Sunday, January 19, 2014

Sài Gòn: Tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa, phản đối công hàm bán nước Phạm Văn Đồng

Sài Gòn: Tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa, phản đối công hàm bán nước Phạm Văn Đồng


Dân Oan Biểu Tình Phản Đối Công Văn Bán Nước cuả Phạm Văn Đồng



CTV Danlambao
 - Sáng ngày 17/1/2014, khoảng 30 dân oan các tỉnh đã tập trung tại khu vực công viên trước cổng dinh Độc Lập để tưởng niệm 74 tử sỹ VNCH đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Bà con dân oan đa số là phụ nữ lớn tuổi còn mang theo biểu ngữ có nội dung giới thiệu "Phong trào Dân oan Tranh đấu" - đây là một phong trào vừa được thành lập hồi cuối tháng 12, năm 2013. Bên cạnh là một tấm biểu ngữ in dòng chữ:

"Chế độ Hà Nội hèn nhát, không dám lên tiếng phản đối Trung Cộng chiếm đảo Hoàng Sa. 

Phản đối công hàm bán nước Phạm Văn Đồng.

Nhân dân Việt Nam ghi ơn gương anh dũng của cố trung tá Ngụy Văn Thà và các tử sỹ Hoàng Sa 1974".

Chị Trần Ngọc Anh, người từng bị CA đánh nhập viện cách đây nửa tháng cho biết: Buổi tưởng niệm sáng hôm 17/1/2014 là hoạt động của các thành viên Phong trào Dân oan Tranh đấunhằm ghi ơn 74 tử sỹ đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa, đồng thời cũng để tố cáo chế độ cộng sản hèn hạ, bán nước qua công hàm Phạm Văn Đồng 1958.

Theo lời chị Ngọc Anh, trước đó có khoảng 100 dân oan tập trung tại khu vực công viên trước Dinh Độc Lập, nhưng đã bị công an xe lẻ và giải tán. Dù chỉ còn lại khoảng 30 người, nhưng bà con vẫn quyết định thực hiện cuộc biểu tình.

Dân oan Trần Thị Ngọc Đa, cũng là thành viên của Phong trào Dân oan Tranh đấu kể lại: Khi mọi người vừa giăng biểu ngữ và hô khẩu hiệu chưa được bao lâu thì công an lập tức lao đến giằng xé biểu ngữ với thái độ hung bạo.

Một viên côn an mật vụ lớn tiếng chửi bới: "ĐM chúng mày, đi kiện không lo đi kiện mà đi làm chính trị hả?", "Giờ này mà mày còn dám nhắc đến Việt Nam Cộng Hòa hả?"

Chị Ngọc Anh và nhiều bà con dân oan liên tục bị xô ngã, cướp xé biểu ngữ và đàn áp trong gần 40 phút. Khi công an chuẩn bị bắt mọi người lên xe, chị Ngọc Anh liền cầm hai chiếc dép lên tay, dọa sẽ liều chết nếu công an giở trò thô bạo. Trước sự đoàn kết của bà con dân oan cùng với sự quyết liệt của chị Ngọc Anh, công an mật vụ đã buộc phải ngừng tay không dám bắt người.

Dân oan Trần Thị Ngọc Đa cho biết, trước đó, khi bị công an tra khảo về việc thành lập Phong Trào Dân oan Tranh đấu, bà Đa cũng bị CA đe dọa về việc tham dự buổi lễ tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa vào ngày 19/1 tới.

* Dưới đây là hình ảnh một tên Việt gian cướp biểu ngữ của bà con dân oan. Khi bị ghi hình, tên này còn đe dọa đập máy của người quay phim:








Hình ảnh buổi lễ Tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa tại Hà Nội

CTV Danlambao - Cựu chiến binh quân đội nhân dân Việt Nam cầm cành hoa cúc trắng khóc tưởng niệm 74 tử sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã ngã xuống để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Người lính năm xưa nay tóc đã bạc không kìm được nỗi uất nghẹn và sự căm phẫn trước lối hành xử hèn hạ của nhà cầm quyền khi huy động công an đàn áp, phá rối buổi tưởng niệm.

Tuổi trẻ Việt Nam tri ân 74 chiến sỹ đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa 1974

 Không bao giờ quên...

