From: HLa
Date: 2014/1/18
Subject: Giáo sư Carl Thayer: Xâm lược đảo Thị Tứ sẽ là sai lầm bi thảm của Trung Quốc
Date: 2014/1/18
Subject: Giáo sư Carl Thayer: Xâm lược đảo Thị Tứ sẽ là sai lầm bi thảm của Trung Quốc
Giáo sư Carl
Thayer:
Xâm lược đảo Thị Tứ sẽ
là
sai lầm bi thảm của
Trung Quốc
Thứ bảy, 18/01/2014, 19:28 (GMT+7)
Giáo sư Thayer cho rằng, Trung Quốc có thể dễ
dàng đánh chiếm đảo Thị Tứ một cách bất ngờ, chớp nhoáng dưới vỏ bọc một cụm
chiến hạm tham gia tập trận.
·
>> Trung Quốc trắng
trợn lộ kế hoạch đánh chiếm đảo thuộc Trường Sa năm 2014
·
>> Biển Đông: Việt
Nam được mất gì nếu kiện Trung Quốc?
·
>> “Hành động của
Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị”
·
>> Trung Quốc đưa
ra luật cấm đánh bắt mới trên Biển Đông với mưu đồ gì?
·
>> “Trò chơi” cá lớn và cá bé
Tạp chí The Diplomat ngày 16/1 đăng bài phân
tích của Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc nhận định, một cuộc xâm
lược đảo Thị Tứ (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam,
hiện do Philippines kiểm soát bất hợp pháp, Trung Quốc và Đài Loan cũng yêu
sách “chủ quyền” – PV) bởi lực lượng quân sự Trung Quốc sẽ là một sai lầm bi
thảm đối với Bắc Kinh.
Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc.
Trong lúc dư luận đang dấy lên những tranh cãi
xung quanh các quy định đánh cá mới của chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc
(đơn phương tuyên bố áp đặt bất hợp pháp) trên Biển Đông, một cây viết vô danh
của Trung Quốc đã có bài phân tích trên trang qianzhan.com với lập luận Bắc Kinh sẽ đánh chiếm đảo Thị Tứ
(Philippines gọi là đảo Pag-asa) trong năm 2014 như một phần của kế hoạch mở
rộng hải quân dài hạn.
Bài báo này khả năng sẽ ít được chú ý từ bên
ngoài Trung Quốc cho đến khi một bản dịch tóm tắt sang tiếng Anh được tờ China
Daily Mail đăng lại ngày 13/1 với tiêu đề: “Lý do tại sao một trận chiến Trung
Quốc – Philippines ‘thu hồi’ đảo Trung Nghiệp là không thể tránh khỏi”.
Tác giả vô danh trích dẫn lời các “chuyên gia”
hải quân cũng vô danh đưa ra một kế hoạch chi tiết của quân đội Trung Quốc đánh
chiếm đảo Thị Tứ trong năm nay vì tầm quan trọng chiến lược của nó.
Đảo Thị Tứ được Philippines xác lập làm trung
tâm thị trấn Kalayaan nơi “quản lý” nhóm 7 đảo, đá thuộc một phần quần đảo
Trường Sa mà Manila yêu sách chủ quyền, hiện có gần 200 người với 1 trụ sở hành
chính, 1 hội trường, trung tâm y tế, trường mẫu giáo, nhà máy nước, tháp truyền
thông và một đường băng quân sự 1400 mét.
Tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn tập trận bất hợp pháp
trên Biển Đông làm gia tăng căng thẳng hồi tháng Ba, tháng Tư năm ngoái.
Theo bài báo này, việc kiểm soát (bất hợp pháp)
đảo Thị Tứ sẽ giúp Trung Quốc kiểm soát một phần rộng lớn không phận và mặt
biển Biển Đông nếu họ xây dựng được căn cứ hải quân và không quân ở đó.
Giáo sư Thayer cho rằng, Trung Quốc có thể dễ
dàng đánh chiếm đảo Thị Tứ một cách bất ngờ, chớp nhoáng dưới vỏ bọc một cụm
chiến hạm tham gia tập trận thường xuyên ở Biển Đông.
Tháng Ba, tháng Tư năm ngoái Trung Quốc đã điều
1 cụm chiến hạm thực hiện tập trận ở Biển Đông bao gồm tàu đổ bộ hiện đại Tỉnh
Cương Sơn, 2 tàu hộ vệ mang tên lửa và 1 tàu khu trục mang tên lửa. Phạm vi
hoạt động của chúng xung quanh đá Vành Khăn (nằm trong quần đảo Trường Sa của
Việt Nam, Trung Quốc đã đánh chiếm và chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1990 –
1995 trở lại đây).
Truyền hình nhà nước Trung Quốc đã phát sóng
hình ảnh thủy quân lục chiến Trung Quốc sử dụng thủy phi cơ đổ bộ lên một hòn
đảo không người do Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông dưới sự yểm trợ của trực
thăng vũ trang.
Một đội tàu tương tự có thể ra khơi bề ngoài là
thực hiện các cuộc tập trận bình thường, nhưng sẽ bất ngờ đổ bộ đánh chiếm đảo
Thị Tứ. Philippines sẽ có rất ít hoặc không có thời gian báo động chiến đấu
phòng ngự. Trung Quốc có thể đánh chiếm đảo Thị Tứ chỉ trong vài giờ hoặc ít
hơn.
Lính Trung Quốc diễn tập đổ bộ lên một đảo không
người Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp ở Biển Đông hồi tháng Ba, tháng Tư năm
ngoái.
Kịch bản này giải định rằng tình báo Mỹ và các
phương tiện kỹ thuật của các quốc gia liên quan không phát hiện được âm mưu của
Trung Quốc xâm lược đảo Thị Tứ từ trước, do đó không có thời gian báo động để
ngăn chặn.
Đánh chiếm đảo Thị Tứ, có thể Trung Quốc phải
chấp nhận mối quan hệ với Philippines xấu đi và tình hình an ninh khu vực rơi
vào khủng hoảng, điều này có thể báo hiệu một sự thay đổi trong ý định của
Trung Quốc.
Nếu Trung Quốc tấn công đảo Thị Tứ thì đó sẽ là
một hành động chiến tranh. Hiện nay quân đội Philippines sẽ không đủ năng lực
để đưa ra bất cứ hành động phản ứng nào có ý nghĩa.
Tàu khu trục và tàu hộ vệ của Trung Quốc sẽ bắn
tên lửa phòng không nếu Philippines điều máy bay từ đảo Palawan cách đó 480 km
ra tiếp ứng. Hải quân Philippines sẽ bị đánh bại.
Manila sẽ ngay lập tức tham vấn Mỹ và yêu cầu
Washington phản ứng theo tinh thần hiệp ước quốc phòng song phương. Hậu quả
chính trị từ khả năng thôn tính đảo Thị Tứ sẽ là trở ngại rất lớn cho chính
sách ngoại giao của Trung Quốc.
ASEAN có khả năng sẽ có thái độ chính trị kiên
quyết và yêu cầu Trung Quốc rút quân ngay lập tức. ASEAN sẽ nhận được sự ủng hộ
chính trị từ cộng đồng quốc tế.
Hoạt động xâm lược của Trung Quốc thậm chí có
thể được nêu ra tại Liên Hợp Quốc bất chấp khả năng Bắc Kinh dùng quyền phủ
quyết tại bất kỳ cuộc họp nào của Hội đồng Bảo an về vấn đề này.
Tàu đệm khí đổ bộ Trung Quốc tham gia tập trận
bất hợp pháp trên Biển Đông từ chiến hạm Tỉnh Cương Sơn.
Nếu Trung Quốc đánh chiếm đảo Thị Tứ, hành động
này sẽ tạo ra một cuộc chạy đua giữa các bên yêu sách chủ quyền trong việc tăng
cường bảo vệ các hòn đảo các bên đang chiếm đóng. Điều này có thể sẽ bao gồm
tăng cường tuần tra trên không, các bài tập chống tàu và triển khai tàu ngầm
thông thường.
Một số hòn đảo lớn hơn có thể được lắp đặt tên
lửa hành trình chống hạm. Kịch bản đánh chiếm đảo Thị Tứ do trang qianzhan.com đưa ra đã không
can đảm vượt quá việc tán dương chiến thắng nhanh chóng của quân Trung Quốc để
xem xét cái giá Bắc Kinh phải trả cho hành động của mình, đặc biệt là vị thế
của Trung Quốc, thiệt hại cho nền kinh tế và nguy cơ leo thang xung đột.
Nhiều cây viết và giới phân tích Trung Quốc cho
rằng cần phải lên án quan điểm hiếu chiến của “nhà bình luận quân sự vô danh”
trên trang qianzhan.com bởi
những lập luận này là phản tác dụng và làm tổn hại lợi ích lâu dài của Trung
Quốc.
Philippines xứng đáng được chúc mừng vì đã không
“trúng bả” này của tờ báo Trung Quốc. Phát ngôn viên chính thức của Philippines
từ chối bình luận về một bài báo không chính thức và chưa được xác minh. Phương
tiện truyền thông Trung Quốc cũng đã phủ nhận tính xác thực của bài báo.
HỒNG THỦY (GDVN)
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment