Monday, January 13, 2014

Tin Tong Hop



Chương trình phát thanh ngày 12/01/2014

[RadioCTM] - Trong chương trình phát thanh ngày Chủ Nhật 12/01/2014, kính mời quý thính giả theo dõi các tiết mục : Hội Luận và Một Thoáng Hương Xưa.... (12/01/2014)  
Quê Tôi Ngày Ấy Bây Giờ

[Bích Huyền thực hiện] - Quê Tôi Ngày Ấy Bây Giờ Trong chương trình Một Thoáng Hương Xưa hôm nay Bích Huyền xin gửi đến quý vị bài « Quê Tôi Ngày Ấy Bây Giờ ” của Thu Hoa.              ... (12/01/2014)  
Côn an đàn áp tín đồ Giáo Hội Tin Lành Mennonite, Quảng Nam

[Thanh Lan thực hiện] - Vào những ngày cuối năm 2013 các tín đồ Mennonite đã có những buổi cầu nguyện tại Hội Thánh hay tư gia. Họ cầu nguyện cho đất nước, cầu nguyện cho bản thân, gia đình. Nhưng không hiểu vì sao nhà cầm quyền Việt Nam lo sợ điều gì, mà cứ cho côn an đến ngăn chận đàn áp. Xin... (12/01/2014)  

Bản chất của vụ xử án Dương Chí Dũng

[Thanh Thảo thực hiện] - Bản chất của vụ án Dương Chí Dũng Hai phiên tòa xét xử vụ án tham ô ở Tổng công ty hàng hải Vinalines và vụ án tổ chức cho ông Dương Chí Dũng, chủ tịch Vinalines bỏ trốn ra nước ngoài  kéo dài từ giữa tháng 12 năm 2013 cho đến nay, đã bước vào một bước quanh khá... (12/01/2014)  

http://radiochantroimoi.com/



Kính mời quý vị và các bạn cùng tham dự buổi hội thảo nhân quyền ngày 4 Tháng 02. 2014 tại tòa nhà Liên Hiệp Quốc



Kính mời quý vị và các bạn cùng tham dự buổi hội thảo nhân quyền được tổ chức bởi các tổ chức nhân quyền quốc tế và tổ chức đấu tranh VN nhằm mang các tiếng nói dân sự trong và ngoài nước đến với Liên Hiệp Quốc trước khi buổi điều trần UPR bắt đầu. Buổi hội thảo sẽ được tổ chức tại tòa nhà Liên Hiệp Quốc. Để tham dự, xin các bạn vui lòng ghi danh trước để làm thủ tục vào bên trong Liên Hiệp Quốc qua đường dẫn: bit.ly/upr-2014.

 *** Hội thảo UPR: Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ Ngày 4 Tháng 2 2014 tại tòa nhà Liên Hiệp Quốc - Palais des Nations, Geneva Cứ mỗi 4 năm, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc duyệt qua tình hình nhân quyền tại mỗi quốc gia thành viên trong phiên họp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review - UPR) . Năm nay, Việt Nam sẽ được giám định vào ngày 05/2. Trong buổi hội thảo này, một số tổ chức Nhân Quyền Quốc Tế và Việt Nam sẽ rọi đèn vào những trường hợp vi phạm trầm trọng tại Việt Nam ngày nay như : - Sự bạo hành của lực lượng công an đối với người dân - Việc trù dập các blogger và đe dọa quyền tự do Internet - Việc bắt giữ vô cớ hàng trăm tù nhân chính trị - Việc giới hạn các quyền dân sự và các quyền căn bản Buổi hội thảo này được tổ chức nhằm đưa ra những khuyến cáo cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và vận động Cộng Đồng Quốc Tế quan tâm đến việc thiết lập một tiến trình khảo sát nhân quyền một cách hữu hiệu tại Việt Nam. Ngày nay Việt Nam đã trở thành một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Hà Nội phải tuân thủ những nguyên tắc phổ quát về những quyền căn bản. Để tham dự hội thảo, xin các bạn vui lòng ghi danh trước để làm thủ tục vào Liên Hiệp Quốc qua đường dẫn: bit.ly/upr-2014. Buổi hội thảo này sẽ được trực tiếp phổ biến qua mạng Internet. 

Trân trọng, 
ARTICLE 19 COSUNAM Media Legal Defence Initiative PEN International UN Watch Vietnam Human Rights PAC - Vietnam Progress Việt Tân



Các nhà tranh đấu gặp gỡ đại diện 7 đại sứ quán ở Hà Nội
Gia Minh, biên tập viên RFA
2014-01-11 

Đại diện một số nhóm hoạt động cho nhân quyền tại Việt Nam và cả cựu tù nhân chính trị hôm qua có cuộc tiếp xúc với đại diện 7 đại sứ quán nước ngoài ở Hà Nội hôm 11/1. 
Citizen photo 

Đại diện một số nhóm hoạt động cho nhân quyền tại Việt Nam và cả cựu tù nhân chính trị hôm qua có cuộc tiếp xúc với đại diện 7 đại sứ quán nước ngoài ở Hà Nội để trình bày rõ thêm về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Mục tiêu cuộc tiếp xúc được cho biết nhằm thảo luận về tình hình nhân quyền thực tế ở Việt Nam với các nhà ngoại giao từ những đại sứ quán nước ngoài gồm Đức, Thụy Điển, Úc, Hà Lan, Na Uy, Bỉ, Liên minh EU trước phiên điều trần liên quan đến báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát của Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 5 tháng 2 tới đây ở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Blogger Mẹ Nấm, một trong những người tham dự cuộc tiếp xúc vào chiều ngày 11 tháng 1 cho Đài Á Châu biết lại hoạt động đó như sau:

Ông Felix Schwarz, Lãnh sự và tham tán chính trị Đức tại Việt Nam tặng lịch Nhân Quyền 2014 cho đại diện các nhóm. Citizen photo.
“Theo thông tin Việt Nam sẽ có phiên điều trần UPR sắp tới trước các thành viên trong Hội đồng Nhân quyền. Với tinh thần đó, một số nhóm hoạt động nhân quyền ở Việt Nam cũng muốn gặp các đại sứ quán và các lãnh sự ở đây để mà trao thêm thông tin và cung cấp thêm thông tin cho họ. 
Một trong những mục tiêu đầu tiên là các thành viên của Mạng lưới Blogger muốn thông báo đến thành viên các đại sứ quán việc một số thành viên được mời đi tham dự phiên UPR này nhưng lại bị ngăn cấm xuất cảnh mặc dù đã có thư mời. Kết hợp với việc đó là đưa thêm thông tin và các báo cáo khác về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Hôm qua trong cuộc gặp tiếp xúc được với 7 đại sứ quán: Đức, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Bỉ và đại diện của khối Liên minh Châu Âu.”
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hr-groups-met-diplomats-in-hn-upr-01112014074549.html

Liên Hiệp Quốc chuẩn bị chất vấn Nhà nước CHXHCN Việt Nam về nhân quyền 
VRNs (11.01.2014) - Sài Gòn 

Theo lịch làm việc của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ngày 05.02.2014 tới đây, nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chũ Nghĩa Việt Nam sẽ phải ra trước Hội đồng này để trả lời các chất vấn về kết quả hoạt động nhân quyền, mà cách đây 4 năm đã được Hội đồng này khuyến cáo, đồng thời phải trả lời về những hành vi vi phạm nhân quyền mới trong 4 năm qua (UPR).
Người Việt khắp nơi đã gởi nhiều báo cáo tới Hội đồng này. Hiện nay một văn bản khác có tính cộng đồng mở rộng đang thu thập ý kiến, VRNs xin giới thiệu văn bản đó đến với quý vị.

 [Dự thảo]

Genève, ngày 05 tháng 02 năm 2014
Kính thưa QUÝ VỊ
Trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc
Và trong UỶ Ban Điều Tra của Liên Hiệp Quốc về giam giữ người tuỳ tiện (UNWGAD)
Chúng tôi xin chất vấn Đại Diện nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (nhà cầm
quyền CSVN) thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc

CHIẾU THEO :

I.- NGHỊ QUYẾT NGÀY 26/11/2009 CỦA QUỐC HỘI ÂU CHÂU VỀ TÌNH TRẠNG NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM :

Điều 14 Thúc giục nhà cầm quyền Việt Nam hãy trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả các nhà hoạt động nhân quyền, các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm, vì giam giữ họ tức là vi phạm đến nhân quyền; đồng thời yêu cầu nhà cầm quyền bảo đảm cho tình trạng phúc lợi về thể chất cũng như tinh thần của họ trong mọi trường hợp, sẵn lòng giúp đỡ những người cần nó được đưa đến những nơi tốt, chuyên về chăm sóc y tế độc lập;

II.- NGHỊ QUYẾT NGÀY 14/04/2013 CỦA QUỐC HỘI ÂU CHÂU VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN TẠI VIỆT NAM :

Điều 1. Bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự kết tội và kết án khắc nghiệt một số nhà báo và blogger ở Việt Nam, lên án các hành vi vi phạm liên tục quyền con người, bao gồm cả đe dọa chính trị, quấy rối, tấn công, bắt bớ tùy tiện, bị kết án tù nặng nề và những phiên tòa không công bằng gây ra đối với các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger, người bất đồng chính kiến và người bảo vệ nhân quyền, cả trên mạng và ngoài mạng, vi phạm rõ ràng  nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam về quyền con người;

