Thursday, January 16, 2014

Viện Kiểm Soát Hà Nội có cần xin 'cấp trên'?

 

Viện Kiểm Soát Hà Nội có cần xin 'cấp trên'?

Cập nhật: 12:02 GMT - thứ hai, 13 tháng 1, 2014
Phiên xử Dương Tự Trọng
Lời khai của ông Dũng về tướng Ngọ trong phiên xử Dương Tự Trọng làm chấn động dư luận
Ngày 7/1, trong phiên tòa xử ông Dương Tự Trọng tội Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài, cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng trong vai trò nhân chứng đã đưa ra nhiều lời khai chấn động.
Một trong các lời khai đó là quan chức cao cấp Bộ Công an, Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ, đã mật báo cho ông Dũng về việc khởi tố ông khiến ông bỏ trốn.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

TẾT GIÁP NGỌ: 11 TỈNH XIN CẤP GẠO CỨU ĐÓI

11 tỉnh xin cấp gạo cứu đói dịp Tết



Dân Việt - Ông Thái Phúc Thành – Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTBXH) cho biết, tới thời điểm này, Bộ đã nhận được đề nghị hỗ trợ gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt 2014 của 11 tỉnh.

Ngày 9.1, trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Thái Phúc Thành – Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTBXH) cho biết, tới thời điểm này, Bộ đã nhận được đề nghị hỗ trợ gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt 2014 của 11 tỉnh gồm: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Kom Tum. Trong đó tỉnh có số lượng đề xuất xin gạo nhiều nhất là Quảng Bình với 5.200 tấn, tiếp sau là Quảng Trị 4.289 tấn, Nghệ An gần 4.200 tấn.

Sở dĩ 3 tỉnh này có lượng đề xuất gạo lớn là bởi vừa gặp phải các cơn bão lớn vào dịp cuối năm. Tổng số lượng gạo Chính phủ xuất gạo cứu đói để hỗ trợ trong dịp tết này là khoảng hơn 20.000 tấn.

Hiện tại, vẫn còn một số địa phương đang tổng hợp, chưa có kết quả chính thức. Tuy nhiên, Cục quán triệt tinh thần yêu cầu các địa phương làm gấp rút, để không một hộ nào phải thiếu đói trong dịp tết.

Ông Thành cũng chia sẻ, thời gian qua, nhiều địa phương đã phát hiện sai phạm trong việc cấp gạo cứu đói. Tuy nhiên, sai sót chủ yếu là phát gạo đại trà (chứ không chỉ phát cho đối tượng đói) và mức độ vi phạm so với thời điểm những năm trước là không nhiều. Việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên, chia về cho các địa phương.

“Bộ LĐTBXH cũng tiến hành đoàn kiểm tra liên ngành xuống tận các địa phương. Vấn đề giám sát, xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền của các tỉnh. Nếu phát hiện vi phạm thì căn cứ pháp luật, nhưng vì đây là vấn đề ảnh hưởng tới tâm lý của người dân nên ngay khi thực, Bộ, Cục đã yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm chỉnh vấn đề cấp gạo cứu đói”- ông Thành nói.

