Khái niệm về
DÂN CHỦ
Dân chủ là
một hình thức chính quyền, một lối sống, môt mục tiêu hay là một lý tưởng.
Dân chủ có nghiã là do người dân tự cai trị. Tổng Thống Mỹ Abraham
Lincoln (1809-1865) mô tả chính quyền tự quản như thế, là “chính quyền cuả dân,
do dân, vì dân (government of the people, by the people, for the people)”.
Công dân của một nước
dân chủ tham dự chính quyền một cách trực tiếp hay gián tiếp. Trong dân chủ
trực tiếp hay dân chủ thuần túy (direct or pure democracy), người dân họp nhau
ở một điạ điểm làm ra luật cho cộng đồng. Hình thức dân chủ nầy được thực thi ở
Nhã Điển (Athens) ngày xưa. Hầu hết dân chủ ngày nay là dân chủ đại diện
(representative democracy). Trong những cộng đồng lớn như thành phố, tiểu bang,
liên bang mọi người không thể nào gặp nhau hội họp, thảo luận, vì thế họ phải
bầu chọn một số công dân thay mặt họ để quyết định về luật lệ và những vấn đề
có ảnh hưởng đến cộng đồng. Hình thức nhóm họp cuả những người đại biểu được
gọi là một hội đồng, một cơ quan lập pháp, một nghị viện hoặc một quốc hội.
Lối sống dân chủ nhìn
nhận sự bình đẳng và nhân phẩm cuả tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc,
tôn giáo, phái tính, điạ vị xã hội. Dân chủ đối xử mọi người công bằng truớc
toà án và những vấn đề pháp lý khác. Dân chủ tôn trọng tự do ngôn luận, tự do
báo chí, tự do tôn giáo… Mục đích cuả xã hội dân chủ là bảo đảm cho mọi người
có cơ hội phát triển đẩy đủ những khả năng cá nhân. Trong thực tế, việc
thực thi dân chủ thường không đạt đến mức độ toàn hảo. Một số quốc gia hoặc
chính quyền được xếp hạng tùy theo khoảng cách với lý tưởng dân chủ. Hầu hết
các chính quyền đều tuyên bố là dân chủ nhưng một số lại là toàn trị
(totalitarian). Các quốc gia cộng sản còn lại ngày
nay đều thi hành chính sách toàn trị, kiểm soát hầu hết những sinh hoạt của dân
chúng.
Dân chủ, chế độ chính
trị được hình thành từ thời cổ Hy Lạp vào khoảng 600 TCN. Từ ngữ dân chủ
“democracy” theo nghiã Hy Lạp, “demos” là nhân dân (people) và “kratos” là
chính quyền (authority) . Xã hội cổ thời La Mã cũng kinh qua dân chủ. Cicero
(106 TCN - 43 TCN), một nhà hoạt động chính trị La Mã cũng là một triết gia,
một luật gia hùng biện đã nêu lên ý tưởng rằng con người có những quyền tự
nhiên (natural rights) mà bất cứ quốc gia nào cũng phải tôn trọng.
Từ đó chế độ dân chủ
ngày càng phát triển và có những hình thái khác nhau theo thời gian và không
gian, tuy nhiên những đặc tính căn bản đều giống nhau trong những quốc gia dân
chủ :
NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA
DÂN CHỦ
1/ Tự Do Bày Tỏ (Freedom of
Expression). Công dân cuả một chế độ dân chủ chọn lựa người lảnh đạo là người
đại diện thật sự cuả quần chúng và tạo ảnh hưởng đến chính sách của chính quyền
từ điạ phương đến trung ương. Vì lý do nầy sự thảo luận và hiểu biết những vấn
đề công ích là điều cần thiết. Nhằm khuyến khích sự
trao đổi tư tưởng, dân chủ phải bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí,
tự do hội họp và thỉnh nguyện thư (petition).
Công dân cuả một chế độ
dân chủ có nhiều cơ hội tạo nên một chính quyền thật sự đại diện cho mình, nhất
là cấp điạ phương. Trong xã hội dân chủ, chính quyền phải biết người dân cảm
nhận như thế nào về những vấn đề công ích. Nếu có những hiểu lầm hoặc lập trường
khác nhau, chính quyền phải giải thích, hoặc nếu muốn chuyển đổi ý kiến dân
chúng phải thi hành bằng những phương cách giới hạn, vừa đủ. Chính quyền trong
việc tìm kiếm bảo vệ ý kiến cuả mình, phải luôn luôn tôn trọng quyền bày tỏ của
người khác.
2/ Tự Do Bầu Cử. Tự do bầu cử cho người
dân có cơ hội chọn lựa người lãnh đạo và bày tỏ quan điểm cùa mình về những vấn
đề khác nhau. Những cuộc bầu cử được tổ chức định kỳ để bảo đảm những viên chức
đắc cử là đại diện chân chính cuả nhân dân. Hầu hết các quốc gia dân chủ đều
dành những điều kiện pháp lý giản dị cho tư cách cử tri và ứng cử viên, thường
chỉ gồm các hạng mục : mức tuổi, tình trạng cư trú, quyền công dân.