 Đúng 08 giờ 30 phút, đông đảo người dân bắt đầu tập trung trước tượng đài Lý Thái Tổ

 Trên tay mỗi người là một cành hoa tưởng niệm

 Nhiều biểu ngữ được giương lên
 Lực lượng côn an mang theo loa phóng thanh lập tức được huy động để phá rối

 Giữa thủ đô Hà Nội, lần đầu tiên hình ảnh cố Thiếu tá Việt Nam Cộng Hòa Ngụy Văn Thà được giương cao đầy trân trọng

"Tổ Quốc ghi công - Đời đời nhớ anh anh hùng Ngụy Văn Thà và đồng đội"

Buổi tưởng niệm mau chóng bị côn an huy động lực lượng nhằm can thiệp, phá rối  

Lấy lý do 'trùng tu' tượng đài, công an dồn ép, xua đuổi đoàn người tưởng niệm rời khỏi khu vực tượng Lý Thái Tổ. Trong lúc lộn xộn, có 2 thanh niên trẻ bị đánh rất đâu, 2 người khác bị bắt đưa đi đâu không rõ.



Phỏng vấn sinh viên, blogger trẻ về trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 và các Hải quân VNCH

Danlambao - Bản thân tôi đã nghe chữ 'Ngụy' từ hồi học mẫu giáo. Bị giáo dục dưới hệ thống cộng sản, khi ấy tôi đã rất sợ chữ 'Ngụy'. Giáo viên đã dạy chúng tôi rằng những người lính ngụy cùng là người Việt Nam, nhưng lại đi làm tay sai cho Mĩ, cầm súng M16 bắn giết người dân Việt Nam. Tôi đã từng rất sợ mỗi khi nhắc đến chữ 'ngụy'. Khi lớn lên, tôi hiểu rõ hơn về sự thật cuộc chiến và sự thật lịch sử. Tôi tự suy nghĩ và đã đặt ra câu hỏi: Như vậy, ai là ngụy, ai là chân? - Thanh Duy - Sinh viên năm 2 Đại Học Nha Trang.

Tôi sinh và sống ở miền Bắc nên hồi còn bé mỗi khi nghe ai nhắc đến từ ngụy là biết ngay người lớn đang chửi bọn bán nước. Nhưng khi tôi tìm hiểu và xác minh thì xin lỗi, tôi thấy đây là 1 từ hết sức bố láo, và nó đã nhồi nhét làm cho cả thế hệ tôi khi học sử theo sách giáo khoa của Bộ giáo dục đã hiểu sai về một phần lịch sử của dân tộc. Đào Trang Loan.

*

Tiếp theo loạt bài phỏng vấn nhân dịp tưởng niệm 40 năm Hải Chiến Trường Sa, Danlambao xin gửi đến bạn đọc trong thôn tâm tình của các sinh viên, blogger mà lúc các chiến sỹ hy sinh vào năm 1974 các bạn chưa ra đời và lớn lên trong môi trường xã hội chủ nghĩa.

*


Bạn có thể chia sẻ với mọi người từ đâu mà bạn biết thông tin về Hải chiến Hoàng Sa và cảm nghĩ của bạn về sự kiện này?

Thanh Duy: Tôi biết được đầy đủ thông tin về trận Hải chiến Hoàng Sa nhờ vào việc tiếp cận thông tin hai chiều, từ báo chính thống của nhà nước và của báo chí hải ngoại, qua mạng Internet.
Là một người sinh sau năm 75, tôi luôn dành sự thành kính đối với những người đã hy sinh bảo vệ đất nước, gồm cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 và những người lính quân đội nhân dân sau này đã hy sinh vào năm 1988. Thế hệ chúng tôi chịu ơn những người lính đã hy sinh để bảo vệ đất nước, họ đều là những anh hùng.

Đào Trang Loan (blogger Hư Vô)một thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam và cũng là người nhiệt tình tham gia các buổi xuống đường bảo vệ biển đảo tại Hà Nội cho biết: Tôi mới biết về cuộc hải chiến này cách đây 3 năm, cuộc chiến do Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và 74 người lình VNCH đã hi sinh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, máu thịt cha ông. Và tôi cũng được cùng các cô chú bác tưởng niệm những người lính đã hi sinh cho tổ quốc.

Fb Mặt Cười, một blogger nữ trẻ đã bị an ninh đánh đập khi làm cổ động viên cho buổi giao hữu bóng đá giữa No-U Vinh và Hoàng Sa FC chia sẻ: Tôi sinh ra dưới chế độ CS, nên mọi thông tin liên quan dến “người bạn vàng” Trung Quốc đều bị bưng bít. Tôi chỉ biết là Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Thế nhưng, hình như khi tôi sinh ra đã không còn Hoàng Sa nữa. Rồi những đảo của Trường Sa cũng dần mất đi. Tôi chẳng biết gì nhiều, nhưng rồi, tôi đến với các bạn đấu tranh dân chủ, tiếp xúc các trang mạng tôi thực sự mới biết và thấy đau lòng.

Bạn có biết 74 người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hi sinh trong trận hải chiến?

Fb Mặt Cười:
 Tôi thực sự xót xa khi nghĩ đến sự hi sinh của các chú.

Đào Trang Loan: Vâng, tôi có biết, và Ngụy Văn Thà là cái tên mà tôi hay được nghe nhất, chú và đồng đội của chú là những người anh hùng của dân tộc Việt Nam. Tôi thực sự xúc động và biết ơn các chú, các bác.

Suy nghĩ của bạn như thế nào về những người lính 2 bên chiến tuyến bảo vệ đất nước? Đối với bạn, có sự khác biệt gì không giữa những người lính VNCH như Trung tá Nguỵ Văn Thà và đồng đội của ông với những người lính QĐND đã hy sinh ở chiến trường biên giới Việt Trung vào năm 1979 và 1984?

Đào Trang Loan: Tôi thấy chẳng có sự khác biệt nào là lớn nào, ở đây mà chỉ có một điều đáng nói nhất và đáng nhớ nhất đó là lòng yêu nước của các anh, cả những người lính VNCH cũng như QĐND. Họ có một lòng yêu nước nồng nàn và sẵn sàng hi sinh để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ máu thịt ông cha dù cho quân thù có lớn mạnh đến đâu.

Chúng ta có thể thấy rằng 74 người lính đã chiến đấu và hy sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa. Tuy nhiên, 40 năm trôi qua, phía chính phủ Việt Nam vẫn còn thái độ phân biệt đối với những người lính VNCH. Những người lính VNCH vẫn bị gán là "ngụy". Bạn nghĩ sao về điều này?    

Thanh Duy: Bản thân tôi đã nghe chữ 'Ngụy' từ hồi học mẫu giáo. Bị giáo dục dưới hệ thống cộng sản, khi ấy tôi đã rất sợ chữ 'Ngụy'. Giáo viên đã dạy chúng tôi rằng những người lính ngụy cùng là người Việt Nam, nhưng lại đi làm tay sai cho Mĩ, cầm súng M16 bắn giết người dân Việt Nam. Tôi đã từng rất sợ mỗi khi nhắc đến chữ 'ngụy'.

Khi lớn lên, tôi hiểu rõ hơn về sự thật cuộc chiến và sự thật lịch sử. Tôi tự suy nghĩ và đã đặt ra câu hỏi: Như vậy, ai là ngụy, ai là chân?

Những người bị gọi là 'ngụy' trên thực tế đều là những người lính bảo vệ nhân dân, họ không mang quân xâm chiếm; không mang bộc phá, thuốc nổ giết hại dân lành vô cớ; họ không tàn sát, giết hại dân lành trong năm 1968...

Những người bị gọi là 'ngụy' đã hy sinh thân mình để bảo vệ biển đảo quê hương. Tôi được biết, vào năm 1974, khi trận Hải chiến Hoàng Sa xảy ra, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã phát biểu:"Cho dù có chết cũng phải bảo vệ mảnh đất quê hương của mình". Như vậy, xin hỏi có 'ngụy' nào mà biết bảo vệ mảnh đất tổ tiên của mình, chấp nhận hy sinh trước một kẻ thù lớn cho quê hương mình?

Thêm vào đó, sau trận Hải chiến Hoàng Sa 1974, phía Việt Nam Cộng Hòa khi ấy có đề nghị với phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đệ đơn lên LHQ lên án Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, nhưng phía cộng sản đã bác bỏ.

