Wednesday, January 22, 2014

Tin Tong Hop






Điều trần UPR tại Genève




K/g quý truyền thông và blog,

Xin kính gửi đến quý truyền thông và blog thông cáo về hội thảo UPR ngày 4/2 tại Genève và các nỗ lực vận động quốc tế nhân dịp điều trần UPR.

Quý vị có thể download avatar của hội thảo tại đây: http://goo.gl/Q3Kais. Kính xin quý vị cùng giúp phổ biến rộng rãi để nhiều người cùng tham dự.

Trân trọng,
BTC Hội thảo UPR ngày 4/2 tại Genève
____________________________________
Hẹn nhau ngày 4/2 tại Genève

Chương trình vận động UPR và hội thảo “Trách Nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội
Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc”.



Để tạo áp lực tối đa buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải tôn trọng trách nhiệm trong cương vị thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, đợt kiểm định (UPR) lần này chứng kiến các cuộc vận động từ nhiều nhóm và tổ chức đấu tranh, một điều đáng mừng cho phong trào dân chủ Việt Nam. Đặc biệt là quốc tế và giới đấu tranh người Việt đang thật sự sánh vai nhau để vận động nhân quyền cho người dân Việt Nam.



Trong tinh thần đó, các tổ chức quốc tế như ARTICLE 19, Media Defence Legal Initiative, PEN International, UN Watch và Việt Nam như COSUNAM, Human Rights for Vietnam PAC và Đảng Việt Tân phối hợp thực hiện một chương trình vận động bao gồm:



● Ngày 28/1- 3/2: Tiếp xúc với những giới chức có thẩm quyền tại Liên Hiệp Quốc và các quốc gia thành viên để đề nghị một tiến trình khảo sát nhân quyền một cách hiệu quả hơn tại Việt Nam.



● Ngày 4/2, từ 12:30 đến 14:30 tại trụ sở Liên Hiệp Quốc: Hội thảo “Trách Nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc”, với diễn giả là những nhà dân chủ, thân nhân của tù nhân lương tâm tại Việt Nam, và thành viên các tổ chức quốc tế. Danh sách diễn giả sẽ được công bố sau. Kết quả của cuộc hội thảo là một bản thông cáo chung xác định tiếng nói nhân quyền cho Việt Nam.


Hội Thảo một ngày trước buổi điều trần UPR của Việt Nam sẽ góp phần tạo sự quan tâm của dư luận thế giới hầu ngăn chận sự bạo hành của nhà cầm quyền Hà Nội khi phong trào dân chủ Việt Nam ngày một lớn mạnh trong những năm trước mặt.


Tiếp theo hội thảo vào buổi tối cùng ngày sẽ có buổi văn nghệ tưởng nhớ cố nhạc sĩ Việt Dzũng nhân dịp đồng hương tụ tập về Genève. Buổi văn nghệ được tổ chức bởi Đài Truyền Hình SBTN với sự có mặt của nhạc sĩ Trúc Hồ, Nam Lộc cùng một số nghệ sĩ trung tâm Asia.



● Ngày 5/2: Phái đoàn tham dự buổi điều trần UPR.


Những nỗ lực nói trên rất cần sự quan tâm và đóng góp của tất cả mọi người. Đây là thời điểm mà người Việt Nam sẽ cùng với Cộng đồng Quốc tế có cơ hội đối đầu trực diện với phái đoàn Hà Nội ngay tại Genève để đối chất về Quyền Con Người.

Để tạo cơ hội cho nhiều người cùng vào trụ sở Liên Hiệp Quốc để tham dự buổi hội thảo và dự thính buổi điều trần của Việt Nam, chúng tôi kính mời quý vị ghi danh trước với Ban Tổ Chức để làm thủ tục cần thiết, theo đường dẫn bit.ly/upr-2014.



Hãy rủ nhau đến Genève để tham dự cuộc vận động này.



Ban Tổ Chức kính mời,



ARTICLE 19
UN Watch
PEN International
Media Legal Defence Initiative

COSUNAM (Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam)
Human Rights For Vietnam PAC - Vietnam Progress
Đảng Việt Tân


DienDanCTM




Tin tặc Việt nay tìm cách tấn công NGO quốc tế

Sean Gallagher

Hoàng Thuyên chuyển ngữ



DienDanCTM



Tin tặc Việt Nam nhắm tấn công nhân viên EFF, phóng viên bằng email câu nhử

Mã độc là một phần của chiến dịch theo dõi, bịt miệng các blogger và những người chỉ trích.

Sean Gallagher

20 tháng 1, 2014 - Ars Technica



Email mà nhân viên của EFF nhận được có chứa mã độc có liên quan đến



chiến dịch của nhà nước Việt Nam chống lại các blogger.



Electronic Frontier Foundation (EFF - Sáng Hội Biên Giới Điện Tử) vừa phổ biến chi tiết về nỗ lực cài mã độc vào máy của hai nhân viên của EFF của một nhóm tin tặc có liên quan đến nhà nước Việt Nam. Nhóm tin tặc này, có tên là Sinh Tử Lệnh, đã từng nhắm tấn công vào các nhà đối kháng và blogger Việt Nam trong thời gian qua; đến nay dường như chiến dịch này nới rộng ra để tấn công vào các nhà hoạt động và phóng viên tại Hoa Kỳ đã phổ biến những thông tin được xem là chỉ trích nhà nước Việt Nam.



Nhà nước Việt Nam đã từng tấn công vào giới blogger trong nước trước đây, và tính đến cuối năm vừa rồi, chính quyền đã bỏ tù 18 phóng viên độc lập – hay bloggers vì họ là những phóng viên duy nhất trong nước không dính đến truyền thông nhà nước. Và từ năm 2009 đến nay, nhóm tin tặc đã mở rộng chiến dịch tấn công vượt ra ngoài biên giới Việt Nam để nhắm đến các thành phần trong cộng động người Việt hải ngoại bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền Hà Nội.



Hồi tháng Mười Hai, hai nhân viên của EFF nhận được email từ một người tự xưng là đến từ Oxfam International, mời họ tham dự Hội Nghị Á Châu (Asia Conference). Địa chỉ email đến từ gmail của “Andrew Oxfam”, có vẻ như được gửi đến một danh sách người nhận và trong đó có đính kèm đường dẫn đến hai tài liệu về hội nghị chứa trên Google Drive.



Nhưng cả hai đường dẫn thực ra chỉ là một ứng dụng HTML – mà nó chép một tài liệu dạng .DOC và một phần mềm khác vào ổ đĩa trên máy của người dùng. Nếu mở các tập tin này ra, nó sẽ cài đặt mã độc và điều chỉnh một số điều trong registry của Windows. Một trong số tập tin cài đặt sẽ nối mạng vào Internet qua cổng 443 để liên lạc về lại trạm điều khiển (command-and-control server) của tin tặc.



Cùng mã độc này cũng đã được gửi đến một phóng viên AP hồi tháng Mười Một, trá hình dưới dạng một bạch thư về nhân quyền tại Việt Nam. Các mã độc tương tự cũng đã được dùng để tấn công các bloggers đối kháng Việt Nam, kể cả một blogger dân chủ có tiếng tăm tại California với kết quả là chi tiết cá nhân của người này bị tung ra công chúng. Bà Eva Galperin, phân tích gia về chính sách toàn cầu của EFF và ông Morgan Marquis-Boire, nghiên cứu gia về an tinh của Citizen Lab, Đại học Toronto kết luận trong bài viết về những cuộc tấn công này, “Dường như chỉ cần có một bài blog là đủ để biến bạn trở thành đích nhắm theo dõi của nhà nước Việt Nam”.



