa là của chúng ta đã được thế giới ‘Google’ công nhận!

Thế thì việc gì mà phải sợ hãi đến mức ra lệnh cấm đưa tin về Hoàng Sa tổn thương đến lòng tự hào dân tộc, và vong linh những người lính Việt Nam Cộng Hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã hy sinh vì bảo vệ Hoàng Sa, trong khi hầu như không có chính sách nào cụ thể hoặc theo đuổi chính sách không thể thực hiện được về Trường Sa.

Chuyên gia Vũ Quang Việt (nguyên Vụ trưởng cơ quan thống kê Liên Hiệp Quốc) mới cho tôi biết nội dung anh trao đổi với vài người bạn Mỹ, cũng là ý kiến của anh Việt phát biểu tại Đại học Harvard, toàn văn bằng tiếng Anh như sau:
“Recently Long and I participated in the meeting at Harvard. I raised my worry about the almost-no-policy or indefensible policy of Vietnam.
1. Vietnam continues to claim the whole Spratlys. Thus, Vietnam’s position is no different that of China:
Vietnam’s Foreign Ministry spokesman Luong Thanh Nghi said a statement late Thursday that Hanoi has “undisputable” sovereignty over the Spratly and Paracel islands, and that ”all foreign activities in these areas without Vietnamese acceptance are illegal and invalid.”

http://www.foxnews.com/world/2014/01/10/philippines-vietnam-condemn-china-new-fishing-law-that-reinforces-claim-on/
2.
VN needs to have a clear policy that can generate broad support from the countries in SEA and further, and hopefully it can become a common policy for SEA countries who are also claimants of part of Spratlys. The new initiative should have two elements:
a)               all tiny rocks/riffs in SEAS, according to UNCLOS, should have at most 12 miles of maritime territory. Vietnam and the rest of SEA countries can bring this to Arbitration Tribunal of UNCLOS as the Philippines have done with the U-shape area and some of the rocks/riffs near its border. Thus the rest of the sea will be international territory and free for navigation. There are three sites that might be considered islands:
Itu Aba near the Philippines and occupied by Taiwan in the Spratlys (0.56km2= 235acres= 0.22 sq miles),
Pattle in the Crescent of the Paracels (0,5km2, = 210 acres= 0.2 sqmiles taken from VN by China and
Woody in the Aphitrite of Paracels (2.1km2= 504 acres=.078 sq miles) occupied by China. 
I think that based on its previous decisions, the International Court of Justice would highly likely support the position that the structures in SEA are only rocks, not islands as they are too small and too far from the mainland. Even if they are treated as islands, they will deserve proportionally much less EEZ. Most of the sea in SEAS would be international water by the decision to treat them as rocks. With this view, Carl Thayer properly called China international pirate.

b) Vietnam, either alone, or with other countries (like Philippines) should make clear to China that Vietnam would not go into military alliance with other countries detrimental to the proper interest of China, but it would be willing to support an alliance to protect its own interest and peaceful use of international maritime territory in SEAS. This element is controversial. However, I think that Vietnam has no choice but to make similar kind of decision. VN cannot deal with China in a vacuum or pretense.
The main objective of reminding the world of the Paracels is to emphasize that China is the aggressor and the taking of the island from South Vietnam is illegal by international law.
Peace and justice in the region, and the standing of VN as an independent country will require VN to change its position on SEAS as outlined in the previous two points.”

Vu Quang Viet

Mạn phép anh Việt, tôi lược dịch như sau:
“Tôi và Long [chú thích của người dịch: là giáo sư Ngô Vĩnh Long đại học ở Mỹ] mới dự cuộc họp tại Harvard. Tôi nêu lên sự lo ngại của tôi về việc Việt Nam hầu như không có chính sách gì hoặc theo đuổi chính sách không thể nào thực hiện được.

1. Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ Trường Sa. Như vậy có nghĩa là quan điểm của Việt Nam không khác gì quan điểm của Trung Quốc:

Ngày thứ năm vừa qua, nguời phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị tuyên bố rằng Hà Nội có chủ quyền “không thể chối cãi” đối với Trường Sa và Hoàng Sa và rằng “tất cả mọi hoạt động của nước ngoài trong những khu vực này mà không được sự chấp thuận của Việt Nam sẽ là những hoạt động phi pháp và vô hiệu.”

2. Việt Nam cần phải có một chính sách rõ ràng để có thể qua đó vận động sự ủng hộ rộng rãi từ các nước ở Đông Nam Á và các nước khác, và hi vọng rằng chính sách đó sẽ trở thành chính sách chung của các nước Đông Nam Á bởi vì những nước đó cũng đang đòi hỏi chủ quyền đối với một phần Trường Sa. Sáng kiến mới cần phải có hai nội dung:

a) Tất cả các khu đá nhỏ/khu đá nổi ở Đông Nam Á, theo UNCLOS cần phải có cao nhất là 12 hải lý lãnh hải. Việt Nam và các nước khác ở Đông Nam Á có thể đưa vấn đề này trước Tòa án của UNCLOS như Philippines đã làm đối với vùng hình chữ U và đối với một số vùng đá/khu đá nổi gần biên giới Philippines. Như thế thì vùng còn lại trên biển sẽ là hải phận quốc tế và là vùng hàng hải tự do. Có ba vị trí có thể được coi như đảo là:
Itu Aba gần Philippines hiện do Đài Loan chiếm đóng ở Trường Sa (0.56km2= 235 acres= 0.22 sq miles),
Pattle trong vùng Lưỡi Liềm ở Hoàng Sa (0,5km2, = 210 acres= 0.2 sqmiles) Trung Quốc đánh chiếm từ tay Việt Nam.
Woody ở quần đảo Aphitrite ở Hoàng Sa (2.1km2= 504 acres=.078 sq miles) do Trung Quốc chiếm đóng.
Tôi nghĩ rằng dựa trên những án lệ đã có, Tòa Công pháp Quốc tế sẽ có nhiều khả năng ủng hộ quan điểm rằng những kết cấu tại Đông Nam Á chỉ là đá, mà không phải là đảo vì những chỗ đó quá nhỏ và quá xa đất liền. Ngay cả khi coi những chỗ đó là đảo thì chúng sẽ chỉ xứng đáng được hưởng vùng EEZ tương ứng với quy mô của chúng mà thôi. Nếu Tòa cho rằng những nơi đó là đá [mà không phải là đảo – người dịch ghi chú] thì phần lớn vùng biển của Đông Nam Á sẽ trở thành vùng biển quốc tế. Đứng trên quan điểm này, giáo sư Carl Thayer đã hoàn toàn đúng khi gọi Trung Quốc là tên cướp biển quốc tế.

b) Việt Nam, hoặc là một mình, hoặc là cùng với các nước khác (như là Philippines) cần phải làm sáng tỏ vấn đề với Trung Quốc rằng Việt Nam sẽ không tham gia vào liên minh quân sự với các nước khác bất lợi cho lợi ích chính đáng của Trung Quốc, nhưng Việt Nam sẵn sàng ủng hộ một liên minh để bảo vệ lợi ích của chính mình và bảo vệ sự sử dụng hòa bình vùng lãnh hải quốc tế ở Đông Nam Á. Nội dung này sẽ gây tranh cãi. Tuy nhiên, tôi cho rằng Việt Nam không có con đường nào khác mà phải đưa ra những quyết định tương tự như vậy. Việt Nam không thể nào giải quyết vấn đề với Trung Quốc bằng những điều rỗng tuếch hoặc giả vờ.

Mục tiêu chính để nhắc nhở thế giới về Hoàng Sa là nhằm chỉ rõ ra rằng Trung Quốc là kẻ xâm lược và hành động Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng hòa là phi pháp theo luật quốc tế.

Hòa bình và công lý trong khu vực và vị thế của Việt Nam là một quốc gia độc lập sẽ đòi hỏi VN phải thay đổi quan điểm trong vấn đề đối với các nước Đông Nam Á như trình bầy ở hai điểm nêu trên.”
Vũ Quang Việt.

Theo tôi nghĩ, trên đây là kiến nghị rất cụ thể từ trí thức ở ngoài nước. Những người có trách nhiệm trong cơ quan lãnh đạo đất nước nghĩ sao trước cơ hội thực hiện những bước quan trọng phù hợp luật pháp quốc tế để phát huy sức mạnh của cộng đồng ASEAN, bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia?

T. V. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Phụ lục:
CHÚNG TÔI VÀ HOÀNG SA
Trưa nay, anh em ngành Vô tuyến điện tỉnh An Giang họp mặt theo thông lệ hàng năm kỷ niệm ngày truyền thống. Trong bàn chúng tôi mạn đàm, không chỉ có những cựu hiệu thính viên năm xưa, sau hòa bình đã chuyển ngành công tác khác nhau, hầu hết đều là cán bộ cốt cán, không ít người làm Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh hoặc thường vụ Tỉnh ủy nhưng nay đã về hưu. Cũng như thường lệ, năm nay cũng có các anh Nguyễn Hữu Khánh, trưởng Cơ yếu (mật mã) của tỉnh ủy, nguyên Bí thư Tỉnh ủy và các anh nguyên chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, nguyên giám đốc Công an tỉnh … cũng có mặt vì sự quen biết gắn bó nhau trong công tác từ những năm 1960.

Sự kiện chúng tôi gặp gỡ lại trùng vào thời điểm cách đây 40 năm Trung Quốc đơn phương tấn công xâm lược, chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam lúc bấy giờ do quân lực Việt Nam Cộng hòa đồn trú, sau cái bắt tay trong “bóng tối” giữa Chu Ân Lai và Kissinger. Và câu chuyện chúng tôi cũng xoay quanh vấn đề Hoàng Sa, bỗng anh Nguyễn Hữu Khánh vỗ vai tôi nói: “Tôi muốn gặp báo Tuổi Trẻ cám ơn về loạt bài kể chuyện Hoàng Sa 40 năm trước với sự hy sinh anh dũng của 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa, để đề đạt nguyện vọng qua báo, Nhà nước ta nên công nhận 74 người đã hy sinh giữ đảo là Liệt sĩ”. Anh còn nhấn mạnh: “Tối thiểu là Liệt sĩ”! Tôi hỏi vặn lại: “Còn có thể phong Anh hùng?”. Anh trả lời ngay: “Tất nhiên rồi!. Ai anh dũng hy sinh vì Tổ quốc chống xâm lược như vậy, như 64 liệt sĩ ở Trường Sa năm 1988, đều xứng đáng là Anh hùng!”.

 Tôi nói lại: “Đang có cuộc vận động cá nhân ủng hộ tiền cất nhà cho vợ các anh như Thiếu tá hạm trưởng Ngụy Văn Thà… đang rất nghèo khổ, anh nghĩ sao?”. Anh khoát tay: “Chuyện đó cũng tất nhiên thôi, Nhà nước nên lo, còn ở đây nói chuyện phải vinh danh họ trước”. Anh còn khen báo Tuổi Trẻ hết lời về chuyện đưa loạt bài này. Anh còn “xúi” tôi: “Bảy Nhị quen với báo Tuổi trẻ viết giùm đi!”. Tôi bất ngờ và xúc động, nói ngay: “Tôi sẽ viết. Nhưng các anh có cùng quan điểm với anh Út Vũ (ông Khánh) không?”. Tất cả đều đồng tình! Có anh còn chen vào: “Ở đây là vấn đề Dân Tộc, CHỦ QUYỀN DÂN TỘC!”.

Từ khi biết chi tiết sự kiện cách đây 40 năm, đặc biệt là mỗi lần nhìn những tấm ảnh Hoàng Sa với nhà ở, bia chủ quyền, kể cả do người Pháp và các chánh quyền kế tiếp xây dựng và cả màu xanh cây dừa, cây bàng… trên đảo, lòng tôi sôi lên hận thù, đặc biệt là sự kiện các chiến sĩ giữ đảo hy sinh qua loạt bài mà báo đã nêu, càng làm tôi rơi nước mắt. Những lúc như vậy, cháu tôi hỏi: “Sao ngoại khóc?”. Tôi nói lẫn: “Ngoại nhớ bộ đội giữ đảo, xa nhà!”. Hôm nay, chúng tôi hiểu nhau hơn và như đồng lòng: Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt của dân Việt Nam ta, trong đó có chúng tôi, những người một thời và suốt đời sống là phải phụng sự Tổ quốc cho dù có hy sinh như các Anh hùng, Liệt sĩ Hoàng Sa và Trường Sa – 1974, 1988! 

Chúng ta nói với nhau và chuyền nhau nói với các thế hệ con cháu rằng: Trung Quốc ngang ngược cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam và 74 liệt sĩ của ta đã mãi mãi nằm lại với đảo. Ngày nào Hoàng Sa và các đảo Gạc Ma, Ga Ven,….. ở Trường Sa còn bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép thì chúng ta còn phải thường trực cảnh giác với Trung Quốc, kể cả khi ta ăn cơm, lúc ta uống nước!

Kỷ niệm 40 năm ngày Hoàng Sa, chúng tôi thành kính thắp nén hương lòng, dâng lên anh linh 74 liệt sĩ đã hy sinh ngày 20/1/1974 dưới làn đạn quân cướp đảo. 

Chúng tôi thề xứng đáng với các liệt sĩ Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta!./.

Long Xuyên, ngày 17/4/2014.
NGUYỄN MINH NHỊ


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link