Cơ
hội chót của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-01-14
2014-01-14
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trả lời tới các
đại biểu quốc hội (2013)
Courtesy
nguyentendung.org
Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đã cố gắng cải thiện hình ảnh của ông với công chúng qua thông điệp “đổi
mới”. Nhưng đây có thể là cơ hội cuối cùng nếu như chính phủ do ông lãnh đạo
tiếp tục chỉ nói mà không làm. Nam Nguyên ghi nhận một số thông tin liên quan.
Lời hứa đầu năm của thủ tướng
Đối với những người quan tâm đến thời cuộc và có trải nghiệm về
chế độ Xã hội Chủ nghĩa thì mọi sự đổi mới không thể là quyết định cá nhân của
bất kỳ nhà lãnh đạo nào.
LS Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ
Hà Nội nhận định:
“Đưa những vấn đề mới, đòi hỏi những vấn đề mới như thế, tôi cho
rằng đặt ra ở một vị trí như thế thì nên đấu tranh từ trong Đảng chứ không phải
là hô hào. Ở Việt Nam không có câu chuyện lãnh đạo nào đứng hô hào để tranh thủ
ý kiến cử tri, ý kiến nhân dân…không có cái đó mà phải có sự thống nhất.
Đó là một dấu hiệu lạ…đúng là lạ, cho nên người ta đòi hỏi là
ông Thủ tướng phải điều hành kinh tế là chính; rồi phải cầm trịch trong việc
đấu tranh chống tham nhũng; rồi phải triển khai chương trình của mình cụ thể;
Người ta đòi hỏi cái đó nhiều hơn là chuyện đòi hỏi thay đổi thể chế chính trị,
đọc cái đó thì ai cũng biết là đòi hỏi thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam là
câu chuyện cần phải bàn một cách thận trọng.”
Đưa những vấn đề mới, đòi hỏi những vấn đề mới như thế, tôi cho
rằng đặt ra ở một vị trí như thế thì nên đấu tranh từ trong Đảng chứ không phải
là hô hào.
LS Trần Quốc Thuận
Thông điệp “đổi mới” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gởi tới quốc
dân vào đầu năm 2014 xác định động lực cải cách không còn phát huy tác dụng,
không đủ mạnh nên cần đổi mới thể chế, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Chưa khi nào ông Nguyễn Tấn Dũng lại hứa hẹn cho người dân nhiều quyền đến vậy,
như được tham gia xây dựng chính sách, thực hiện quyền của dân để bầu cử trực
tiếp, quyền tiếp cận thông tin, quyền giám sát.
Thủ tướng còn cam kết Người dân có quyền làm tất cả những gì
pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình. Cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp
luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch. Về kinh
tế Thủ tướng cam kết xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp nhà nước, tôn trọng cạnh
tranh bình đẳng và đề cập tới khái niệm Nhà nước kiến tạo phát triển, nhà nước
không làm thay mà tạo điều kiện cho xã hội phát triển.
(từ trái)Cựu Đại sứ Nguyễn Trung, GS Hoàng Tụy, GS Đặng Hữu, GS
Chu Hảo, TS Nguyễn Sĩ Dũng, TS Phạm Gia Minh, cựu Đại sứ Đinh Hoàng Thắng,
Nguyễn Khắc Mai, Trần Đức Nguyên, Vũ Quốc Tuấn, TTK tòa soạn TT Xuân Trung, ông
Nguyễn Thái Nguyên, TS Lê Đăng Doanh.
Những gì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra trong thông điệp đầu
năm 2014 quá tốt đẹp. Hoàn hảo đến mức độ mà nhiều người cho là chơi chữ, hoặc
chỉ là nỗ lực sửa đổi lại hình ảnh một Thủ tướng thất bại trong điều hành kinh
tế và để tham nhũng tràn lan. Tuy vậy, thông điệp Nguyễn Tấn Dũng lại được tán
dương và bày tỏ nhiều hy vọng từ chính một số nhân sĩ trí thức, những người
từng phê phán ông rất nặng nề trong quá khứ.
Trao đổi cùng chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng, nhà nghiên cứu và nhà
bình luận ở TP.HCM cho rằng trong Đảng và Chính quyền Việt Nam chia ra hai nhóm
gọi là nhóm kiên định và nhóm lợi ích.
“ Vào năm 2012 ông Nguyễn Tấn Dũng bị dư luận chê trách và nhiều
người ghét cay ghét đắng qui ông ấy là tội đồ gây ra nền kinh tế suy sụp tham
nhũng chưa từng thấy. Nhưng đến đầu 2013, sau phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng cho rằng không chỉ đảng viên mà còn cả nhân dân cũng suy thoái về mặt
nhận thức đối với Đảng. Từ đó bùng nổ sự kiện nhà báo Nguyễn Đắc Kiên ở báo Gia
đình Xã hội có thư phản ánh trên mạng rất gay gắt rất chua xót về ông Nguyễn
Phú Trọng. Đột nhiên sau đó có một sự chuyển biến tư tưởng trong dân chúng một
cách kỳ lạ, người ta bắt đầu suy nghĩ về nhóm kiên định nhiều hơn là nhóm lợi
ích và cho đến bây giờ lại có một sự chuyển đổi màu sắc khá rõ rệt là, có một
số người trước đây căm thù nhóm lợi ích thì bây giờ lại nghiêng về quan điểm là
thôi thì đàng nào cũng xấu cho nên trong hai cái xấu đành phải chọn cái nào đỡ
xấu hơn. Tại vì ở Việt Nam bây giờ không còn cái đặc quyền để có thể lựa chọn
cái nào tốt hơn cái nào mà chỉ có thể lựa chọn cái nào đỡ xấu hơn cái nào.”
Tại vì ở Việt Nam bây giờ không còn cái đặc quyền để có thể lựa
chọn cái nào tốt hơn cái nào mà chỉ có thể lựa chọn cái nào đỡ xấu hơn cái nào
TS Phạm Chí Dũng
“Xin Thủ tướng cho tôi tin một lần”
Những điều TS Phạm Chí Dũng chia sẻ có vẻ được chứng minh qua
thông tin báo chí. Theo ông Nguyễn Trung, cựu đại sứ nguyên trợ lý Thủ tướng Võ
Văn Kiệt viết trên blog của ông: Tại cuộc gặp mặt đầu năm với báo Tuổi Trẻ ở Hà
Nội, thành phần tham dự gồm nhóm 23 gồm những cựu thành viên Viện Nghiên cứu
Phát triển IDS đã tự giải thể và những người thân cận Thủ tướng Võ Văn Kiệt,
nhóm Minh triết phương Đông của ông Nguyễn Khắc Mai, nhóm VIDS và một số nhân
vật khác…đã đạt được sự đồng thuận cao trong suốt 4 giờ thảo luận. Đó là: “
Tình hình đất nước đòi hỏi phải làm, thông điệp cho thấy Thủ tướng muốn làm
thật. Khép lại mọi vướng mắc trong quá khứ, cả nước đồng lòng cùng sắn tay,
nhất định làm được! Đừng thụ động chờ đợi.”
Trò chuyện với chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng đề cập tới xu hướng
đang lớn mạnh mong muốn có sự thay đổi triệt để ở Việt Nam. Ông nói:
Ở Việt Nam hiện nay cũng đang có một luồng suy nghĩ một tâm lý
hy vọng về việc ai đó, có thể là Nguyễn Tấn Dũng hoặc là ai đó có thể trở thành
một Gorbachev hoặc một Boris Yeltsin để có thể xoay chuyển tình hình đất nước
TS Phạm Chí Dũng
“Có lẽ trong những gương mặt hiện nay người ta thấy rằng chỉ có
ông Nguyễn Tấn Dũng mới có khả năng để cải cách mà thôi. Tất nhiên từ cải cách
chưa dùng tới, nếu có chỉ là cải cách kinh tế. Còn trong thông điệp của mình
ông Nguyễn Tấn Dũng chưa chạm tới từ cải cách, càng chưa đụng chạm tới cải tổ
và ông ta chỉ dùng từ đổi mới thể chế thôi. Đó là từ khá nhẹ nhàng đại loại như
perestroika ở Liên Xô những năm 1986 khi Gorbachev bắt đầu nắm quyền và cũng nên
nhắc lại perestroika chính là tâm điểm khởi nguồn điểm đã tạo nên cuộc thay đổi
kinh hoàng chưa từng thấy trong thế kỷ 20 đối với một chủ nghĩa, một hệ tư
tưởng, một hệ ý thức.