Hoàng Thuyên chuyển ngữ



Nguồn: http://arstechnica.com/security/2014/01/vietnamese-hackers-target-eff-staffers-journalist-in-phishing-attack/

Nguồn bài viết của EFF: https://www.eff.org/deeplinks/2014/01/vietnamese-malware-gets-personal






Hai bản án bất công dành cho dân oan Nguyễn Thị Ánh Nguyệt và Nguyễn Thị Tuyền

21/01/2014



Trần Quang Thành



Hai bản án bất công dành cho dân oan Nguyễn Thị Ánh Nguyệt và Nguyễn Thị Tuyền



Sáng hôm nay 21/1/2014, tòa án huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử hai dân oan Nguyễn Thị Ánh Nguyệt và Nguyễn Thị Tuyền với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’ theo khoản 1 điều 245 bộ luật hình sự. Đây là các cáo buộc mang tính chất áp đặt, trả thù đối với bà Nguyệt và bà Tuyền hai dân oan đã nhiều năm đi khiếu kiện đòi công lý này.

Theo cáo trạng của viện kiểm sát nhân dân huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ thì hai dân oan Nguyễn Thị Ánh Nguyệt và Nguyễn Thị Tuyền bị áp đặt tội danh trên vì những lần đi khiếu nại và kiện tụng tại Hà Nội và Sài Gòn. Cáo trạng còn cáo buộc hai dân oan này đã mặc áo, ghi băng rôn, biểu ngữ có nội dung “nói xấu đảng và cơ quan nhà nước”.

Sau 4 giờ xét xử độc đoán, Hội đồng xét xử đã công bố bản án bỏ túi với mức án nghiệt ngã : Dân oan Nguyễn Thị Ánh Nguyệt bị tuyên phạt 36 tháng tù giam và dân oan Nguyễn Thị Tuyền bị tuyên phạt 30 tháng tù giam về cái gọi là tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1, điều 245 bộ luật hình sự.

Từ Cần Thơ, anh Phạm Văn Cờ, chồng dân oan Nguyễn Thị Ánh Nguyện và bà Trần Thị Hài, đại diên Tổ chức Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam đã trao đổi với phóng viên Trần Quang Thành về những bức xúc sau khi tham dự phiên tòa.

Xin mời quí thính giả theo dõi

http://radiochantroimoi.com/dan-len-tieng/hai-ban-bat-cong-danh-cho-dan-oan-nguyen-thi-anh-nguyet-va-nguyen-thi-tuyen.html


HRW: 'Nhân quyền VN xấu đi nghiêm trọng'

Thứ ba, 21 tháng 1, 2014





Luật sư Lê Quốc Quân là một trong các tù nhân chính trị nổi tiếng ở Việt Nam

Việt Nam đã vượt Miến Điện về con số tù nhân chính trị và có thể đã đứng đầu khu vực Đông Nam Á về phương diện này, ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Thế giới (HRW) cho biết trong một cuộc họp báo.

Cuộc họp báo diễn ra ở Bangkok hôm 21/1 là để công bố phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền thế giới năm 2013.

Phúc trình cho biết tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã ‘xấu đi nghiêm trọng’ trong năm 2013.
Tù nhân và ngôn luận

Việt Nam hiện đang có khoảng từ 150 đến 200 tù nhân chính trị, theo ước lượng của HRW. Trong số này có 63 người bị kết án trong các phiên tòa có động cơ chính trị, tăng hơn so với 40 người trong năm 2012.

Như thế, với việc Miến Điện đã thả gần hết những tù nhân chính trị của họ trong năm 2013, Việt Nam có thể đã vươn lên giữ vị trí đầu bảng ở Đông Nam Á ở phương diện này, ông Robertson nói trước báo giới quốc tế.

Phúc trình của HRW lên án việc các tòa án ở Việt Nam ‘không có sự độc lập và không thiên vị theo yêu cầu của luật pháp quốc tế’.

“Khi mà Đảng Cộng sản và chính quyền có lợi ích trong phiên tòa thì chính họ chứ không phải sự thật và luật pháp mới là nhân tố quyết định bản án,” phúc trình viết, “Các phiên xử thường đầy những vi phạm về tố tụng để đưa ra những phán quyết mang tính chính trị đã được quyết định từ trước”.

"Khi mà Đảng Cộng sản và chính quyền có lợi ích trong phiên tòa thì chính họ chứ không phải sự thật và luật pháp mới là nhân tố quyết định bản án."

Phúc trình của HRW

Phúc trình dẫn những điều luật trong Bộ Luật hình sự của Việt Nam như điều 79, 87, 88, 89, 91 và 258 và thậm chí cả luật thuế đã được sử dụng để bỏ tù những người cổ súy thay đổi chính trị.

Trường hợp Luật sư Lê Quốc Quân bị chính quyền kết án 30 tháng tù giam về tội ‘trốn thuế’ được HRW đưa ra làm ví dụ.

Về tự do ngôn luận, báo cáo viện dẫn Nghị định 72 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành cấm các trang cá nhân tổng hợp thông tin trên mạng và việc khởi tố các blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào dựa trên điều luật 258 để làm bằng chứng cho việc chính quyền tăng cường tấn công vào những cây bút độc lập trên mạng.
Hội họp và tôn giáo

Về quyền tự do hội họp, HRW lên án việc chính quyền Việt Nam không cho phép tổ chức các cuộc tuần hành, tập hợp hay biểu tình mà họ cho là mang tính chính trị và trừng trị những ai dám chống lại.

Ví dụ mà HRW đưa ra là việc chính quyền can thiệp và quấy rối các buổi dã ngoại nhân quyền hồi tháng Năm ở ba thành phố lớn trong khi những người tham dự chỉ thảo luận Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền và ngăn không cho các nhân vật đối kháng như các ông Huỳnh Ngọc Chênh và Nguyễn Hoàng Đức ra nước ngoài.

Chính phủ cũng tăng cường kiểm soát tôn giáo, phúc trình cho biết, bằng cách dùng bạo lực trấn áp các nhóm tôn giáo nằm ngoài khuôn khổ các giáo hội của Nhà nước như các nhóm Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tin Lành và Công giáo ở Tây Nguyên, Phật giáo Khmer Krom và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Ngoài ra, HRW cũng lên án việc bỏ tù 14 thanh niên mà đa phần là Công giáo và Tin Lành ở Nghệ An hồi đầu năm 2013 mặc dù những thanh niên này chỉ ‘thực hiện những quyền tự do căn bản’.
Hiến pháp và giam giữ

"Có một số tổ chức/cá nhân muốn áp đặt cách nhìn của mình, hoặc vì những ý đồ xấu nên đã đưa thông tin sai lệch, kể cả vu cáo về tình hình quyền con người ở Việt Nam"

Đại sứ Lê Hoài Trung

Bản Hiến pháp mới mà Quốc hội Việt Nam vừa thông qua hôm 28/11 được HRW nhận xét là ‘dù có những cam kết về nhân quyền nhưng lại có nhiều kẽ hở nghiêm trọng’ và ‘không đảm bảo việc bảo vệ và phát huy các quyền tự do căn bản’.

Không những thế, chính quyền Việt Nam còn bị lên án về tình trạng bạo lực trong giam giữ khi mà có những tin tức từ truyền thông chính thức và các nguồn khác về việc công an ‘bạo hành, tra tấn hoặc thậm chí làm chết người bị giam giữ’.

Phúc trình cũng nêu lên tình trạng những người nghiện ma túy, kể cả trẻ em, bị giam giữ ở những trung tâm cai nghiện và bị bắt ‘lao động cải tạo’.

“Việc giam giữ này không có cơ quan pháp luật nào giám sát cả. Ai vi phạm kỷ luật sẽ bị đánh đập và nhốt trong phòng cách ly nơi họ không có đồ ăn thức uống,” báo cáo viết.