Như vậy, họ nói giải phóng, nhưng giải phóng cái gì? Điều đó khẳng định rằng, họ không có quyền gọi ai là 'ngụy'.

Fb Mặt Cười: Hồi xưa ngụy là do chính quyền cộng sản đặt ra và người dân mình cứ theo thế gọi. Còn hôm nay khi hiểu được đầy đủ rồi thì từ đó đâu phù hợp nữa. Các anh vẫn một lòng bảo vệ chủ quyền biển đảo, lãnh thổ Việt Nam đó thôi.

Đào Trang Loan: Tôi sinh và sống ở miền Bắc nên hồi còn bé mỗi khi nghe ai nhắc đến từ ngụy là biết ngay người lớn đang chửi bọn bán nước. Nhưng khi tôi tìm hiểu và xác minh thì xin lỗi, tôi thấy đây là 1 từ hết sức bố láo, và nó đã nhồi nhét làm cho cả thế hệ tôi, (có thể cả những thế hệ trước nữa) khi học sử theo sách giáo khoa của Bộ giáo dục đã hiểu sai về một phần lịch sử của dân tộc.
Dịp tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa năm nay, người dân cả trong và ngoài nước đã kêu gọi các hoạt động vinh danh những người lính VNCH. Theo bạn, những hoạt động này có giúp ích gì cho những người trẻ như bạn không? Các bạn có nghĩ là nên vinh danh những người lính VNCH ở trận chiến HS 1974? Nếu có, bạn sẽ tham gia? 

Fb Mặt Cười: Chúng ta, thế hệ sau phải làm gì đó để noi gương các anh, người lính Việt Nam Cộng Hòa. Và nếu có, tôi sẵn sàng tham gia để vinh danh các anh. Chúng ta nên tổ chức biểu tình, gửi các thông điệp đến cho thế giới để thế giới biết rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam và sự thật đó không bao giờ và ai có thể thay đổi được.

Đào Trang Loan: Tôi nghĩ điều đó đáng phải làm từ khi các anh hi sinh dù dưới chế độ nào vì các anh đã hi sinh để bảo vệ tổ quốc. Và năm 2013 tôi đã cùng các bác các cô các chú ra biển Hải Phòng thả vòng hoa cũng như tưởng niệm sự hi sinh của các anh. Ngày hôm nay những việc cụ thể mà chúng ta cần làm là xuống đường thể hiện lòng yêu nước, tổ chức các buổi tưởng niệm những người lính đã hi sinh khi chiến đấu với bọn bành trướng Bắc Kinh từ biên giới phía Bắc cho tới biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Gửi đi các bằng chứng chứng minh HS, TS là của VN từ bao đời nay cho các nước trên Thế giới nắm được tình hình.

Thanh Duy: Chắc chắn là việc vinh danh các chiến sỹ VNCH rất hữu ích. Dưới sự giáo dục chủ trương bưng bít sự thật của chế độ cộng sản, tuổi trẻ ít có cơ hội tiếp cận sự thật. Vì vậy, những hoạt động như trên sẽ cung cấp thêm thông tin cho giới trẻ là rất cần thiết.
Giữa những người lính năm xưa và những người xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ngày nay có một điểm tương đồng đó là lòng yêu nước, yêu quê hương. Chúng ta không thể ngồi yên đứng nhìn trước kẻ thù truyền kiếp, với mộng bành trướng nô lệ ngàn năm.

Xin chân thành cảm ơn bạn!





Cả gia đình bị CA khủng bố vì mặc áo tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa

CTV Danlambao - Lúc 23 giờ khuya ngày 18/1/2014, chị Đinh Thị Nguyễn Thảo Quỳnh Như đã bị một toán công an sắc phục đủ loại kéo đến sách nhiễu, khám xét nhà riêng tại địa chỉ 23/15 Đồng Xoài, quận Tân Bình.

Chị Đinh Thị Nguyễn Thảo Quỳnh Như sinh năm 1979, được biết đến với tên gọi khác là Thạch Thảo, là chị ruột của Đinh Nhật Uy và Đinh Nguyên Kha. Tại thời điểm công an đến khám xét, trong nhà chỉ có hai mẹ con gồm có chị và cô con gái 12 tuổi.