Điều 2. Kêu gọi nhà chức trách ngay lập tức và vô điều kiện thả tất cả các blogger, các nhà báo online và người bảo vệ nhân quyền, kêu gọi nhà nước chấm dứt mọi hình thức đàn áp đối với những người thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và tự do hội họp theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế;

Điều 3. Kêu gọi chính phủ Việt Nam sửa đổi hoặc bãi bỏ đạo luật hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí nhằm cung cấp một diễn đàn đối thoại và tranh luận dân chủ; cũng kêu gọi chính phủ sửa đổi Nghị định dự thảo về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trực tuyến” để bảo đảm là chính phủ bảo vệ quyền tự do ngôn luận online;

Điều 4. Kêu gọi chính phủ Việt Nam phải chấm dứt cưỡng bức ly gia ly hương, để đảm bảo tự do ngôn luận cho những người tố cáo lạm dụng về các vấn đề đất đai, và để đảm bảo những người đã bị cưỡng bức di dời tiếp cận với các giải pháp pháp lý và đền bù thỏa đáng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và nghĩa vụ theo luật nhân quyền quốc tế;

Điều 5. Kêu gọi chính quyền VN thực hiện các nghĩa vụ quốc tế bằng cách chấm dứt bách hại tôn giáo và loại bỏ các trở ngại pháp lý để cho các tổ chức tôn giáo độc lập tự do tiến hành các hoạt động tôn giáo ôn hòa, theo đó công nhận tất cả các cộng đồng tôn giáo, thực hành tự do tôn giáo và bồi thường tài sản mà nhà nước đã tùy tiện tịch thu từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Giáo hội Công giáo và bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào khác;

Điều 6. Bày tỏ quan ngại sâu sắc về các điều kiện giam cầm tù nhân lương tâm do sự ngược đãi và thiếu sự chăm sóc y tế, yêu cầu chính quyền đảm bảo giá trị tinh thần và thể xác, đảm bảo tiếp cận không hạn chế tư vấn pháp lý và cung cấp hỗ trợ y tế thích đáng cho những người cần;

III.- PHÁN QUYẾT ngày 02/12/2013 của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Kêu Gọi Trả Tự Do Cho Nhà Hoạt Động Blogger Việt Nam  ghi rằng :

Việc giam giữ một blogger Việt Nam, và là luật sư, nhà hoạt động nhân quyền Lê Quốc Quân đã bị Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lên tiếng chỉ trích là vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền được xét xử công bằng.
Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc, do Cao Ủy Nhân Quyền LHQ thành lập, đã đưa ra phán quyết rằng Lê Quốc Quân trở thành mục tiêu tấn công vì việc hoạt động và viết blog. Ủy Ban kêu gọi trả tự do cho ông ngay lập tức, hoặc bản ản phải được xem xét lại bởi một tòa án độc lập. Ủy Ban còn đề nghị Việt Nam phải bồi thường thiệt hại cho ông Lê Quốc Quân vì việc bắt giữ tùy tiện này.

IV.- Phán quyết trong phiên họp lần thứ  67 từ  ngày 26-30/8/2013  của Nhóm Công tác về Giam giữ Tùy tiện ghi rằng :

Điều 34 Trước những cơ sở trên, Nhóm Công tác về Giam giữ Tùy tiện đã đi đến quan điểm như sau:
Việc tước đoạt quyền tự do của ông Lê Quốc Quân là tùy tiện, trái với điều 9 và 10 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền và các điều 9 và 14 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà trong đó, Việt Nam là một thành viên ký kết. Và nằm trong Loại III của các loai áp dụng đối với việc xem xét các trường hợp giao nộp cho Nhóm Công tác.
Điều 35 Phỏng theo quan điểm đúc kết ở trên, Nhóm Công tác yêu cầu Chính Phủ [Việt Nam] phải có các bước tiến cần thiết để khắc phục tình hình của ông Lê Quốc Quân, tức là phải lập tức trả tự do, hoặc đảm bảo rằng các tội danh cáo buộc phải được định đoạt bởi một tòa án độc lập và vô tư trong thủ tục tố tụng được tiến hành theo đúng các quy định của ICCPR.
Điều 36 Phải bồi thường ông ta đối với việc giam giữ tùy tiện mà ông ta phải chịu đựng.
Điều 37 Nhóm Công tác đã giúp Chính Phủ chú ý đến các nghĩa vụ đối với quốc gia ký kết Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và làm cho pháp luật của mình phù hợp

V.- QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN LIÊN HIỆP QUỐC VỀ GIAM GIỮ TUỲ TIỆN LÊN ÁN VỀ VIỆC ĐỐI XỬ CỦA VN ĐỐI VỚI 16 NHÀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI

Trong một quyết định được loan báo vào ngày 28 tháng 11 năm 2013, Ủy Ban Điều Tra của Liên Hiệp Quốc về Giam Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) tại Geneva, Thụy Sĩ, đã phán quyết thuận lợi cho bản kiến nghị được đệ nạp bởi giáo sư Allen Weiner, Giám Đốc Chương trình Luật Quốc Tế và So Sánh của trường Đại Học Luật Standford, đặt vấn đề về việc bắt bớ, kết án và tiếp tục giam giữ một cách bất hợp pháp mười sáu nhà hoạt động xã hội và chính trị tại Việt Nam. Ủy Ban cho rằng việc giam giữ và sau đó kết án tội hình sự đối với những nhà hoạt động này đã vi phạm những giao ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam phải tuân thủ và kêu gọi chính phủ Việt Nam phải “lập tức” trả tự do cho những người bị giam giữ.
Các nhà hoạt động đã bị kết án dựa trên những điều khoản khác nhau của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam như cấm “những hành vi nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, “phá hoại đoàn kết quốc gia” và tham gia “tuyên truyền chống Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Bản kiến nghị, đầu tiên được đệ nạp vào tháng Bảy năm 2012, cho rằng việc giam giữ các nhà hoạt động đã vi phạm những cam kết quốc tế của Việt Nam theo Công Uớc Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị và Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Trả lời những luận điểm của Việt Nam rằng những người bị giam giữ đã bị kết án dựa trên luật hình sự hiện hữu của Việt Nam, UNWGAD phán quyết rằng “những điều khoản hình sự để buộc tội và sau đó kết án những nhà hoạt động là không phù hợp với những điều khoản thích hợp của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị.”. Cơ quan UNWGAD đã nhận định thêm rằng “quyền được có quan điểm và bày tỏ quan điểm, gồm cả những quan điểm không giống với chính sách của nhà nước, được bảo vệ theo điều 19 của Công Uớc Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị.”