Tự do bầu cử được nhìn
nhận trong những điều kiện người dân bầu phiếu trong những phòng kín, không có
cưỡng ép hoặc mua chuộc và kết quả bầu cử đã được bảo vệ chống lại sự gian trá,
bất lương.
3/ Qui Tắc Đa
Số và Quyền Thiểu Số (Majority Rule and
Minority Rights). Những quyết định trong một xã hội dân chủ được lập nên do
nguyên tắc đa số. Tuy nhiên, những quốc gia dân chủ luôn bảo đảm một số quyền
cuả người dân không bao giờ bị tước đoạt, ngay cả khi bị chế ngự bởi tuyệt đại
đa số (extremely large majority). Những quyền nầy gồm có những quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do thờ phượng tôn giáo. Đa số buộc phải
lắng nghe những quan điểm cuả thiểu số. Đa số cũng phải chấp nhận quyền cuả
thiểu số tích cực hoạt động bằng những phương tiện hợp pháp để chiếm vị trí đa
số.
4/ Đảng Chính
Trị. Đảng chính trị là yếu
tố tối cần thiết trong một chế độ dân chủ . Những đảng đối lập làm cho các cuộc
bầu cử có đầy đủ ý nghiã vì cử tri dễ dàng chọn lựa những ứng cử viên đại diện
những quyền lợi và chính kiến khác nhau. Thông thường các đảng chính trị có
quyền lợi và khuynh hướng chính trị không quá khác biệt, cố gắng liên kết với
nhau để mưu tìm chiến thắng trong cuộc tranh cử. Nước Mỹ và nước Anh có hệ
thống lưỡng đảng đáp úng với nhu cầu kết hợp những quyền lợi khác nhau.
Trong những quốc gia
dân chủ, đảng hoặc những đảng không nắm chính quyền thuờng giữ vai trò đối lập
để phê phán chính sách và việc làm cuả đảng đang cầm quyền. Bằng cách nầy, đảng
đang cầm quyền được nhắc nhở điều chỉnh hoạt động và chịu trách nhiệm với dân
chúng. Trong chế độ toàn trị, chỉ có một đảng chính quyền được tồn tại, sự phê
phán đảng cầm quyền bị kết tội phản loạn. Bầu cử trong chế độ
toàn trị chỉ làm chiếu lệ, tượng trưng, dân chúng không có cơ hội chọn lựa ứng
cử viên mong muốn và cũng không được phép bày tỏ sự bất mãn với chính quyền.
5/ Phân Quyền.
Điều quan
trọng trong xã hội dân chủ là phân chia và phân phối quyền lực chính trị một
cách đồng đều. Những thế chế dân chủ đều có những cách thức sắp đặt khác nhau
để tránh một cá nhân hay một ngành nào cuả chính quyền có quyền lực áp đảo. Thí
dụ hiến pháp Hiệp Chúng Quốc phân chia quyền chính trị giữa chính quyển tiểu
bang và chính quyền liên bang. Một số quyền chỉ thuộc tiểu bang, một số quyền
chỉ thuộc chính phủ liên bang và một số quyền đuợc phân định cho cả tiểu bang
và liên bang. Ngoài ra hiến pháp Mỹ
cũng thiết lập một chính quyền trung ương
cân đối bằng cách phân chia quyền lực giữa ba ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp
độc lập với nhau.
Ngành hành pháp thi hành
luật pháp với Tổng Thống là đại
diện chính quyền trung ương, ngành lập
pháp tập trung tại Quốc Hội và làm ra luật
pháp, ngành tư pháp giải thích luật pháp với Tối Cao Pháp Viện là toà án
liên bang có thẩm quyền trên hết. Một người chỉ được phép phục vụ một ngành cuả chính
quyền mà thôi trong cùng một thời gian. Quyền lực cuả mỗi ngành được qui
định để kiểm tra hay cân bằng với quyền lực cuả ngành khác. Những
quyền không được hiến pháp hoặc hiến chương xác nhận giao cho chính quyền, thường
được dành riêng cho công dân.
6/ Chính
Quyền Hiến Định (Constitutional
Government).
Chính quyền hiến định là
chính quyền đặt căn bản trên luật pháp. Hiến pháp qui định thẩm quyền và trách
nhiệm cuả chính quyền, giới hạn những điều chính quyền được phép làm. Hiến pháp
cũng nói đến luật pháp được thực thi và cưỡng hành như thế nào. Hầu hết các
hiến pháp cũng bao gồm một luật chi tiết về các quyền gọi là Tuyên Ngôn Nhân Quyền
(Bill of Rights) mô tả các quyền tự do
căn bản cuả nhân dân và ngăn cấm chính quyền vi phạm những quyền nầy.