“Việt Nam tiếp tục ngày càng đi xuống về nhân quyền,” ông Phil Robertson kết luận.

Những cáo buộc của HRW thường bị Việt Nam bác bỏ, xem đó là "bịa đặt" hay "vu cáo".

Báo Nhân Dân hôm 13/1/2014 trích lời Bấm Đại sứ Việt Nam tại LHQ, ông Lê Hoài Trung nói với báo chí:

"Việt Nam chia sẻ quan điểm chung của cộng đồng quốc tế được các quốc gia thành viên LHQ cùng nhất trí trong Tuyên bố của Hội nghị thế giới về quyền con người tổ chức ở Viên, Áo năm 1993 rằng, quyền con người là giá trị phổ quát, đồng thời cũng cần tính đến những đặc thù của mỗi dân tộc, mỗi khu vực và những hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, tôn giáo khác nhau."

Ông Lê Hoài Trung cũng được trích lời nói rằng "điều đáng tiếc là có một số tổ chức/cá nhân muốn áp đặt cách nhìn của mình, hoặc vì những ý đồ xấu nên đã đưa thông tin sai lệch, kể cả vu cáo về tình hình quyền con người ở Việt Nam."

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/01/140121_vn_hrw_report_2013.shtml


NHỮNG TẤM ẢNH ĐI VÀO LỊCH SỬ VÌ LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA MỘT THỜI ĐẠI, THỜI ĐẠI HÈN NHỤC

Sau này khi nói đến sự hèn hạ thấp kém, con cháu chúng ta chỉ cần đưa những tấm ảnh nầy ra là đủ. Một thời đại sẽ được đánh dấu trong lịch sử qua các tấm hình sau mà không cần phải viết gì nhiều. Đó là thời đại Hèn Nhục










Đưa công an hoặc côn đồ giả danh công nhân sửa chữa công trình trước tượng đài vua Lý Thái Tổ









Và thành quả lao động của các "công nhân" ấy









Những loa phường chỉa vào mặt một nhà báo nước ngoài




http://huynhngocchenh.blogspot.de/2014/01/nhung-tam-anh-i-vao-lich-su-vi-la-bieu.html








Nạn nhân thứ 3 chết trong tay công an năm 2014

21.01.2013 HẢI DƯƠNG (NV) .- Một người đàn ông bị bắt về trụ sở Công an huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương chết với nhiều vết tích của tra tấn bạo hành mà công an nói nạn nhân “nhảy lầu tự tử”.






Thi hài ông Nguyễn Văn Hải, 44 tuổi, có dấu hiệu bị công an huyện Thanh Hà tra tấn đến chết, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Hà, Hải Dương.(Hình: Dân Việt)


Đây là nạn nhân thứ 3 chết trong tay công an CSVN năm 2014 dù chưa hết Tháng Giêng đầu năm. Kể từ khi nhà cầm quyền Việt Nam ký cam kết tuân thủ Công Ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc (LHQ) hồi đầu tháng 11-2013 đến nay, không kể những người bị công an đánh đập, hành hung thương tích trầm trọng, ít nhất 6 người đã bị công an tra tấn chết.

Ngày Thứ Ba 21/1/2014, nhiều báo ở Việt Nam cho hay ông Nguyễn Văn Hải, 44 tuổi, bị Công an huyện Thanh Hà bắt giam buổi chiều ngày 17/1/2014 điều tra về “tàng trữ chất ma túy”. Tờ Dân Trí nói “Qua kiểm tra đã phát hiện trong tất chân của ông Hải có 10 tép heroin tương đương 1.308 gam. Sau đó công an huyện đã thực hiện lệnh tạm giam 3 ngày đối với nghi can từ 20h ngày 17/1 đến khoảng 20h ngày 20/1.”

Báo Kiến Thức kể rằng “Đến 8h ngày 20/1 thì điều tra viên đã dẫn anh Hải từ nhà giam giữ lên tầng 2 phòng điều tra ma túy để lập danh chỉ bảng với mục đích làm hồ sơ khởi tố. Sau đó, anh Hải xin đi vệ sinh, lúc đó đồng chí dẫn giải cầm còng số 8 một tay và đưa anh đi ra nhà vệ sinh. Lúc ra khỏi cửa nhà vệ sinh khoảng 2,5m thì anh Hải đã lao xuống sân bê tông và bị thương ở vùng mặt”, nguồn tin thuật lời ông Lê Minh Hoàn, phó trưởng công an huyện cho biết.

Ông Hoàn được tờ Kiến Thức thuật tiếp lời là “Ngay sau đó, công an huyện đã đưa đi cấp cứu, đến bệnh viện thì kíp trực làm một số thủ thuật để cứu chữa nhưng anh Hải đã tử vong. Công an huyện với chức năng đã báo cáo lên công an tỉnh. Công an tỉnh cử đoàn công tác thành lập đầy đủ hội đồng và khám nghiệm theo đúng pháp luật”.

Điều đáng nói, gia đình nạn nhân chỉ được thông báo qua điện thoại là người nhà của mình đã chết. Khi làm “khám nghiệm pháp y” thì họ không được chứng kiến thi hài trước khi mổ. Họ chỉ biết “các cơ quan chức năng đang mổ tử thi tại sân nhà xác bệnh viện đa khoa Thanh Hà”.

Sự vội vã này báo hiệu chủ ý của công an huyện Thanh Hà muốn đưa ra một bản báo cáo pháy y dối trá theo ý mình để che đậy tội tra tấn chết người.






Thân nhân ông Hải yêu cầu cơ quan công an làm rõ cái chết của nạn nhân Nguyễn Văn Hải. (Hình: Dân Trí)


Báo Kiến Thức thuật lời anh Phạm Thế Vương, 26 tuổi, con trai ông Hải cho biết: “Vào hồi 9h30 ngày 18/1, tôi nhận được cuộc gọi của một cán bộ công an huyện Thanh Hà nói là bố tôi bị bắt, bảo gia đình mang quần áo và đồ ăn vào. Khi tôi đến gặp bố tại trụ sở công an huyện thì thấy bố tôi mặt mũi đã sưng bầm tím, ngực và sau lưng sưng tấy và bố tôi nói với tôi là bị đánh.”

Hàng chục người gồm thân nhân của nạn nhân và những người hàng xóm đã kéo đến trụ sở Công an huyện Thanh Hà đòi hỏi điều tra nguyên nhân đúng của cái chết. Họ không tin ông Hải chết vì “nhảy lầu tự tử”. Bất cứ nghi can nào vào tay Công an, khi bị giam giữ, không bao giờ người ta được thả cho lơi lỏng một giây phút.

Cao Ngọc Lan, phó giám đốc Công an tỉnh Hải Dương nói với báo chí là “cơ quan chức năng kết luận ông Hải tử vong do nhảy lầu tự tử”. Công an vu cho nạn nhân tự tử hoặc “nhảy lầu” hoặc “treo cổ”, “thắt cổ” dù thi thể của họ đầy những dấu vết tra trấn bạo hành, xảy ra quá nhiều trong những năm qua.

Trong số 3 nạn nhân chết trong tay công an tháng 12 năm ngoái, thân nhân một nạn nhân ở tỉnh Thanh Hóa (tình nghi hiếp dâm trẻ em) được Công an thông báo là “treo cổ tự vẫn” tại trụ sở Công an huyện Thường Xuân ngày 24/12/2013.

Thân nhân của ông Đỗ Duy Việt, 47 tuổi, được thuật lời trên tờ Giáo Dục Việt Nam cho hay “kết quả khám nghiệm tử thi phát hiện cơ thể ông Việt có nhiều vết bầm tím ở phần bả vai, phổi bị tổn thương và rỉ máu”.