XÉT VÌ :
-           Ngày 9/6/1981, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc.
-           Ngày 27/11/1981, Việt Nam ký Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; tháng 2/1982 chính thức phê chuẩn Công ước này.
-           Ngày 24/9/1982, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội và Công ước quốc tề về các quyền dân sự chính trị.
-           Ngày 20/02/1990 Việt Nam ký Công ước về quyền trẻ em và phê chuẩn ngày 20/2/1990.
-           Ngày 7/11/2013, tại trụ sở chính của LHQ ở thành phố New York (Mỹ), ông Lê Hoài Trung, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực nhà cầm quyèn CSVN tại LHQ, đã thay mặt nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký “Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác” (gọi tắt là Công ước chống tra tấn).
Đây là văn kiện quốc tế quan trọng về quyền con người, nhằm ngăn ngừa các hành vi tra tấn, đồng thời tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, thúc đẩy xây dựng các cơ chế bảo vệ nạn nhân và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Phát biểu sau lễ ký, Đại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh việc ký Công ước thể hiện cam kết mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam chống lại mọi hành vi tra tấn và đối xử tàn bạo, bảo đảm ngày càng tốt hơn tất cả các quyền cơ bản của con người.
Kể từ khi trở thành thành viên LHQ cho tới nay, nhà cầm quyền CSVN chưa bao giờ tôn trọng những gì đã ký kết về quyền con người. Người dân VN luôn bị ngăn cấm, sách nhiễu, đàn áp, bắt bớ tù đày, rồi hình sự hóa chỉ vì họ thực thi một cách ôn hòa những quyền đã được ghi trong bộ luật Nhân Quyền của LHQ.
Để nguỵ biện cho những hành động vi phạm nhân quyền của mình, nhà cầm quyền CSVN luôn viện cớ rằng vì dị biệt văn hóa, vì “nhận thức“ về nhân quyền Việt Nam khác biệt với nhân quyền của các nước tây phương, hoặc vì an ninh quốc gia, v.v…. Không những thế, nhà cầm quyền còn trơ trẽn để lập đi lập lại rằng tại Việt Nam không có ai bị bắt chỉ vì có chính kiến riêng, quan điểm chính trị khác, hay ủng hộ dân chủ,… dù rằng cả thế giới đều biết quá rõ về những người tù lương tâm đang bị giam cầm, trong đó rất nhiều người nổi tiếng trong dư luận thế giới như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Mục sư LÊ Công Chính, Blogger Điếu Cày, Tạ Phong tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Luật sư Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Quốc Quân,v.v…
Chính vì thế mà các tổ chức nhân quyền như Ủy Hội Nhân Quyền LHQ, Ân Xá Quốc Tế, Hội Bảo Vệ Ký Giả, Hội Ký Giả Không Biên Giới, Cơ Quan Theo Dõi Nhân Quyền, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam và Quốc Hội của nhiều quốc gia, như Liên Hiệp Âu Châu, Hoa Kỳ, Úc, Gia Nã Đại, v.v… đã nhiều lần chỉ trích, lên án Cộng Sản Việt Nam vi phạm nhân quyền và đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội phải trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm vì họ đã tranh đấu trong tinh thần bất bạo động và theo đúng luật Quốc Tế Nhân Quyền.
Ngày 18.4.2013, Nghị viện Châu Âu đã ra nghị quyết về tình trạng nhân quyền của Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đến những nhà báo và blogger bị kết án tù và đàn áp tại Việt Nam. Đồng thời cơ chế này cũng lên án các hành vi vi phạm liên tục quyền con người của nhà cầm quyền như đe dọa, quấy rối, tấn công, bắt bớ tùy tiện, kết án tù nặng nề qua những phiên tòa trí trá, thậm thụt đối với các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger, những người bất đồng chính kiến hoặc bảo vệ nhân quyền; dù rằng họ chỉ thể hiện quan điểm trên mạng Internet… Ngoài ra, nghị quyết này còn kêu gọi chấm dứt tình trạng thu hồi đất đai bất hợp pháp và đàn áp tôn giáo; cũng như kêu gọi nhà cầm quyền CS Việt Nam chỉnh sửa hoặc tháo gỡ những luật lệ hạn chế quyền tự do báo chí và tự do thể hiện chính kiến.
Ngày 19/04/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã công bố báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền trên thế giới. Trong phần về Việt Nam, báo cáo này đề cập đến việc nhà cầm quyền CSVN vẫn hạn chế nghiêm ngặt các quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền thay đổi chính phủ, và tiếp tục kiểm soát Internet, đặc biệt là sử dụng điều luật về tội “tuyên truyền chống Nhà nước” như điều 88 để vu khống, để hạn chế các quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.
Mới đây, phán quyết của Ủy ban Giam giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc về trường hợp luật sư Lê Quốc Quân và quyết định của Ủy Ban này tố cáo việc bắt bớ, kết án và tiếp tục giam giữ một cách bất hợp pháp mười sáu nhà hoạt động xã hội và chính trị tại Việt Nam, đã tô đậm thêm những nét vi phạm trầm trọng nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN ngay trước ngày kỷ niệm 65 năm bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền.
Những sự kiện vừa kể cho thấy, vi phạm nhân quyền không là hiện tượng mà chính là bản chất của chế độ CSVN. Bởi thế nên chẳng lạ gì khi mà ngay cả những cuộc dã ngoại phân phối bản tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng bị nhà cầm quyền coi là có “tội“ để ngăn cấm, bắt bớ. Tự thân là một chế độ vi phạm nhân quyền trầm trọng, chuyên xử dụng công an để gia tăng sách nhiễu, khủng bố, tra tấn người dân và luôn bị thế giới lên án, nhưng chế độ CSVN vẫn xin làm ứng viên và trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016, và vẫn ký kết vào Công ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc.
Chúng tôi xin chất vấn Đại Diện nhà cầm quyền CSVN có mặt tại đây : “ đến khi nào nhà cầm quyền CSVN tôn trọng nhân quyền và trả tự do cho 526 tù nhân tôn giáo, chính trị, dân oan?”

KẾT LUẬN : Để khuất phục nhà cầm quyền CSVN tôn trọng nhân quyền và trả tự do cho 526 tù nhân tôn giáo, chính trị, dân oan hiện bị giam cầm trong ngục tù hà khốc CSVN, chúng tôi xin đề nghị với Hội Đồng Nhân Quyền LHQ ra phán quyết:
-           Lên án nhà cầm quyền csvn vi phạm trầm trọng nhân quyền và đòi trả tự do cho 526 tù nhân tôn giáo, chính trị, dân oan trước ngày 05 tháng 03 năm 2014 thời hạn chót.
-           Nếu nhà cầm quyền CSVN không thi hành phán quyết của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ thì đình chỉ hay trục xuất nhà cầm quyền CSVN ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
-           Đề nghị Hội Đồng Liên Hiệp Quốc triệu tập phiên họp khoáng đại trục xuất nhà cầm quyền CSVN (CHXHCNVN) ra khỏi Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vì thường xuyên vi phạm trầm trọng nhân quyền và không tôn trọng hiến chương Nhân Quyền LHQ.

Chúng tôi xin thành thực cám ơn QUÝ VỊ.

Nguồn: http://www.chuacuuthe.com/2014/01/lien-hiep-quoc-chuan-bi-chat-van-nha-nuoc-chxhcn-viet-nam-ve-nhan-quyen/


Hải chiến Hoàng Sa ‘nóng’ trên diễn đàn ở Đại học Harvard 

Các diễn giả đang thảo luận tại cuộc hội thảo về Hoàng Sa tại Harvard hôm 11/1/2014.

VOA Tiếng Việt
11.01.2014 
MASSACHUSETTS - Cuộc chiến trên biển gây nhiều thương vong cho phía Việt Nam năm 1974 đã được đưa ra ‘mổ xẻ’ dưới nhiều lăng kính khác nhau của các nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học Harvard hôm 11/1.

Tiến sỹ Ngô Như Bình, Giám đốc chương trình tiếng Việt tại trường đại học danh tiếng nằm ở bang Massachusetts, cho VOA Việt Ngữ biết, cuộc hội thảo được tổ chức để đánh dấu tròn 40 năm trận hải chiến đẫm máu.

Ông Bình cũng nói rằng ý kiến của các chuyên gia Mỹ và Canada gốc Việt tham gia diễn đàn có thể đóng góp phần nào vào việc tìm ra giải pháp cho cuộc tranh chấp lãnh hải trên biển Đông.

Ông nói: “Chúng tôi muốn lắng nghe ý kiến của các chuyên gia từ những góc độ khác nhau, từ lịch sử, pháp luật, kinh tế hay thương mại. Nếu như kết quả của các công trình nghiên cứu của các diễn giả và kết quả của hội thảo này được nhiều người biết đến thì chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ góp phần giải quyết vấn đề biển đảo ở biển Đông một cách hòa bình”.
Trung Quốc lấy nốt Hoàng Sa rồi để từ đó mới nói rằng Trung Quốc có lãnh hải mấy trăm dặm, thành ra, gây tranh chấp khắp khu vực. Trung Quốc gây sự, chiếm chỗ này, chiếm chỗ kia,để mà người ta phải tới để điều đình với Trung Quốc.
Ông Ngô Vĩnh Long nói.
Ông Ngô Vĩnh Long, Giáo sư khoa lịch sử của Đại học Maine, là một trong các diễn giả thuyết trình tại cuộc hội thảo với sự tham gia của nhiều thành phần, trong đó có khá nhiều sinh viên người Việt.

Về tác động của cuộc chiến trên biển năm 1974 đối với các diễn biến những năm sau đó, ông Long nhận định với VOA Việt Ngữ rằng nó là điểm khởi đầu cho một loạt các rắc rối mà Trung Quốc gây ra sau này.

Theo ông, việc Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa là nhằm thâu tóm và kiểm soát biển Đông.

Ông Long nói: “Trung Quốc lấy nốt Hoàng Sa rồi để từ đó mới nói rằng Trung Quốc có lãnh hải mấy trăm dặm, thành ra, gây tranh chấp khắp khu vực. Trung Quốc gây sự, chiếm chỗ này, chiếm chỗ kia, để mà người ta phải tới để điều đình với Trung Quốc. Khi mà tới nói chuyện với Trung Quốc thì Trung Quốc tuyên bố chỉ nói chuyện song phương thôi, chứ không nói đa phương. Trung Quốc dùng sức mạnh của các nước lớn để ăn hiếp các nước nhỏ”. 

Liên quan tới khía cạnh pháp lý trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên đi theo cách làm của Philippines.

Tiến sỹ Tạ Văn Tài, cựu giảng viên trường luật của Đại học Harvard nhận định với VOA Việt Ngữ rằng Hà Nội nên theo gót Philippines đưa Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế để phân xử.
Bên kia có trình hồ sơ thì họ xem, không trình thì họ cứ tuyên bố một bản án mà dĩ nhiên nó không có tính cưỡng hành, nhưng mà ít ra nó cũng tạo được một cái thế về luật pháp, về chính nghĩa cho Việt Nam và Philippines. Đó là điều nên làm.
Tiến sỹ Tạ Văn Tài nói.
Ông Tài nói: “Hai tòa án chính là tòa trọng tài và tòa luật biển. Muốn giải thích điều khoản nào về luật biển, một bên có quyền đưa ra và bên kia không ngăn cản được. Bên kia có trình hồ sơ thì họ xem, không trình thì họ cứ tuyên bố một bản án mà dĩ nhiên nó không có tính cưỡng hành, nhưng mà ít ra nó cũng tạo được một cái thế về luật pháp, về chính nghĩa cho Việt Nam và Philippines. Đó là điều nên làm”.   

Trung Quốc  từng tuyên bố rằng nước này không có ý định tham gia vụ kiện mà Bắc Kinh cho là nỗ lực của Philippines nhằm hợp thức hóa việc chiếm đóng các đảo của Trung Quốc ở biển Đông.

Tiến sỹ Tài cho rằng Hà Nội hiện chú tâm theo dõi vụ kiện do Manila khởi xướng để xem có thể học được gì.