Trước đó, vào tối cùng ngày, chị Thạch Thảo có đi sinh hoạt cùng CLB bóng đá No-U Sài Gònvà tham gia các buổi tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa. 

Trên facebook cá nhân có chia sẻ một bức ảnh, trong đó chị Thạch Thảo mặc áo dài, kèm theo một dải băng màu xanh với hàng chữ “Việt Nam - Hoàng Sa – Trường Sa”treo trước ngực. Đây là nguyên nhân chính khiến chị trở thành đối tượng để lực lượng côn an Tp.HCM xua quân sách nhiễu, trả thù.

Kết thúc các hoạt động tưởng niệm, trên đường về đến nhà, Thạch Thảo bất ngờ bị một tên côn đồ đạp vào lưng khiến chị suýt bị ngã xe.

Khi vào nhà được một lúc thì bất ngờ một đám đông an ninh ô hợp đủ mọi thành phần kéo đến đòi khám xét nhà. Viện lý do 'kiểm tra nhân khẩu', đám đông CA liên tục uy hiếp hai mẹ con chị, đồng thời lục lọi mọi ngõ ngách trong nhà.

Sau khi khám xét khắp nơi không thu được gì, nhóm công an này đã thu giữ giấy chứng minh nhân dân của chị Thảo, đồng thời yêu cầu chị thứ 2 tuần sau lên 'giải quyết'. 

Trước đó, vào sáng cùng ngày, bà Nguyễn Thị Kim Liên - mẹ chị Thạch Thảo đã trở về đến phi trường Tân Sơn Nhất sau một chuyến đi Mĩ kéo dài. Đây là chuyến đi nhằm kêu gọi quốc tế hỗ trợ đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm Việt Nam, trong đó có Đinh Nguyên Kha - con trai bà Liên đang bị kết án 8 năm tù giam.

Ngay khi đặt chân trở lại Việt Nam, bà Liên đã lập tức bị an ninh sân bay Tân Sơn Nhất chặn lại sách nhiễu. Tuy nhiên, gia đình bà Liên gồm có chị Thạch Thảo, Đinh Nhật Uy và đông đảo các blogger Sài Gòn đã chờ sẵn bên ngoài để gây áp lực. Nhờ vậy mà an ninh sân bay Tân Sơn Nhất buộc phải để bà Liên ra ngoài trong vòng tay chào đón của mọi người.

Vụ sách nhiễu gần đây nhất đối với mẹ con chị Thạch Thảo cho thấy thủ đoạn trả thù của công an đối với gia đình Đinh Nguyên Kha. Từ ngày Kha bị bắt, cả gia đình anh đều dấn thân đấu tranh, lên tiếng đòi lại lẽ công bằng. Đinh Nhật Uy - anh trai Kha sau khi ra khỏi tù vẫn tiếp tục hoạt động mạnh mẽ với chương trình tri ân các chiến sỹ Hoàng Sa do nhóm No-U Sài Gòn tổ chức. 

Sau trận khủng bố giữa đêm, chị Thạch Thảo chia sẻ trên facebook:
Giữa đêm con gái đang ngủ mà công an đến đầy nhà, đi từ dưới đất lên sân thuợng, kiểm tra từng phòng. Con gái tỉnh ngủ sợ run người vì không biết chuyện gì đang xảy ra. Nhìn con mà mình cảm thấy có lỗi, có lỗi vì đã sinh con ra trong cái xã hội tệ hại này. Có lỗi vì để con phải sống trong lo sợ. Công an đi rồi, con gái ôm mền qua phòng mẹ nói với mẹ: công an có đến nữa mẹ nhớ kêu con dậy. 




Hoàng Sa và Trường Sa nhìn từ chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979

Nayan Chanda (Far Eastern Economic Review), Trần Quốc Việt (Danlambao) lược dịch - Mặc dù Trung Quốc đã tuyên bố rút quân ra khỏi Việt Nam và Hà Nội nói sẵn sàng cho phép quân Trung Quốc rút quân êm thắm, nhưng cuộc chiến tranh biên giới Trung-Việt hoàn toàn chưa kết thúc. Quân đội Trung Quốc, tuy rút chậm chạp và nhỏ giọt về lại Trung Quốc sau chiến dịch tấn công 17 ngày, nhưng vẫn có ý định bám giữ hàng chục vị trí nhỏ nhưng chiến lược trên biên giới miền núi này-những nơi mà Bắc Kinh coi là của mình nhưng lại là những nơi Hà Nội tranh chấp.