Hiến pháp nước Mỹ và
hầu hết các quốc gia trên thế giới, là một văn kiện chữ viết (written
constitution). Hiến pháp nước Anh không viết thành văn bản mà chỉ gồm một số
luật do Nghị Viện (Parliament) đã thông qua.
7/ Những Tổ
Chức Tư Nhân (Private Organizations).
Trong chế độ dân chủ, cá nhân và những tổ chức tư nhân điều khiển nhiều hoạt
động kinh tế và xã hội không thuộc quyền kiểm soát cuả chính quyền. Thí dụ :
nhật báo, tuần báo, đặc san … do tư nhân làm chủ và điều hành. Nghiệp đoàn hoạt
động bênh vực quyền lợi cho người lao động chứ không vì nhà nước. Chính quyền
dân chủ không can thiệp vào việc thờ phượng tôn giáo. Những trường tư thục mở
lớp song song với các trường công lập. Trong xã hội dân chủ hầu hết các hoạt
động thương mãi đều do tư nhân sở hữu và điều hành.Trong xã hội toàn trị,
duy chỉ chính quyền làm chủ, kiểm soát tất
cả những hiệp hôị, người dân không được thành lập hoặc gia nhập một nhóm nào
nếu không có phép cuả chính quyền.
PHẢI CÓ DÂN CHỦ
1/ Bảo Vệ
Nhân Quyền.
Dân chủ nhằm
bảo vệ tự do cá nhân và thăng tiến sự bình đẳng. Tuyên Ngôn Độc Lập cuả Hiệp
Chúng Quốc (The U.S. Declaration of Independence) bày tỏ niềm tin rằng
“tất cả mọi người sinh ra bình đẳng, họ được Tạo Hoá (Creator) ban tặng những
quyền hạn không thể chuyển nhượng như là Đời Sống, Tự Do và mưu cầu Hạnh Phúc.
Tuyên ngôn cũng nói thêm rằng nhân dân có thể thay đổi hoặc xoá bỏ chính quyền
nếu chính quyền cản trở những quyền nầy.
Lịch sử đã minh chứng
một khi người dân nghĩ rằng những cản trở to lớn đối với tự do cá nhân và sự
bình đẳng vì lý do chính trị thì công việc đơn giản là phải thay đổi chính
quyền từ thể chế “vương quyền” sang chế độ cộng hoà, dân chủ. Trong những quốc
gia dân chủ hiện nay, chính quyền giữ vai trò tích cực nhằm bãi bỏ những bất
bình đẳng đồng thời thăng tiến các quyền tự do cho toàn dân. Các quốc gia dân
chủ đều có những chương trình cung cấp an ninh kinh tế, giảm nghèo, và phát
triển tiềm năng nhân lực bao gồm bảo hiểm thất nghiệp, qui định mức lương tối
thiểu, hưu bổng, bảo hiểm sức khoẻ, luật dân quyền, trợ cấp giáo dục. Nhiều
nước dân chủ cũng có mục tiêu cung cấp cho dân chúng một đởi sống căn bản và
bảo hiểm y tế đáp ứng nhu cầu.
2/ Bảo Đảm
Hoà Bình Trong Những Chuyển Biến.
Những người
có tư tưởng dân chủ tin rằng những tiến trình làm chuyển biến xã hội bằng bạo
lực cách mạng là không cần thiết. Họ khẳng định rằng dân chủ phải đáp ứng những
dòi hỏi chính đáng cuả người dân một cách hữu hiệu hơn bất cứ một hình thức
chính quyền nào khác. Những người ủng hộ dân chủ muốn nhắc đến những biến
chuyển kinh tế, xã hội tại Hoa Kỳ và Anh Quốc trong những năm đầu thế kỷ 20 đã
xảy ra một cách hoà bình trong khung cảnh những định chế chính trị thời bấy
giờ. Đối với những lãnh đạo chính trị, dân chủ cũng tạo ra sự chuyển đổi và
tiếp nối một cách trật tự. Những hiến pháp dân chủ đều qui định những cuộc tự
do bầu cử định kỳ và dự liệu những thủ tục kế thừa trong trường hợp người lãnh
đạo chính quyền tử vong hoặc không còn đủ năng lực thi hành nhiệm vụ.
THỰC THI DÂN CHỦ
1/ Sự Tham
Gia cuả Người Dân.
Nền dân chủ đòi hỏi sự
tham gia rộng rãi cuà người dân trong sinh hoạt chính trị. Đấy là bổn phận cuả
tất cả công dân trưởng thành đi bầu phiếu trong các cuộc tuyển cử tại điạ
phương, tiểu bang, liên bang. Những cá nhân có đủ điều kiện hợp lệ nên ra tranh
cử vào những chức vụ công cử, phục vụ trong hội thẩm đoàn (juries), góp phần
vào an sinh xã hội với tất cả khả năng. Người công dân cũng nên dự phần hướng
dẫn dư luận bằng cách nêu lên những đề tài quan trọng và giúp đỡ chọn lựa những
chính đảng tốt. Một công dân tích cực là một người năng động chống tham nhũng
và chống chính quyền không đủ năng lực.