Ông nói: “Đối với Trung Quốc, một anh khổng lồ hung hăng, dùng ngoại giao súng ống thì chỉ có cách dùng luật pháp, là khí giới của kẻ yếu chống kẻ mạnh, giống như Nguyễn Trãi nói, đem đại nghĩa (tức luật pháp) để thắng hung tàn. Trước tòa án, dù là không có lôi được ông Tàu ra, nhưng nếu mà có một bản án, kết án lập trường của ông Tàu, điều đó rất có lợi cho dư luận quốc tế chống nước Tàu và bảo vệ các nước nhỏ ở Đông Nam Á”.   

Tiến sỹ Vũ Quang Việt, một chuyên gia từng làm việc cho Liên Hiệp Quốc và hiện nghiên cứu về cuộc tranh chấp biển Đông, cũng có cùng quan điểm với ông Tài.

Ông Việt cho rằng Việt Nam ‘là nước nhỏ thì phải dựa vào luật pháp quốc tế để giải quyết’, và rằng việc ‘Philippines làm là đúng đắn và Việt Nam nên ủng hộ’.
Việt Nam muốn kiện thì phải tìm ra cái gì liên quan tới Việt Nam, chứ không thể lấy các điểm [đưa ra tòa] của Philippines được.
Tiến sỹ Vũ Quang Việt nói.
Ông nói: “Việt Nam có thể đưa Trung Quốc ra tòa bất cứ lúc nào, nhưng Việt Nam cần phải tìm hiểu để biết những vấn đề nào cần đưa ra tòa được. Việt Nam muốn kiện thì phải tìm ra cái gì liên quan tới Việt Nam, chứ không thể lấy các điểm [đưa ra tòa] của Philippines được”.

Ông Paul Reichler, luật sư đại diện của chính quyền Manila trước tòa trọng tài quốc tế từng nói với VOA Việt Ngữ rằng quyền lợi của Việt Nam ‘hoàn toàn giống với hai điểm chính mà Philippines mang ra tòa’.

Trong chuyến thăm Hoa Kỳ năm ngoái, khi được hỏi về việc Manila đưa Bắc Kinh ra tòa, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang nói rằng đó là ‘thẩm quyền của Philippines’ và rằng Việt Nam ‘tôn trọng Philippines”.

Trong khi đó, tiến sỹ Ngô Như Bình cho rằng chính quyền Hà Nội cần phải cho người dân thấy rõ ‘quan điểm của mình, quan điểm của phía Việt Nam’ trong vấn đề biển Đông. 

http://www.voatiengviet.com/content/hai-chien-hoang-sa-nong-tren-dien-dan-o-dai-hoc-harvard/1828248.html



Đà Nẵng kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa?
Gia Minh, biên tập viên RFA
2014-01-12 

Triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – chủ quyền của Việt Nam” được Bảo tàng, UBND huyện đảo Hoàng Sa và Sở ngoại vụ Đà Nẵng tổ chức tại Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng ngày 9/1/2014 
Courtesy dantri.com 
 Nghe bài này
Hiện đang có nhiều hoạt động sôi nổi nhân kỷ niệm 40 năm xảy ra cuộc hải chiến Hoàng Sa khiến 74 sĩ quan và binh lính Việt Nam Cộng Hòa tử trận, và rồi Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm. Thành phố Đà Nẵng, nơi có trụ sở của huyện đảo Hoàng Sa tiến hành tưởng niệm sự kiện vừa nói ra sao?
Chính quyền thông báo
Sau một thời gian dài không chính thức công bố gì về quần đảo Hoàng Sa, đến năm 1982, chính phủ Việt Nam mới cho thành lập huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Đến năm 1997, huyện đảo này lại được qui định trực thuộc thành phố Đà Nẵng theo Nghị định ký ngày 23 tháng giêng năm 1997.
Hiện nay, giám đốc sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng, ông Đặng Công Ngữ là chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa.
Nhân dịp 40 năm kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa giữa lực lượng hải quân Việt Nam Cộng Hòa và phía Trung Quốc, chúng tôi nêu câu hỏi với ông chủ tịch Đặng Công Ngữ về công tác tưởng niệm biến cố đó, thì được ông thông tin:
Về hoạt động 40 năm, năm nào chúng tôi cũng tổ chức kỷ niệm cả chứ không phải đến 40 năm đâu. Vừa qua năm 2013 chúng tôi cũng đã có tổ chức một cuộc triển lãm, công bố toàn bộ những tư liệu liên quan đến biển đảo, trong đó có Hoàng Sa. Điều đó được dư luận rất hưởng ứng, chú ý, được sự ủng hộ của nhân dân
ông Đặng Công Ngữ
Về hoạt động 40 năm, năm nào chúng tôi cũng tổ chức kỷ niệm cả chứ không phải đến 40 năm đâu. Vừa qua năm 2013 chúng tôi cũng đã có tổ chức một cuộc triển lãm, công bố toàn bộ những tư liệu liên quan đến biển đảo, trong đó có Hoàng Sa. Điều đó được dư luận rất hưởng ứng, chú ý, được sự ủng hộ của nhân dân. Năm nay chúng tôi cũng tiếp tục những hoạt động bình thường thôi. Kỷ niệm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, chúng tôi cũng có tổ chức trưng bày hiện vật, hội thảo, tọa đàm truyền hình… Đó là những hoạt động thường niên mà. 

Tài liệu về trận chiến Hoàng Sa năm 1974 của TC/CTCT VNCH

Người dân không biết
Trong khi đó thì một người dân Đà Nẵng, từng là cựu chiến binh trong hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ, năm nay đã 82 tuổi, ông Đỗ Xuân Hiền, lại cho biết không nghe thông tin gì về lễ tưởng niệm Hoàng Sa được thông báo cho công chúng như ông, mặc dù ông rất muốn biết để đến tham dự. Ông này cho biết:
Đà Nẵng không tổ chức gì cả, nhưng chúng tôi có được một điều phấn khởi là từ trước khi nói đến chuyện Hoàng Sa, Trường Sa người ta ‘dập’ hết; nhưng gần đây người ta cho tờ báo Tuổi Trẻ trong bốn số báo nói lên được chuyện Quân đội Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu dũng cảm giữ Hoàng Sa, giữ bản lĩnh của ông cha đã bao đời chiến đấu giữ đất nước. 72 người lính Việt Nam Cộng hòa cũng vì đất nước mà chiến đấu, hy sinh. Đó là điều Đảng và Nhà nước nhìn nhận thấy Trung Quốc xâm lược. Trước đây ông Cù Huy Hà Vũ đề nghị tưởng niệm 72 người lính đó thì họ cho là thiếu quan điểm giai cấp; nhưng nay những người lính đó là dũng sĩ chiến đấu bỏ xương máu bảo vệ đất nước mình. Tôi thấy đó là điều mừng bước đầu cho đất nước mình. 
Đà Nẵng họ làm thinh, họ có điều gì đó mà không chịu nhìn vào sự thật của đất nước.
Ý nguyện thu hồi 
Theo người cựu binh thuộc quân đội miền bắc Việt Nam thì hiện nay nhiều người dân như ông mong muốn đảo của đất nước mất về tay Trung Quốc cần được thu hồi lại. Khả năng này hiện nay xem ra khó thực hiện, thế nhưng ông mong muốn trở thành hiện thực, ông bày tỏ:
Đà Nẵng không tổ chức gì cả, nhưng chúng tôi có được một điều phấn khởi là từ trước khi nói đến chuyện Hoàng Sa, Trường Sa người ta ‘dập’ hết; nhưng gần đây người ta cho tờ báo Tuổi Trẻ trong bốn số báo nói lên được chuyện Quân đội Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu dũng cảm giữ Hoàng Sa
ông Đỗ Xuân Hiền
Bây giờ chúng tôi cũng tưởng nhớ, cũng muốn đòi lãnh thổ, đất nước của mình; nhưng đến ‘đòi’ thì họ đàn áp; chúng tôi không làm điều đó vì lực lượng của mình quá ít, không đủ khả năng họ sẽ đàn áp. Tôi cũng là người lính, năm nay 82 tuổi rồi, qua hai cuộc chiến đấu. Tôi ức chế lắm. Đất nước phải chiến đấu giữ nước từ các thời Lê Lợi, Quang Trung, Trần Hưng Đạo… bao nhiêu đời, Vua Hùng dựng nước mà bây giờ mất lãnh thổ. Đau lòng, Dân tộc Việt Nam trước sau sẽ bằng mọi giá đòi lại đất nước bị mất, họ thà mất mạng, mất máu nhưng không để mất nước .Người dân đang nhìn nhận chuyển biến của đất nước. Qua hai cuộc kháng chiến họ thấy gian khổ lắm, họ thấy đương đầu nữa cũng gian khổ. Người dân không phải không hiểu đâu. Ở đâu khi nói đến chuyện mất Hoàng Sa, Trường Sa, mất đất biên giới họ đau lòng lắm!
Nếu Nhà nước kêu chúng tôi sẵn sàng lên đường, sẵn sàng lên tiếng. Chúng tôi sẵn sàng chống Trung Quốc để bảo vệ tổ quốc mình. Người dân nào không yêu nước, không yêu tổ quốc mình. 
Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, Đặng Công Ngữ cũng nói về điều này:
Đây là chủ quyền của Việt Nam, việc này là công việc đấu tranh không thể làm ngày một ngày hai mà phải lâu dài. Phải có phương pháp nhất định. Lãnh thổ Việt Nam, đó là điều khẳng định Chúng tôi xác định mình phải có những giải pháp nhất định để xác định, lấy lại chủ quyền của mình. Đó là điều mà tôi và cả ông đều phải cố gắng làm.
Như trình bày của người cựu binh của quân đội miền bắc Việt Nam từng tham gia trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ tại Việt Nam, thì những người như ông sẵn sàng lên tiếng phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam trong các cuộc biểu tình; tuy nhiên theo kinh nghiệm thì nhiều biểu tình viên chống Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn từng bị đánh đập, sách nhiễu vì biểu hiện lòng yêu nước như thế.
Hành xử của chính quyền hiện nay đối với những người dân có lòng yêu nước chống Trung Quốc gây hấn, xâm chiếm biển đảo và đất của Việt Nam khiến dư luận thắc mắc không hiểu nhà cầm quyền có thực tâm muốn gìn giữ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước được cha ông truyền lại hay họ đặt quyền lợi của Đảng cộng sản lên trên để rồi quá nhân nhượng, nhún nhường khiến việc bảo vệ và thu hồi lãnh thổ, biển đảo của đất nước khó có thể thực hiện được.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/dn-cele-40y-hon-sa-batl-01122014113708.html


Mời Tham Gia Ký Tên Vào Bức Thư Ngỏ Gửi Liên Hiệp Quốc 

Mời tham gia Ký tên Thư gởi Liên Hợp Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa

Thư khẳng định chủ quyền của Việt Nam và việc Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa tháng Giêng năm 1974, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp và đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Tòa án Công lý Quốc tế.
Người nhận thư: Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ban Pháp quyền Liên Hợp Quốc, Ủy ban Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế, Tòa án Công lý Quốc tế.

Xem bản tiếng Việt: http://qncbd.wordpress.com/2014/01/11/thu-goi-lien-hop-quoc-nhan-40-nam-trung-quoc-xam-chiem-hoang-sa/
_______________________
- See more at: http://thanhnienconggiao.blogspot.com.au/2014/01/moi-tham-gia-ky-ten-vao-buc-thu-ngo-gui.html#sthash.hhdI9Ete.dpuf
Mời Tham Gia Ký Tên Vào Bức Thư Ngỏ Gửi Liên Hiệp Quốc 

Mời tham gia Ký tên Thư gởi Liên Hợp Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa

Thư khẳng định chủ quyền của Việt Nam và việc Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa tháng Giêng năm 1974, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp và đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Tòa án Công lý Quốc tế.
Người nhận thư: Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ban Pháp quyền Liên Hợp Quốc, Ủy ban Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế, Tòa án Công lý Quốc tế.

Xem bản tiếng Việt: http://qncbd.wordpress.com/2014/01/11/thu-goi-lien-hop-quoc-nhan-40-nam-trung-quoc-xam-chiem-hoang-sa/
_______________________
- See more at: http://thanhnienconggiao.blogspot.com.au/2014/01/moi-tham-gia-ky-ten-vao-buc-thu-ngo-gui.html#sthash.hhdI9Ete.dpuf
Mời Tham Gia Ký Tên Vào Bức Thư Ngỏ Gửi Liên Hiệp Quốc 

Mời tham gia Ký tên Thư gởi Liên Hợp Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa

Thư khẳng định chủ quyền của Việt Nam và việc Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa tháng Giêng năm 1974, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp và đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Tòa án Công lý Quốc tế.
Người nhận thư: Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ban Pháp quyền Liên Hợp Quốc, Ủy ban Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế, Tòa án Công lý Quốc tế.

Xem bản tiếng Việt: http://qncbd.wordpress.com/2014/01/11/thu-goi-lien-hop-quoc-nhan-40-nam-trung-quoc-xam-chiem-hoang-sa/
_______________________
- See more at: http://thanhnienconggiao.blogspot.com.au/2014/01/moi-tham-gia-ky-ten-vao-buc-thu-ngo-gui.html#sthash.hhdI9Ete.dpuf
Mời tham gia ký tên vào bức thư ngỏ gửi Liên Hiệp Quốc
Thư gởi Liên Hợp Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa 
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc 
Ban Pháp quyền Liên Hợp Quốc 
Uỷ  ban 1 của Liên Hợp quốc (Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế )
Tòa án Công lý Quốc tế

19 tháng 1 năm 2014
Kính thưa Quý Bà, Quý Ông,

19 tháng 01 năm 2014 đánh dấu 40 năm ngày nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sử dụng sức mạnh quân sự  để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trong bối cảnh tình hình căng thẳng và phức tạp ở Biển Đông và ở Biển Hoa Đông, đặc biệt sau khi Trung Quốc đơn phương thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông chúng tôi mong muốn nhắc lại với các Quý Vị về sự kiện xảy ra 40 năm trước đây. Hy vọng rằng sự kiện lịch sử bi thương này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hiện tại và từ đó dự báo về
một tương lai tốt hơn, nhằm xây dựng một thế giới hòa bình và công bằng hơn. Tiếp đó, chúng tôi cũng muốn khẳng định tầm quan trọng của việc thượng tôn luật pháp quốc tế – nền tảng của hòa bình và phát triển thịnh vượng. Thúc đẩy pháp quyền ở cấp độ quốc tế là sứ mệnh trọng tâm của Liên Hợp Quốc. Là những công dân của thế giới, chúng tôi nhận thức được cần phải chia sẻ một phần trách nhiệm vô cùng lớn lao và quan trọng này.

Theo nhiều bằng chứng lịch sử, trước thời kỳ thực dân Pháp vào năm 1884, Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, mà không có bất kỳ sự phản đối nào từ bất kỳ quốc gia nào trong suốt hai thế kỷ. Trong thời kỳ thực dân Pháp, nước Pháp  đã thực thi rõ ràng và mạnh mẽ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

Trong thời kỳ hậu thực dân và những năm Chiến tranh Việt Nam, từ 1956 đến 1975, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền ở hai bên vĩ tuyến 17 theo các Hiệp định Giơ-ne-vơ. Quần đảo Hoàng Sa, nằm ở phía Nam vĩ tuyến 17, đương nhiên thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa. Chính phủ của Việt Nam Cộng hòa luôn luôn biểu hiện rõ ràng và cụ thể các hoạt động và hành vi nhằm duy trì chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này và đã đóng quân tại đây ngay sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương.

Vào ngày 15 tháng 01 năm 1974, chỉ chưa đầy một năm sau khi ký kết Hiệp định hoà bình Paris hạn chế sự hiện diện của Quân đội Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam, Trung Quốc đã đổ quân xuống các đảo phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa (nhóm Trăng Khuyết) và trong vài ngày sau đó tăng cường triển khải lực lượng Hải quân.

Vào ngày 19 và 20 tháng 01 năm 1974, Trung Quốc đã tấn công và chiếm đóng toàn bộ quần đảo sau trận chiến ác liệt với Hải quân Việt Nam Cộng hòa.

Trước hành vi sử dụng vũ lực một cách trắng trợn này, Quan sát viên của Việt Nam Cộng hoà tại Liên Hợp Quốc đã yêu cầu đưa vụ việc này ra Hội đồng Bảo an. Trong một công hàm ngoại giao gởi đến các bên ký kết Hiệp định hoà bình Paris, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã yêu cầu Hội đồng Bảo an triệu tập một phiên họp đặc biệt để xem xét vụ việc này. Tuy nhiên, Trung Quốc, với quyền phủ quyết của mình, đã ngăn chặn tất cả những nỗ lực nhằm mở một cuộc thảo luận về vụ việc này tại Hội đồng Bảo an.

Nước Việt Nam thống nhất sau 1975, luôn liên tục khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Bất chấp những phản đối của Việt Nam, Trung Quốc vẫn tiếp tục chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và xây dựng trên đó nhiều cơ sở hạ tầng đáng kể.

Hành động quân sự của Trung Quốc năm 1974 xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa rõ ràng đã vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng những biện pháp hòa bình. Nguyên tắc này, được quy định lần đầu tiên vào năm 1928 trong Hiệp ước Briand-Kellogg, sau đó đã được long trọng tái khẳng định nhiều lần trong các  văn kiện pháp lý nền tảng của Liên Hợp Quốc. Tuyên bố năm 1970 về các Nguyên tắc của luật pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia đã khẳng định một cách rõ rằng “[m]ỗi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để xâm phạm sự tồn tại của một quốc gia khác hoặc để giải quyết tranh chấp quốc tế về các đường biên giới quốc tế, bao gồm các tranh chấp về  lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến đường biên giới của các quốc gia. “

Tuy nhiên chúng ta không thiếu các biện pháp có thể đưa đến một giải pháp hoà bình cho tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, một trong những biện pháp hòa bình đó là đưa tranh chấp này ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế. Thế nhưng Trung Quốc đã hoàn toàn làm ngơ trước mọi đề xuất theo hướng này. Nếu như Trung Quốc không ngừng khẳng định họ có bằng chứng rất mạnh về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, tại sao họ lại không đồng ý đưa tranh chấp này ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế, tổ chức quốc tế thích hợp nhất để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia?

Đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc,  mà chức năng chính liên quan đến tranh chấp này được quy định tại Điều 33 (và rộng hơn là trong Chương VI) của Hiến chương, cũng có thể là một biện pháp để đưa đến một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp.

Nhưng một lần nữa, Trung Quốc đã ngăn ngừa bất kỳ ý định nào đưa vấn đề này ra thảo luận tại Hội đồng Bảo an, cụ thể là năm 1974, hoặc sau đó là năm 1988 khi Việt Nam có cố gắng tương tự đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an.

Sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, từ chối đàm phán hoặc phân xử bởi một cơ quan tài phán quốc tế, rõ ràng không phải là những hành vi  và cách hành xử có lợi cho một thế giới hòa bình và ổn định.

Do đó, chúng tôi kiên quyết kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và chấp nhận đưa tranh chấp đối với quần đảo Hoàng Sa ra phân xử tại Tòa án Công lý Quốc tế.

Thế giới đã chứng kiến những đau khổ khủng khiếp trong quá khứ khi các quốc gia, vì lợi ích riêng của họ, không tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Không ai muốn điều đó tái diễn.

Ngày 19 tháng 01 năm 2014 đánh dấu 40 năm việc Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa. Đây cũng là dịp để cả thế giới nhìn lại sự kiện này và cũng là dịp để Trung Quốc có thể sửa chữa sai lầm của mình trong quá khứ.

Hãy cùng chúng tôi làm tất cả cho một thế giới hòa bình, ổn định và công bằng, và chúng ta chỉ có thể xây dựng một thế giới như vậy khi mỗi quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế.

Trân trọng,
Người dân Việt Nam và công dân từ khắp nơi trên thế giới

Danh sách người ký
Ký tên cho lá thư

Nguồn: Quỹ Nghiên cứu Biển Đông - http://qncbd.wordpress.com/2014/01/11/thu-goi-lien-hop-quoc-nhan-40-nam-trung-quoc-xam-chiem-hoang-sa/



Hoàng Sa & Hòa Giải Quốc Gia 

Huy Đức:  "Hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”. Phải khi Trung Quốc đánh Hoàng Sa, 19-1-1974, ông Nguyễn Đăng Quang - một thành viên của phía Hà Nội trong "Phái đoàn liên hiệp quân sự 4 bên" thi hành Hiệp định Paris (1973) - mới nhận ra điều này. Họ ở đây là các sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bên mà cho đến nay, nhiều người vẫn gọi là phía "ngụy"[1]. 
*** 
Phải mất 40 năm sau, báo chí nhà nước mới bắt đầu đăng hình bà quả phụ trung tá Ngụy Văn Thà lên trang nhất, sau khi một tổ chức "dân lập" - trung tâm Minh Triết - chứng nhận chồng bà đã "hành động vì biển đảo". 

Phải mất 40 năm sau, các thế hệ người Việt trong nước mới biết hình ảnh trung Tá Ngụy Văn Thà, thiếu tá Nguyễn Thành Trí, đứng thẳng trên đài chỉ huy chiến hạm Nhựt Tảo khi những loạt đạn đang bắn từ các tàu Trung Quốc; biết đến, hai hạ sĩ Lê Văn Tây và Ngô Văn Sáu từ chối xuống tàu cứu sinh, chiến đấu cho đến viên đạn cuối cùng rồi đi vào lòng biển Hoàng Sa cùng
con tàu Nhựt Tảo. 

"Hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”. Ngày 14-3-1988, trên bãi đá ngầm Gạc Ma, trước mũi súng bắn thẳng của quân Trung Quốc xâm lược, các chiến sỹ hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam đã quyết không rời khỏi lãnh thổ thiêng liêng. Trong ngày hôm ấy, 64 người lính Việt Nam đã chết trong tư thế hiên ngang, máu họ đã lắng lại thành những cột mốc muôn đời trên biển. 

Mười bốn năm trước đó, ngày 19-1-1974, khi một đơn vị hải kích gồm hai nhóm của Việt Nam Cộng Hòa đổ bộ lên chiếm lại đảo Quang Hòa, nhóm người nhái phải lội qua một đầm nước trống trải, ngập đến thắt lưng... Từ bắc đảo, quân Trung Quốc ào ạt đổ bộ lên, chúng núp sau các tảng đá dùng đại liên và cối 82 bắn thẳng vào đội hình - hai người lính Việt Nam cộng hòa tử thương, hai bị thương - nhóm hải kích vẫn không lùi bước. Trong ngày hôm ấy, 74 người lính Việt Nam đã chết trong tư thế hiên ngang, máu họ đã lắng lại thànhnhững cột mốc muôn đời trên biển. 

"Hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”. 

Thật trớ trêu thay, chỉ khi đứng trước dã tâm của quân Trung Quốc, những người đi từ miền Bắc mới có thể thốt lên, hóa ra người anh em miền Nam của mình cũng sẵn sàng xả thân bảo vệ non sông, đất nước. 

Bất cứ điều gì xảy ra cũng đều có lý do, nhưng tại sao phải đợi quân Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa những người như ông Quang mới nhận ra chân lý đó. Năm 1974, Việt Nam Cộng hòa từng có ý định dùng không quân lấy lại Hoàng Sa, theo phi công Nguyễn Thành Trung: “Mấy ông cấp tá... phát biểu trong cuộc họp rằng: Đánh với Việt Cộng là chỉ đánh chơi thôi... Đánh với Trung Cộng mới là đánh, cho nên trận này... cấp đại tá, trung tá, thiếu tá đánh trước, đánh cho họ biết người Việt Nam là như thế nào...". 

Phải chờ trận hải chiến Hoàng Sa 1974 những người lính miền Nam mới có cơ hội để chứng minh đầy đủ phẩm chất của một chiến binh; để những người lính miền Bắc, về sau nhận thấy, cái cách mà người anh em của mình chiến đấu, không có mảy may nào là "ngụy". 

Cái giá mà người Việt Nam phải trả để nhận biết điều vô cùng đơn giản này là biết bao máu xương và một phần lãnh thổ tổ tiên, quần đảo Hoàng Sa, đã rơi vào tay Trung Quốc. 

Chiều 11-1-2014, sau khi nghe ông Lữ Công Bảy, thượng sĩ giám lộ trên khu trục hạm Trần Khánh Dư, kể lại trận hải chiến Hoàng Sa, một cử tọa, vốn là người cởi mở, vẫn dùng từ "ngụy" theo thói quen khi đặt câu hỏi về phía Việt Nam Cộng Hòa. 

Mất Hoàng Sa đã khiến cho người Việt thống nhất khá cao khi thấy Trung tâm Minh Triết tôn vinh bà quả phụ Ngụy Văn Thà. Nhưng mất Hoàng Sa, không phải người Việt nào cũng học được bài học: không thể giữ đảo, giữ biển khi người Việt Nam vẫn đứng ở các bên để tranh cãi ai chính danh, ai ngụy. 

Năm 1950, khi luận về những hiềm khích giữa La Sơn Phu Tử và Bùi Dương Lịch, giáo sư Hoàng Xuân Hãn viết: "Lúc loạn thời... Tuy ai cũng làm theo lẽ phải, nhưng óc đảng phái nó làm sai lệch cả lý luận". Thống nhất giang san đã khó nhưng còn khó hơn khi thống nhất lòng người. 

Thật vui khi trên trang nhất các báo xuất hiện chân dung bà quả phụ trung tá Ngụy Văn Thà. 

Nhưng làm sao có thể thống nhất lòng người khi chỉ coi 74 người lính cùng hy sinh với trung tá Ngụy Văn Thà là không phải "ngụy". 

Còn nhiều trang sử cần được mở ra, không chỉ có ở Hoàng Sa, dù ở đâu trên mảnh đất của ông cha, người Việt Nam chỉ nên để súng ống quay về cùng một hướng. Chỉ có hòa giải quốc gia mới có thể phát triển quốc gia. Một dân tộc không thể vững mạnh nếu như lòng người phân tán. 

Huy Đức 
___________________________________ 
[1] Theo báo Thanh Niên số ra ngày 12-1-2014: Trong một buổi làm việc chính thức, một thiếu tá VNCH đã hỏi ông Quang: “Chúng ta đều là người Việt, hiện tại chúng ta đang là kẻ thù của nhau nhưng sau này có lẽ sẽ không là kẻ thù của nhau nữa. Tôi xin hỏi liệu sau này có một cường quốc phương bắc xâm chiếm một mảnh đất nào của chúng tôi hoặc của các ông thì các ông sẽ đối phó ra sao?”. “Lúc đó tôi mới ngoài 30, nhiều vấn đề cũng chưa hiểu rõ để đủ sức trả lời câu hỏi này. Chỉ một năm sau đó khi xảy ra sự kiện Hoàng Sa tôi mới thấy rằng chính những người ở phía đối địch hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”, ông Quang nhớ lại.
Nguồn: FB Huy Đức


Làm láo, báo cáo hay! 
GDP Tăng Cao Nhưng Lại Xin Gạo Cứu Đói


Nguyễn Vạn Phú: Báo Dân Việt đưa tin, 11 tỉnh đã xin Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội cấp gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt 2014. Đó là các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Kom Tum.

Chỉ cần gõ cụm từ GDP năm 2013 và tên tỉnh, lần lượt sẽ thấy một bức tranh trái ngược. Ví dụ, tỉnh Kon Tum vừa mới tuyên bố GDP năm 2013 của họ tăng 12,4%, thu nhập bình quân đầu người tăng 15,8%. 
Tỉnh Phú Yên thì ngoài GDP năm 2013 dự kiến đạt mức tăng 12,5% còn khoe chỉ tiêu đạt kế hoạch là sản lượng lương thực (gần 368.000 tấn).

Còn đọc sâu vô báo cáo của các tỉnh, sẽ thấy những lời ca ngợi kiểu như thế này: “nhiều chỉ
tiêu đạt và vượt kế hoạch, môi trường xã hội được cải thiện, niềm tin nhân dân được nâng lên” (tỉnh Bình Thuận); “Tốc độ tăng trưởng GDP (theo giá so sánh năm 2010) đạt 10, 51%, đứng thứ 4 toàn vùng” (Yên Bái); “môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện; giải quyết việc làm mới cho trên 15.500 lao động, giảm 2% hộ nghèo trong năm 2013(Ninh Thuận)... 

Thật khó kìm được một nhận xét theo kiểu dân dã!


Dột từ nóc 
LAV - Diendanxahoidansu 

MỘT

Hiến Pháp sửa đổi 2013 vừa có hiệu lực pháp luật từ ngày 01.01.2014, thực chất là bản cương lĩnh chính trị-kinh tế của Đảng cộng sản, tuyên bố Nước Việt Nam đứng bên lề cộng đồng quốc tế. Tiếp tục khẳng định bản chất Nhà Nước Cộng sản, theo con đường xã hội chủ nghĩa, mô hình chưa hề tồn tại trên thế giới, trong khi chủ nghĩa cộng sản đã cáo chung ngay từ quê hương sinh ra nó và các nước đã sai lầm đi theo nó. Nay chỉ còn Việt Nam, Trung quốc, Triều Tiên và Cu Ba tuyên bố trên văn bản là theo cộng sản, nhưng thực chất nói một đằng làm một nẻo và họ chỉ giữ lại vũ khí độc chiêu bảo vệ chính quyền, thủ tiêu đối lập là “chuyên chính vô sản” và “chế độ độc đảng toàn trị”.

Mô hình đảng trị đang áp đặt lên toàn xã hội, đi ngược lại ý chí nhân dân, trấn áp  nhân quyền,
kiềm chế dân quyền và thắt chặt tự do dân chủ.
Một đất nước mà những quyền tự do cơ bản nhất của con người không được bảo đảm, thì bao giờ con người mới có cơ hội làm người.
Câu chuyện chế độ nào, thể chế nào đã quá nhàm chán và lỗi thời ở thế kỷ 21 này. Thực tế hơn là mỗi người hãy tự hỏi, sau gần bốn mươi năm thống nhất Đất Nước, Việt Nam đứng hàng thứ mấy trên thế giới ?????

Cái đám đông người Việt hôm nay chỉ còn mỗi cơ hội kiếm ăn qua ngày dưới cơ chế “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Đầy tớ chỉ dùng sở đoản, đi thăm các nước giàu xin viện trợ thoát nghèo, ODA, nhân đạo … và tới các nước nghèo xin được công nhận tuy là cộng sản nhưng có “nền kinh tế thị trường”.

Điều 4 Hiến Pháp 2013 là điều then chốt của bản Hiến Pháp, nếu muốn dùng như một đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất, cần xem lại về tu từ, sự lẫn lộn nội hàm và ngoại diên, đặc biệt là thái độ phân biệt xã hội (giai cấp, đẳng cấp), du nhập tư tưởng ngoại lai và sùng bái cá nhân trong nội dung đề mục.

Đơn cử, xin trích dẫn Điều 4, Mục 1, Hiến Pháp 2013:
[ Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.]

Ở đây ta thấy cụm từ “Nhân dân lao động” yếu tố ngoại diên, bị cụm từ “giai cấp công nhân” nội hàm, đứng trước, không cần thiết lấn át, đồng thời vi phạm luật tu từ và logic ngôn ngữ. Tại sao, nếu đã nói nhân dân lao động tức là gồm tất cả những thể nhân/ người lao động ở tất cả các tầng lớp xã hội có khả năng lao động và tạo ra sản phẩm từ hoạt động sáng tạo của mình, trong đó có giai cấp công  nhân. Nếu khẳng định điều này tức là giai cấp công nhân đứng ngoài nhân dân lao động và không phải là những người lao động (thực tế chỉ làm công cụ cho thủ đoạn độc tài toàn trị tức chuyên chính vô sản).

Điều này chỉ rõ thái độ đối xử bất bình đẳng và phân biệt các tầng lớp nhân dân trong xã hội, tự ý đề cao “giai cấp công nhân” lên trên và trước đa số nhân dân lao động còn lại. Thiệt thòi nhất là nông dân, những người bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để làm đẹp lời diễn văn của các nguyên thủ quốc gia khi các vị tự hào phát ngôn cái thành tích nhất nhì thế giới về xuất khẩu lúa gạo mà vẫn là lớp nghèo nhất xã hội. Chính sự phân biệt giàu nghèo giữa giai cấp tư sản và vô sản để đấu tranh giai cấp của Mác đã trở thành vũ khí giết người hàng loạt, hủy hoại lương tâm và đạo lý con người.

Sự phân biệt này chứng tỏ cái đầu óc lạc hậu của ĐCS với thế giới ngày nay là nhân loại đã bước vào kỷ nguyên của “Kinh tế tri thức”, xóa bỏ những rào cản giai cấp, đẳng cấp, giới tính … và chỉ khuyến khích lao động sáng tạo để cải tạo con người, xã hội và thiên nhiên.

Đoạn tiếp theo cũng phản logic như đoạn trước: “… đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, “ , vì chỉ cần “… đại biểu trung thành của nhân dân lao động và dân tộc” là đủ.

Đoạn cuối của đề mục là đặc biệt nguy hại, bởi tư tưởng chủ đạo của lực lượng lãnh đạo đất nước mà bị áp đặt một tư tưởng ngoại lai không tưởng đã lỗi thời và phá sản thế giới trong trọn thế kỷ 20 – chủ nghĩa Mác Lê nin. “Tư tưởng Hồ Chí Minh” là ĐCS VN tự đặt ra, thế giới chỉ ghi nhận HCM là người yêu nước và nhà hoạt động cách mạng chứ không có “Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Hơn nữa, ở Việt Nam, một cá nhân dù lớn đến mấy cũng không thể hơn được Tinh hoa, Tư tưởng Văn Hóa Dân Tộc đã đúc kết từ hàng ngàn năm lịch sử.

Đây thực sự là nan đề của dân tộc cần được bàn thấu tình đạt lý. Quyết không để Bộ Não Chủ Đạo của một bản Hiến Pháp, một Đạo Luật gốc của Quốc Gia  bị áp đặt một tư tưởng ngoại lại lỗi thời và một “tư tưởng” cá nhân chưa được toàn dân đồng thuận.

Dân tộc ta đã từng là chủ nhân của đất Tàu hiện tại, cách nay 7.000 đến 10.000 năm, đã từng cộng sinh và bị dồn ép xuống phía Nam như ngày nay. Chúng ta đã cố gắng cùng chung sống với Tàu, nhưng không thể. Đã từng theo Tây, lại đuổi Tây. Theo Liên Xô, họ tự bỏ. Theo Mỹ, đuổi Mỹ.
Thế thì theo ai bây giờ??? Thưa, chẳng theo ai cả.
Hãy tự tin mà bước trên chính đôi chân của mình!!!
Đó là Thượng sách. Và hãy đừng là quân cờ cho bất cứ kẻ nào!

Nhân đây cũng lưu ý với quý vị rằng, những thuật ngữ ngoại lai gây thảm họa cho trí thức, văn hóa và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam và thế giới, chính là “Giai cấp”, “Đấu tranh giai cấp”, “Trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ”, “Vô sản” (nay biến tướng thành Vồ sản), “Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”, “Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại”…  Những thuật ngữ này những năm 20 thế kỷ 20 trở về trước không có trong văn hóa ngôn ngữ Việt Nam và Từ điển từ nguyên. Chất độc này nó không dừng lại ở tiếng nói mà nó đã trở thành tiềm thức gây hại. Nhiệm vụ của chúng ta là phải làm rõ sự thật lịch sử để thế hệ nối tiếp có thể nhận diện và ý thức tẩy độc.

Tóm lại, Điều 4 HP 2013 là điều luật phản dân, hại nước gây chia rẽ các tầng lớp xã hội, phủ nhận Đạo lý dân tộc và Văn Hóa Việt Nam từ ngàn đời, du nhập tư tưởng ngoại lai lỗi thời và tệ sùng bái các nhân làm đất nước và dân tộc tụt hậu với thế giới.

HAI 
Sai từ ông Tổng bí thư … đến các cơ quan truyền thông

Kể từ khi Luật Doanh nghiệp (Luật số 13/1999/QH 10) có hiệu lực từ ngày 01.01.2000 đến nay, trên các văn bản quy phạm pháp luật, diễn văn của các quan chức đến các phương tiện thông tin đại chúng như báo giấy, báo điện tử, Đài phát thanh, VTV … xuất hiện với số lần tăng theo cấp số nhân.

Đó là cụm từ “Sản xuất kinh doanh”. 

Cụm từ này được phát ngôn rõ ràng, rành mạch từ chính những vị nguyên thủ Quốc gia từ Tổng Bí thư ĐCS, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng CP và Chủ Tịch QH.
Đương nhiên nó đã được in ấn và phát hành trong các văn kiện cấp Quốc gia.

Thí dụ, xin trích một đoạn trong Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng:
“Thực hiện Kết luận của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã có Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội năm 2014. Trong đó xác định Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2013. Bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Tăng cường quốc phòng, an ninh. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.” (người viết in đậm và gạch chân).

Cụm từ “Sản xuất kinh doanh”, trước hết, đã viết sai về văn phạm vì thiếu dấu phẩy sau từ “sản xuất”, vì không có từ “sản xuất kinh doanh”  trong từ điển Tiếng Việt và trong phần giải thích từ ngữ của Luật Doanh nghiệp. Cho nên, ở đây nên hiểu là “sản xuất, kinh doanh”  hay “sản xuất và kinh doanh”, tức sản xuất và kinh doanh là hai đơn vị từ chỉ các hoạt động kinh tế khác nhau về đặc điểm, tính chất và có tính độc lập tương đối.
Nhưng về mặt ngữ nghĩa nếu hiểu như vậy thì sai với quy định được giải thích trong Luật Doanh nghiệp (Luật số 13/1999/QH 10), Nhà xuất bản chính trị quốc gia 1999 [Sự Thật]. Trang 7, Chương I, Điều 3. Giải thích từ ngữ, Mục 2, giải thích thuật ngữ kinh doanh như sau :
“Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.” (Phần giải thích này giữ nguyên tính đến lần sửa đổi cuối cùng tháng 06.2013 của Luật Doanh nghiệp).

Như vậy, sản xuất là một trong những công đoạn của quá trình kinh doanh, cho nên khi đã nói đến kinh doanh thì nội hàm của nó đã chứa đựng sản xuất rồi. Vậy là cụm từ “Sản xuất kinh doanh”  trong Thông điệp đầu năm của Thủ Tướng thể hiện không đúng với thuật ngữ pháp lý đã được quy định trong Luật Doanh nghiệp, đồng thời sai cả về văn phạm Tiếng Việt. Bởi vì, đây có thể là cách nói và hiểu từ thời bao cấp, tức là sản xuất và cung cấp/phân phối. Cung cấp hay phân phối ở đây hiểu theo nghĩa bán cho nhân dân hay cơ quan tổ chức. Đây là hoạt động thương mại do nhà nước độc quyền thời đó, chứ không phải theo nghĩa kinh doanh như trong Luật Doanh nghiệp hiện nay.

Cái sai tuy không lớn, nhưng không thể chấp nhận trong một “Thông điệp của Thủ Tướng”. Hơn nữa Thủ Tướng lại có trình độ chuyên môn là Cử nhân Luật và Lý luận Chính trị cao cấp.

Tai hại hơn nữa, là thính giả cứ phải nghe đi nghe lại cụm từ mà giới truyền thông bắt chước phát ngôn mà không hiểu nghĩa của nó trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng.

Vài nét chổi dọn vườn, mong được chỉ giáo.

LAV
Nguồn: http://diendanxahoidansu.wordpress.com/2014/01/12/dot-tu-noc/


Đến lượt Nhật Bản lên án Trung Quốc cấm tàu cá nước ngoài vào Biển Đông 

Reuters
Trọng Nghĩa 
Sau Đài Loan, Hoa Kỳ, Philippines và Việt Nam, hôm nay, 12/01/2014, đến lượt Nhật Bản tố cáo Trung Quốc về quyết định bắt tàu đánh cá ngoại quốc phải xin phép Bắc Kinh nếu muốn vào hoạt động tại Biển Đông. Theo Tokyo, các hạn chế mới mà Bắc Kinh áp đặt tại Biển Đông, kèm theo quyết định đơn phương thành lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông vào cuối năm 2013 đã làm cho cả cộng đồng quốc tế quan ngại.
Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đã đưa ra các nhận định nói trên sau khi thanh sát cuộc tập trận của Lữ đoàn Nhảy dù, một đơn vị tinh nhuệ thuộc Lực lượng Tự vệ - tức quân đội - Nhật Bản. Nội dung bài tập huấn rất có ý nghĩa trong bối cảnh căng thẳng Nhật-Trung hiện nay : Binh sĩ Nhật Bản tập nhảy dù xuống trận địa nhằm bảo vệ và tái chiếm một hòn đảo xa ngoài khơi.
Phát biểu với báo giới, ông Onodera tuyên bố : "Đơn phương bày ra một điều như vậy, cứ như thể là vùng biển đó là lãnh hải của riêng mình, và áp đặt một số hạn chế trên tàu thuyền đánh cá, đó không phải là điều được quốc tế chấp nhận ».
Đối với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản : « Tôi sợ rằng không chỉ Nhật Bản, mà toàn thể cộng đồng quốc tế, đều quan ngại rằng Trung Quốc đang đơn phương đe dọa trật tự quốc tế hiện tại », với những hạn chế mới tại Biển Đông và với việc thành lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông.
Các quy định mới về đánh cá - do tỉnh Hải Nam (miền nam Trung Quốc) ban hành và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/01/2014 – đòi hỏi tàu cá nước ngoài phải được Bắc Kinh cho phép mới được vào hoạt động tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Đài Loan và 4 nước Đông Nam Á : Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Chính quyền Trung Quốc đã công khai hóa tấm bản đồ hình lưỡi bò, xác định hầu hết Biển Đông là thuộc chủ quyền lịch sử của họ, và giao cho thành phố Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam quyền quản lý vùng biển đảo rộng lớn đó.
Ngay sau khi có thông tin về quy định của tỉnh Hải Nam « cấm » tàu đánh cá ngoại quốc vào Biển Đông, Đài Loan, Philippines và Việt Nam đều đã lên tiếng bác bỏ, và yêu cầu Trung Quốc rút lại các quy định « sai trái » đó – như nhận định của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị hôm 10/01.
Dù không phải là bên tranh chấp, hôm 09/01, Mỹ cũng đã lên án một hành vi « khiêu khích và nguy hiểm », buộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc phải lên tiếng giải thích.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140112-den-luot-nhat-ban-len-an-trung-quoc-ve-viec-cam-tau-ca-nuoc-ngoai-vao-bien-dong

Tokyo dọa dùng võ lực chặn tàu Trung Quốc tại Senkaku/Điếu Ngư 

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera khẳng định 'không tha thứ cho những hành vi thâm nhập lặp đi lặp lại » của tàu Trung Quốc 
Reuters
Trọng Nghĩa RFI
Lần đầu tiên kể từ đầu năm, vào hôm nay, 12/01/2014, ba chiếc tàu tuần duyên Trung Quốc lại thâm nhập vùng biển chung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Nhật Bản quản lý trên Biển Hoa Đông. Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh có hành vi khiêu khích, nhưng lần này Tokyo đã phản ứng tức thời, lên tiếng đe dọa dùng võ lực để bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải.

Tuyên bố tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Itsunori Onodera khẳng định rằng nước ông « sẽ không bao giờ tha thứ cho những hành vi thâm nhập lặp đi lặp lại » của tàu Trung Quốc vào vùng biển của mình.
Lãnh đạo ngành quốc phòng Nhật Bản nói tiếp : « Một mặt, chúng ta (tức Nhật Bản) phải có những nỗ lực ngoại giao. Nhưng một mặt khác, chúng ta cũng muốn kiên quyết bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của đất nước bằng các Lực lượng Tự vệ (tên gọi của quân đội Nhật) và Tuần duyên ».
Phản ứng cứng rắn trên đây của ông Onodera được đưa ra ít lâu sau khi Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản báo cáo về một vụ xâm nhập mới của tàu Trung Quốc vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang bị Trung Quốc quyết liệt tranh giành.
Theo nguồn tin trên, ba chiếc tàu của lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc đã tiến vào khu vực này vào khoảng 08g30 sáng nay, giờ địa phương, đi lại trong vùng hải phận của Nhật Bản trong vòng 2 tiếng đồng hồ trước khi trở ra.
Đây là cuộc thâm nhập đầu tiên trong năm 2014. Lần cuối cùng mà Tuần duyên Trung Quốc tiến vào khiêu khích Nhật Bản tại vùng Senkaku/Điếu Ngư là vào ngày 29/12/2013 vừa qua.
Từ hơn một năm nay, quan hệ Trung-Nhật xuống đến mức thấp nhất do tranh chấp chủ quyền vùng quần đảo này trên Biển Hoa Đông, đang nằm dưới quyền quản lý của Tokyo, nhưng bị Bắc Kinh viện dẫn các lý do lịch sử để đòi chủ quyền ngoài.
Tình hình đặc biệt căng thẳng từ tháng 9 năm 2012, sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa ba trong số năm hòn đảo chính của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư : Chính quyền Bắc Kinh đã nhắm mắt làm ngơ cho một làn sóng biểu tình chống Nhật, đôi khi biến thành bạo động, tại một số thành phố lớn ở Trung Quốc.
Từ đó đến nay, Bắc Kinh thường xuyên cho tàu tuần tra biển, thậm chí các máy bay trinh sát, đến hoạt động ngay trong khu vực lãnh hải Nhật Bản chung quanh các hòn đảo, nằm cách Đài Loan 200 km về phía đông bắc, và cách Okinawa (miền nam Nhật Bản) 400 km về phía tây.
Hoạt động của tàu Trung Quốc trong vùng này đã làm dấy lên lo ngại về khả năng nổ ra xung đột, vì tàu Nhật Bản cũng thường xuyên tuần tra tại khu vực này.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link