Người Trung Quốc có ý định chiếm đóng những vị trí này vì những lý do chiến lược cũng như dùng chúng làm lá bài mặc cả cho một giải pháp toàn diện với Việt Nam về Vịnh Bắc Bộ và các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Trong cuộc phỏng vấn gần đây dành cho một tờ báo Nhật, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Tiên Niệm tiết lộ những khu vực tranh chấp dọc theo biên giới Trung-Việt chỉ có 60km vuông nằm rải rác trên khắp biên giới và ở một nơi hai bên tranh chấp về một diện tích chưa tới một km vuông. Thật sự những khu vực tranh chấp nhỏ đến mức các quan sát viên khó mà chỉ đúng và chính xác.

Mỉa mai thay, một khu vực ai cũng biết là 300 mét đường sắt gần Hữu Nghị Quan. Một khu vực khác là một bãi cát trên sông gần Móng Cái. Trong bất kỳ hoàn cảnh bình thường nào cuộc xung đột về những tấc đất lãnh thổ nhỏ bé như thế lẽ ra được giải quyết không có vấn đề gì, nhưng các quan sát viên cảm thấy rằng trong bầu không khí xung đột hiện nay không bên nào muốn thấy bên kia chiếm được ngọn đồi hay bờ sông đang tranh chấp.

Tuy nhiên, ý nghĩa thực sự của những khu vực tranh chấp nhỏ này thiên về biểu tượng hơn về quân sự. Sự chiếm đóng lâu dài của Trung Quốc sẽ luôn luôn gợi cho người Việt Nam nhớ lại cuộc tấn công của Trung Quốc và nhắc nhở họ về sự cần thiết phải có một giải pháp toàn diện. Thật ra, Lý Tiên Niệm nói Trung Quốc sẵn sàng nhường cho Việt Nam khu vực tranh chấp nếu Hà Nội hành xử hợp lý về những vấn đề lãnh thổ khác - phân chia hải phận ở Vịnh Bắc Bộ và các quần đảo trên biển Đông.

Theo Lý Tiên Niệm, trước đây Trung Quốc sẵn sàng chia đôi vùng biển Vịnh Bắc Bộ "năm mươi năm mươi" với Việt Nam, nhưng ở bàn thương lượng Hà Nội đã vẽ đường biên kiểm soát gần đảo Hải Nam. Lý Tiên Niệm cũng nói rằng vào năm 1956 Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng tán thành tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng kể từ cuối năm 1975 Việt Nam đã tuyên bố hai quần đảo ấy là của họ và đã và đang kiểm soát một phần quần đảo Trường Sa, còn Hoàng Sa hiện nay đang đặt dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Vào năm 1977 theo nhiều người kể lại thì Phạm Văn Đồng nói về lập trường của ông vào năm 1956 như sau: "Thời kỳ ấy là thời kỳ chiến tranh cho nên tôi phải nói như vậy."

Nguồn: Tạp chí Far Eastern Economic Review 16/3/1979. Tựa đề của người dịch. Nguyên tác tiếng Anh "End of the battle but not of the war".





Bản tiếng Việt:




Tin tức / Thế giới / Châu Á

Tướng lãnh Trung Quốc hô hào tiến hành chiến tranh ở Biển Đông

  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
  • Lãnh tụ đối lập Campuchia ủng hộ TQ trong tranh chấp Biển Đông
  • Nhiều lời kêu gọi xuống đường nhân 40 năm hải chiến Hoàng Sa
  • 'Mỹ phải cứng rắn trước đòi hỏi chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc'
  • Video Hoàng Sa có vai trò thế nào với an ninh Việt Nam và khu vực?
  • TQ không cho tàu cá nước ngoài hoạt động ở phần lớn Biển Đông
  • Trung Quốc kêu gọi Mỹ thận trọng về vấn đề Biển Ðông
  • Nhật-Hàn tập trận trong vùng phòng không Trung Quốc
  • Việt Nam, Philippines, Đài Loan bác bỏ quy định đánh cá mới của TQ

Hình ảnh/Video

Video

Vấn đề tù nhân lương tâm VN bị đưa ra điều trần tại Quốc hội Mỹ

Video

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 17/1/2014

CỠ CHỮ 
17.01.2014
Một tướng lãnh nổi tiếng của Trung Quốc mới đây đã hô hào cho việc tiến hành chiến tranh ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, giữa lúc có tin đồn là trong năm nay Trung Quốc sẽ đánh chiếm một hòn đảo đang do Việt Nam kiểm soát.

Trong cuộc phỏng vấn hồi gần đây trên tờ Tham Khảo Quốc phòng, Thượng tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học Quốc phòng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nói rằng quân đội nước ông đang có một “cơ hội chiến lược” để tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.

Vị tướng nổi tiếng nhờ chủ trương “Tây Bộ Luận” này cho rằng việc tận dụng và nắm bắt các cơ hội như vậy sẽ giúp quân đội Trung Quốc có được sức mạnh ngang hàng với Hoa Kỳ.

Ông Lưu nói rằng những vùng biên giới mà Trung Quốc từng chiến đấu để giành được đều ổn định và hòa bình hơn, còn những vùng mà Bắc Kinh có thái độ nhún nhường thì có nhiều tranh chấp, căng thẳng.

Phát biểu của Tướng Lưu Á Châu đã gặp phải sự phê phán của một số các nhà phân tích ở Trung Quốc. Những người này cho rằng chủ trương của ông Lưu là “cực đoan”, sai lầm và không phản ánh đường lối chính thức của Trung Quốc.

Tờ Hoa Nam Buổi Sáng (South China Morning Post) trích lời ông Antony Wong Dong, một chuyên gia quân sự ở Ma Cao, nói rằng phát biểu của ông Lưu có mục đích bênh vực cho những hành động quân sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông sau khi Bắc Kinh loan báo thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở vùng biển này hồi cuối năm ngoái.

Ông Dong nói rằng “Phát biểu của ông Lưu chắc chắn là nhắm tới mục đích làm vui lòng Chủ tịch Tập Cận Bình vì ông Tập cũng cần phải chứng tỏ là việc loan báo vùng phòng không có được sự ủng hộ của quân đội.”

Một chuyên gia hải quân ở Thượng Hải, ông Nghê Lạc Hùng, cũng không tán thành ý kiến là quân đội Trung Quốc cần kinh nghiệm chiến đấu để “thử lửa” của ông Lưu Á Châu.

Ông Nghê nói, “Chiến thắng trong các cuộc chiến với Liên Sô cũ, Việt Nam và Ấn Độ đã không mang lại hòa bình thật sự cho Trung Quốc, mà những cuộc thương thuyết chính trị và ngoại giao sau đó mới nắm giữ vai trò then chốt cho sự ổn định của Trung Quốc trong những thập niên qua.”

Cựu Bộ trưởng quốc phòng Đài Loan, ông Dương Niệm Tổ, cho rằng cuộc phỏng vấn của ông Lưu Á Châu nhắm tới việc tăng cường sĩ khí của quân đội và thúc đẩy họ tiến hành các biện pháp cải cách, như đòi hỏi của ông Tập Cận Bình từ khi ông lên nắm chức Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương của Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào năm 2012.

Ông Dương cho rằng phát biểu của ông Lưu không có nghĩa là “Bắc Kinh sẽ có hành động quân sự ngay lập tức để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, vì điều này không phù hợp với chiến lược quốc phòng và lợi ích quốc gia của Trung Quốc.”

Lời hô hào của Tướng Lưu Á Châu được đưa trong lúc dư luận Việt Nam đang xôn xao trước những thông tin nói rằng trong năm nay Trung Quốc sẽ đánh chiếm đảo Thị Tứ, một hòn đảo tương đối lớn thuộc quần đảo Trường Sa, hiện đang do Philippines kiểm soát.

Hồi đầu năm nay, hãng tin Tân Hoa của nhà nước Trung Quốc trích lời ông Lưu Tứ Quý, Cục trưởng Cục Hải dương Quốc gia, nói rằng mục tiêu chính của Trung Quốc trong năm 2014 là tăng cường điều mà ông gọi là “sự hiện diện được bình thường hóa” ở Biển Đông.

Nguồn: South China Morning Post / Thanh Nien




Đại dịch Quy Mã



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link