2/ Giáo Dục
và Dân Chủ.
Sự tham gia chính trị
rộng khắp chưa hẳn là điều cần thiết bảo đảm một chính quyền tốt. Phẩm chất cuả
chính quyền lệ thuộc vào phẩm chất cuả sự tham gia. Những người công dân với
đầy đủ kiến thức và học vấn mới có đủ khả năng đóng góp chính quyền một cách
thông minh. Lịch sử chứng tỏ rằng dân chủ thường thành công trong những quốc
gia có nền giáo dục tốt và dân chúng có nhiều cơ hội về học vấn. Với lý do nầy,
những chính quyền dân chủ thường yểm trợ mạnh mẽ sự giáo dục cho toàn dân.
Nền dân chủ cần đến
những công dân có học vấn vì họ có thể chia sẻ những vấn đề công ích, hiểu biết
những vấn đề cuả quần chúng và bầu phiếu đúng theo nhu cầu. Từ đó, định chế dân
chủ tạo nên những nhà cầm quyền có đủ khả năng thi hành trách nhiệm và
được nhân dân tin tưởng.
Trong xã hội kỹ nghệ hiện đại,
hầu hết mọi người đều có những kiến thức khoa học, kỹ thuật để hiểu biết, phán
xét những vấn đề cuả chính quyền, ngoại trừ một số ít cử tri quá bận rộn không
có đủ thời giờ hoặc thiếu những hiểu biết sâu xa chuyên ngành về những đề
mục vượt quá tầm cỡ. Tuy nhiên, ngay cả những viên chức đắc cử cũng cần
đến những chuyên gia góp ý, giúp đỡ. Do đó, nhiệm vụ cuả cử tri trong tầm giới
hạn quyết định những chính sách và phương hướng. Cử tri chuyển những quan
điểm cuả họ đến những đại biểu bằng cách bầu phiếu những ứng viên cùng
chung một dòng suy nghĩ và được họ tin cậy.
3/ Dân Chủ và Phát Triển Kinh Tế
.
Lịch
sử đã chứng minh rằng dân chủ là cơ hội tốt nhất để thành công trong
những quốc
gia ổn định, đang phát triển và
sự giàu nghèo không quá chênh lệch. Một số học giả cho rằng dân chủ phát triển
thích hợp trong những quốc gia thành phần trung lưu chiếm đa số.
Nhiều quốc gia dân chủ bị sụp đổ
trong thời kỳ kinh tế suy thoái trầm trọng. Khi số đông dân chúng không tìm
được việc làm, họ thường ủng hộ những nhóm lật đô chính quyền. Một quốc gia
đang bị nạn đói hoành hành, thực phẩm cúu trợ quan trọng hơn là quyền bầu cử và
những quyền năng chính trị khác .
4/ Chuyển Đổi Giai Cấp.
Điều
cốt yếu cuả dân chủ là sự chuyển biến
cuả con người hoặc cuả nhóm người từ giai cấp nầy qua giai cấp khác. Mỗi người
đều có cơ hội hoàn toàn bình đẳng để gia tăng lợi tức, thăng tiến nghề nghiệp,
nâng cao điạ vị xã hội. Xã hội với một hệ thống giai cấp chặc chẽ không cung
cấp cơ hội cho cá nhân thăng tiến là phản dân chủ.
Một quốc gia dân chủ không có bất cứ sự hạn chế
nào đối với cá nhân vì lý do chủng tộc, tôn giáo, giai cấp xã hội.
5/ Đồng Thuận trên Những Nền
Tảng (Agreement on Fundamentals).
Đây là vấn đề trọng yếu cuả dân
chủ. Đa số dân chúng trong một chế độ
dân chủ phải tin vào phẩm giá căn bản và sự bình đẳng cuả tất cả mọi người. Mặc
dù dân chủ nhấn mạnh đến sự quan trọng cuả cá nhân, tuy nhiên người công dân
phải đặt sự an nguy cuả đất nước trên quyền lợi riêng tư cuả mỗi người. Người dân cũng phải thuận thảo
tổng quát những muc tiêu cuả chính quyền. Họ phải phân tách, tìm kiếm cách tốt
nhất để thành đạt các mục tiêu. Nếu những mục tiêu, chính nó không trong sáng,
nền móng dân chủ sẽ không vững chắc.
DIỄN TIẾN PHÁT TRIỂN DÂN CHỦ
1/ Nguồn Gốc Dân Chủ.
Dân chủ bắt đầu khai sinh từ Hy
Lạp cổ thời, vào khoảng 600 năm TCN. Từ ngữ democracy (dân chủ) phát sinh từ tiếng Hy
Lạp demos có nghiã là nhân dân và kratos có nghiã là cai trị hoặc chính quyền. Những nhà tư tưởng chính trị
(political thinkers) Hy Lạp nhấn mạnh đến ý nghiã cai trị bằng luật pháp. Họ
chỉ trích chế độ độc tài như là hình thức chính quyền tồi tệ nhất. Nhã Điển
(Athens) và một số đô thị khác cuả Hy Lạp đã có chính quyền dân chủ ngay từ
thời bấy giờ.
Dân chủ ngày xưa tại Nhã Điển là
dân chủ trực tiếp khác với cung cách dân chủ ngày nay là dân chủ đại diện. Mỗi
nam công dân có bổn phận phục vụ thường xuyên trong quốc hội để thông qua luật
lệ và quyết định tất cả những chính sách quan trọng cuả chính phủ, tuy nhiên
không có sự phân chia giữa hai ngành lập pháp và hành pháp trong chính quyền.
Những người nô lệ chiếm một phần lớn dân số cuả Nhã Điển đều phài làm việc. Nô
lệ và phụ nữ không được bầu phiếu.
Người La Mã cổ thời cũng kinh
qua dân chủ nhưng thực hiện khác với cư dân Nhã Điển. Những nhà tư tưởng
chính trị La Mã chỉ dạy rằng quyền lực chính trị phát xuất từ sự đồng thuận cuả
dân chúng. Chính trị gia La Mã Cicero nêu lên ý tưởng rằng con người có những
quyền tự nhiên mà tất cả chính quyền đều phải tôn trọng.
2/ Thời Trung Cổ.
Cơ Đốc Giáo dạy rằng tất cả mọi
người đều bình đẳng trước Thượng Đế. Lời giáo huấn nầy làm gia tăng lý tưởng
dân chủ coi mọi người đều là huynh đệ. Cơ Đốc Giáo cũng khai mở thêm tư tưởng
rằng tín đồ Cơ Đốc Giáo là công dân cuả hai vương quốc : vương quốc cuả
Thiên Chuá và vương quốc cuả trần gian. Điều nầy giải thích rằng không
một quốc gia nào đòi hỏi người dân phải trung thành tuyệt đối, vì lẽ người dân
cũng phải tuân phục Thượng Đế và những Điều Răn Dạy. Trong suốt thời Trung Cổ
(400-1500), sự tranh chấp giữa hai sự trung thành nầy là cơ hội tìm thấy nền
tảng cho chính quyền dựa trên hiến pháp.
3/Thời Phục Hưng và Thời Cải Cách (the Renaissance and the
Reformation).
Cuộc bùng nổ lớn về văn hoá được
gọi là Thời Phục Hưng trải khắp Âu Châu trong suốt những thế kỷ 1300’s, 1400’s,
1500’s. Một tinh thần mới về tư tưởng cá nhân và độc lập được phát triển mạnh,
ành hường đến tư duy chính trị và thúc đẩy dân chủ. Con người bắt đầu đòi hỏi
tự do hơn nữa về tất cả những lĩnh vực trong đời sống.
Sự chuyển hướng mới mẻ cuả tư
tưởng cá nhân độc lập được thể hiện trong giáo phái Tin lành. Sự cải cách nhấn
mạnh đến sự quan trọng cuả lương tâm cá nhân. Trong suốt thế kỷ 1500’s, cả Thiên
Chuá Giáo (Catholics) và Tin Lành (Protestants) đều binh vực quyền chống lại
nền quân chủ chuyên chế. Cả hai tôn giáo đều lý luận rằng quyền lực chính trị
cuả những kẻ cầm quyển trên thế gian (political power of earthly rulers) phát
sinh từ sự thoả thuận cuả con người.
4/ Dân Chủ ở Nước Anh.
Năm 1215, quí tộc Anh ép buộc
Vua John chấp thuận Bản Đại Hiến Chương (Magna Carta). Tài liệu lịch sử nầy là
biểu tượng tự do cuả nhân loại được dùng để hổ trợ cho những đòi hỏi việc xét
xử trước toà án với bồi thẩm đoàn, chống lại việc bắt giam vi luật (unlawfull
arrest) và không đóng thuế nếu không có đại diện.
Nền dân chủ Anh Quốc phát triển
chậm chạp trải dài hơn bốn trăm năm tiếp theo. Năm 1628, Quốc Hội thông qua
Thỉnh Nguyện Quyền (Petition of Right). Bản thỉnh nguyện đạo đạt lên Vua
Charles I xin ngưng thu thuế vì không có sự đồng ý cuả Quốc Hội, đồng thời yêu
cầu Quốc Hội nên họp định kỳ. Vua Charles không chấp thuận sự giới hạn vương
quyền và nội chiến bùng nổ năm 1642. Tín đồ Thanh Giáo (Puritans) do Oliver
Cromwell lãnh đạo đánh bại phe bảo hoàng và Vua Charles bị chém đầu năm 1649.
Cuối cùng, cuộc cách mạng ở nước
Anh năm 1688 thiết lập thẩm quyền tối cao dành cho Quốc Hội. John Locke, một
triết gia cuả cuộc cách mạng tuyên bố rằng quyền hạn trên hết cuả những vấn đề
chính trị thuộc về nhân dân và mục tiêu chính cuả chính quyền là bảo vệ đời
sống, tự do và tài sản cuả người dân. Quốc Hội thông qua Tuyên Ngôn Nhân Quyền
năm 1689, bảo đảm những quyền dân sự căn bản.
Tuy nhiên tình trạng dân chủ vẫn
còn phôi thai. Một số thành phố kỹ nghệ lớn không có đại diện trong Quốc Hội
mãi đến sau khi ban hành Luật Cải Cách (Reform Bill) năm 1832. Định mức tài sản
cho viêc bầu phiếu dần dần tan biến. Đến năm 1918, lần đầu tiên tất cả nam công
dân được phép đi bầu và mãi đến 1928 bầu phiếu nới rộng đến tất cả nữ cử tri.
5/ Những Đóng Góp cuả Người Pháp đối với Dân Chủ.
Những
đóng góp cuả người Pháp đối với dân chủ được thể hiện trong những năm cuả thế
kỷ 1700’s, xuất phát từ những tư tưởng chính trị cuả Montesquieu,
Voltaire, và Jean Jacques Rousseau. Những bài viết cuả họ làm bùng lên cuộc
Cách Mạng Pháp bắt đầu năm 1789. Montesquieu lý luận rằng tự do
chính trị đòi hỏi phân cách riêng biệt ba ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp.
Voltaire hô hào chống lại chính quyền xâm nhập vào quyền lợi cá nhân và sự tự
do. Rousseau tuyên bố trong tác phẫm Khế Ước Xã Hội (The Social Contract) năm
1762, rằng “người dân có bổn phận chỉ tuân theo những quyền lực hợp pháp
(people have a duty to obey only legitimate powers)”. Ông cũng nói thêm rằng
những nhà cầm quyền đứng đắn chính là những người được dân chúng tự do chọn lựa.
Cuộc Cách Mạng Pháp, một biến cố
quan trọng trong lịch sử dân chủ, làm thăng tiến những tư tưởng về tự do và
bình đẳng, tuy rằng chưa biến đồi nước Pháp thành một quốc gia dân chủ nhưng
cũng ngăn cản, hạn chế những quyền lực cuả vương triều.
6/ Dân Chủ Mỹ Quốc.
Nền dân chủ nuớc Mỹ bắt nguồn từ
những truyền thống do những người Anh di dân đầu tiên mang đến vùng Bắc nuớc
Mỹ. Những người đi tìm vùng đất hứa (Pilgrims) để tránh sự xung đột tôn giáo
tại quê nhà, định cư lập nghiệp tại Massachusetts năm 1620, họp nhau ký kết Khế
Ước Mayflower (Mayflower Compact) nhằm tuân chỉ “luật công bằng và bình đẳng (
just and equal laws)”. Hơn 150 năm tiếp theo, cuộc Cách Mạng Mỹ (American
Revolution) bắt đầu vào năm 1775. Những nguời di dân muốn tự trị và không muốn
bị đóng thuế nếu không có đại diện. Tuyên Ngôn Độc Lập (The Declaration of
Independence) được Quốc Hội Lục Điạ (Continental Congress) công bố năm 1776, là
một tài liệu cổ điển về dân chủ, xây dựng nhân quyền như là một lý tưởng mà
chính quyền phải noi theo.
Hầu hết những Quốc Phụ (Founding
Fathers) thời bấy giờ không tin vào thể chế dân chủ trực tiếp kiểu Nhã Điển vì
họ nghĩ rằng giao quyền cho dân chúng nhiều quá sẽ trở thành hỗn loạn và họ
muốn thành lập chính thể cộng hoà. Vì lý do nầy, những người viết Hiến Pháp Mỹ
tạo nên hệ thống phân quyền giữa liên bang và tiểu bang. Họ cũng phân chia
quyền lực thành các ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp. Ngoài ra Tổng Thống
không phải bầu trực tiếp mà bầu qua cử tri đoàn.
Sau khi trở thành Tổng Thống
Hiệp Chúng Quốc năm 1801, Thomas Jefferson đã tuyên bố rằng việc ông đắc cử là
một cuộc cách mạng. Năm 1828, cuộc bầu cử Tổng Thống Andrew Jackson đẩy mạnh
nền dân chủ Mỹ tiến xa hơn nữa. Tinh thần khai phá cuả những di dân tiến về
Miền Tây lập nghiệp, thúc đẩy lòng tự tin, thăng tiến tự do cá nhân, và gia
tăng đồng đều cơ hội.