Nguyệt Tạ
 Việt Nam
Ông Dũng còn đưa ra cáo buộc đã hối lộ cho ông Ngọ hàng trăm nghìn đôla.
Dựa trên "các quyết định về độ tuyệt mật, tối mật trong Công an nhân dân, căn cứ lời khai của các bị cáo và đề nghị của Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử nhận thấy có dấu hiệu làm lộ nên ra quyết định khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước".
Quyết định đã được gửi đến Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội, tuy nhiên cho tới nay chưa có động thái khởi tố bị can.
Trong bài phỏng vấn do báo Người Lao Động đưa hôm Chủ nhật 12/01, Phó trưởng ban Nội chính Trung Ương cho biết sẽ lập tổ công tác liên ngành hỗn hợp để điều tra lời khai của ông Dương Chí Dũng
"...Đúng là để đảm bảo khách quan thì cần có sự chỉ đạo của liên ngành. Tuy nhiên, cụ thể thế nào trong vài ngày tới sẽ có quyết định cuối cùng," ông Phạm Anh Tuấn nói.
Ban Nội chính Trung Ương có thể sẽ tham gia tổ liên ngành này, tuy nhiên còn phải chờ quyết định cuối cùng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng theo đại diện của Ban Nội chính.
Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM, giải thích quy trình tố tụng sau khi có quyết khởi tố vụ án, mà theo đó có khả năng không khởi tố bị can.
"Nếu có một cá nhân nào đó có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội thì theo luật có thể khởi tố bị can ngay chứ không cần ý kiến cấp trên nữa."
Bùi Quang Nghiêm, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM
Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Theo luật tố tụng của Việt Nam thì có dấu hiệu, tức là có lời khai của một nhân chứng có dấu hiệu làm lộ bí mật nhà nước và có hướng đến một người cụ thể thì trước hết tòa án ra quyết định khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước.
Sau đó theo luật tố tụng của Việt Nam sẽ phân công cho các điều tra viên xác minh lời khai đó, và nếu như xác định được từ lời khai đó và từ các chứng cứ khác mà có một người cụ thể làm lộ bí mật của nhà nước thì lúc bấy giờ khởi tố bị can.
Nhưng trong trường hợp này theo báo chí vừa qua tôi theo dõi liên quan đến vụ Dương Tự Trọng có hướng đến một người cụ thể tức là có khả năng người đó trở thành bị can và chúng ta sẽ chờ cơ quan tố tụng khởi tố bị can.
BBC: Thưa ông, khi thông tin về việc khởi tố vụ án đưa ra như vậy, thì liệu có khả năng người có thể trở thành bị can biết được thông tin và bỏ trốn không?
Tôi nghĩ là phải tin tưởng vào cơ quan công an Việt Nam. Khi có nguồn thông tin mà người đó có dấu hiệu đã thực hiện hành vi phạm tội, thì rất khó để bỏ trốn nếu như không có sự cấu kết với những người có quyền trong ngành công an, cụ thể là cơ quan cảnh sát điều tra. Không thể trốn thoát được.
BBC: Các tình tiết báo chí đưa ra về phiên tòa rằng tội danh để tòa ra quyết định khởi tố vụ án đã chuyển từ lộ bí mật công tác sang làm lộ bí mật nhà nước. Ông có thể giải thích hai tội danh đó khác nhau ở chỗ nào?
Đơn giản là thế này. Hành vi đều là tiết lộ các thông tin có được do công tác, công việc của mình, tức là liên quan tới công chức nhà nước.
Nhưng mức độ lộ bí mật nhà nước thì tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với lộ bí mật công tác.
Bởi vì những thông tin thế nào là bí mật của nhà nước đã được quy định trong luật rất cụ thể. Nhưng bí mật công tác thì chưa cụ thể hóa, nhưng người ta có thể hiểu chung chung là những thông tin quan trọng liên quan đến công việc của mình mà theo luật báo chí không được tiết lộ cho báo chí là bí mật công tác.
BBC: Báo Tuổi Trẻ dẫn lời một đại diện của Viện Kiểm sát là họ đã nhận được hồ sơ khởi tố vụ án từ tòa án đưa xuống nhưng sau đó phải chuyển lên cấp trên để xem xét và quyết định, thì điều đó có thể hiểu như thế nào thưa ông, ai là cấp trên và họ sẽ quyết định thế nào?
Theo luật tố tụng không có nêu rõ cấp trên. Trong luật tố tụng hình sự nói rõ về phân cấp thẩm quyền điều tra ở cấp sơ thẩm rất rõ là những hành vi nào, tính chất và mức độ xã hội mức độ nguy hiểm như thế nào và khung hình phạt của tội đó tới mức nào thì cấp quận, cấp huyện điều tra xử lý; mức độ nguy hiểm như thế nào và khung hình phạt ra sao thì cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý.
Điều này quy định rất rõ trong luật tố tụng, cho nên Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội nói cấp trên là không đúng vì đấy là người ta cẩn trọng trong trường hợp cụ thể này thôi. Còn theo luật, đã là cảnh sát điều tra công an Hà Nội hoặc là cơ quan điều tra của viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội theo luật là hoàn toàn có thẩm quyền để điều tra xác minh vụ này.
Nếu có một cá nhân nào đó có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội thì theo luật có thể khởi tố bị can ngay chứ không cần ý kiến cấp trên nữa.
Trong vụ án này thì có thể người thực hiện hành vi phạm tội đó là cán bộ cấp cao thì Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội cẩn trọng đưa ra chi tiết là xin ý kiến cấp trên.
BBC: Trong phiên tòa xử ông Dương Tự Trọng thì ông Dương Chí Dũng với tư cách nhân chứng khai ra rất nhiều điều chấn dộng dư luận. Dựa trên những lời khai đó người ta đã khởi tố vụ lộ bí mật nhà nước nhưng những thông tin về việc đưa hối lộ, nhận hối lộ thì chưa thấy có quyết định gì. Vậy quy trình như thế nào để đưa đến kết luận khởi tố vụ án, ví dụ như về đưa và nhận hối lộ?
Vấn đề vừa đề cập phải kiểm tra rất kỹ nguồn chứng cứ có dấu hiệu đưa và nhận hối lộ hay không. Còn nếu chỉ có ông Dương Chí Dũng khai như vậy thôi và các cơ quan điều tra chưa kiểm chứng nguồn thông tin đó thì chưa thể khởi tố vụ án hoặc khởi tố bị can ngay được.
BBC: Như vậy cũng có khả năng sẽ không khởi tố?
Đúng. Nếu như sau khi xác minh sự việc mà không có gì để cho rằng có thể là chứng cứ theo luật thì không thể khởi tố vụ án hay khởi tố bị can về hành vi đưa hối lộ.
BBC: Họ có quy định là mất bao lâu thì phải kết thúc điều tra, phải khởi tố bị can không?
Có. Có thời hạn điều tra chung. Chẳng hạn như trong bốn tháng điều tra rồi ra hạn thêm ba tháng nữa, và nếu có tình tiết phức tạp thì có thể gia hạn thêm ba tháng nữa.
Thời hạn điều tra theo luật tố tụng của Việt Nam cũng chặt chẽ, không thể kéo dài vô tận được.


Liệu đã hết 'tắm từ vai xuống'?

Cập nhật: 03:23 GMT - thứ ba, 14 tháng 1, 2014
Ông Dương Chí Dũng bị dẫn ra tòa
Ông Thuyết đặt câu hỏi về chuyện chậm khởi tố vụ làm lộ bí mật
Cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói Việt Nam đã chứng tỏ quyết tâm chống tham nhũng hơn và niềm tin của người dân đang "bắt đầu" được khôi phục từ những vụ xử án gần đây.
Đề cập tới một loạt các vụ xử án gần đây trong đó có vụ xét xử hai anh em Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng ông Thuyết bình luận:

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

"Tôi thấy trước đây vào những năm 2007, 2008 cũng có một loạt những vụ được gọi là vụ án trọng điểm mà đã được xử.
"Nhưng so với những vụ án hiện nay thì những vụ án trước đây được gọi là trọng điểm thì nó quá bé.
"Tôi lấy ví dụ như vụ lắp điện kế điện tử giả ở công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh phải nói số tiền tham nhũng rất là bé so với số tiền nhận một lần của người mà ông Dũng đã tố ra...
"So sánh như thế để thấy rằng là quả thực theo dư luận thì từ khi Ban Nội chính trung ương được tái lập và từ khi Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng được chuyển sang trực thuộc Bộ Chính trị thì công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng được đẩy lên một bước mới, khám phá ra nhiều vụ việc rất lớn và những vụ việc này cũng liên quan đến những nhân vật khá cao chứ không phải là như những trường hợp trước đây nữa, chỉ là cấp sở, cấp tỉnh, cấp công ty nhỏ."
Mặc dù vậy ông Thuyết cũng nói thêm:
"Nhưng người dân vẫn đang chờ đợi bởi vì nếu như lại tiếp tục tắm từ vai giở xuống thì người ta cũng sẽ cảm thấy chán nản và hoài nghi đối với cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng này."

'Thận trọng'

Khi được hỏi về chuyện tại sao cùng dựa trên lời khai của ông Dương Chí Dũng mà vụ lộ bí mật nhà nước được khởi tố trong khi vụ đưa và nhận hối lộ chưa được xem xét, Giáo sư Thuyết nói:
"Tôi cho là cái việc ấy của tòa án cũng là thận trọng thôi.
"Và thông thường khi chúng ta đã khởi tố một vụ án thì từ cái vụ án ấy có thể mở rộng điều tra [những gì] nó liên quan và có những chứng cứ về việc nhận hối lộ thì sẽ bổ sung quyết định khởi tố."
"... Tôi nghĩ việc làm lộ bí mật nhà nước chuyện nó rõ rồi cho nên tòa hoàn toàn đủ căn cứ để quyết định khởi tố ngay tại phiên tòa.
"Thế còn việc đưa và nhận hối lộ thì chắc cũng còn phải chứng minh cho nên là cũng không thể nào căn cứ ngay vào một lời khai của nhân chứng đồng thời là tội phạm Dương Chí Dũng để có thể khởi tố ngay được.
Riêng về vụ ông Dương Chí Dũng sớm biết tin bị khởi tố hôm 17/5/2013 để bỏ trốn, cựu Đại biểu Quốc hội nói:
"Cũng có chuyên gia pháp lý của Việt Nam đã nói rằng bây giờ phong bì không còn chứa nổi số tiền hối lộ nữa rồi mà phải là cái vali kéo hay là vali xách thì nó mới chứa nổi cục gạch kiểu như thế."
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
"... [Đó] là sự chậm trễ mà bản thân tôi cũng chưa giải thích được. Theo tôi nghĩ các cơ quan có trách nhiệm cần giải trình trước công luận là vì sao đến bây giờ mới quyết định khởi tố vụ án."
"Lẽ ra ngay lúc ấy mình đã phải khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước rồi. Còn ai là người làm lộ, khi đã khởi tố vụ án thì cơ quan điều tra có trách nhiệm điều tra ... nếu xác định được người có dấu hiệu phạm tội thì sẽ khởi tố bị can."
"Cái việc khởi tố chậm như thế nó cũng không bình thường và nó cũng có thể là tạo điều kiện để người tinh quái, có nghiệp vụ xóa dấu vết."

'Khách quan'

Mặc dù có những ý kiến hoài nghi khả năng điều tra độc lập của Bộ Công an đối với những gì ông Dương Chí Dũng khai, Giáo sư Thuyết nói trong quá khứ đã có những vụ việc mà Bộ Công an chứng tỏ họ có thể điều tra được những vụ việc liên quan tới chính ngành của mình:
"Trước đây khi xảy ra vụ Năm Cam thì cơ quan điều tra của Bộ Công an cũng tiến hành điều tra và đi đến kết luận khởi tố và sau đó Viện Kiểm sát cũng truy tố và Tòa án xét xử một loạt bị can, bị cáo trong đó có ba người là cấp thứ trưởng và hai người cấp ủy viên trung ương và có cả một ông thứ trưởng Bộ Công an, ủy viên trung ương đảng.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta cũng phải tin vào sự khách quan của những người làm công tác điều tra thôi."
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
Giáo sư Thuyết nói cần xử nghiêm quan chức cấu kết với tội phạm
Ông Thuyết nói ông cũng cho rằng "không ít người" suy đoán liệu ủy viên trung ương bị tố tham nhũng hàng triệu đô la thì ủy viên bộ chính trị có dính dáng không.
Tuy nhiên ông nói điều này chỉ có thể biết được trong quá trình điều tra mặc dù cho rằng tham nhũng ở Việt Nam đã quá trầm trọng.
"... Cũng có chuyên gia pháp lý của Việt Nam đã nói rằng bây giờ phong bì không còn chứa nổi số tiền hối lộ nữa rồi mà phải là cái vali kéo hay là vali xách thì nó mới chứa nổi cục gạch kiểu như thế."
Vẫn về vụ xét xử ông Dương Tự Trọng, vị Giáo sư nói thêm:
"... Hiện tượng những người nắm giữ cơ quan điều tra mà lại bắt tay với tội phạm thì ngay ở phiên tòa xử Dương Tự Trọng, em của Dương Chí Dũng, thì chúng ta cũng thấy rồi.
"Ông Dương Tự Trọng là thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra của Hải Phòng nhưng lại che giấu cho một tội phạm đang bị công an thành phố Hồ Chí Minh truy nã, dùng tội phạm đó làm đồ đệ của mình, giúp cho anh mình chạy trốn.
"... Việc này nhà nước phải xử lý nghiêm khắc chứ không thể nào để những người được giao trách nhiệm chống tội phạm lại bắt tay với tội phạm, sử dụng tội phạm kiểu như thế được."



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-15/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link