Treo cổ tự vẫn trong phòng tạm giam thì không thể có những biểu hiện như thế. Dù nhà cầm quyền CSVN ký tên vào Công Ước Chống Tra Tấn, sự hung bạo tàn ác của công an có dấu hiệu còn tệ hại hơn. Số người chết trong tay công an hai tháng qua nhiều hẳn lên và nguyên nhân cái chết đều có những dấu hiệu của nhục hình. Tuy nhiên, không thấy có cá nhân Công an nào bị điều tra và truy tố. (TN)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=181196&zoneid=1#.Ut9VCfu1L1I


Hãy đi thăm các cựu tù nhân lương tâm và gia đình các tù nhân lương tâm

Nguyễn Quang A

Chúng tôi định đi thăm các tù nhân lương tâm và gia đình họ ngày 18-1-2014, tôi mắc bận không đi được. Ngày 19-1-2014 khi dự lễ tưởng niệm Hoàng Sa tại tượng đài Lý Thái Tổ mới biết cuộc đi thăm tù nhân được chuyển sang ngày 20. Chứng kiến cảnh chướng tai gai mắt do công an (tôi tin những người mặc thường phục hôm đó cũng là công an mặc thường phục để che mắt thiên hạ) gây ra trong buổi tưởng niệm 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, nhưng tôi đã không nhắc đến sự kiện đau lòng và ô nhục vào buổi sáng đó trong bữa cơm tối với phó thủ tướng Vương quốc Bỉ, một giáo sư về luật hiến pháp và nhân quyền. Giá mà bữa cơm ấy diễn ra sau 20-1-2014 thì tôi đã có thể nói cho vị giáo sư đáng kính về kinh nghiệm bản thân mà tôi tóm tắt sau đây.

Ngày 20 -1-2014 chúng tôi đi thăm và cuộc viếng thăm này đã kéo dài ngoài dự kiến. Đến tận sáng 21-1-2014 lúc 0 giờ 13 phút tôi mới về đến nhà sau hơn 3 giờ bị câu lưu trái pháp luật tại xã Chương Dương, huyện Thanh trì Hà Nội cùng 6 người bạn khác. Trả lời nhà báo Trần Quang Thành xong tôi lên giường đánh một giấc đến hơn 7 giờ sáng, rồi lại phải đi họp ở xa Hà Nội nên chỉ kịp gửi email cảm ơn bạn bè đã quan tâm đến việc xảy ra tối qua ngày 20-1-2014 và hứa sẽ viết lại tóm tắt để mọi người rõ.

Chiều mới quay lại Hà Nội và nhận được rất nhiều điện thoại từ những người quen và các sứ quán trước và trong lúc viết mấy dòng này và quên mất việc mình có lịch đi dự Quốc khánh Australia tại khách sạn Melia (rất xin các bạn Úc thứ lỗi).

A. Vài sự kiện

Chúng tôi gồm nhà thơ, cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy, anh Lê Hùng, anh Vũ Mạnh Hùng, anh Nguyễn Lân Thắng, anh Nguyễn Kim và cô Thảo đã đến thăm cựu tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội tại xã Chương Dương, Thường Tín, Hà Nội. Cuộc viếng thăm nhân dịp tết sắp đến kéo dài khoảng 20 phút, chúng tôi xin phép ra về vì đã muộn và còn phải đi thăm những người khác nữa.

1. Ra đến đường làng ngay trước cổng nhà anh Trội thì gặp hơn 20 người mặc thường phục vây quanh, cản không cho chúng tôi đi. Họ “mời” chúng tôi đến trụ sở Ủy ban Nhân dân xã để làm việc. Chúng tôi hỏi họ là ai, họ có quyền “mời” như vậy hay không? Và nếu là “mời” thì lời mời đó bị chúng tôi từ chối. Họ không chứng minh được tư cách của họ (thí dụ bằng trương ra thẻ công an của họ; thậm chí có một người được gia đình anh Trội nói là an ninh ở huyện đã từ chối nhận mình là công an mà chỉ nói anh ta là một người dân) nên chúng tôi không đi. Lúc họ nói họ rất tôn trọng chúng tôi nên mới “mời,” lúc họ đe dọa, thậm chí văng tục, và ép mọi người đến ủy ban, sau khi mời không xong họ bảo “tôi yêu cầu chứ tôi đ. mời nữa!”. Giữa chừng hai xe của chúng tôi (trong đó có một taxi) đã bị họ lùa đến sân Ủy ban. Với sức mạnh cơ bắp và bạo lực họ đã áp tải chúng tôi đến Ủy ban. Khoảng thời gian giằng co trước cổng nhà anh Trội đến Ủy ban xã hết khoảng 30 phút và cộng thêm thời gian họ áp tải chúng tôi đến Ủy ban xã tổng cộng hết khoảng 35-40 phút. Chi tiết những lời lẽ trao đổi dọc đường có thể nghe trên 3 clip của Nguyễn Lân Thắng có độ dài 17:54, 13:18 và 10:20.

2. Khi đã vào đến Ủy ban Xã, họ đưa 6 người chúng tôi lên Văn phòng Đảng ủy Đảng Cộng sản Việt Nam xã Chương Dương (!!!). Lúc đó là 20 giờ ngày 20-1-2014. Xuất hiện ba người: Ông Phạm Nhật Cường trưởng công an xã, ông Khánh và ông Hải từ an ninh huyện Thường Tín. Ông an ninh huyện trợ giúp pháp lý cho ông Cường và nói rằng theo quy định trưởng công an xã có quyền kiểm tra giấy tờ tùy thân của chúng tôi còn họ (từ huyện) thì không có chức năng đó. Họ yêu cầu chúng tôi cho họ xem chứng minh nhân dân (4 người có, 2 người không mang CMT theo người). Tôi bảo anh Cường rằng lẽ ra anh đã phải có mặt 30-40 phút trước ở trước cổng nhà anh Trội, trương thẻ công an của mình ra và với tư cách trưởng công an xã anh giải thích rằng theo quy định luật pháp anh có quyền kiểm tra giấy tờ tùy thân theo đúng thủ tục thì chúng tôi đã đưa CMT cho anh xem và việc đó hay hơn việc câu lưu chúng tôi rất nhiều. Vì cách làm của các anh là hoàn toàn trái luật và vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Trong suốt quá trình ở Văn phòng Đảng ủy 3 người họ thay phiên nhau ra ngoài hoặc đi xuống tầng trệt (chắc là để trao đổi hay nhận lệnh).

3. Lúc 9h45 có 3 xe nghe nói là từ Bộ Công an đến với nhiều người từ trên bộ. 10h00 anh Cường nói với tôi “mời anh Quang A xuống dưới để mấy anh hỏi vài chuyện”. Tôi bảo anh Cường, anh hãy xuống và bảo mấy anh ở dưới đó “Tôi cám ơn lời mời, nhưng lời mời của họ không được tôi chấp nhận. Tôi không có chuyện gì để trao đổi với họ. Việc anh (Cường) có quyền hỏi CMT thì tôi đã đưa CMT cho anh và thế là xong chuyện, không còn gì để nói hay để bàn nữa. Nếu mấy anh ấy có lên trên này trước mặt 5 người khác và có hỏi tôi bất cứ gì tôi cũng sẽ không trả lời.” Không ai khác được mời xuống để hỏi riêng. Chúng tôi ngồi uống nước suông với cái bụng đói mèm. Anh Trội ra mua được 2 gói bánh, tôi làm 4 chiếc với nước lã và ngồi đợi cùng mọi người.

4. 10h40 xuất hiện 3 người với video camera quay chúng tôi từ mọi góc. Lúc này chúng tôi mới bảo họ rằng “Ngay từ đầu chúng tôi đã hỏi các anh để chúng tôi quay toàn bộ cuộc câu lưu này thì các anh đã không chấp nhận, bây giờ các anh chĩa vào mặt chúng tôi quay mà chẳng thấy xin phép chúng tôi gì cả,” nhưng chúng tôi đã quá quen cảnh bất lịch sự này rồi nên bỏ qua.

5. Anh Cường quay lại và bảo chúng tôi ký biên bản. Chúng tôi nói việc đưa CMT cho anh kiểm tra là đã xong. Chúng tôi không liên quan gì đến cái văn bản do các anh tự viết ra và gọi là biên bản cả và nhất quyết sẽ không ký vào bất kỳ giấy tờ nào. Anh Cường nói thế thì phải làm biên bản rằng các bác không ký. Chúng tôi bảo cái đấy tùy anh và chúng tôi không liên quan. Họ viết một tờ giấy gọi anh lái xe taxi lên ký làm chứng. Chúng tôi không biết hai văn bản đó họ viết gì.

6. Anh Nguyễn Kim đi xuống rồi chúng tôi nghe tiếng ồn lớn và tiếng kêu la rất to. Chúng tôi kéo xuống và thấy anh Kim bị đánh và đang kêu rất đau. Chúng tôi dìu anh lên, anh nói có một tên đánh anh 4 cú và định kéo anh vào phòng riêng, nhưng do anh la to và chúng tôi xuống kịp thời nên nó thôi (cũng tại đây một thời gian trước đã xảy ra việc một khách đến thăm anh Trội đã bị đánh gãy xương).

7. Anh Cường quay lại nói 5 người có CMT (thêm anh Kim người lái xe nên không bị đưa lên Văn phòng Đảng ủy Xã ngay từ đầu, nhưng họ thấy anh nói chuyện thân mật với vợ anh Trội, chứng tỏ anh cũng quen biết anh Trội nên đã bị đưa lên sau và bị hỏi CMT) có thể ra về, còn 2 người không có CMT ở lại chờ xác minh. Chúng tôi nói chúng tôi chờ xác minh xong thì về một thể. Một lúc sau họ nói đã xác minh xong và mời chúng tôi ra về. Lúc này vừa đúng 23 giờ.

8. Xuống sân đèn tối om. Chúng tôi đòi họ bật đèn sân, họ bảo bị mất điện (trong khi trên phòng điện vẫn sáng). Cổng bị khóa chặt từ lúc câu lưu chúng tôi được mở ra. Anh Trội có đèn pin dẫn chúng tôi ra cổng. Anh Kim vạch áo và có thể thấy một vết xước rớm máu dài trên bả vai. Gần 20 bạn hữu đến ứng cứu chúng tôi từ ngoài đường tràn vào sân. Một người hô to “đả đảo công an đánh người” và mọi người hô theo “đả đảo,” “đả đảo”. Hô ba bốn lần thì họ ép được chúng tôi ra khỏi cổng và khóa cổng lại. Chúng tôi lên xe về nhà.

B. Vài bình luận sơ bộ

1. Những người tự xưng là công an trong đoạn A.1 kể trên đã vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng, không hiểu chút gì về quyền con người và rất hách dịch với dân. Chúng tôi đòi công khai ngân sách nhà nước chi cho lực lượng công an, giành một phần thích đáng kinh phí đó để dạy công an về pháp luật, về nhân quyền, về việc không được vi phạm pháp luật và hỗn láo với dân những người đã đóng thuế để nuôi họ và toàn bộ bộ máy nhà nước này.

2. Chỉ có đi thực tiễn mới thấu hiểu được sự vi phạm nhân quyền, sự lạm dụng quyền lực tràn lan đến thế nào, nhất là ở vùng nông thôn nơi người dân chưa hiểu rõ quyền của mình và thường xuyên bị những người nhân danh nhà nước hành hạ, đối xử một cách hỗn láo và thô bạo. Chính vì thế tôi cầu mong càng nhiều người (nhất là các trí thức) hãy đi thăm các cựu tù nhân lương tâm, gia đình các tù nhân lương tâm (đang ở trong tù) để hiểu hoàn cảnh của họ và những âm mưu thâm độc của một số người lạm dụng quyền lực (mà chủ yếu là lực lượng công an) đã và đang tìm mọi cách cô lập họ về mọi mặt, triệt phá mọi kế sinh nhai của họ (hầu hết việc sản xuất kinh doanh hay công việc kiếm tiền của họ bị triệt hạ một cách hết sức tinh vi và hiểm độc). Việc thăm viếng này là quyền của chúng ta và không một thế lực nào có thể cản chúng ta. Chúng ta cũng nên tổ chức đi thăm các tù nhân lương tâm; việc này cần được phép của cơ quan chức năng vì các tù nhân lương tâm đang trong nhà tù. Và tất nhiên chúng ta phải liên tục lên tiếng đòi thả hết các tù nhân lương tâm.

3. Chúng ta có thể đọc và tưởng là hiểu rất nhiều. Tôi có thể khẳng định một giờ mà quý vị đến thăm họ để biết hoàn cảnh thật của họ tại gia đình họ, thì một giờ đó có thể giúp quý vị hiểu nhiều hơn một năm chỉ đọc và chỉ nghe. Hãy thường xuyên đến với họ, bày tỏ sự đoàn kết với họ và đấy là một trong những cách phá vỡ sự cô lập chết người mà một số kẻ lạm dụng quyền lực đã và đang gây ra một cách hết sức tinh vi và dã man cho các tù nhân lương tâm và gia đình của họ.

N. Q. A.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

http://boxitvn.blogspot.de/2014/01/hay-i-tham-cac-cuu-tu-nhan-luong-tam-va.html


Tiếp nối cuộc tưởng niệm các anh hùng đã ngã xuống vì Hoàng Sa – đôi điều ngẫm nghĩ …

André Menras Hồ Cương Quyết

Phạm Toàn dịch

Những sự kiện xảy ra ở Việt Nam cho thấy rằng cuộc đời thì đang nhúc nhích, rằng trái đất thì đang quay, mặc cho có những kẻ muốn ngẳn cản những chuyện đó vì bọn họ sợ bị chóng mặt.

Cuộc tưởng niệm những người anh hùng Việt Nam đã nằm xuống nơi chiến trường để bảo vệ đất đai và biển khơi của nước nhà chống quân xâm lược Tàu năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa là một cuộc gặp mặt quan trọng đối với người Việt sống trong nước và các đồng bào Việt sống tản mát khắp bốn phương. Sau 40 năm chiếm đóng của bọn giết người vi phạm điều sơ đẳng nhất của luật pháp quốc tế, chúng ta đã có thể điểm lại vài điều căn bản nhân dịp lễ tưởng niệm này và lễ tưởng niệm sắp tổ chức vào ngày 17 tháng Hai tới đây.

1) Từ căn cứ phía Nam là đảo Hải Nam, Bắc Kinh đã xây dựng lặng lẽ và có bài bản căn cứ chiếm đống tại Hoàng Sa ... Họ thậm chí còn mở rộng thêm căn cứ đó (sang Gạc Ma năm 1988) và tại các vùng biển đảo khác của Việt Nam. Họ tiếp tục mở rộng vụ thâu tóm “ đường lưỡi bò ” sang hai phần ba miền biển Đông Nam châu Á này và tuyên bố là của họ bằng cách áp đặt lệnh cấm vào ra vùng này (Luật mới của Tàu về đánh bắt cá áp dụng từ 1/01/2014). Chắc chắn là họ đang chuẩn bị những cuộc xâm lấn mới thẳng theo đường họ vạch ra và theo cung cách họ từng tiến hành, và chẳng riêng gì Trường Sa sẽ rơi vào tay họ. Gì thì gì, bất kể họ nói năng ra sao, đừng có ngây thơ mà tin rằng họ sẽ ký vào bộ Quy tắc ứng xử (COC) sẽ bó tay họ về pháp lý và ngăn chặn họ tiến hành những âm mưu bành trướng.

2) Cộng đồng quốc tế, nhất là Hoa Kỳ và Pháp với những trách nhiệm do lịch sử để lại nên phải ràng buộc mạnh mẽ vào cái di sản bi thảm này được họ gạt lại cho Việt Nam, thì lại vẫn chưa có động thái gì nhỏ nhoi cụ thể đặng ngăn cản vụ ăn cướp đã được báo trước này. Ta đã thấy điều đó là có thật khi Tàu tiến hành xâm lăng, hôm nay đây lại càng thấy đó là điều có thật. Chuyện làm ăn của họ, bao giờ cũng vẫn là chuyện làm ăn cả thôi …

3) Nhà cầm quyền Việt Nam, tức là Đảng Cộng sản Việt Nam, người chủ duy nhất trên con tàu, viên quan tòa và kẻ nắm giữ kè kè điều 4 nền tảng của một hiến pháp được pha phách cẩn thận của Đảng do Đảng và vì Đảng và sẽ tuyệt đối vô tác dụng bởi vì mỗi điều khoản của hiến pháp này đều có thể bị xóa bỏ bởi cái điều 4 toàn năng, tất cả đều hoàn toàn thuận tiện cho các cuộc xâm lấn của Bắc Kinh được tiến hành theo bề sâu và êm thấm, nhưng là những cuộc xâm lấn tiến hành với cái giá là phải hy sinh nhiều binh lính và ngư dân, là đòn đánh bằng dùi cui và bắt bớ, là những vùng đất “bị ăn cướp – bị cho thuê – bị bán đứng” và là những vùng đất không cho nhân dân Việt Nam mon men tới.

Cũng những nhà cầm quyền ấy, mà cho tới nay lời lẽ của họ bao giờ cũng trái ngược với hành động của họ, đang tiếp tục khâu miệng và đóng hàm vào những cuộc đối kháng bột phát của nhân dân, của nông dân, của thanh niên, của các nhà trí thức, đang ngăn chặn cái quyền được tưởng nhớ của dân tộc và luôn luôn cố ý mở ngày càng toang hoang cho Bắc Kinh cái cánh cửa sáp nhập Việt Nam trên các mặt kinh tế, tài chính, năng lượng, văn hóa. Đến độ là có những khi có những người đã nêu câu hỏi, với những ai còn chưa rời bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam, liệu có thuận tiện hơn và rành mạch đơn giản hơn là họ hãy nhận thẳng thẻ đảng Cộng sản Tàu đi! Với những người khác, như những bạn trên Facebook, thì họ nổi giận theo một cách nói năng hoa mỹ, rằng lịch sử nước Việt Nam càng ngày càng được viết bằng mực Tàu trên Truyền hình, trong sách giáo khoa, tại các “Viện Khổng Tử”, tại những đường phố, làng mạc và khu dân cư người Tàu đang nở rộ từng ngày trên khắp nước Việt Nam.

Đến độ là có nhiều người đã nói trắng ra bằng những lời lẽ của những thời kỳ vô cùng đáng buồn về bọn “bán nước” và bọn “Việt gian” [tiếng Việt trong nguyên văn – ND] để chỉ những người lãnh đạo và một cái đảng vẫn tự cho là đại diện cho một nước Việt Nam đã thoát khỏi mọi nền thống trị của nước ngoài. Buồn đến phát khóc, và thật đáng lo ngại biết bao!

4) Những phong trào tích cực duy nhất, nguồn lạc quan cho Việt Nam, là từ nhân dân Việt Nam, từ các công dân sống trong nước và từ đông đảo kiều bào tản mát ở bên ngoài.

Trên cái đất nước đang sống trong bối cảnh chịu áp lực có hệ thống của một chế độ cảnh sát đa phương thức lắm khi hoạt động na ná như tổ chức mafia, những tiếng phản kháng run rẩy nổi lên gần đây trong giới nông dân, trong giới trẻ và những người trí thức cần phải được đánh giá sao cho đúng tầm. Ở đây, số lượng 16 nghìn không tương đương với con số 16.000! Số lượng người ký tên thu được trên các trang Bauxite Việt Nam chống lại cỗ máy thao túng khổng lồ của “Đảng ta” [tiếng Việt trong nguyên văn – ND] liên quan đến công việc sửa đổi Hiến pháp đòi nó phải mang khẩu vị khác cùng những dề đạt cải cách dân chủ, trong việc này, con số 16 nghìn ấy đại diện cho nhiều triệu công dân.

Một trăm không ngang bằng với con số 100! Con số những người tham gia cuộc lễ tưởng niệm các anh hùng Hoàng Sa ngày thứ bảy vừa rồi ở Sài Gòn chẳng là gì hết, tuyệt đối không là gì cả so với số lượng cư dân thành phố này và các vùng phụ cận, không so được với con số những người thực sự muốn tham gia vào việc tưởng niệm ấy. Ở đây không có cái lô gich toán học, mà 100 thì bằng 100.000 nhân lên nhiều lần! Cũng tương tự như vậy ở Hà Nội, kệ cho những người thợ xẻ đá lố bịch và nực cười của “Đảng ta” vào ngày lễ tưởng niệm, trước tượng Lý Thái Tổ sát ngay bên lưỡi gươm huyền thoại rất đáng gờm đối với lũ “4 tốt và 16 chữ vàng”!

Ở nước ngoài, các cộng đồng Việt Nam cùng một vài người bạn bản địa của họ đã khiến cho sự kiện mang đầy vẻ kiêu hùng. Không thể nói được rằng các đại sứ quán và lãnh sự quán Việt Nam đã hết sức nỗ lực hỗ trợ họ. Ngược lại hẳn là đúng hơn. Tiếc rằng cộng đồng Việt Nam ở Pháp không phải là cộng đồng thuộc loại tích cực hơn cả. Ngược lại, các bạn ở Đức đã gây được tiếng vang. Đặc biệt là các bạn ở Hamburg lần đầu tiên trước lãnh sự quán Trung Hoa đã cho thấy sự cứng rắn của một dân tộc đoàn kết với những lá cờ vàng và cờ đỏ hòa trộn nhau. Tôi thú thực là mình đã vô cùng kinh ngạc mặc dù năm ngoái tôi từng tham dự một cuộc biểu dương như thế (không có cờ) cùng các bạn ở Münich để chống lại chủ nghĩa bành trướng của Tàu.

Ác mộng của kẻ xâm lược Tàu và của những kẻ phục vụ cho chúng ở Việt Nam chính là đây: cuộc hòa giải hòa hợp dân tộc, cuộc hòa giải đích thực, ngay trên đường phố, chứ không chỉ ở trên giấy. Theo ý tôi, với mỗi người Việt Nam yêu nước hôm nay, vấn đề không chỉ là từ bỏ, lòa chống lại hoặc đơn giản chỉ là quên đi quá khứ của mình, của cha ông mình, của gia đình mình, mà là phải có sức mạnh suy nghĩ về thời hiện tại và từ bỏ mọi hằn thù, mọi mưu toan, mọi chửi bới, mọi cách diễn đạt khiêu khích khả dĩ tạo cớ cho sự chia rẽ. Cũng nên tránh nhét chung mọi thứ vào một rọ bằng một lối nói năng dễ dãi và đần độn. Trong cùng một gia đình, cùng một phố, cùng một làng, cùng một cơ quan, cùng một chính đảng, không phải ai ai cũng như nhau, mọi người không suy nghĩ hệt như nhau, mọi người ai ai cũng có thể đổi thay, tiến hóa và suy nghĩ … Ta chớ nên nhét tất cả thiên hạ vào những ô kéo cố định với một tem dán nhãn lên trán! Chúng ta hãy thực sự là những con người dân chủ. Đó là điều phải học, và học chẳng dễ dàng gì. Chính là hành động của chúng ta và chủ yếu là hành động sẽ làm thay đổi những ai còn ngập ngừng, sẽ thúc đẩy sự dấn thân của những ai còn đang sợ hãi, thậm chí sẽ thuyết phục được những ai tuy chưa là kẻ thù nhưng còn đang nhìn ta như là kẻ thù. Phải hành động, trước hết là phải hành động. Tạo ra những mối quan hệ, củng cố chúng, thông tin cho nhau, tìm ra những điểm chung, đưa ra những sáng kiến, làm mọi việc và luôn luôn làm sao cho mọi điều đều sáng tỏ, trung thực, công khai. Chuyện thay đổi phải là một cuộc thi đua thực sự mang tính kết đoàn.

Tôi tin rằng, nếu chúng ta biết rõ về những ý đó bành trướng của Bắc Kinh và muốn chuẩn bị đối đầu với chúng, thì chúng ta cần tránh những kết luận vội vã, những đánh giá cố định liên quan đến sức mạnh và phạm vi những lực lượng chống lại chúng.

Để kết thúc chuyện này, cho phép tôi đưa ra một thí dụ liên quan đến niềm tin lạc quan của bản thân tôi, cái “niềm tin chiến lược” của tôi [tiếng Việt trong nguyên văn – ND] từng đôi khi lung lay rồi vững vàng trở lại, bằng cách nhắc lại hai sự kiện có thể rất là đúng lúc và cũng thật trái ngược trong cuộc đấu tranh tôi từng tham gia. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, tôi cảm thấy một trong hai trải nghiệm kia như là sự không đủ ý chí thay đổi, như là một sự thiếu hứng khởi yêu nước, và ngược lại trải nghiệm kia thì như là một chứng cớ khiến tôi vững lòng và khích lệ của hứng khởi yêu nước ấy. Đó là chuyện về hai bản kiến nghị gửi tới những cơ quan quốc tế có thẩm quyền mà mới đây cũng đã được cho lưu hành trên internet. Kiến nghị thứ nhất do tôi khởi xướng. Các bạn tôi trong Quỹ Nghiên cứu Biển Đông tại Paris dã khởi xướng kiến nghị thứ hai.

Về bản kiến nghị thứ nhất, chắc chắn là tôi không dùng nó làm chuyện cá nhân và tôi biết rõ rằng vì chưa quen, vì nó được khởi xướng bởi một anh Tây tên là “Hồ Cương Quyết”, nên các khó khăn về kỹ thuật lấy chữ ký, những khó khăn về ngôn ngữ, và nỗi sợ bị thu hồi nhằm mục đích xấu, tất cả đều đã hạn chế cho việc thu thập chữ ký. Nhưng biết mình là người bản chất không bi quan, sau những bài viết tiếp nối trên trang Bauxite Việt Nam, trên trang Diễn Đàn, trên BBC tiếng Việt, trên trang Người Lót Gạch, trên trang Ba Sàm và trên vài trang blog khác nữa, việc thu được 900 chữ ký trong hai tháng cho một văn bản tạo đoàn kết và bảo vệ Việt Nam và ngư dân Việt Nam rõ rệt như vậy cho thấy là cả trạng thái tinh thần cũng như trình độ ý thức của người Việt Nam cả ở trong nước cũng như ở kiều bào tại nước ngoài đều chưa bảo đảm đầy đủ.

Ngược lại, sự thất vọng tương đối của tôi đã nhanh chóng tiêu tan sau thành công cực kỳ đặc biệt của lá thư kiến nghị do các bạn ở Quỹ Nghiên cứu Biển Đông tung ra. Thành công thật tuyệt vời! Một minh chứng rõ rệt về tình đoàn kết với mọi lá cờ hòa nhập làm một cùng nhau! Một thông điệp mạnh mẽ, cứng rắn, điềm tĩnh và đầy ý nghĩa đã được tung ra chống lại những kẻ ở Trung Hoa hoặc ở Việt Nam vẫn còn tin là có thể giày xéo lâu hơn nữa các quyền của nhân dân và các quyền của công dân! Tôi hoàn toàn hy vọng rằng lá thư kiến nghị này sẽ được duy trì, nó sẽ tiếp tục thu được cả trăm ngàn chữ ký và mối tình đoàn kết mới mẻ dường như được sinh ra cùng lá thư kiến nghị này sẽ tiếp tục thu được cả trăm ngàn chữ ký nữa, và mối tình đoàn kết mới mẻ dường như được sinh ra cùng với nó sẽ xua tan những hiểu lầm và mở rộng cánh cửa cho những trận chiến hòa bình mới mẻ có lợi cho nhân dân Việt Nam, nhân dân Trung Hoa và cho cả cộng đồng quốc tế.

A. M. H. C. Q.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Suite à la commémoration des héros vietnamiens tombés pour Hoàng Sa : quelques réflexions…

André Menras Hồ Cương Quyết

Les derniers événements survenus au Vietnam montrent que le monde bouge, que la terre tourne, malgré ceux qui veulent l’en empêcher car ils ont peur d’avoir le vertige.

La commémoration des héros vietnamiens tombés au champ d’honneur en défendant la terre et la mer de leur pays contre l’envahisseur chinois en 1974 dans les Paracels a été un rendez-vous important pour le peuple vietnamien à l’intérieur du pays et pour leurs compatriotes disséminés dans le monde entier. Après 40 ans d’occupation chinoise meurtrière en violation de la plus élémentaire des lois internationales on peut faire le point sur quelques réalités essentielles à l’occasion de cette commémoration et de celle à venir, le 17 février.

1) Pékin a construit méthodiquement et tranquillement sa base d’occupation à Hoàng Sa à partir de sa base méridionale de Hai Nam... Il l’a même étendue (Gạc Ma 1988) à d’autres espaces insulaires et maritimes appartenant au Vietnam. Il continue d’étendre cette annexion “ langue de bœuf ” aux deux tiers de cette mer du Sud Est asiatique qu’il déclare sienne en y imposant une autorisation d’accès. (Nouvelle loi chinoise sur la pêche en application depuis le 1/01/2014). Il prépare certainement de nouvelles agressions et de nouvelles annexions dans le droit fil et dans le style de celles qu’il a déjà perpétrées car Truong Sa ne tombera pas toute seule. En tous cas, quel que soit le discours, il serait naïf de croire qu’il signera un C.O.C ( Code de Conduite) le contraignant juridiquement et qui l’entrave dans ses menées expansionnistes.

2) La communauté internationale, notamment les USA et la France dont les responsabilités historiques sont lourdement engagées dans cet héritage tragique laissé au Vietnam, n’a pas amorcé la moindre démarche concrète pour empêcher ce holdup annoncé. Ce fut vrai lors de l’invasion, cela reste vrai aujourd’hui. Business, business…

3) Les autorités du VN, c’est-à-dire le parti communiste, seul maître à bord, juge et partie avec son article 4, socle d’une constitution par lui et pour lui soigneusement concoctée, absolument inopérante car chacune de ses clauses peut être effacée par cet omnipotent article 4, ont largement favorisé ces annexions en douceur et profondeur pour Pékin, mais à coup de nouveaux soldats, de nouveaux pêcheurs sacrifiés, à coup de matraque et d’emprisonnement, de terres “ volées- louées- vendues ” et interdites au le peuple du Vietnam. Les mêmes autorités, malgré leurs déclarations qui jusqu’ ici ont toujours contredit leurs actes, continuent de ficeler et de bâillonner les résistances populaires spontanées, des paysans, des jeunes, des intellectuels, d’empêcher le devoir de mémoire de la nation et ouvrent délibérément toujours plus grande à Pékin la porte de l’annexion du Vietnam sur les plans économique, financier, énergétique, culturel. A tel point que certains sont en droit de se demander si, pour ceux qui n’ont pas encore quitté le parti communiste vietnamien, il ne vaudrait pas mieux faire plus simple et plus clair en prenant directement la carte du parti communiste chinois ! D’autres, comme cet ami de Facebook, s’indignent, selon une belle formule, que l’histoire du Vietnam s’écrive de plus en plus à l’encre chinoise, à la télévision, dans les livres scolaires, dans les “ Instituts Confucius ”, dans les rues, villages et districts chinois qui fleurissent chaque jour dans tout le Vietnam. Si bien que beaucoup d’autres parlent carrément, accents des périodes de triste mémoire, de “ bán nước ” et de “ Việt gian ” à propos de dirigeants et d’un parti censés représenter un Việt Nam libéré de toute domination étrangère. Triste à pleurer et inquiétant !

4) Les seuls mouvements positifs, source d’optimisme pour le Vietnam, viennent de son peuple. Des citoyens dans le pays et de la diaspora à l’étranger.

Dans le pays et dans un tel contexte de pression systématique par une police multiforme qui s’apparente souvent par ses agissements à une organisation mafieuse, les frémissements de résistance que l’on a pu constater ces derniers temps dans le monde paysan, chez les jeunes et les intellectuels doivent être appréciés à leur juste mesure. Ici, 16000 n’égale pas 16000 ! Le nombre de signatures recueillies dans ces pages de BVN pour s’opposer à la cuisine gigantesques du “ Đảng ta ” concernant la réforme de la Constitution à sa sauce et pour faire des propositions démocratiques, représente les aspirations de millions de citoyens. 100 n’égale pas 100 ! Le nombre de participants à la cérémonie de commémoration des héros de Hoàng Sa samedi dernier à SG, n’est rien, absolument rien, par rapport à celui de tous les habitants de cette ville et des environs qui auraient voulu ardemment y participer. Ici, pas de logique mathématique mais 100 = 100000 x n ! Idem à Hà Nội, malgré les ridicules et dérisoires tailleurs de pierre du “ Đảng ta ” le jour le la manifestation, devant la statue de Lý Thái Tổ, à deux pas de la fabuleuse épée si inquiétante pour les “ 4 bons et 16 en or ” !

A l’étranger, les communautés vietnamiennes et quelques uns de leurs amis autochtones ont marqué l’évènement avec fierté. On ne peut pas dire que les ambassades ou consulat du Vietnam aient fait beaucoup d’efforts pour les aider. Ce serait plutôt le contraire. La communauté vietnamienne en France n’a pas été des plus actives, hélas. En revanche, nos amis allemands se sont bien fait entendre. Particulièrement ceux de Hambourg qui, pour la première fois ont signifié devant le consulat chinois la fermeté d’un peuple uni, drapeaux jaunes et drapeaux rouges mêlés. J’avoue en avoir été profondément étonné, bien que j’aie participé l’an dernier à une telle manifestation (sans drapeau) avec les amis de Münich, contre l’expansionnisme chinois. C’est là le cauchemar de l’agresseur chinois et de ceux qui le servent au Vietnam : la réconciliation nationale, la vraie, dans la rue, pas uniquement sur le papier. Selon moi, pour tout vrai patriote vietnamien aujourd’hui, il ne s’agit pas de renier, de trahir ou simplement d’oublier son passé, celui de son père, de son grand père, de sa famille, mais d’avoir la force de penser au présent et bannir toute haine, toute démarche, insulte, expression provocatrice, qui puisse donner prétexte à division. Il faut aussi éviter de mettre tout le monde dans le même panier avec des expressions d’un raccourci facile et imbécile. Dans la même famille, dans la même rue, le même village, la même administration, le même parti politique, tout le monde ne vit pas la même chose, tout le monde ne pense pas pareil, tout le monde peut changer, évoluer, réfléchir…N’enfermons pas les gens dans des tiroirs définitifs avec une étiquette sur le front ! Soyons vraiment démocrates. Cela s’apprend et ce n’est pas facile. C’est notre action, et essentiellement elle, qui fera changer ceux qui hésitent, qui poussera à s’engager ceux qui ont peur, ou même qui convaincra ceux qui ne le sont pas encore et qui nous voient comme des ennemis. Agir, avant tout agir. Nouer des relations, les consolider, informer, trouver des points communs, prendre des initiatives, toujours de façon claire, honnête, au grand jour. Le changement doit être une véritable émulation solidaire.

Je crois que si l’on doit être sûr des intentions expansionnistes de Pékin et se préparer à y faire face, il faut se garder de conclusions hâtives, de jugements définitifs concernant la puissance et l’étendue des forces pour lui résister. Permettez-moi, pour conclure sur ce sujet, de donner exemple qui touche ma confiance optimiste, mon “ niềm tin chiến lược ” à moi, quelquefois ébranlée, puis ravivée, en rappelant deux évènements certes très ponctuels et contradictoires dans la lutte engagée. A peu de temps d’intervalle, j’ai ressenti l’un d’entre eux comme une insuffisance de volonté de changement, comme un manque d’intérêt patriotique, l’autre, au contraire, comme une preuve réconfortante et encourageante de cet intérêt patriotique. Il s’agit des deux pétitions à l’intention des instances internationales compétentes qui ont dernièrement circulé sur le net. J’ai initié la première. Mes amis du Fonds de recherche sur la Mer de l’Est ( Q.N.C.B.Đ) à Paris ont initié la seconde. Pour la première, je n’en fais pas bien sûr une affaire personnelle et je sais bien que le manque d’habitude, le fait qu’elle ait été initiée par un “Hồ Cương Quyết ” Tây, les difficultés techniques pour signer, les difficultés de la langue et la peur d’une récupération malveillante ont été autant de freins à la récolte des signatures. Mais je pense quand même, moi qui ne suis pas de nature pessimiste, qu’après les articles relais de BVN, de Diễn Đàn, de la BBC tiếng Việt de Nguoilotgach, de Ba Sam et de quelques bloggeurs, obtenir seulement 900 signatures en 2 mois sur un texte aussi unificateur et aussi fermement protecteur du Vietnam et de ses pêcheurs n’est pas très rassurant quant à l’état d’esprit et le niveau de conscience des Vietnamiens du Vietnam et de la diaspora.

Par contre, ma relative déception s’est vite dissipée avec l’envol exceptionnel de la lettre pétition lancée par les amis du QNCBĐ. Quelle belle réussite ! Quel beau témoignage de solidarité, tous drapeaux confondus ! Quel message ferme, tranquille et plein de sens lancé à ceux qui, en Chine ou au Vietnam croient encore pouvoir piétiner longtemps les droits des peuples et ceux des citoyens ! J’espère de tout cœur que cette lettre pétition sera maintenue, qu’elle continuera de recueillir des centaines de milliers de signatures et que la solidarité nouvelle qui semble naître avec elle dissipera des incompréhensions en ouvrant la porte à de nouveaux combats pacifiques, profitables au peuple du Vietnam, au peuple chinois et à l’ensemble de la communauté internationale.



http://boxitvn.blogspot.de/2014/01/tiep-noi-cuoc-tuong-niem-cac-anh-hung.html

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link