Đặc biệt lại nhấn sâu vào sự kết thúc gần như trên phạm vi toàn
cầu của chủ nghĩa cộng sản, trước mắt là ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Cho nên
ở Việt Nam hiện nay cũng đang có một luồng suy nghĩ một tâm lý hy vọng về việc
ai đó, có thể là Nguyễn Tấn Dũng hoặc là ai đó có thể trở thành một Gorbachev
hoặc một Boris Yeltsin để có thể xoay chuyển tình hình đất nước.”
Từ chỗ gần như hoàn
toàn bị chán ghét mất niềm tin từ nhân dân và thành phần nhân sĩ trí thức, nay
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại có thể khoác vào mình bộ áo đổi mới và đạt được
sự ủng hộ nhất định. Nhưng có thể đây là cơ hội cuối cùng để ông trở thành một
Thủ tướng đổi mới thực sự. Nói như tác giả Nguyễn Trung Chính trên Diễn Đàn Xã
Hội Dân Sự “Xin Thủ tướng cho tôi tin một lần” .
Đại biểu Quốc hội VN
bị tố 'bán nhà ảo'
Cập nhật: 17:00 GMT - thứ tư, 15 tháng 1, 2014
Dự án B5 Cầu Diễn vẫn chưa có móng sau ba năm thu tiền của khách
hàng
Một nữ đại biểu quốc hội Việt Nam bị tố bán những 'căn nhà ảo'
và hiện đang trốn chạy khách hàng.
Các bài liên quan
- VN bơm 30 nghìn tỷ cứu bất động sản
- 1,4 tỉ đôla để 'cứu bất động
sản' VN?
- Doanh gia Việt kiều trốn khỏi VN
Chủ đề liên quan
Theo đơn tố cáo BBC nhận được, công ty mà Đại biểu Quốc hội Châu
Thị Thu Nga làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị đã nhận hàng trăm tỷ đồng của khách
hàng từ vài năm nay với lời hứa sẽ giao cho họ những căn hộ tại công trình mang
tên B5 Cầu Diễn vào năm 2015.
Tuy nhiên dự án hiện vẫn chỉ là một bãi đất trống và một số
khách hàng cũng tố cáo chủ dự án bán cả những căn nhà ở tầng 20 hoặc cao hơn
trong khi B5 Cầu Diễn chỉ có giấy phép xây cao tới 13 tầng.
BBC không thể liên hệ với bà Nga theo số điện thoại di động của
bà để hỏi về các cáo buộc này.
Hiện Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất Housing
group của bà Nga bị cho là không thể hoàn trả tiền cho khách hàng theo các điều
khoản của hợp đồng trong khi tại công ty đối tác trong liên danh, Công ty MTV
Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội, Tổng giám đốc Nguyễn Văn
Tuẫn đã bị Bấmbắt tạm giam và khởi tố cách đây hơn ba tháng.
Ông Tuẫn bị buộc tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước
về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" khi thu hàng trăm tỷ đồng từ
khách hàng và sử dụng không đúng mục đích.
Hàng chục khách hàng đã ký đơn gửi lên Quốc hội và Bộ Công an
yêu cầu xử lý cả bà Nga vì có những hành động mà họ gọi là "lừa dối và gây
ra cảnh khốn cùng cho nhiều người dân".
Những thông tin về vị Đại biểu này trên Bấmtrang của Quốc hội Việt Nam cũng nói bà còn là Phó trưởng
ban điều hành mạng các sàn giao dịch bất động sản khu vực miền Bắc, thành viên
Tổ chuyên gia liên ngành thuộc Ban chỉ đạo trung ương về chính sách nhà và thị trường
Bất động sản, Ủy viên thường vụ Ban chấp hành hiệp hội Bất động sản Việt Nam
cũng như Ủy viên Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội và một số chức danh
khác.
'Trái quy định'
"Về nguyên tắc trong xây dựng họ làm như thế [bán nhà ở các tầng
vượt quá mức có trong giấy phép xây dựng] là vi phạm pháp luật bởi vì khi anh
có giấy phép xây dựng nào thì anh chỉ có thể thu đến tầng đó thôi."
Ông Nguyễn Hồng Chương
Một trong những khách hàng của Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất,
người nói đã đóng cho công ty hơn 800 triệu đồng và đã hai lần trực tiếp gặp bà
Nga nhưng không đòi được tiền, là ông Nguyễn Hồng Chương, năm nay 60 tuổi.
Ông Chương đã có nhà ở Mỹ Đình nhưng muốn mua thêm căn hộ để sau
này con cái ở.
Cũng như nhiều người khác, ông Chương nộp tiền cho công ty của
bà Nga cách đây khoảng ba năm để nhận lời hứa sẽ có căn hộ trên 90m2 trên tầng
21 ở B5 Cầu Diễn.
Ông Chương nói ông quyết định mua căn hộ vào lúc đang
"sốt" bất động sản và phải qua trung gian môi giới mới có thể mua
được.
Về sau này các khách hàng mới biết chủ đầu tư chỉ có giấy phép
xây dựng các khu nhà cao tối đa 13 tầng và là nhà ở phục vụ tái định cư là
chính chứ không phải nhà thương mại.
"Về nguyên tắc trong xây dựng họ làm như thế [bán nhà ở các
tầng vượt quá mức có trong giấy phép xây dựng] là vi phạm pháp luật bởi vì khi
anh có giấy phép xây dựng nào thì anh chỉ có thể thu đến tầng đó thôi.
"Còn bán như thế nó thuộc về 'những căn hộ ảo', những
chuyện mà bán như thế là hoàn toàn trái với quy định."
'Sợ công an'
Ông Chương cũng nói chủ đầu tư mới chỉ làm động tác "khoan
lõi", tức khoan ở giữa bãi đất vì trước sau gì họ cũng sẽ phải đào đất làm
móng.
Bà Nga hứa gặp tập thể khách hàng nhưng không bao giờ thực hiện
Tuy nhiên do chưa định hình được cụ thể khu nhà sẽ như thế nào
nên thậm chí chưa thể khoan xung quanh.
Ông Chương nói: "Hiện nay đã là năm 2014 rồi và họ đã thu
từ 30-40% giá trị của công trình rồi. Thế thì chỉ còn một năm nữa không thể xây
được cái tòa nhà, kể cả [chỉ] 13-15 tầng.
"Hiện nay cái cơ bản là chủ đầu tư, cái khoản tiền [mà họ
thu của chúng tôi] đó người ta không lý giải được [đã dùng vào việc gì].
"Chúng tôi đã tổ chức họp với chủ đầu tư ở khách sạn Daewoo
và yêu cầu đòi lại tiền.
"[Sau] ba lần họp, bản thân vị chủ tịch hội đồng quản trị
đấy, là Đại biểu Quốc hội Việt Nam ấy, cam kết từ 14-18 tháng 10 [năm 2013] sẽ
tổ chức hội nghị khách hàng vì ba năm rưỡi rồi mà không thi công gì cả nhưng sau
đó quá thời hạn cam kết đó họ cũng không gọi điện lại và cũng không tổ chức.
"Cái cơ bản là bây giờ không có tiền mà xây những nhà đó
... bởi vì số tiền đó họ đã dùng vào việc khác rồi."
Ông Chương nói các khách hàng được quyền rút tiền nếu sau một
năm chủ đầu tư không triển khai dự án theo hợp đồng ký kết giữa hai bên.
Tuy nhiên hiện nay công ty của bà Nga đã không tiếp xúc với
khách hàng trong khi việc khiếu nại và tốc cáo lên Quốc hội và Bộ Công an chưa
mang lại kết quả.
Bản thân ông Chương cũng nói công an từng gọi ông lên để tìm
hiểu thêm về vụ việc nhưng ông chưa lên vì sợ chính công an cũng "cùng
cánh" với chủ đầu tư.
Trong khi đó báo BấmThanh Niên từng dẫn lời ông Trần Văn Thành, Tổng
giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất Housing Group nói mọi
"vấn đề" của B5 Cầu Diễn đều xuất phát từ phía đối tác và Housing
Group "gần như trở thành nạn nhân vì đang phải gánh vác phần việc bỏ dở
của đối tác."
Ông Thành cũng cam kết sẽ tiếp tục dự án và giao nhà cho những
người đã đóng tiền cho công ty dù không nói khi nào có thể làm được điều này.
Liệu đã hết 'tắm từ
vai xuống'?