Khuynh hướng trường kỳ cuả Hiệp
Chúng Quốc là làm cho tất cả công dân Mỹ trưởng thành đều có quyền bầu cử. Năm
1850, những nam công dân da trắng trong các tiểu bang đều được bầu cử. Tu
Chính Án thứ 15 ban hành năm 1870 cho đàn ông da đen quyền đầu phiếu. Năm 1920,
Tu Chính Án thứ 19 cho phụ nữ quyền bầu cử.
7/ Dân Chủ Phát Triển và Trở Ngại.
Dân
chủ tiếp tục phát triển trong những năm cuả thế kỷ
1800’s tại những quốc gia theo gương nước Anh và nuớc Mỹ. Những định chế chính
trị như là tuyển cử, lập pháp trở nên phổ biến. Các Vua vẫn trị vì nhưng họ mất
nhiều quyền lực và thi hành những nhiệm vụ có thính cách nghi thức. Cuộc Cách Mạng
Kỹ Nghệ (Industrial Revolution) làm
cho những thay đổi chính trị trở nên vô cùng quan trọng. Trong hậu bán thế kỷ 1800’s, giai cấp lao động đã đòi
hỏi và nhận được những quyền lực chính
trị nhiều hơn. Những luật lệ mới đem đến người dân quyền bầu cử. Những tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, tôn giáo, được mở
rộng và lan tràn khắp nơi.
Tuy nhiên dân chủ cũng gặp trở
ngại tại môt số lãnh thổ. Một số quốc gia sau khi mô phỏng mẫu mực hiến pháp
Mỹ, lại trở nên toàn trị. Từ hiện tượng nầy, nhiều người nghĩ rằng chỉ với bản
Hiến Pháp không đủ bảo đảm một xã hội yên vui trong một chế độ dân chủ. Tại
Nga, một nhóm nổi loạn lập nên chính quyền độc tài cộng sản năm 1917, chận đứng
tiến trình dân chủ. Nước Đức tuy đã hình thành được nền tảng dân chủ năm 1919,
nhưng sau đó Adolf Hitler lại vùng lên nắm chính quyền dựng nên chế độ độc tài
phát xít năm 1933.
Tất cả các nước trên
thế giới hiện nay đều tự nhận là dân chủ, tuy nhiên những quyền tự do căn bản
cuả một chế độ dân chủ vẫn bị hạn chế, lạm dụng tại một số quốc gia. Truớc đây,
khi khối cộng sản đệ tam quốc tế chưa tan vỡ, hằng ngày từ MạcTư Khoa đến Bắc
Kinh, Hà Nội đều lớn tiếng bênh vực một thể chế dân chủ nhân dân (people’s democracy).
Ngày nay, trong thế yếu với năm quốc gia còn lại, liên kết lỏng lẻo gồm Trung
cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu Ba, Lào, vẫn tiếp tục làm lệch hướng, bẻ cong những
nguyên tắc dân chủ. Tại các quốc gia cộng sản nầy, đảng cộng sản là tồ chức
chính trị duy nhất lãnh đạo đất nước, nắm trong tay ba quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp. Chính quyền cộng sản ngăn cấm các quyền tự do báo chí, tự do
ngôn luận, tự do lập hội, tù đày, giết chết những người chỉ trích những hành vi
sai trái, tham nhũng cuả đảng cộng sản và nhà nuớc xã hội chủ nghiã.
---o---0---O---0---o---
Trải
qua nhiều thế kỷ tranh đấu quả cảm và chấp nhận hy sinh, người dân tại các quốc
gia Anh, Pháp, Mỹ, đã tạo được một mẫu mực chính quyển phù hợp với công đạo cuả
nhân loại : Dân Chủ. Qua thời gian, thể chế dân chủ được bồi đắp, hoàn chỉnh từ
lý thuyết đến thực hành, đuợc dân chúng khắp nơi hoan nghênh tiếp nhận để tạo
lập một đời sống xứng đáng với nhân phẫm.
Tại Việt Nam từ đầu thế kỷ 20,
một số sĩ phu tìm đường cứu nước đã đến Nhật Bản, Trung Hoa Dân Quốc, Pháp
Quốc, nghiên cứu, học hỏi nề nếp sinh hoạt và lý thuyết dân chủ. Các bậc tiền
bối đã nhận thấy rằng dân chủ là cơ hội nhằm khai dân trí, chấn dân khí, hậu
dân sinh, gây dựng sức mạnh lâu dài cho dân tộc dành lại độc lập từ thực dân
Pháp và xây dựng một nước Việt Nam văn minh, giàu mạnh. Cuộc khởi nghiã Yên Bái
năm 1930 là biểu tượng truyền thống dũng luợc cuả dân tộc từ lớp thanh niên
nhiệt huyết, noi theo các cuộc cách mạng dân chủ Anh, Pháp.
Cũng vào đầu thập niên 1920, một
thanh niên học vấn vài năm trung học, kiến văn non kém, không nghe lời khuyên
bảo cuả những nhà cách mạng uyên bác và kinh nghiệm, lạc lối vào mê hồn trận
cuả đệ tam quốc tế. Anh ta gia nhập đảng cộng sản và đuợc Mạc Tư Khoa huấn
luyện thành một cán bộ hoạt động khu vực Đông Nam Á. Người thanh niên ấy có tên
khai sanh Nguyễn sinh Cung sau đổi thành Hồ chí Minh - kẻ sáng lập đảng cộng
sản Việt Nam - được đệ tam quốc tế nhồi nhét “bạo lực cách mạng vô sản”, trở
nên một cuồng nhân mất trí, dồn dập gây ra nhiều tai hoạ khốc liệt cho toàn
khối dân tộc từ 1945 mãi đến ngày nay vẫn còn tiếp diễn.
Dân tộc Việt Nam đang
trước vực thẳm diệt vong do tham vọng bành trướng cố hữu cuả Hán tộc hướng
về Đông Nam Á. Từ một kẻ thù truyền kiếp cuả dân tộc, Trung cộng trở thành một
đồng minh, một đối tác chiến lược “môi hở răng lạnh”, một người anh cả đầy
quyền uy cuả đảng cộng sản Việt Nam. Việt cộng hiện nguyên hình một thế lực
gian ác như một bầy rắn độc quấn quanh một lọ cổ qúi, sẵn sàng đập vở báu vật
nếu bị xua đuổi. Dân chúng và những nhà tranh đấu quốc nội, hải ngoại hiện nay
đều dùng lý tưởng dân chủ, nhân quyền để giải quyết vấn đề sống còn cuả dân
tộc. Công cuộc vận động dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam đuợc sự hổ trợ
cuả hầu hết các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên loài thú bò sát có nọc độc
vẫn ngoan cổ ôm giữ cả một giang sơn hoa gấm làm con tin, bao che quyền lợi
riêng tư của đảng bán nuớc Việt gian cộng sản.
Dân chủ được xem là
giải pháp thích hợp nhất cho vấn đề Việt Nam hiện tại. Những khó khăn
trên đường xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, cường thịnh và trường tồn sẽ
được giải toả khi tất cả những con người, những tổ chức chống
cộng đều trân qúi trên hết bốn nghìn năm lịch sử dân tộc, thật sự yêu nước,
thật sự đoàn kết và chấp nhận hy sinh .
Thế Việt (7/13)
|
|||||||||||||||||||||||||
|
TẾT GIÁP NGỌ: 11 TỈNH XIN
CẤP GẠO CỨU ĐÓI
11 tỉnh xin cấp gạo cứu đói dịp Tết
Dân Việt - Ông Thái Phúc Thành – Phó Cục trưởng Cục Bảo
trợ xã hội (Bộ LĐTBXH) cho biết, tới thời điểm này, Bộ đã nhận được đề nghị hỗ
trợ gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt 2014 của 11 tỉnh.
Ngày 9.1, trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Thái Phúc
Thành – Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTBXH) cho biết, tới thời điểm
này, Bộ đã nhận được đề nghị hỗ trợ gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
2014 của 11 tỉnh gồm: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Ninh Bình, Nghệ An,
Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Kom Tum. Trong đó tỉnh có số lượng
đề xuất xin gạo nhiều nhất là Quảng Bình với 5.200 tấn, tiếp sau là Quảng Trị
4.289 tấn, Nghệ An gần 4.200 tấn.
Sở dĩ 3 tỉnh này có lượng đề xuất gạo lớn là bởi vừa gặp
phải các cơn bão lớn vào dịp cuối năm. Tổng số lượng gạo Chính phủ xuất gạo cứu
đói để hỗ trợ trong dịp tết này là khoảng hơn 20.000 tấn.
Hiện tại, vẫn còn một số địa phương đang tổng hợp, chưa có
kết quả chính thức. Tuy nhiên, Cục quán triệt tinh thần yêu cầu các địa phương
làm gấp rút, để không một hộ nào phải thiếu đói trong dịp tết.
Ông Thành cũng chia sẻ, thời gian qua, nhiều địa phương đã
phát hiện sai phạm trong việc cấp gạo cứu đói. Tuy nhiên, sai sót chủ yếu là
phát gạo đại trà (chứ không chỉ phát cho đối tượng đói) và mức độ vi phạm so
với thời điểm những năm trước là không nhiều. Việc kiểm tra được thực hiện
thường xuyên, chia về cho các địa phương.
“Bộ LĐTBXH cũng tiến hành đoàn kiểm tra liên ngành xuống
tận các địa phương. Vấn đề giám sát, xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền của các
tỉnh. Nếu phát hiện vi phạm thì căn cứ pháp luật, nhưng vì đây là vấn đề ảnh
hưởng tới tâm lý của người dân nên ngay khi thực, Bộ, Cục đã yêu cầu các địa
phương thực hiện nghiêm chỉnh vấn đề cấp gạo cứu đói”- ông Thành nói.
Nguyệt Tạ
Nguồn: Dân Việt
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment