Monday, January 20, 2014

Giới Thiệu Mục “Tư Tưởng Chính Trị” trên Diễn Đàn Việt Thức

Giới Thiệu Mục “Tư Tưởng Chính Trị” trên Diễn Đàn Việt Thức

Mục “Tư Tưởng Chính Trị”
Trên Diễn Đàn Việt Thức
Mỗi Thứ Bảy Trong Tuần

Tư tưởng và học thuyết chính trị, từ những thế kỷ trước, đã trở thành một môn học có quy mô được giảng dạy tại các trường đại học trên thế giới. Ở Việt Nam, rất tiếc môn học này chưa đạt được địa vị đáng nể trọng trong ngành các khoa học xã hội. Và nhất là “Tư tưởng chính trị Việt Nam” chưa được nghiên cứu và diễn giảng một cách có hệ thống, ngay như tại các trường đại học.

 Trước những tàn phá trầm trọng, ngoài sức tưởng tượng, do ý thức hệ chính trị ngoại lai đã gây nên cho đất nước, tưởng đã đến lúc tình trạng thiếu hụt văn hóa kể trên cần được khẩn cấp bổ sung, dọn đường cho sự ra đời của một nườc Việt Nam mới, xứng đáng với thành ngữ  ”văn hiến chi bang” đọc thấy trong Bình Ngô Đại Cáo.

Trong chiều hướng của cuộc vận động lịch sử này, trên Việt Thức, đã mở ra Mục “Tư Tưởng Chính Trị”, không phải dưới góc độ lý thuyết chuyên ngành mà theo dự kiến đáp ứng những nhu cầu thực tiễn. Một dân tộc đã trải qua mấy ngàn năm cứu nước, dựng nước tất không thể không có kinh nghiệm và truyền thống chính trị đặc thù. Và khi dân tộc ấy phải đón nhận làn sóng toàn cầu hóa thì tất phải mang đặc tính của mình hoà nhập với tổng thể nhân loại.

Để góp phần vào những công trình nghiên cứu sâu rộng, những kiến trúc tư tưởng chính trị với quy mô lớn, mỗi người Việt Nam, trong cuộc sống đời thường cũng nên quan tâm đối chiếu thời sự trên đất nước mình, với thời sự trên thế giới, với ước mong tìm ra con đường sông mới cho gần trăm triệu đồng bào, chia tay với áp bưc, nghèo túng, lạc hậu, bước qua ngưỡng cửa văn minh tiến bộ và giàu mạnh.

Do đó, vì những hạn chế của thực tế và trong khuôn khổ của một diễn đàn truyền thông trên mạng, Mục “Tư Tưởng Chính Trị” trên Việt Thức sẽ không mang nội dung thuần lý thuyết, tuy không hẳn tuyệt giao với lý thuyết mà chỉ dùng ánh sánh của lý thuết để soi sáng thêm thực tiễn thời sự, một cách giản lược.

2013 dec 29 crop 300 LS TRANTHANHHIEP

Luật sư Trần Thanh Hiệp sẽ là Phối Hợp Viên chủ trì “Mục Tư Tưởng Chính Trị” trên Diễn Đàn Việt Thức
  • Luật sư Trần Thanh Hiệp tốt ngiệp Cao-Đẳng-Công-Pháp tại Đại học luật khoa Aix-en-Provence và Cao-đẩng- Chính-trị-học tại Đại học luật khoa Paris II.

  • Nguyên luật sư hành nghề trong Luật sư đòan Tòa Thượng Thẩm Saigon và Luật sư đoàn Tòa Thượng Thẩm Paris. 

  • Nguyên giảng sư về Lịch sử Tư Tưởng Chính Trị tại Đại học Kinh Doanh Chính trị Đà Lạt và Trường Chiến Tranh Chính tri Đà Lạt, 
  • Hiện là Chủ tịch đương chức của Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, Paris.
Mục “Tư Tưởng Chính Trị” 
Phối Hợp Viên LS Trần Thanh Hiệp: tranthanhhiep@gmail.com
www.vietthuc.org

2013 0CT 16 CROP 300 LOGO COQUILLAGE
LỜI DẪN NHẬP TỔNG QUÁT
Đọc thấy chữ “hủ lậu” tất có thể có người không vừa lòng và cho là quá đáng. Nhưng nếu hiểu theo sát nghĩa của chữ này, như được ghi trong từ điển Việt Nam đương thời, thì ”hủ lậu” chỉ là “cũ kỹ chật hẹp, không hợp thời”. Đương nhiên, trước thời đại mới, trên đất nước, nay không còn những cũ kỹ chật hẹp của đầu thế kỷ thứ XX. 

Nhưng lại có những cũ kỹ chật hẹp của những năm 2000. Theo tác giả những dòng đưới đây, câu chuyện “hủ lậu” của ngươi Việt Nam, ở vào thời điểm đầu thiên niên kỷ thứ ba, cũng cần phải đem ra bàn như đã bàn ở vào đầu thế kỷ trước. Mục Tư Tưởng Chính Trị trênViệt Thức là một “Cáo Hủ Lậu Văn” mới, với một nội dung hoàn toàn mới.

Vì phải thỏa mãn các nhu yếu của cuộc sống mà con người đã phải thường xuyên vận dụng khả năng suy nghĩ để quan sát thiên nhiên và xã hội, để tự hỏi mình về số phận của chính mình cũng như của tập thể. Ai là người được coi là xứng đáng để lãnh đạo xã hội? Những gì có thể cho là lợi ích chung, chính đáng và cao nhất của tập thể? 

Quyền chỉ huy, quyền chế tài, trong đời sống chung, phải dựa trên nền tảng nào, phải được hành sử trong những giới hạn nào v.v…? Đó là một số trong nhiều câu hỏi khác nữa, luôn luôn phải đặt ra và không thể không đặt ra, để được trả lời và tìm thấy những giải đáp đúng nhất, tốt nhất. Người ta gọi đó là tư tưởng chính trị.

Lịch sử loài người cho thấy từ hàng triệu năm trước đây, tư tưởng chính trị, dưới nhiều hình thức khác nhau, đã xuất hiện cùng với con người. Trên thế giới, ngày nay, tư tưởng chính trị không phải chỉ là những hoạt động thuần cá nhân mà còn được giảng dạy, sản xuất, tàng trữ tại các trư ờng đại học.

Ở Việt Nam, cần tìm hiểu vì sao hiện nay tư tưởng chính trị vẫn chưa tranh thủ được tầm quan trọng đó.

Mục Tư Tưởng Chính Trị trên Việt Thức (TTCT) không tự trao cho nó trách nhiệm học thuật của một giáo trình đại học hay một công trình nghiên cứu thâm sâu, một học thuyết về tư tưởng chính trị. Nó chỉ là những bước đi mở đường cho một cuộc khởi hành mới, tiếp tục cuộc hành trình Duy Tân mà thế kỷ trước, vì bị mất phương hướng. đã bị gián đoạn. Cuộc chia tay với Hù Lậu do đó chưa có cơ thực hiện. Bây giờ, một đoàn người lữ hành mới lại lên đường. Tất yếu sẽ phải có hành trang mới, động cơ mới, sức đẩy mới để, nếu có thể được, tránh lãng phí thời gian, thâu ngắn đoạn đường chót dẫn tới đích là Văn Minh Tiến Bộ.

Trong dụng đích bàn về cuộc hành trình mới này, Mục Tư Tưởng Chính Trị trên Việt Thức phải chọn một cách nhìn vấn đề riêng biệt để một mặt, nhận diện được – một cách tổng quan nhưng chỉ sơ lược – quá trình diễn tiến của TTCT nói chung trên thế giới và, mặt khác, TTCT nói riêng ở Việt Nam. 

Ngoài ra, TTCT còn phải hợp nhất sự quan sát ở cấp độ lý thuyết với sự quan sát ở cấp độ thực tiễn, để chụp bắt cho đầy đủ tư tưởng chính tri Việt Nam. Đằng khác, Mục Tư Tưởng Chính Trị trên Việt Thức cũng không thể không khép mình vào trong khuôn khổ – dĩ nhiên không phải không có hạn chế – mà Việt Thức đã dành cho nó.

 Sau cùng, tuy người đọc sẽ dễ dàng nhận thấy rằng tinh thần chủ đạo của Mục Tư Tưởng Chính Trị trên Việt Thức là tự do tư tưởng và đa nguyên, nhưng người viết vẫn phải nhắc lại rằng kiến thức của khoa học nhân văn, khoa học xã hội không thể tuyệt đối khách quan, chính xác như kiến thức của khoa học tự nhiên. Nói như vậy để cảnh báo trước rằng nếu người đọc có thể còn gặp ít nhiều hiện tượng chủ quan, và từ đó, sai lầm, nhất là trong cách chọn lựa góc độ tiếp cận vân đề cũng như trong các nhận định về giá trị, thì người viết xin nhận trách nhiệm hoàn toàn về phần mình.

Tất cả những điều kiện thực tế kể trên đã trực tiếp có ảnh hưởng quyết định đến nội dung của Mục Tư Tưởng Chính Trị trên Việt Thức, tạm thời dự kiến sẽ gồm có 4 phần như sau:
I. Lược sử tư tưởng chính trị trên thế giới
II. Lựơc sử tư tưởng chính trị tại Việt Nam
III. Cuộc chia tay với Hủ Lậu
IV. Chân trời mới của tư tưởng chính trị Việt Nam.

Phần lược sử tư tưởng chính trị trên thế giới sẽ do Trần Thanh Hiệp viết.  
Phần lược sử tử tư tưởng chinh trị tại Việt Nam là sáng tác chung của Trần Thanh Hiệp và Đoàn Viết Hoạt, dưới sự sắp xếp của Đoàn Viết Hoạt.

Một số thân hữu trong giới trước tác, nghiên cứu tư tưởng chinh trị sẽ được mời viết cho Mục Tư Tưởng Chính Trị trên Việt Thức.

Hai phần cuối sẽ là một sáng tác của nhiều người.

LS. Trần Thanh Hiệp




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link