Cập nhật: 03:23 GMT - thứ ba, 14 tháng 1, 2014
Ông Thuyết đặt câu hỏi về chuyện chậm khởi tố vụ làm lộ bí mật
Cựu
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói Việt Nam đã chứng tỏ quyết tâm chống
tham nhũng hơn và niềm tin của người dân đang "bắt đầu" được khôi
phục từ những vụ xử án gần đây.
Đề cập tới một loạt các vụ xử án gần đây trong đó có vụ xét xử
hai anh em Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng ông Thuyết bình luận:
Các bài liên quan
- VKS Hà Nội có cần xin 'cấp
trên'?
- Ban Nội chính 'nắm Ngân hàng Nhà
nước'
- Xã hội VN qua lời khai 'chạy án'
Chủ đề liên quan
"Tôi thấy trước đây vào những năm 2007, 2008 cũng có một
loạt những vụ được gọi là vụ án trọng điểm mà đã được xử.
"Nhưng so với những vụ án hiện nay thì những vụ án trước
đây được gọi là trọng điểm thì nó quá bé.
"Tôi lấy ví dụ như vụ lắp điện kế điện tử giả ở công ty
điện lực thành phố Hồ Chí Minh phải nói số tiền tham nhũng rất là bé so với số
tiền nhận một lần của người mà ông Dũng đã tố ra...
"So sánh như thế để thấy rằng là quả thực theo dư luận thì
từ khi Ban Nội chính trung ương được tái lập và từ khi Ban chỉ đạo phòng chống
tham nhũng được chuyển sang trực thuộc Bộ Chính trị thì công tác đấu tranh
phòng chống tham nhũng được đẩy lên một bước mới, khám phá ra nhiều vụ việc rất
lớn và những vụ việc này cũng liên quan đến những nhân vật khá cao chứ không
phải là như những trường hợp trước đây nữa, chỉ là cấp sở, cấp tỉnh, cấp công
ty nhỏ."
Mặc dù vậy ông Thuyết cũng nói thêm:
"Nhưng người dân vẫn đang chờ đợi bởi vì nếu như lại tiếp
tục tắm từ vai giở xuống thì người ta cũng sẽ cảm thấy chán nản và hoài nghi
đối với cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng này."
'Thận trọng'
Khi được hỏi về chuyện tại sao cùng dựa trên lời khai của ông
Dương Chí Dũng mà vụ lộ bí mật nhà nước được khởi tố trong khi vụ đưa và nhận
hối lộ chưa được xem xét, Giáo sư Thuyết nói:
"Tôi cho là cái việc ấy của tòa án cũng là thận trọng thôi.
"Và thông thường khi chúng ta đã khởi tố một vụ án thì từ
cái vụ án ấy có thể mở rộng điều tra [những gì] nó liên quan và có những chứng
cứ về việc nhận hối lộ thì sẽ bổ sung quyết định khởi tố."
"... Tôi nghĩ việc làm lộ bí mật nhà nước chuyện nó rõ rồi
cho nên tòa hoàn toàn đủ căn cứ để quyết định khởi tố ngay tại phiên tòa.
"Thế còn việc đưa và nhận hối lộ thì chắc cũng còn phải
chứng minh cho nên là cũng không thể nào căn cứ ngay vào một lời khai của nhân
chứng đồng thời là tội phạm Dương Chí Dũng để có thể khởi tố ngay được.
Riêng về vụ ông Dương Chí Dũng sớm biết tin bị khởi tố hôm
17/5/2013 để bỏ trốn, cựu Đại biểu Quốc hội nói:
"Cũng có chuyên gia pháp lý của Việt Nam đã nói rằng bây giờ
phong bì không còn chứa nổi số tiền hối lộ nữa rồi mà phải là cái vali kéo hay
là vali xách thì nó mới chứa nổi cục gạch kiểu như thế."
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
"... [Đó] là sự chậm trễ mà bản thân tôi cũng chưa giải
thích được. Theo tôi nghĩ các cơ quan có trách nhiệm cần giải trình trước công
luận là vì sao đến bây giờ mới quyết định khởi tố vụ án."
"Lẽ ra ngay lúc ấy mình đã phải khởi tố vụ án làm lộ bí mật
nhà nước rồi. Còn ai là người làm lộ, khi đã khởi tố vụ án thì cơ quan điều tra
có trách nhiệm điều tra ... nếu xác định được người có dấu hiệu phạm tội thì sẽ
khởi tố bị can."
"Cái việc khởi tố chậm như thế nó cũng không bình thường và
nó cũng có thể là tạo điều kiện để người tinh quái, có nghiệp vụ xóa dấu
vết."
'Khách quan'
Mặc dù có những ý kiến hoài nghi khả năng điều tra độc lập của
Bộ Công an đối với những gì ông Dương Chí Dũng khai, Giáo sư Thuyết nói trong
quá khứ đã có những vụ việc mà Bộ Công an chứng tỏ họ có thể điều tra được
những vụ việc liên quan tới chính ngành của mình:
"Trước đây khi xảy ra vụ Năm Cam thì cơ quan điều tra của
Bộ Công an cũng tiến hành điều tra và đi đến kết luận khởi tố và sau đó Viện
Kiểm sát cũng truy tố và Tòa án xét xử một loạt bị can, bị cáo trong đó có ba
người là cấp thứ trưởng và hai người cấp ủy viên trung ương và có cả một ông
thứ trưởng Bộ Công an, ủy viên trung ương đảng.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta cũng phải tin vào sự khách quan của
những người làm công tác điều tra thôi."
Giáo sư Thuyết nói cần xử nghiêm quan chức cấu kết với tội phạm
Ông Thuyết nói ông cũng cho rằng "không ít người" suy
đoán liệu ủy viên trung ương bị tố tham nhũng hàng triệu đô la thì ủy viên bộ
chính trị có dính dáng không.
Tuy nhiên ông nói điều này chỉ có thể biết được trong quá trình
điều tra mặc dù cho rằng tham nhũng ở Việt Nam đã quá trầm trọng.
"... Cũng có chuyên gia pháp lý của Việt Nam đã nói rằng
bây giờ phong bì không còn chứa nổi số tiền hối lộ nữa rồi mà phải là cái vali
kéo hay là vali xách thì nó mới chứa nổi cục gạch kiểu như thế."
Vẫn về vụ xét xử ông Dương Tự Trọng, vị Giáo sư nói thêm:
"... Hiện tượng những người nắm giữ cơ quan điều tra mà lại
bắt tay với tội phạm thì ngay ở phiên tòa xử Dương Tự Trọng, em của Dương Chí
Dũng, thì chúng ta cũng thấy rồi.
"Ông Dương Tự Trọng là thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra
của Hải Phòng nhưng lại che giấu cho một tội phạm đang bị công an thành phố Hồ
Chí Minh truy nã, dùng tội phạm đó làm đồ đệ của mình, giúp cho anh mình chạy
trốn.
"... Việc này nhà nước phải xử lý nghiêm khắc chứ không thể
nào để những người được giao trách nhiệm chống tội phạm lại bắt tay với tội
phạm, sử dụng tội phạm kiểu như thế được."
Tuesday,
January 14, 2014
Áp lực xã hội buộc điều tra kẻ mật báo cho Dương Chí Dũng
HÀ NỘI (NV) .- Áp lực xã hội quá lớn đang thúc đẩy chế độ Hà Nội phải lập một thứ ban chuyên án gồm nhiều cơ quan khác nhau để điều tra lời khai “mật báo” và hối lộ của Dương Chí Dũng.
“Hiện tại, tòa án thành phố Hà Nội giao cho Viện kiểm sát (VKS) thành phố vì VKSND thành phố Hà Nội là cơ quan duy trì thực hành công tố tại tòa theo quy định của pháp luật. Đương nhiên, sau khi được giao thì VKSND TP Hà Nội phải báo cáo VKSND Tối cao. Mà việc này lại do Cơ quan An ninh Điều tra - Bộ Công an đang điều tra cho nên chắc rằng tới đây sẽ phải thành lập tổ công tác liên ngành hỗn hợp tham gia điều tra.”
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó An Nội Chính Trung Ương của đảng CSVN, nói như thế trong cuộc phỏng vấn của báo Người Lao Động về việc quyết định khởi tố vụ án ngay ở tòa về hành vi “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” tại phiên tòa xử nhóm ông Dương Tự Trọng và tay chân tổ chức cho ông Dương Chí Dũng đi trốn.
Trong phiên tòa ngày 8/1/2014, ông Dương Chí Dũng khai trong tư cách nhân chứng là ông đã được thượng tướng Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng Bộ Công An, mật báo cho biết sắp bị bắt giam và khuyên “chú nên lánh mặt một thời gian”. Đồng thời, ông cũng khai rằng đã tới nhà tướng Ngọ một số lần, hai lần đưa tổng cộng 510,000 USD để “chạy án” cho mình và trước đó, đưa một triệu đô la chuyển dùm bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Tân Thịnh Phát, hối lộ để đừng cản trở việc bà xí phần “chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn”.
Một số luật sư đã nêu khía cạnh pháp lý và các khó khăn điều tra về lời khai của ông Dương Chí Dũng. Ông Nguyễn Đình Hương cựu Phó ban Tổ chức trung ương đảng CSVN là người đầu tiên nêu ý kiến cần phải lập một ban điều tra liên ngành để tránh cuộc điều tra theo kiểu “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện” của Bộ Công An. Cũng vì vậy, không ít người nghi ngờ vụ điều tra sẽ không được làm đến nơi đến chốn vì sẽ đụng đến những cấm kỵ và “ở trên” sẽ chỉ đạo xuống, phải làm như thế nào, được điều tra ai, làm tới đâu.
Trước các áp lực, ông Phạm Anh Tuấn phải thanh minh trước rằng “Việc thành lập tổ công tác liên ngành hỗn hợp nhằm tránh trường hợp “chuyện trong nhà”. Mà đúng là cũng phải tránh thật, xã hội cũng dị nghị nên cần thiết phải có tổ liên ngành tham gia. Nếu vụ án bình thường thì CQĐT dư sức, thừa quyền làm được. Nhưng thôi! Đúng là để đảm bảo khách quan thì cần có sự chỉ đạo của liên ngành.”
Dù vậy, ông vẫn rào đón rằng “Tuy nhiên, cụ thể thế nào trong vài ngày tới sẽ có quyết định cuối cùng.” Ít nhất, sẽ có sự tham dự của “Ban Nội Chính Trung Ương” của đảng CSVN và vai trò sẽ như thế nào thì cũng “phải chờ ít hôm nữa”.
Trên báo VietnamNet, ông Trần Quốc Thuận hiện hành nghề luật sư ở Sài Gòn, trước đây là Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội CSVN, nhắc đến “chỉ đạo” của những cấp cao từ kinh nghiệm của những vụ án tham nhũng lớn trước đây, cho rằng cơ quan điều tra mà không được độc lập và có thẩm quyền thật sự thì khó lòng bắt được “đầu sỏ”.
“Tôi biết gần đây muốn khởi tố một vị đương chức đương quyền, ít nhất là đảng viên cũng phải xin ý kiến cấp này cấp kia, nếu không cũng không dễ gì đụng đến người đó. Những cấp này cấp kia cấu kết với người tham nhũng lắc đầu thì sao? Đáng lẽ những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, cơ quan điều tra cần có thẩm quyền độc lập, nếu khi cần bắt giam họ có thể quyết ngay không cần phải xin ý kiến”, lời ông Trần Quốc Thuận.
Điều tra mà không có thẩm quyền độc lập thì sẽ không khách quan và sẽ không thể đi đến tận cùng của vụ án tức “cái gốc của tham nhũng” thì “sẽ không làm dân thỏa mãn được”, theo ông Thuận.
Báo VietnamNet hôm chủ nhật cho hàng hàng trăm độc giả của báo này đã cùng nêu ý kiến và muốn thấy vụ điều tra lời khai của ông Dương Chí Dũng “được điều tra tới nơi tới chốn, công khai kết quả”. Nếu chỉ làm theo kiểu qua quýt bịp bợm dư luận quần chúng thì “nên chấm dứt phong trào chống tham nhũng đi thôi”.
Hôm Thứ Bảy, báo Dân Việt tiết lộ khi khai ở phiên tòa ngày 8/1/2014, ông Dương Chí Dũng đã khai là dùng “sim rác” có số “tứ quý” là “0975.00.888” để liên lạc với tướng Phạm Quý Ngọ. Ông tướng Ngọ khuyên ông Dũng dùng sim điện thoại trả tiền trước cho một số thời lượng ở Việt Nam gọi là “sim rác” dùng hết số phút đã trả tiền thì vất đi. Nhờ vậy, che đậy được cho cả người gọi và người nghe.
Với tiết lộ rõ ràng như thế, cơ quan điều tra đã có đầu mối cụ thể để đi tìm hiểu ai là người đã mật báo, và có thể cả những chuyện liên quan đến các số tiền hối lộ khổng lồ.
Ngày 8/1/2014 đại tá Công an Dương Tự Trọng, em ruột ông Dương Chí Dũng, bị kết án 18 năm tù vì đã tổ chức cho anh mình đi trốn nhờ có người mật báo mật báo một ngày trước khi bị bắt. Ông Dương Chí Dũng bị tòa án sơ thẩm ở Hà Nội kết án tử hình ngày 16/12/2013 vì ăn chia hối lộ 1.66 triệu đô la tiền “lại quả” mua “Ụ Nổi 83M” vốn là đống sắt phế thải biến hóa thành “Ụ Nổi” khi ông còn là chủ tịch Hội đồng Quản Trị tổng công ty quốc doanh vận tải biển Vinalines.
Chi một số tiền khổng lồ mà vẫn bị kết án tử hình, ông Dương Chí Dũng đã khai ra người ăn tiền "chạy án" của mình như một cách trả thù. Nếu cuộc điều tra dẫn đến việc kết án ông tướng Phạm Quý Ngọ và có thể có cả những người liên quan, dư luận cho rằng hy vọng ông được giảm án từ tử hình xuống còn chung thân hoặc nhẹ hơn. (TN)
Trao giải thưởng văn học cho
các tác phẩm dở là một tội ác
Trần Mạnh Hảo
(Danlambao) - Chúng tôi (TMH)
xin mượn ý của nhà văn Nguyên Ngọc làm đầu đề cho bài viết phê phán việc Hội
nhà văn Việt Nam hơn chục năm nay, năm nào cũng chọn những tập thơ dở nhất,
những tập văn xuôi làng nhàng, nhạt nhẽo để tôn vinh, để tặng giải thưởng văn
học. Trên trang 10, báo “Tuổi Trẻ” ra ngày thứ ba 14-1-2014, trong bài “VĂN
CHƯƠNG CẦN ĐẸP” của nhà văn Nguyên Ngọc, nhân kỷ niệm 81 ngày sinh của ông, tác
giả “Đất nước đứng lên” viết: “Đã là văn chương thì phải đẹp. Nói lý
luận một chút: đẹp là chức năng hàng đầu, là đạo đức của văn chương. Văn chương
dở thì phi đạo đức… Truyền bá văn chương dở là tội ác. Cái dở trong nghệ thuật
tạo môi trường cho cái ác…”
Thế mà, ngày chủ nhật
19-1-2014 sắp tới, trong khi những người có lương tri trên cả nước ngậm ngùi
tưởng nhớ 74 tử sĩ của hải quân Việt Nam Cộng Hòa tử trận trong trận hải chiến
anh hùng chống hải quân Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa 40 năm trước, thì Hội
nhà văn Việt Nam lại mở hội chè chén để tôn vinh tập thơ “Những lớp
sóng ngôn từ” của Mã Giang Lân - một tập thơ dở nhất nước - vừa được
trao giải thưởng văn học của Hội nhà văn Việt Nam 2013, trong cái gọi là “lễ
trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới”
Xin độc giả đọc hai bài
viết của chúng tôi vừa in trên báo mạng, chỉ cần vào công cụ tìm kiếm Google.com,
đánh tiêu đề bài phê bình của chúng tôi là đọc được: “Những lớp sóng ngôn
từ hay những lớp sóng giải thưởng đánh chìm thơ” và bài: "Phê bình tiếp
tập thơ dở nhất nước vừa được Hội nhà văn Việt Nam trao giải thưởng văn học
2013"
Cũng xin độc giả vào
công cụ tìm kiếm trên để tìm ra 15 bài phê bình của chúng tôi in trên các báo
mạng nhằm phê bình các tác phẩm dở nhất nước được trao giải thường văn học Hội
nhà văn VN, trao giải thưởng văn học nhà nước và giải thưởng văn học Hồ Chí Minh.
Hàng năm, nhà nước đã lấy
tiền xương máu của nhân dân để ném vào cái thùng không đáy là Hội nhà văn Việt
Nam hàng trăm tỉ đồng cốt để cho Hội này tạo ra các tác phẩm văn chương hay;
nhưng Hội nhà văn đã vô tình hay cố ý trở thành Hội phá nát nền văn học Việt
Nam bằng cách liên tục trong hàng chục năm liền tôn vinh các tác phẩm dở là các
giải thưởng đểu của Hội trao vào dịp cuối năm; phải chăng đây là hành vi tiếp
tay cho cái xấu, cái ác như lời nhà văn Nguyên Ngọc nêu trên?
Trong khi nhân dân lao
động nghèo khổ đang có hàng vạn hộ sắp chết đói thì nhà nước ném ra hàng nghìn
tỉ đồng để nuôi đám bồi bút mạo danh văn chương như thế, phải chăng cũng là một
tội ác ?
Báo Dân Việt Online ngày
10/01/2014 báo động về việc có hàng vạn hộ dân trên toàn quốc đang rơi vào tình
trạng thiếu đói, hoặc sắp chết đói trong dịp tết năm Ngựa đang tới, như sau :
“11 tỉnh xin cấp gạo cứu
đói dịp Tết
Dân Việt - Ông Thái Phúc
Thành – Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTBXH) cho biết, tới thời điểm
này, Bộ đã nhận được đề nghị hỗ trợ gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
2014 của 11 tỉnh.
Ngày 9.1, trao đổi với
phóng viên Báo NTNN, ông Thái Phúc Thành – Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội
(Bộ LĐTBXH) cho biết, tới thời điểm này, Bộ đã nhận được đề nghị hỗ trợ gạo cứu
đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt 2014 của 11 tỉnh gồm: Lai Châu, Lào Cai, Cao
Bằng, Yên Bái, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên,
Kom Tum. Trong đó tỉnh có số lượng đề xuất xin gạo nhiều nhất là Quảng Bình với
5.200 tấn, tiếp sau là Quảng Trị 4.289 tấn, Nghệ An gần 4.200 tấn.”
Trên trang nhất báo
“Tuổi Trẻ” ra ngày thứ ba 14-1-2014 giật một cái “tít” thật lớn như sau:“Tỉnh
giàu cũng xin gạo cứu đói…” nêu lên mấy chục tỉnh xin trung ương
cứu đói trong dịp tết và dịp giáp hạt, rằng người nông dân làm ra hạt lúa nuôi
sống toàn xã hội có hàng vạn gia đình rơi vào nguy cơ chết đói!
Chưa bao giờ như hôm
nay, khoảng cách người giàu kẻ nghèo lại cách xa dường ấy. Càng làm cách mạng
chống bóc lột thì lại càng có nhiều kẻ bóc lột, bóc dân ta không còn hạt gạo
ăn, lột dân ta không còn manh áo lành để mặc.
Cái “hệ thống” tồn tại
bằng quy luật “xin - cho”, bằng độc quyền bao cấp lấy tham nhũng làm nền tảng
đang bần cùng hóa nông dân và công nhân (hai biểu tượng trên lá cờ lợi ích
nhóm).
Một xã hội, một chính
quyền, một hệ thống triệt tiêu đối lập (cũng là triệt tiêu biện chứng pháp)
không bao giờ có khả năng tự điều chỉnh để hoàn thiện; giống như sống mà thiếu
chiếc gương soi. Mặt mình nhọ nhem lại tự cho mặt mình sạch sẽ trắng bóc. Nếu có
ai phì cười nhìn khuôn mặt nhem nhuốc của cả hệ thống tiêu diệt đối lập, tiêu
diệt gương soi ấy mà phì cười giễu nhại, rằng mặt mũi này mà sạch sẽ nỗi gì,
thì sẽ bị bắt vì tội bôi nhọ đít nồi ngay tức khắc.
Gương mặt của Hội nhà
văn Việt Nam hôm nay, xin lỗi - phải gọi sự vật bằng tên của nó - cũng khác gì
cái đít nồi đen nhẻm, dù chúng tôi và đồng nghiệp đã viết nhiều chục bài hi
vọng giúp họ rửa bộ mặt nhọ nhem đi cho ra vẻ sạch sẽ văn hóa một tí. Nhưng Hội
nhà văn VN cứ giả câm, giả điếc, giả mù không hề nghe lời phê bình, góp ý.
Nguy hại nhất cho nền
văn học nước nhà là mục đích văn học đã bị Hội nhà văn thời ông Hữu Thỉnh đánh
tráo.. Ngay cả thời sắt máu “Nhân văn giai phẩm” trong điều lệ Hội nhà văn,
tiêu chí của Hội vẫn ghi: “Hội nhà văn là hội nghề nghiệp…”. Đến thời ông Hữu
Thỉnh, câu đầu của tiêu chí Hội nhà văn Việt Nam in trong “điều lệ hội” bị đánh
tráo, biến văn học thành chính trị như sau: “Hội nhà văn Việt Nam là một hội
chính trị nghề nghiệp…”. Biến văn học thành toàn phần chính trị phải chăng là
công lớn nhất của ông Hữu Thỉnh?
Đã đến lúc phải nói
thẳng ra rằng, Hội nhà văn Việt Nam trong ngót 20 năm dưới sự lãnh đạo của ông
Hữu Thỉnh đã là một Hội suy thoái toàn diện, tham nhũng toàn diện, nhân danh
văn học để làm ra những điều lố bịch, xấu xa không kể xiết; ví như trao giải
thưởng cho cuốn tiểu thuyết “Hội thề” của Nguyễn Quang Thân chửi Lê Lợi, Nguyễn
Trãi là thất học, lưu manh, là cướp bóc, hãm hiếp dân; còn ca ngợi bọn tướng
giặc Minh như Vương Thông... đều rất hào hoa phong nhã, rất nhân đạo, đến Đại
Việt nhằm khai hóa văn minh cho dân Giao Chỉ, thương dân Gao Chỉ hơn thương
con… Là việc tổ chức hội thảo cho thơ Hoàng Quang Thuận, một thứ thơ phi thơ,
thơ lừa đảo và thơ ăn cắp, lại còn giới thiệu loại thơ mạt hạng Hoàng Quang Thuận
đi dự giải Nobel (!)… Là kết nạp hội viên vì ăn bẩn, ăn tiền, ví như việc ông
Hữu Thỉnh một mình duyệt kết nạp cho Hùng Tấn (bút danh Hùng Anh - giám độc xí
nghiệp dược Cà Mau). Mới kết nạp được hai tuần thì thi sĩ dỏm Hùng Anh bị bắt
vì tham nhũng cả nghìn tỷ đồng… Nay thi sĩ riêng của ông Hữu Thỉnh vẫn còn ngồi
trong tù…
Ông Hữu Thỉnh nhân danh
ngót nghìn Hội viên để xin tiền nhà nước, nhưng ngót 20 năm nay ông chưa từng
công khai tài chính, chưa từng hạch toán kinh tế, rằng ông đã làm gì với cả
trăm nghìn tỷ đồng là tiền xương máu của nhân dân mà các ông xin được từ hệ
thống cửa quyền, hệ thống tham nhũng XIN - CHO? Dư luận đồn rằng ông Hữu Thỉnh và
ban lãnh đạo Hội nhà văn là một ổ tham nhũng lớn đúng hay sai, xin các ông trả
lời?
Đã đến lúc nhà nước phải
thu hồi lại số tiền bao cấp hàng trăm nghìn tỉ đồng để nuôi sống cái văn phòng
Hội với một ban lãnh đạo không xứng đáng kia mà cứu đói cho hàng vạn hộ dân sắp
chết đói trên một đất nước cơ hàn; đồng thời nên giải thể ngay cái Hội ăn hại
phá nát, chuyên tôn vinh các tác phẩm dở, tức là chuyên làm những việc phi đạo
đức và ác độc vậy...
Sài Gòn ngày 14-1-2014
Nói thật dân nghe, làm
thật dân tin
Tin liên hệ
- Thông điệp 'trở lại Việt Nam'
của Ngoại trưởng Kerry?
- Edward Snowden là một người can
đảm
- Nợ công 2013: Cuộc tranh đấu
giữa hai số liệu
- Nhập siêu từ TQ: Cấp độ báo
động ngày càng lớn và những cái tai ngày càng điếc
- Hoài niệm và thương tiếc cố ca
nhạc sĩ Việt Dũng
- Thông điệp 'yêu thương, hòa
giải, hướng đến tương lai'
- Tuổi hưu và phúc lợi ở Mỹ
- Dùng vn1975.info, vn3000.com,
hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
CỠ
CHỮ
09.01.2014
Suốt một tuần qua dư luận xôn xao bàn tán, bình
phẩm về bài viết đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Dù một số chê hay
bày tỏ thái độ dè dặt, hoài nghi, xem ra có khá nhiều người khen và đón nhận
thông điệp đầu năm của ông với không ít hy vọng.
Khen vì thấy rằng khác hẳn với những phát biểu cũ mèm, khô khan, nhàm chán, giáo điều hay thậm chí hơi ngô nghê thường thấy nơi một số lãnh đạo Việt Nam hoặc các văn kiện của đảng Cộng sản, bài viết đầu năm của ông Dũng chứa một số điểm mới lạ, thiết thực, lý thú, đáng đọc, đáng chờ.
Vui và hy vọng vì thấy rằng, trong thông điệp đầu năm này Thủ tướng Việt Nam không còn né tránh những khó khăn, trì trệ hiện tại của đất nước và dám đưa ra những thay đổi mà Việt Nam cần tiến hành để có thể vượt qua những thách đố, yếu kém ấy.
Nói cách khác, thông điệp của ông được đón nhận vì ông dám nói thật – nói những điều mà người dân thao thức, băn khoăn và đề cập đến những thay đổi mà người dân muốn có, đất nước đang cần.
Thử điểm lại và kiểm chứng, minh họa một vài điều được coi là thật, đáng hy vọng trong thông điệp này.
‘Động lực không còn mạnh’
Từ khi có Đổi mới vào năm 1986, kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh và phát triển kinh tế đã làm thay đổi hình ảnh Việt Nam, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo đói, lạc hậu và cũng giúp đảng Cộng sản duy trì, củng cố tính chính danh.
Nhưng – như ông Thủ tướng thừa nhận – “trong những năm gần đây, năng lực cạnh tranh của nước ta chậm được cải thiện. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã chậm lại. Xã hội có không ít vấn đề bức xúc. Một trong những nguyên nhân là động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển”.
Chỉ trong một đoạn rất ngắn ông đã mô tả khá đây đủ và tương đối chính xác tình hình kinh tế, chính trị, xã hội hiện tại của Việt Nam.
Đúng vậy, về kinh tế, mức tăng trưởng và sức cạnh tranh của Việt Nam quả thực đã chậm lại và thua các nước trong khu vực. Chẳng hạn, theo Ngân hàng thế giới, trong năm 2012, với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế là 5.2%, mức tăng trưởng của Việt Nam thấp hơn mức tăng trưởng ở một số nước ASEAN, như Philippines (6.8%), Thái Lan (6.5%), Indonesia (6.2%) hay Malaysia 5.6%.
Hơn nữa, với mức tăng trưởng như vậy, so với cách đây khoảng 10 hay 20 năm, khi tăng trưởng của Việt Nam ở mức 7% hay 8% và thậm chí có lúc hơn 9% – chẳng hạn 9.5% năm 1995 và 9.3% năm 1996, theo Ngân hàng thế giới – tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện tại giảm rất nhiều.
Về năng lực cạnh tranh, Việt Nam cũng thua xa mấy nước ASEAN trên. Theo chỉ số cạnh tranh toàn cầu – được tính dựa trên 12 tiêu chí, trong đó có thể chế, cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh vĩ mô – của Diễn đàn kinh tế thế giới trong hai năm 2012/2013, với chỉ 4.18 trên 7 điểm, Việt Nam được xếp thứ 75 (trên 148 quốc gia, lãnh thổ) và sau xa Singapore (thứ 2), Malaysia (thứ 24), Thái Lan (thứ 37), Indonesia (thứ 38) và Philippines (thứ 59).
Cùng với – hay một phần vì – kinh tế trì trệ, Việt Nam phải đối diện với không ít bất bình, bức xúc xã hội. Dù không nêu cụ thể, nhưng khi thừa nhận “xã hội có không ít vấn đề bức xúc”, hơn ai hết chắc ông Thủ tướng biết rõ những bức xúc ấy là gì, tại sao lại có những bức xúc ấy và những hậu quả mà chúng có thể gây nên cho đảng Cộng sản và xã hội Việt Nam.
Việc ông Lê Hiếu Đằng, một cựu quan chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, công khai bỏ đảng Cộng sản, hay vụ ông Đặng Ngọc Viết tới Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Thái Bình bắn chết Phó giám đốc và bắn bị thương bốn cán bộ khác của Quỹ này và sau đó dùng súng tự tử – hai trong nhiều sự kiện đáng chú ý của Việt Nam năm 2013 – là hai ví dụ điển hình cho những bất bình, bức xúc đó.
Ngoài ra, trong thời gian qua nhiều người dân – và đặc biệt giới nhân sỹ, trí thức, trong đó có những người là (cựu) đảng viên hay quan chức – công khai lên tiếng chỉ trích chủ trương, đường lối của đảng. Và một trong những lý do chính yếu dẫn đến những bức xúc, bất bình, chỉ trích đó là dù có mở cửa kinh tế, đảng Cộng sản vẫn không muốn đổi mới chính trị, mở rộng dân chủ, tự do.
Vì không có đổi mới và cởi mở chính trị, Việt Nam tiếp tục bị xếp sau các nước ASEAN khác như Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan hay Singapore về dân chủ, tự do. Chẳng hạn, chỉ số dân chủ của The Economist Intelligence Unit 2013 xếp Việt Nam thứ 144 (trên số 167 quốc gia) trong khi đó Indonesia được xếp thứ 53, Thái Lan 58, Malaysia 64, Philippines 69 và Singapore 81.
Năm 2013, tổ chức Phóng viên không biên giới xếp Việt Nam vào gần cuối bảng (172 trên 179) – và sau tất cả chín nước ASEAN khác, trong đó có cả Lào, Campuchia và Miến Điện – về tự do báo chí, ngôn luận.
Và có thể vì không có đổi mới chính trị, cải cách kinh tế của Việt Nam cũng không đạt được những kết quả cao.
Chủ trương Đổi mới của Đảng Cộng sản – như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và giới lãnh đạo Việt Nam thường nhấn mạnh, ca ngợi – được coi là đã giúp Việt Nam có “những bước phát triển vượt bậc”.
Nhưng nếu so sánh mức thu nhập của người dân Việt Nam với mức thu nhập của người dân tại một số nước khu vực sẽ thấy rằng mức cải thiện về kinh tế mà Đổi mới mang lại cho người dân Việt Nam trong gần 30 năm không đáng kể lắm hay không “vượt bậc” như quan chức Việt Nam thường nghĩ.
Theo Ngân hàng thế giới vào năm 1986 – lúc Việt Nam bắt đầu cải cách kinh tế – thu nhập bình quân đầu người (GDP per capita) của Việt Nam là 437 (đô la Mỹ), Thái Lan 813, Singapore 6,783, Philipines 535, Malaysia 1,741 và Indonesia 483.
Năm 2012, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 1,755, Thái Lan 5,580, Singapore 51,709, Philippines 2,587, Malaysia 10,432 và Indonesia 3,557.
Nếu tính theo tỷ lệ, sau 26 năm tiến hành Đổi mới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng 402%. Nhưng cũng trong thời gian đó, thu nhập bình quân đầu người ở Thái Lan tăng đến 686%, Singapore 762%, Philippines 484%, Malaysia 599% và Indonesia 736%.
Như vậy, dựa trên những số liệu này, thu nhập Bình quân đầu người của Việt Nam không tăng bằng thu nhập đầu người của sáu nước ASEAN này kể từ khi Việt Nam có đổi mới năm 1986.
‘Cần thêm động lực’
Đưa ra những chỉ số, số liệu trên để cho thấy rằng – như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh – đã đến lúc Việt Nam “cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững”.
Vì nếu không có thêm động lực, Việt Nam không thể tiếp tục tăng trưởng và phát triển – và điều đó cũng đồng nghĩa với việc quốc gia này tiếp tục tụt hậu và thua xa các nước trong khu vực.
Và như chính ông Dũng nêu rõ, nguồn động lực ấy không phải đến từ một cái gì khác mà “phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”.
Ngoài ra, cũng cần “xây dựng một Nhà nước pháp quyền”. Trong một Nhà nước “thượng tôn pháp luật” như vậy, “người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” và “pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải” cũng như “mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch”.
Hơn nữa, một Nhà nước dân chủ, pháp quyền cũng “phải tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng theo cơ chế thị trường” và biết “xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp cũng như những cơ chế chính sách dẫn đến bất bình đẳng trong cạnh tranh”.
Có thể nói ông Dũng đã đưa ra một số giải pháp khá thiết thực, căn bản, tiến bộ, cấp bách có thể giúp Việt Nam phát triển, tiến tới dân chủ, giàu mạnh – hay ít ra không tụt hậu.
Những cải cách ông nêu cũng nằm trong những điểm chính mà nhiều người đã kiến nghị, đề xuất trong đợt góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 – như cần thay đổi thể chế, tạo cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trong kinh tế cũng như chính trị hay xây dựng một Nhà nước pháp quyền. Đây cũng là lý do tại sao có khá nhiều người – trong đó có nhiều nhân sỹ, trí thức – cảm thấy phấn khích, kỳ vọng về thông điệp đầu năm của ông.
Đã nói, sẽ làm?
Việc dư luận nói chung và các nhân sỹ, trí thức nói riêng khen ngợi, ủng hộ thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho thấy người dân không ghét, chống đối hay “thù địch” với đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam như một số lãnh đạo, quan chức Việt Nam thường suy diễn, quy chụp.
Nếu ai đó có chỉ trích, chống đối hay có thái độ “thù địch” chỉ vì họ thấy đường lối, chính sách của đảng hay phát ngôn, thái độ của lãnh đạo Việt Nam không thật, không coi trọng dân, không hợp ý dân, hay không biết đề ra những hướng đi thích hợp, tốt đẹp có thể giúp dân giàu, nước mạnh hoặc có những phát ngôn, hành động vừa thiếu tâm, vừa không có tầm.
Ngoài những người ủng hộ, khen ngợi, đâu đó có một số người tỏ thái độ dè dặt, hoài nghi đối với thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một phần vì không ít lần họ thấy lãnh đạo Việt Nam nói mà không làm hay nói một đàng, làm một nẻo.
Chưa rõ động cơ nào khiến ông Dũng đưa ra một thông điệp như vậy đầu năm và thực sự ông có muốn tiến hành những thay đổi khá căn bản, triệt để và toàn diện như ông đề cập trong thông điệp của mình. Cũng không rõ đó là thông điệp của cá nhân ông hay của lãnh đạo đảng và chính quyền Việt Nam.
Nhưng dù sao đi nữa trong năm 2014 này, người dân chắc chắn sẽ chờ và xem ông Thủ tướng và đảng Cộng sản nói chung có cho tiến hành những cải cách, đổi mới được ông Dũng đưa ra trong thông điệp đầu năm hay không.
Một trong những việc mà dư luận chờ đợi trong những ngày tháng tới đó là xem Chính phủ và đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết như thế nào, đến mức độ nào tình trạng tham nhũng, tham ô – chẳng hạn các vụ án lớn như Vinalines, với nhiều tình tiết mới, quan trọng đang được dư luận quan tâm trong những ngày này.
Và nếu chúng được thực hiện, được tiến hành thì chắc chắn người dân Việt Nam sẽ dành cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói riêng và giới lãnh đạo Việt Nam nói chung sự ủng hộ, tin tưởng.
Trái lại, nếu ông Dũng và giới lãnh đạo Việt Nam chỉ nói mà không làm hay nói một đàng, làm một nẻo thì chắc chắn người dân sẽ mất niềm tin, không còn coi trọng lời nói của họ hay đặt hy vọng gì vào họ.
Khen vì thấy rằng khác hẳn với những phát biểu cũ mèm, khô khan, nhàm chán, giáo điều hay thậm chí hơi ngô nghê thường thấy nơi một số lãnh đạo Việt Nam hoặc các văn kiện của đảng Cộng sản, bài viết đầu năm của ông Dũng chứa một số điểm mới lạ, thiết thực, lý thú, đáng đọc, đáng chờ.
Vui và hy vọng vì thấy rằng, trong thông điệp đầu năm này Thủ tướng Việt Nam không còn né tránh những khó khăn, trì trệ hiện tại của đất nước và dám đưa ra những thay đổi mà Việt Nam cần tiến hành để có thể vượt qua những thách đố, yếu kém ấy.
Nói cách khác, thông điệp của ông được đón nhận vì ông dám nói thật – nói những điều mà người dân thao thức, băn khoăn và đề cập đến những thay đổi mà người dân muốn có, đất nước đang cần.
Thử điểm lại và kiểm chứng, minh họa một vài điều được coi là thật, đáng hy vọng trong thông điệp này.
‘Động lực không còn mạnh’
Từ khi có Đổi mới vào năm 1986, kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh và phát triển kinh tế đã làm thay đổi hình ảnh Việt Nam, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo đói, lạc hậu và cũng giúp đảng Cộng sản duy trì, củng cố tính chính danh.
Nhưng – như ông Thủ tướng thừa nhận – “trong những năm gần đây, năng lực cạnh tranh của nước ta chậm được cải thiện. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã chậm lại. Xã hội có không ít vấn đề bức xúc. Một trong những nguyên nhân là động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển”.
Chỉ trong một đoạn rất ngắn ông đã mô tả khá đây đủ và tương đối chính xác tình hình kinh tế, chính trị, xã hội hiện tại của Việt Nam.
Đúng vậy, về kinh tế, mức tăng trưởng và sức cạnh tranh của Việt Nam quả thực đã chậm lại và thua các nước trong khu vực. Chẳng hạn, theo Ngân hàng thế giới, trong năm 2012, với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế là 5.2%, mức tăng trưởng của Việt Nam thấp hơn mức tăng trưởng ở một số nước ASEAN, như Philippines (6.8%), Thái Lan (6.5%), Indonesia (6.2%) hay Malaysia 5.6%.
Hơn nữa, với mức tăng trưởng như vậy, so với cách đây khoảng 10 hay 20 năm, khi tăng trưởng của Việt Nam ở mức 7% hay 8% và thậm chí có lúc hơn 9% – chẳng hạn 9.5% năm 1995 và 9.3% năm 1996, theo Ngân hàng thế giới – tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện tại giảm rất nhiều.
Về năng lực cạnh tranh, Việt Nam cũng thua xa mấy nước ASEAN trên. Theo chỉ số cạnh tranh toàn cầu – được tính dựa trên 12 tiêu chí, trong đó có thể chế, cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh vĩ mô – của Diễn đàn kinh tế thế giới trong hai năm 2012/2013, với chỉ 4.18 trên 7 điểm, Việt Nam được xếp thứ 75 (trên 148 quốc gia, lãnh thổ) và sau xa Singapore (thứ 2), Malaysia (thứ 24), Thái Lan (thứ 37), Indonesia (thứ 38) và Philippines (thứ 59).
Cùng với – hay một phần vì – kinh tế trì trệ, Việt Nam phải đối diện với không ít bất bình, bức xúc xã hội. Dù không nêu cụ thể, nhưng khi thừa nhận “xã hội có không ít vấn đề bức xúc”, hơn ai hết chắc ông Thủ tướng biết rõ những bức xúc ấy là gì, tại sao lại có những bức xúc ấy và những hậu quả mà chúng có thể gây nên cho đảng Cộng sản và xã hội Việt Nam.
Việc ông Lê Hiếu Đằng, một cựu quan chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, công khai bỏ đảng Cộng sản, hay vụ ông Đặng Ngọc Viết tới Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Thái Bình bắn chết Phó giám đốc và bắn bị thương bốn cán bộ khác của Quỹ này và sau đó dùng súng tự tử – hai trong nhiều sự kiện đáng chú ý của Việt Nam năm 2013 – là hai ví dụ điển hình cho những bất bình, bức xúc đó.
Ngoài ra, trong thời gian qua nhiều người dân – và đặc biệt giới nhân sỹ, trí thức, trong đó có những người là (cựu) đảng viên hay quan chức – công khai lên tiếng chỉ trích chủ trương, đường lối của đảng. Và một trong những lý do chính yếu dẫn đến những bức xúc, bất bình, chỉ trích đó là dù có mở cửa kinh tế, đảng Cộng sản vẫn không muốn đổi mới chính trị, mở rộng dân chủ, tự do.
Vì không có đổi mới và cởi mở chính trị, Việt Nam tiếp tục bị xếp sau các nước ASEAN khác như Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan hay Singapore về dân chủ, tự do. Chẳng hạn, chỉ số dân chủ của The Economist Intelligence Unit 2013 xếp Việt Nam thứ 144 (trên số 167 quốc gia) trong khi đó Indonesia được xếp thứ 53, Thái Lan 58, Malaysia 64, Philippines 69 và Singapore 81.
Năm 2013, tổ chức Phóng viên không biên giới xếp Việt Nam vào gần cuối bảng (172 trên 179) – và sau tất cả chín nước ASEAN khác, trong đó có cả Lào, Campuchia và Miến Điện – về tự do báo chí, ngôn luận.
Và có thể vì không có đổi mới chính trị, cải cách kinh tế của Việt Nam cũng không đạt được những kết quả cao.
Chủ trương Đổi mới của Đảng Cộng sản – như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và giới lãnh đạo Việt Nam thường nhấn mạnh, ca ngợi – được coi là đã giúp Việt Nam có “những bước phát triển vượt bậc”.
Nhưng nếu so sánh mức thu nhập của người dân Việt Nam với mức thu nhập của người dân tại một số nước khu vực sẽ thấy rằng mức cải thiện về kinh tế mà Đổi mới mang lại cho người dân Việt Nam trong gần 30 năm không đáng kể lắm hay không “vượt bậc” như quan chức Việt Nam thường nghĩ.
Theo Ngân hàng thế giới vào năm 1986 – lúc Việt Nam bắt đầu cải cách kinh tế – thu nhập bình quân đầu người (GDP per capita) của Việt Nam là 437 (đô la Mỹ), Thái Lan 813, Singapore 6,783, Philipines 535, Malaysia 1,741 và Indonesia 483.
Năm 2012, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 1,755, Thái Lan 5,580, Singapore 51,709, Philippines 2,587, Malaysia 10,432 và Indonesia 3,557.
Nếu tính theo tỷ lệ, sau 26 năm tiến hành Đổi mới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng 402%. Nhưng cũng trong thời gian đó, thu nhập bình quân đầu người ở Thái Lan tăng đến 686%, Singapore 762%, Philippines 484%, Malaysia 599% và Indonesia 736%.
Như vậy, dựa trên những số liệu này, thu nhập Bình quân đầu người của Việt Nam không tăng bằng thu nhập đầu người của sáu nước ASEAN này kể từ khi Việt Nam có đổi mới năm 1986.
‘Cần thêm động lực’
Đưa ra những chỉ số, số liệu trên để cho thấy rằng – như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh – đã đến lúc Việt Nam “cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững”.
Vì nếu không có thêm động lực, Việt Nam không thể tiếp tục tăng trưởng và phát triển – và điều đó cũng đồng nghĩa với việc quốc gia này tiếp tục tụt hậu và thua xa các nước trong khu vực.
Và như chính ông Dũng nêu rõ, nguồn động lực ấy không phải đến từ một cái gì khác mà “phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”.
Ngoài ra, cũng cần “xây dựng một Nhà nước pháp quyền”. Trong một Nhà nước “thượng tôn pháp luật” như vậy, “người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” và “pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải” cũng như “mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch”.
Hơn nữa, một Nhà nước dân chủ, pháp quyền cũng “phải tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng theo cơ chế thị trường” và biết “xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp cũng như những cơ chế chính sách dẫn đến bất bình đẳng trong cạnh tranh”.
Có thể nói ông Dũng đã đưa ra một số giải pháp khá thiết thực, căn bản, tiến bộ, cấp bách có thể giúp Việt Nam phát triển, tiến tới dân chủ, giàu mạnh – hay ít ra không tụt hậu.
Những cải cách ông nêu cũng nằm trong những điểm chính mà nhiều người đã kiến nghị, đề xuất trong đợt góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 – như cần thay đổi thể chế, tạo cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trong kinh tế cũng như chính trị hay xây dựng một Nhà nước pháp quyền. Đây cũng là lý do tại sao có khá nhiều người – trong đó có nhiều nhân sỹ, trí thức – cảm thấy phấn khích, kỳ vọng về thông điệp đầu năm của ông.
Đã nói, sẽ làm?
Việc dư luận nói chung và các nhân sỹ, trí thức nói riêng khen ngợi, ủng hộ thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho thấy người dân không ghét, chống đối hay “thù địch” với đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam như một số lãnh đạo, quan chức Việt Nam thường suy diễn, quy chụp.
Nếu ai đó có chỉ trích, chống đối hay có thái độ “thù địch” chỉ vì họ thấy đường lối, chính sách của đảng hay phát ngôn, thái độ của lãnh đạo Việt Nam không thật, không coi trọng dân, không hợp ý dân, hay không biết đề ra những hướng đi thích hợp, tốt đẹp có thể giúp dân giàu, nước mạnh hoặc có những phát ngôn, hành động vừa thiếu tâm, vừa không có tầm.
Ngoài những người ủng hộ, khen ngợi, đâu đó có một số người tỏ thái độ dè dặt, hoài nghi đối với thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một phần vì không ít lần họ thấy lãnh đạo Việt Nam nói mà không làm hay nói một đàng, làm một nẻo.
Chưa rõ động cơ nào khiến ông Dũng đưa ra một thông điệp như vậy đầu năm và thực sự ông có muốn tiến hành những thay đổi khá căn bản, triệt để và toàn diện như ông đề cập trong thông điệp của mình. Cũng không rõ đó là thông điệp của cá nhân ông hay của lãnh đạo đảng và chính quyền Việt Nam.
Nhưng dù sao đi nữa trong năm 2014 này, người dân chắc chắn sẽ chờ và xem ông Thủ tướng và đảng Cộng sản nói chung có cho tiến hành những cải cách, đổi mới được ông Dũng đưa ra trong thông điệp đầu năm hay không.
Một trong những việc mà dư luận chờ đợi trong những ngày tháng tới đó là xem Chính phủ và đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết như thế nào, đến mức độ nào tình trạng tham nhũng, tham ô – chẳng hạn các vụ án lớn như Vinalines, với nhiều tình tiết mới, quan trọng đang được dư luận quan tâm trong những ngày này.
Và nếu chúng được thực hiện, được tiến hành thì chắc chắn người dân Việt Nam sẽ dành cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói riêng và giới lãnh đạo Việt Nam nói chung sự ủng hộ, tin tưởng.
Trái lại, nếu ông Dũng và giới lãnh đạo Việt Nam chỉ nói mà không làm hay nói một đàng, làm một nẻo thì chắc chắn người dân sẽ mất niềm tin, không còn coi trọng lời nói của họ hay đặt hy vọng gì vào họ.
TẾT GIÁP NGỌ: 11 TỈNH XIN CẤP GẠO CỨU ĐÓI
11 tỉnh
xin cấp gạo cứu đói dịp Tết
Dân Việt - Ông Thái Phúc Thành – Phó Cục trưởng Cục Bảo
trợ xã hội (Bộ LĐTBXH) cho biết, tới thời điểm này, Bộ đã nhận được đề nghị hỗ
trợ gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt 2014 của 11 tỉnh.
Ngày 9.1, trao đổi với phóng viên Báo NTNN,
ông Thái Phúc Thành – Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTBXH) cho biết,
tới thời điểm này, Bộ đã nhận được đề nghị hỗ trợ gạo cứu đói dịp Tết Nguyên
đán và giáp hạt 2014 của 11 tỉnh gồm: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái,
Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Kom Tum. Trong
đó tỉnh có số lượng đề xuất xin gạo nhiều nhất là Quảng Bình với 5.200 tấn,
tiếp sau là Quảng Trị 4.289 tấn, Nghệ An gần 4.200 tấn.
Sở dĩ 3 tỉnh này có lượng đề
xuất gạo lớn là bởi vừa gặp phải các cơn bão lớn vào dịp cuối năm. Tổng số
lượng gạo Chính phủ xuất gạo cứu đói để hỗ trợ trong dịp tết này là khoảng hơn
20.000 tấn.
Hiện tại, vẫn còn một số địa
phương đang tổng hợp, chưa có kết quả chính thức. Tuy nhiên, Cục quán triệt
tinh thần yêu cầu các địa phương làm gấp rút, để không một hộ nào phải thiếu
đói trong dịp tết.
Ông Thành cũng chia sẻ, thời
gian qua, nhiều địa phương đã phát hiện sai phạm trong việc cấp gạo cứu đói.
Tuy nhiên, sai sót chủ yếu là phát gạo đại trà (chứ không chỉ phát cho đối
tượng đói) và mức độ vi phạm so với thời điểm những năm trước là không nhiều.
Việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên, chia về cho các địa phương.
“Bộ LĐTBXH cũng tiến hành
đoàn kiểm tra liên ngành xuống tận các địa phương. Vấn đề giám sát, xử lý vi
phạm thuộc thẩm quyền của các tỉnh. Nếu phát hiện vi phạm thì căn cứ pháp luật,
nhưng vì đây là vấn đề ảnh hưởng tới tâm lý của người dân nên ngay khi thực,
Bộ, Cục đã yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm chỉnh vấn đề cấp gạo cứu
đói”- ông Thành nói.
Nguyệt Tạ
Nguồn: Dân Việt
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment