Wednesday, January 15, 2014

Cảnh báo Tướng Phùng Quang Thanh: Ai giết tướng Nguyễn Khắc Nghiên?


Cảnh báo Tướng Phùng Quang Thanh: Ai giết tướng Nguyễn Khắc Nghiên?

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
EmailIn
 Người chuyẽn bài: Kim Trần

CẢNH BÁO TƯỚNG PHÙNG QUANG THANH:
AI GIẾT TƯỚNG NGUYỄN KHẮC NGHIÊN?

Hình ảnh


Đã đến lúc mở lại hồ sơ về cái chết đột ngột đầy mờ ám của Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, nguyên nhân vật số 2 của Bộ Quốc Phòng VNCS, qua đời ở tuổi 59 trong khi đang giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng QĐNDVN và Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng. Theo trang WEB của chính phủ CHXHCNVN tường thuật, ông từ trần ở Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 ngày 13/11/2010 sau một thời gian lâm bệnh hiểm nghèo?

Việc nhân vật số 2 trong quân đội qua đời khi mới 59 tuổi, không lâu trước Đại hội Đảng CSVN khiến thu hút sự chú ý của dư luận lúc bấy giờ. “Sự cố” nầy cũng nhắc lại trường hợp tương tự của các tướng lãnh VNCS những năm trước đó:

1. Tháng 7 năm 1986, Đại tướng Hoàng Văn Thái cũng chết khi đang nắm chức vụ TTMT/QĐNDVN, Thứ trưởng Quốc Phòng và Ủy viên Trung Ương Đảng.

2. Cuối năm 1986, Đại tướng Lê Trọng Tấn cũng qua đời khi đang làm TTMT/QĐNDVN, Thứ trưởng Quốc phòng và Ủy viên Trung Ương Đảng.

Tướng Nghiên được biết đến như một nhân vật được giao phó các vai trò đối ngoại của QĐNDVN. Dù báo chí lúc bấy giờ loan tin rằng, ông qua đời sau một thời gian LÂM BỆNH HIỂM NGHÈO nhưng không nói là bệnh gì? Trong khi đó, vào cuối tháng 7 năm 2010, Thượng tướng Nghiên, sang thăm Singapore hội đàm với các giới chức quốc phòng và chánh trị nước nầy với thể lực rất khỏe mạnh, không có triệu chứng gì mệt mỏi hoặc tiềm ẩn một căn bệnh hiểm nghèo. Chuyến thăm từ 19 đến 27/7/2010 được mô tả là chuyến thăm hữu nghị chánh thức đầu tiên của Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên trên cương vị TTMT/QĐNDVN tới Singapore, theo truyền thông trong nước loan tin. Nhưng, mấy tháng sau đó, tại các hội nghị quốc tế về an ninh khu vực, người ta ngạc nhiên không thấy Tướng Nghiên xuất hiện nữa và vai trò đối ngoại an ninh được các tướng khác đảm trách.

Nhân cái chết bất thường của Tướng Nghiên, một nhân vật không nêu tên nói với BBC rằng, Tướng Nghiên từng phát biểu thân với Tướng Võ Nguyên Giáp và ủng hộ Đại tướng Giáp trong nỗ lực hạn chế quyền lực của cơ quan mang tên TỔNG CỤC 2, đặc trách về tình báo Quân đội. Cũng cần biết rõ, Bộ Tổng Tham Mưu đứng đầu trong 4 cơ quan chính của BQP: Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật. Cục quân báo, thường gọi là Cục 2, được nâng lên thành Tổng cục 2, ngang hàng với Bộ TTM từ năm 1995.

Tướng Nguyễn Khắc Nghiên nhập ngũ năm 1969, gia nhập ĐCSVN năm 1972. Được phong Thiếu tướng từ năm 1998, Trung tướng năm 2002. Tướng Nghiên trở thành TTMT/ QĐNDVN thay cho Tướng Phùng Quang Thanh và giữ chức vụ Thứ trưởng Quốc Phòng từ tháng 8/2006, chỉ đứng dưới Bộ trưởng Phùng Quang Thanh. Năm 2007, ông được thăng Thượng tướng.

ĐẢNG CSVN THANH TRỪNG NỘI BỘ:

Do bưng bít thông tin mà dư luận ít biết đến những cuộc thanh trừng ác liệt trong nội bộ ĐCSVN để tranh giành quyền lực. Cuộc tranh đoạt thường được diễn tiến trên 3 chiến trường:

1. Giữa những kẻ có quyền lực trong tay và kẻ chưa có quyền lực. Kẻ có tìm cách giữ, kẻ không có tìm cách đoạt.

2. Giữa những người có cùng quyền lực, nhưng muốn quyền lực mình lớn hơn để lấn áp người khác.

3. Giữa phe nhóm chính trị nầy với phe nhóm chính trị khác.

Xin kể vài trường hợp điển hình về những cái chết bí ẩn:

DƯƠNG BẠCH MAI: Đại biểu Quốc Hội (1904-1964) từng du học bên Pháp, Liên Xô, bị đột tử khi uống ly bia giữa 2 phiên họp Quốc Hội trước khi đọc diễn văn phản đối xã hội kiểu trại lính của Trung Cộng.

ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH (1914-1967) Ủy viên BCT, Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam kiêm Chính Ủy Quân Giải Phóng Miền Nam. Ông ta bị đột tử sau khi dùng cơm chia tay với HCM ở Phủ Chủ Tịch, trở về nhà thì ngay đêm hôm đó, khi gần sáng ngày 6/7/1967 bị ói ra máu chết, đúng ngày định trở về miền Nam lần thứ 2. Theo cuốn “Giọt nước trong biển cả”, trang 420, của Hoàng Văn Hoang, thì kẻ biết rõ âm mưu ám sát là Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh.

ĐINH BÁ THI (1921-1978) cựu Đại sứ MTGPMNVN tại Paris, sau khi hoạt động tình báo tại Hoa Kỳ bị lộ, bị sát hại qua tại nạn xe hơi tại Phan Thiết.

ĐẠI TƯỚNG CHU VĂN TẤN (1909-1984), nguyên là Bộ Trưởng BQP trong Chính Phủ Lâm Thời VNDCCH, bị cho là theo phe Hoàng Văn Hoan.

ĐẠI TƯỚNG TMT HOÀNG VĂN THÁI (1915-1986) sui gia với Võ Nguyên Giáp. Khi chuẩn bị lên làm Bộ Trưởng BQP thay thế Văn Tiến Dũng thì chết đột ngột vào ngày 2/7/1986. Trước khi chết, Thái nói với vợ : “NGƯỜI TA GIẾT TÔI!”

ĐẠI TƯỚNG LÊ TRỌNG TẤN (1914-1986) TTMT/QĐNDVN, Thứ Trưởng Quốc Phòng, chết thình lình vào ngày 5/12/1986. Có tin bị Lê Đức Thọ sát hại khoảng 5 tháng sau khi sát hại Hoàng Văn Thái.

THƯỢNG TƯỚNG ĐINH ĐỨC THIỆN (1913-1987) Chủ Nhiệm TonggCục Hậu Cần bị “lạc đạn” chết trong lúc đi săn, nhưng nhà cầm quyền nói là “tai nạn giao thông”.

TRUNG TƯỚNG PHAN BÌNH (1934-1987), Cục trưởng Cục Quân Báo, sau khi vừa bị Lê Đức Anh tước mất quyền binh, bị giết bằng cách bắn vào đầu vào ngày 13/12/1987 tại Sài Gòn, nhưng nhà cầm quyền nói là đương sự tự sát.

THỦ TƯỚNG PHẠM HÙNG (1912-1988). Chết đột ngột vì bệnh tim, vào ngày 10/3/1988 tại Sài Gòn khi còn đang tại chức.

THƯỢNG TƯỚNG CÔNG AN THI VĂN TÁM (1948-2008), đặc trách tình báo gián điệp đột tử trong lúc khỏe mạnh và đi công tác đó đây liên tục vào ngày 12/12, mà ngày 15/12, các cơ quan truyền thông mới đồng loạt loan tin là chết sau một thới gian dài lâm bệnh, mà không nói bệnh gì?…nhiều tin đồn cho rằng bị đầu độc.

THƯỢNG TƯỚNG NGUYỄN NAM KHÁNH (1927-) Chính Ủy Sư Đoàn 304 Tây Nguyên, Bí Thư Đảng Ủy Sư Đoàn 3, Quân khu 5. Tháng 6/1978 làm Viện Trưởng, Bí Thư Đảng Ủy Học Viện Chính Trị Quân Sự từ 4/1979 – 1996, Phó Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị QĐNDVN, Ủy viên Quân Ủy Trung Ương. Tướng Khánh tố giác TỔNG CỤC 2 lợi dụng chức vụ vu oan giá họa các đồng chí cao cấp kể cả tướng Võ Nguyên Giáp nên bị trù dập.

Còn biết bao nhiêu cuộc thanh trừng nội khác như trường hợp của Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917-2002), Thượng tướng Trần văn Trà (1919-1996), Trung tướng Trần Độ (1923-2002), Thiếu tướng Lê Thiết Hùng (1908-1986), Thiếu tướng Đặng kim Giang (1910-1983), Cựu Phó thủ tướng VNCS Đoàn Duy Thành (1929-) vì được coi là phe thân Lê Duẫn bị Đỗ Mười trù dập. Ủy viên BCT Trần Xuân Bách (1924-2006) vì có tư tưởng đổi mới, kêu gọi đa nguyên, đa đảng sau khi đi quan sát sự sụp đổi của Đông Âu nên bị khai trừ…


LÝ LỊCH NGUYỄN CHÍ VỊNH, TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC 2:


Nguyễn Chí Vịnh sinh năm 1957, con trai của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, vợ là con gái của Trung Tướng Đặng Vũ Chính (tức Đặng văn Trung), nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng Cục 2, Bộ Quốc Phòng VNCS (1994-2002).

Từ năm 1976 – 1981: Sinh viên trường Đại học Kỷ Thuật Quân Sự, trường Sĩ quan Thông Tin.

Từ năm 1981 – 2009: phục vụ tại Tổng cục 2, BQP với chức vụ cao nhất cao nhất là Tổng cục trưởng (2002).

Chức vụ hiện tại là Ủy Viên Ban Chấp Hành TƯ/ ĐCSVN, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam, hàm Thượng tướng.

TÁC PHONG BẤT HẢO CỦA THƯỢNG TƯỚNG NGUYỄN CHÍ VỊNH:

Khi còn là sinh viên tại trường Khoa Học Kỷ Thuật Quân Sự, nhiều lần trộm cắp trong học viện, rồi bị bắt quả tang khi phá mái nhà kho chui vào ăn cắp quân trang của Học viện bị đuổi học. Sau đó, nhờ uy tín của gia đình, Vịnh xin được vào học trường Sĩ quan Thông Tin, học không được vì không có trình độ, rồi xin vào Bộ Tư Lệnh Thông Tin được vài tháng rồi được chuyển về Cục 2 công tác.

Nhờ lấy con gái của Trung tướng Đặng Vũ Chính, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục 2, Nguyễn Chí Vịnh nhẩy lên làm Tổng Cục Trưởng Tổng cục Tình báo Quân Đội vào năm 2002 là năm bố vợ Đặng Vũ Chính về hưu. Trong thời gian, Đặng Vũ Chính còn tại chức và con rể Nguyễn Chí Vịnh đã biến Tổng Cục 2 thành sân chơi riêng với hệ thống tổ chức gia đình trị đã lũng đoạn và thao túng các cấp lãnh đạo của ĐCSVN và nhà nước.

Trong giai đoạn Nguyễn Chí Vịnh làm Tổng Cục Trưởng TC2 (2002-2009) là thời gian Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điên cuồng vơ vét tiền bạc trong mọi lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, khách sạn, hãng taxi…thông qua các Tập đoàn Kinh tế được Nguyễn Tấn Dũng dùng quyền lực chính trị chống lưng.

Với bản chất lưu manh, Nguyễn Chí Vịnh đã không bỏ lở cơ hội, cả hệ thống tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng nằm trong tầm ngắm và sổ đen của Tổng Cục 2. Vì vậy, Nguyễn Tấn Dũng phải lôi kéo Nguyễn Chí Vịnh vào phe cánh của mình để củng cố quyền lực. Định mệnh đã đẩy Vịnh từ một trợ lý kiêm chủ quán cháo lòng tiết canh lên đỉnh cao quyền lực, dưới một người mà trên mọi người, tha hồ tác oai tác quái: một mặt đàn áp, khống chế các nhân vật chống đối với Nguyễn Tấn Dũng, mặt khác thì lo cũng cố quyền lực, tranh thủ vơ vét làm giàu bất chấp dư luận và nhiều vị cựu lãnh đạo trung kiên trong ĐCSVN dâng sớ xử trảm không biết bao nhiêu lần, Vịnh vẫn an toàn và ung dung từng bước lên đỉnh cao danh vọng. Ngay cả việc Vịnh được phong hàm lên thượng tướng làm Thứ trưởng Quốc Phòng trong sự ngăn cản của nhiều tướng lãnh cao cấp, lão thành cách mạng như Đại tướng Nam Khánh và đặc biệt là tướng Võ Nguyên Giáp. Nhưng, tất cả đều vô dụng nhờ vào sự chống lưng của tình báo Hoa Nam TC.

Nhưng, tham vọng của Nguyễn Chí Vịnh không dừng lại ở địa vị thiếu tướng Tổng Cục Trưởng TC2. Những tham vọng của một tên cẩu tướng thuộc loại cặn bã như Vịnh đã lọt vào tầm mắt của bọn lãnh đạo Trung Nam Hải. Đã từ lâu, tình báo Hoa Nam của TC đã tìm mọi cách luồn sâu vào hệ thống lãnh đạo ĐCSVN trực tiếp hoặc gián tiếp, kiểm soát hoặc khống chế các nhân vật lãnh đạo chóp bu. Mục tiêu của bọn Bắc Kinh là phải làm ung thối hệ thống lãnh đạo ĐCSVN để dễ bề thao túng, chi phối toàn bộ kinh tế, chính trị, quân sự…làm cho VNCS phải hoàn toàn lệ thuộc Trung Cộng về mọi mặt như một nước thuộc địa.

Tổng Cục 2 làm gì? Nguyễn Chí Vịnh là ai? Hắn tác oai, tác quái thế nào thì bọn tình báo Hoa Nam làm gì không biết và Bắc Kinh đã biến Nguyễn Chí Vịnh đã trở thành tha hóa, một tên tay sai đắc lực phục vụ cho âm mưu của Bắc Kinh khống chế toàn bộ hệ thống lãnh đạo ĐCSVN. Vì vậy, Trung Cộng bằng mọi giá phải đẩy Nguyễn Chí Vịnh dần dần lên vị trí cao nhất của Ban Chấp Hành Đảng CSVN bằng 2 bước:

BƯỚC THỨ NHẤT: Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, vì thế sao của Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiêm phải rụng xuống mồ. Cái chết đầy mờ ám của Nguyễn Khắc Nghiên, chắc chắn phải có bàn tay vấy máu của Nguyễn Chí Vịnh với sự trợ giúp của tình báo Hoa Nam Trung Cộng.

BƯỚC THỨ HAI: Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, chắc chắn mấy ngôi sao của Đại tướng Phùng Quang Thanh rồi đây cũng phải rụng theo thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên. Sinh mạng của tướng Phùng Quang Thanh đã được tình báo Hoa Nam âm thầm định đoạt. Muốn thoát hiểm được cái bẫy mà bọn tình báo Hoa Nam và Nguyễn Chí Vịnh đã giăng ra, còn tùy thuộc vào bản lãnh của Đại tướng Phùng Quang Thanh. Điều nầy đã cho thấy sự can thiệp rất sâu và đầy thủ đoạn nham hiểm của bọn lãnh đạo Bắc Kinh vào hệ thống lãnh đạo ĐCSVN. Với chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng hiện nay, Nguyễn Chí Vịnh trở thành một con chó săn đắc lực của tình báo Hoa Nam TC, truyền đạt các mệnh lệnh từ bọn lãnh đạo Bắc Kinh đến thẳng các cấp lãnh đạo Hà Nội một cách công khai và ngạo mạn.

Thông Luận ngày 17/7/2013 đưa tin: “Nguyễn Chí Vịnh chưa lên ngôi vua đã thay mặt triều đình bán nước.” Theo phóng viên Hải Âu của báo QĐND cho tin. Lúc 6 giờ chiều ngày 08/06/2013. Bắc Kinh đang diễn trò khỉ ngoạn mục, nhân dân VN có biết gì không? Họ chuẩn bị ký kết 10 văn kiện “bán nước” bằng mỹ từ “hợp tác”. Hôm ấy, Thứ trưởng Quốc Phòng VN Nguyễn Chí Vịnh xin gặp Bộ trưởng Quốc Phòng TC tên Thường Vạn Toàn tại văn phòng viện.

Thường Vạn Toàn phán rằng: “Tình hữu nghị Trung-Việt giữa 2 nước với các lực lượng vũ trang cùng trong việc bảo vệ hòa bình, sự ổn định và trách nhiệm quan trọng khác trong khu vực. Tôi hy vọng hai bên cùng nổ lực thúc đẩy quan hệ quân sự song phương.” Nguyễn Chí Vịnh thưa rằng: “Sẵn sàng tiếp tục duy trì các phòng ban liên lạc thường xuyên giữa 2 bộ Quốc phòng để thúc đẩy quan hệ đối tác, hợp tác (bán nước) chiến lược toàn diện giữa 2 nước, tiếp tục đóng góp cho sự phát triểân.”

Nguyễn Chí Vịnh tự tiện đồng ý, xem thường hậu quả Chủ nghĩa bành trướng Trung Cộng. Việc quốc gia đại sự như vậy mà Vịnh đã không cần thông qua Quốc Hội để biểu quyết, điều nầy cho thấy Nguyễn Chí Vịnh đồng ý là toàn thể lãnh đạo ĐCSVN phải đồng thuận về vấn đề nầy. Ngoài ra, hắn còn tiếp nhận đề nghị: “TQ – VN không thể tranh chấp lãnh thổ mãi, cần giải quyết đừng để chậm trễ, tránh các nước khác chống lại lập luận đơn phương của TQ.”

Trước đó, ngày 6/6, Nguyễn Chí Vịnh được giới truyền thông Bắc Kinh phỏng vấn và Vịnh cho biết: “Chánh sách đối ngoại của VN rất chú ý sự ưu tiên hàng đầu dành cho TQ và vẫn xem TQ là ưu tiên hàng đầu. VN và TQ là một đối tác toàn diện.” hắn còn chỉ ra rằng: “VN – TQ là đối tác chiến lược toàn diện về quốc phòng tốt nhất. Vịnh giới thiệu sự hợp tác của hải quân giữa 2 quốc gia VN – TQ trong những năm gần đây đã có những bước nhảy vọt và phát triển biên giới của 2 nước để thực hiện một hợp tác toàn diện và thiết thực.”

Tưởng cũng nên nhắc lại, bài phỏng vấn đầu năm 2013, Thứ trưởng BQP Nguyễn Chí Vịnh dành cho báo Tuổi Trẻ. Vịnh nói rằng: “Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc “gây mất ổn định” trong khi Việt Nam cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.” Vịnh nói tiếp. “Những ai thực sự biểu tình vì yêu nước, nhưng cảnh báo rằng, những ai có dã tâm độc chiếm Biển Đông thì họ sẽ viện cớ biểu tình để xuyên tạc thiện chí của Việt Nam, xuyên tạc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình của Việt Nam.”

Cái mớ lý luận của tên cẩu tướng Nguyễn Chí Vịnh là một thứ lý luận của một tay sai bưng bô, khấu đầu khuất phục bọn lãnh đạo Bắc Kinh, giống như đà điểu chui đầu vào cát. Nếu ĐCSVN trân trọng tình cảm của những người biểu tình chống Trung Cộng vì lòng yêu nước thì tại sao chánh quyền lại cho bọn công an côn đồ đàn áp, bắt bớ, đánh đập họ một cách dã man? Và tại sao chánh quyền Hà Nội không dám công khai đưa vấn đề Biển Đông ra trước LHQ phân xử như Philippines đã làm? Tại sao ngăn cấm người biểu tình VN sát cánh cùng người Philippines cùng chống Trung Cộng kẻ thù chung của hai dân tộc?

Qua lời phát biểu của Nguyễn Chí Vịnh đã phản ảnh não trạng liệt kháng của BCT/ ĐCSVN bình chân như vại, tin tưởng một cách ngu ngốc và khờ dại vào thiện chí của tên khổng lồ, côn đồ và hiếu chiến Trung Cộng và tản lờ đi chuyện ngư dân Việt Nam bị tàu hải quân TC làm khó dễ trên biển như thường xuyên bắt tàu, tịch thu tài sản, bắt người đòi tiền chuộc, đánh đập ngư dân VN như bọn hải tặc Somalia. Nhưng bây giờ, câu chuyện không chỉ dừng lại ở đó, hầu như toàn bộ ngư dân miền Trung VN đều rơi vào hoàn cảnh hết sức bi đát bởi khi đánh bắt cá xa bờ trong vùng đặc quyền kinh tế của VN luôn kèm theo nỗi lo sợ bị tàu hải quân TC rượt đuổi, bắt cháy tàu của họ. Nhưng, khi tàu của họ về đến bến, họ vẫn bị thương lái Tàu Khựa ép giá, gây khó khăn trong vấn đề tiêu thụ hải sản. Theo RFA, ngày 31/7/2013, nhóm phóng viên tường trình từ VN:

NGƯ DÂN VIỆT NAM PHẢI MUA GIẤY PHÉP ĐÁNH CÁ CỦA TRUNG CỘNG:

Phải mua vé “THÔNG HÀNH HẢI” của Trung Cộng hằng năm. Ông Trung, một ngư dân ở Bình Minh, Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cho biết rằng: “Lâu nay, ngư dân ở đây đã lựa chọn một trong 2 cách để tồn tại, hoặc là đổi sang các vùng biển của các nước không phải là TQ để đánh bắt cá hoặc là phải mua giấy phép “thông hành hải” của TQ để đi đánh bắt cá trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của VN.”

Mỗi giấy “thông hành hải” được phía TQ bán với giá 40 triệu đồng, tương đương với 2.000 Mỹ kim và chỉ có giá trị đánh bắt cá trong một năm. Hết thời hạn, ngư dân phải tìm cách mua lại giấy “thông hành hải” khác mới được phép đánh bắt cá tiếp. Nếu không có giấy nầy, sẽ bị tịch thu mọi thứ chẳng khác gì các tàu ở Lý Sơn, Quảng Ngãi.

Ông Trung nói: “Một cái rứa bảy chục triệu, ba bốn chục triệu rứa, cứ rứa hết thời hạn thì mình gia hạn lại, đóng tiền tiếp vô. Nó có thời hạn chớ không phải luôn luôn có giá trị, hết thời hạn thì gia hạn lại cái khác, chớ không phải một cái rứa mình đi hoài đâu! Một năm chớ mấy hay là 5,6 tháng chi đó tùy theo mức tiền. Có giấy có tờ chớ không là hắn bắt, hắn hốt về bên hắn liền ấy chớ! Nó treo giam mình gớm lắm, kinh đầu lắm bên Trung Quốc á!

Ông Trung cho biết thêm, sở dĩ ngư dân Quảng Nam cam chịu chấp nhận mua giấy “thông hành hải” của Trung Quốc là có lý do riêng, vì phần đông ngư dân ở đây chỉ câu mực trong khu vực Hoàng Sa, Trường Sa chứ không có đánh cá giống như các tàu ở Lý Sơn. Khi đến nơi đánh bắt, phải chia nhỏ ra thành mấy chục thúng rái, mỗi thúng rái chứa một ngư dân cùng với đồ nghề. Đúng giờ xuất hành, tất cả ngư dân lên thúng rái của mình, thả trôi theo dòng hải lưu, bật đèn sáng choang để dụ mực. Chính vì phương thức hành nghề cô đơn quạnh quẽ đễ bị giết hại hoặc bị bắt cóc, đánh đập bởi bọn những kẻ man rợ nói tiếng xí xô, xí xào, nên ngư dân quyết định chọn cách mua giấy “thông hành hải” của bọn Tàu cho chắc ăn.

Một câu hỏi đặt ra cho Nguyễn Chí Vịnh: Phải làm thế nào cho Trung Cộng chùn bước, chấm dứt hành động leo thang bạo lực cản trở, xua đuổi ngư dân Việt Nam trên biển Đông đã diễn ra hàng ngày? Ông trả lời thế nào về những hành động côn đồ, ngang ngược của tàu hải quân TC? Bằng thứ lý luận biểu tình ngu si và đần độn chống Trung Cộng sẽ gây mất ổn định?

KẾT LUẬN:

Cái chết đột ngột đầy mờ ám của Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, nguyên nhân vật số 2 Bộ Quốc Phòng VNCS? Có phải đây một cuộc thanh trừng trong nội bộ ĐCSVN dưới áp lực của bọn lãnh đạo Bắc Kinh, vì thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên là vật cản phải đạp đổ để mở đường cho tên tay sai đắc lực tiến lên là “cẩu tướng” Nguyễn Chí Vịnh ngồi vào ghế Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng VNCS. Tham vọng của bọn lãnh đạo của Bắc Kinh chắc chắn sẽ không dừng lại ở đó. Mục tiêu kế tiếp sẽ là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, ngôi sao của Đại tướng Phùng Quang Thanh sẽ rụng xuống đáy mồ để nhường chỗ cho Nguyễn Chí Vịnh tiến lên thay thế. Nếu như, tên “cẩu tướng” Nguyễn Chí Vịnh ngồi vào ghế Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng VNCS, hắn sẽ nắm được QĐNDVN thì bọn lãnh đạo Trung Nam Hải sẽ dễ dàng khuynh đảo và khống chế được những tên lãnh đạo ĐCSVN. Cái chết của Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên là lời cảnh báo cho Đại tướng Phùng Quang Thanh biết để đề phòng.

Làm thế nào thoát được cái bẫy của bọn tình báo Hoa Nam và Nguyễn Chí Vịnh đang giăng ra? Ông sẽ bị giết bằng cách nào? Đầu độc? Dàn cảnh tai nạn trên bộ? Trên không? Ám sát?…có thoát hiểm được hay không, chuyện đó còn tùy thuộc vào khả năng và bản lĩnh của Đại Tướng Phùng Quang Thanh.

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ


Những tình tiết động trời trong vụ án xử anh em Dương Chí Dũng

Bước vào đầu năm 2014, dư luận ở VN đã sôi nổi vì 2 vụ án lớn nhất và cả những chuyện “không giống ai” mà người ta thường gọi là “chuyện chỉ có ở VN”.

Vụ án thứ nhất là cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng hầu tòa cùng với những lời khai “nổ tung” của Dương Chí Dũng.
Sáng ngày 7-1, Tòa án (TA) Hà Nội bắt đầu xét xử Dương Tự Trọng (nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, nguyên Cục phó Cảnh sát quản lý hành chính, Bộ Công an) về hành vi tổ chức cho anh trai Dương Chí Dũng (là anh trai Trọng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam) trốn ra nước ngoài. Phiên tòa diễn ra trong hai ngày 7 và 8-1.
Tuy nhiên, trước khi vụ án này diễn ra, về vụ án của Dương Tự Trọng đã để lại nhiều câu hỏi khiến dư luận thắc mắc nhiều hơn.

Vụ án thứ hai “đông vui” nhất từ trước tới nay.
Đó là vụ án “siêu lừa (?)” của người đẹp Huyền Như lừa đảo tới hơn 4.000 tỉ đồng và còn lừa gạt 2 người khác chiếm đoạt thêm gần 11 tỉ đồng, cũng được mang xét xử vào ngày 6-1.
Phiên tòa dự tính kéo dài đến ngày 25-1. Đó là một phiên tòa “đông” nhất từ trước tới nay.

                                     alt
                                                      Khung cảnh phiên tòa xử vụ "siêu lừa (?)" Huyền Như
  
Ngoài 23 bị cáo còn có 15 nguyên đơn dân sự, người bị hại và 80 tổ chức, cá nhân được được triệu tập đến tòa với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Trong đó có hơn chục ngân hàng và nhân viên của các ngân hàng có hành vi nhận tiền chênh lệch ngoài hợp đồng trong các phi vụ với Huyền Như. Khoảng 50 luật sư đã làm thủ tục tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích cho các bị cáo cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan trong vụ án khiến phiên tòa đông nghẹt. 

                                                                  alt
                                                    Huyền Như nổi bật trong hàng ghế bị cáo sáng 6-1

Vụ án này còn kéo dài tới ngày 25-1 sắp tới và chắc chắn sẽ có nhiều tình tiết bất ngờ hấp dẫn  như chuyện Huyền Như đưa chị ruột đang bán hột vịt lộn vào làm Phó giám đốc, ký văng mạng, không hề biết trời trăng gì. Nhưng kỳ này có quá nhiều tình tiết “gây chấn động” trong vụ án Dương Tự Trọng nên tôi sẽ tường thuật vụ án Huyền Như vào một kỳ báo khác.

Những câu hỏi còn để lại trước và sau khi xử vụ anh em Dương Chí Dũng.
Trước khi tường thuật chi tiết về vụ xét xử Dương Tự Trọng, dư luận còn đang đặt ra khá nhiều câu hỏi về vụ án của Dương Chí Dũng. Tôi đã tường thuật rõ về tội trạng cũng như con đường chạy trốn và các kiểu ăn chơi của ông lớn này (Bài “Chuyện ly kỳ trong vụ án Dương Chí Dũng”- Ngày 25-10-2013), nên tôi không nhắc lại. Ở đây tôi chỉ nói đến những đàm tiếu, thắc mắc của hầu hết người dân trước và sau vụ án này. 

Trước hết là chuyện từ khi bắt đầu cuộc điều tra. Trong bài trước tôi cũng đã đặt ra câu hỏi: Ai là người đã đưa tin cho Dương Chí Dũng biết trước bị bắt mà chạy trốn? Câu hỏi này dường như… hơi khó trả lời nên sau một thời gian vẫn biệt mù tin tức, chưa ai tiết lộ tên tuổi chức vụ về “người bí mật” này. Ngay cả tội phạm là người biết rõ hơn ai hết cũng nín bặt không chịu trả lời câu hỏi. Khai trước tòa sáng 13-12-2103, Dương Chí Dũng cho biết đã vội vã bỏ trốn chiều ngày 17-5-2012 sau khi nhận được cú điện thoại của “người quen”. Khi tòa truy hỏi: “Người quen đó là ai?”, Dũng chỉ trả lời “đã khai với cơ quan điều tra bên an ninh” và xin phép không khai tại tòa.
Chính điều đó, dư luận lại bùng lên một thời gian dài từ sau phiên toàn, cho đến nay.

Người đưa tin cho Dương Chí Dũng là ông Phạm Quý Ngọ Thứ trưởng Bộ Công an.
Rất bất ngờ sáng ngày 7-1, Dương Chí Dũng đã khai trắng ra trước tòa “người bí mật” đưa tin cho ông ta là ông Phạm Quý Ngọ Thứ trưởng Bộ Công an.

                                                      alt
                                      Dương Chí Dũng đang đứng khai người đã mật báo cho Dũng chạy trốn
  
Buổi chiều, tiếp tục phiên xét xử, tòa tiếp tục xét hỏi về việc này. Dương Chí Dũng cho biết “có nguyên nhân nên tại phiên tòa trước không khai tên người mật báo, hôm nay mới khai và bị cáo khẳng định lời khai này là sự thật”. Dũng khai chi tiết như sau: Khoảng 17-18h chiều ngày 17/5 Dũng nhận được điện thoại của Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ cho biết Thủ tướng đã đồng ý khởi tố, bắt tạm giam Dũng. Khi đó, Dũng cho rằng mình quá hoảng, làm theo lời hướng dẫn của ông Ngọ là tránh đi một thời gian mà không suy nghĩ gì đến hệ quả liên quan.

Theo bị cáo, trước đó, hồi cuối tháng 4, Dũng và vợ đến thăm vợ chồng ông Ngọ đang nghỉ tại Tuần Châu vì có nhận được giấy triệu tập của C48 đầu tháng 5 đến làm việc về vụ mua ụ nổi 83M. Khi Dũng điện thoại, ông Ngọ đã định về Thái Bình nhưng Dũng bảo đến nên ông Ngọ chờ. Dũng đề nghị được xem xét hết sức khách quan vì việc đầu tư ụ nổi này nhiều thủ tục, giai đoạn, quy trình. Khi Dũng đến cũng có "quà" cho vợ chồng ông Ngọ (có biếu phong bì 10.000 USD).
Đến tối 2/5, Dương Chí Dũng lại đến nhà ông Ngọ bằng xe cơ quan. Đến tòa nhà Pacific Lý Thường Kiệt, lễ tân bấm điện thoại gọi hỏi, vợ ông Ngọ nghe máy và nói ông đang chờ Dũng. Dũng nhìn quanh thì thấy ông này đang ở nhà hàng My Way, Vợ ông Ngọ 1 tay chỉ xuống dưới, 1 tay chỉ lên trên (ý nói là ông anh đang ở dưới, cứ lên nhà trước). Dũng có mang theo một chiếc túi.

Tòa hỏi lại, trong túi mang gì? Dũng trình bày, túi có đựng 500.000USD để biếu ông Ngọ. Khi lên đến nhà, vợ ông Ngọ đưa vào phòng khách, pha nước mời, một lúc thì ông Ngọ lên. Ông Ngọ gợi ý kiếm 1 sim rác để gọi cho ông nên Dương Chí Dũng đã làm theo. Số điện thoại Dũng đó là 097500xxxx.

Lúc ngồi tại nhà này, ông Ngọ điện thoại cho ông Thanh (Cục trưởng C48) nhưng ông này không nghe máy. Dũng đề nghị cho xin lại số điện thoại người này nhưng ngại không liên lạc trực tiếp mà nhờ con trai ông Ngọ dẫn đến nhà ông Thanh. Sau đó, con trai ông Ngọ đưa Dũng đến nhà ông Thanh và quà chuẩn bị cho vị Cục trưởng này là 20.000 USD trong cái túi có 1 chai rượu.  

Dũng khai nguồn tiền để đưa ông Ngọ lo việc được huy động từ nhiều nơi, từ người anh em cọc chèo 200.000 USD, nhà có dự trữ hơn 100.000 USD để phòng lo cho 2 con đang ăn học ở nước ngoài...
Chưa Dừng lại ở đó, Dũng còn khai rằng, ngoài khoản tiền 500.000 USD và 10.000 USD nói trên, còn một lần khác Dũng đã giúp bà Lan (Công ty Vạn Thịnh Phát ở TP Sài Gòn) chuyển khoản tiển 1 triệu USD cho vị cán bộ của Bộ Công an.
  
                                     alt
                                         Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch hội đồng quản trị của Vạn Thịnh Phát,
                                         người nhờ Dương Chí Dũng đưa 1 triệu USD cho cán bộ CA.

Về lần đưa tiền này, Dũng cho biết không nhớ rõ là ngày nào, nhưng đó là vào năm 2010. Khi đó bà Lan có nhờ một người khác đưa tiền cho Dũng để Dũng chuyển cho vị cán bộ. Hôm đó Dũng gọi điện thoại cho vị cán bộ này và được biết khoảng 5 giờ chiều ông sẽ về nhà. Dũng cầm 1 triệu USD để trong hai túi.

Gặp vị cán bộ, Dũng cùng ông này bước vào thang máy tòa nhà rồi lên căn hộ của ông. Khi vị cán bộ bước qua phòng khách, đi vào căn phòng phía trong, Dũng cũng đi theo rồi đặt hai túi tiền ở gần cửa phòng. Sau đó Dũng quay ra ghế sô pha ở phòng khách ngồi uống nước.

Ông Ngọ phủ nhận, Hội đồng xét xử vẫn đề nghị khởi tố.
12h20 cùng ngày, khi phóng viên báo VnExpress liên lạc qua điện thoại, Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phủ nhận liên quan đến việc Dương Chí Dũng bỏ trốn.

                                     alt
                         Ông Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng Bộ Công An phủ nhận lời khai của Dương Chí Dũng

Ông Ngọ cho hay: “Tôi không liên quan đến việc bỏ trốn của Dương Chí Dũng. Dũng khai là chuyện của anh ta, trách nhiệm của cơ quan điều tra là phải làm rõ việc này”.
Ông Ngọ là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines. Được biết hiện ông Ngọ đang trong giai đoạn điều trị bệnh.
Chủ tọa phiên tòa cho rằng đây là những tình tiết mới không có trong hồ sơ vụ án.

Cuối phiên tòa, Viện Kiểm Sát (VKS) đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác từ những lời khai của ông Dũng. Đồng thời đề nghị HĐXX xem xét việc đưa và nhận hối lộ như lời khai của ông Dũng, khi HĐXX đưa ra bản án, đề nghị vào trong bản án có đề cập đến việc đưa cho ông Ngọ 500.000 USD.

Như vậy vụ án Dương Chí Dũng sẽ còn liên quan đến những người khác và khi có lệnh khởi tố, vụ án thứ ba có thể sẽ được điều tra, xét xử.
Dư luận ở VN hiện nay có vẻ hài lòng về chuyện “người bí mật” đã lộ diện nhưng đang còn rất nóng bởi có thể vụ thứ ba này sẽ còn “gay cấn, hấp dẫn” hơn 2 vụ trước nhiều. Độc giả chờ xem chuyện này sẽ diễn ra như thế nào, hy vọng trong một ngày không xa.

Tia hy vọng nào cho Dương Chí Dũng thoát án tử hình?
Tuy nhiên vẫn còn đó một câu hỏi khác, nếu nộp lại 50 tỉ đồng, Dương Chí Dũng có bị tử hình không? Có người suy luận rằng nhờ khai hết mọi sự thật, Dương Chí Dũng sẽ được giảm án tử hình xuống chung thân hoặc 18-20 năm tù. Nhưng liệu như thế đã đủ đền bù cho những thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng của nhà nước chưa và nếu kết thành tội tham ô hàng chục tỉ đồng, theo đúng luật pháp là phải tử hình.

Trước án tử của Dương Chí Dũng, gia đình bị cáo cho biết đã gửi đơn kháng cáo. Và niềm tin về việc Dương Chí Dũng có thể thoát án tử càng được củng cố sau khi tìm hiểu về Nghị quyết 01/2001 của Tòa án nhân dân tối cao.
Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Ủy viên Hội đồng Khen thưởng Kỷ luật (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: Nghị quyết 01/2001 của Tòa án Tối cao về việc bồi thường thiệt hại đến nay vẫn có giá trị thực hiện. Do vậy, việc áp dụng theo Nghị quyết này đối với vụ án Dương chí Dũng cũng hoàn toàn hợp lý.

Luật sư Tiến phân tích: Tất nhiên, gia đình ông Dương Chí Dũng cũng như bản thân ông Dũng cần phải nhận thấy cái sai của mình và tích cực thực hiện việc bồi thường ngân sách đã tham ô của Nhà nước. Theo đó, căn cứ vào Nghị quyết 01/2001 của Tòa án Tối cao và Điểm b Khoản 1 của Điều 46 Bộ luật hình sự thì đương nhiên Dương Chí Dũng phải được giảm mức án tử hình của tội tham ô xuống mức chung thân.

Còn tội Cố ý làm trái qui định Nhà nước về quản lý kinh tế chỉ có mức án 18 năm tù. Do vậy, tổng hợp hình phạt của nhiều tội mà trong đó có tội có khung hình phạt cao nhất là chung thân thì mức hình phạt cao nhất cũng chỉ là chung thân.
Cụ thể nhất, trước phiên tòa phúc thẩm, gia đình Dương Chí Dũng cần tích cực khắc phục hậu quả tối đa, ít nhất là một nửa của số tiền 10 tỉ đồng Dương Chí Dũng đã tham ô ngân sách của Nhà nước. Như thế, Dương Chí Dũng mới có thể thoát án tử hình.
Nhưng ngược lại với những lý lẽ này, nhiều người dân lại có ý kiến khác hẳn. Cụ thể như một người dân đã nêu trên báo mạng.

Phải phạt thật nặng và tịch thu toàn bộ tài sản
- Ban atoimo89 (đăng nhập bằng yahoo) viết:
Nếu thằng tham nhũng này thoát được án tử, thì luật pháp của nhà nước này trở thành trò cười nhố nhăng rồi! Người tội nhẹ, hoặc không đáng xử tội thì lại kết tội, thằng đáng chém lại tha chết! Phải chăng nhà làm luật và mấy ông hướng dẫn thi hành luật kiểu này thấy tương lai mình có thể như thế, nên phòng xa mà ra cái luật như thế?
Nếu Nhà nước không sửa luật để tử hình bọn tham nhũng thì tất yếu có ngày nhân dân sẽ xử chúng theo kiểu đã xử bọn trộm chó! Hình phạt cho bọn tham nhũng phải có tính răn đe, để không thằng tham nhũng nào dám tham nhũng, và bản chất hình phạt là phải lấy vào tài sản chính đáng của nó mà phạt, chứ phần ăn cắp thì tất nhiên phải trả lại, chứ sao lại đánh đồng Phạt và Trả lại?
Như người tham gia giao thông bằng xe máy không đội mũ bảo hiểm là bị phạt tiền, dù người ta có làm hại ai đâu? Thế mà vẫn bị phạt để răn đe. Vậy thì thằng ăn cắp, tham nhũng, ngoài phần ăn cắp phải trả lại, thì phải phạt gấp 5-10 lần trở lên, vì thực chất, cơ quan điều tra không thể chứng minh hết hành động và số tài sản tham nhũng, nên có phạt cũng là lấy lại tài sản tham nhũng chưa chứng minh được mà thôi. Ngoài ra, phạt nặng tịch thu phần tài sản có thể là có nguồn gốc chính đáng của tội phạm tham nhũng, nhằm răn đe bọn chúng không dám tham nhũng, vì rất có thể "bị lỗ" khi tham nhũng!

Xem ra phiên tòa xử Dương Tự Trong nhưng vụ Dương Chí Dũng lại “nổi bật” hơn.
Chúng ta lại chờ phiên tòa phúc thẩm cuối cùng định đoạt số phận của Dương Chí Dũng. 

Tòa tuyên Dương Tự Trọng 18 năm tù, khởi tố vụ làm lộ bí mật.
Sau hai ngày xét xử, chiều 08-1-2014, Tòa án thành phố Hà Nội vừa tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài do Dương Tự Trọng chủ mưu.
Để đưa anh trai bỏ trốn ra nước ngoài, ông Dương Tự Trọng đã vận dụng tất cả các mối quan hệ có thể có, từ việc lợi dụng quyền lực và sự nể nang của cấp dưới đến “huy động” cả mối quan hệ với “xã hội đen” nổi tiếng Hải Phòng.

Nội dung vụ án có thể tóm tắt như sau: Thẩm phán, chủ tọa Trương Việt Toàn cho biết theo lời khai, ngày 17/5/2012, cựu cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng sau khi nghe mật báo bị khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đã gọi cho ông Dương Tự Trọng (em trai) và được hướng dẫn tạm thời đến trốn tại nhà bạn gái của ông ta là chị Hoàng Kim Nhung.

                                                   alt
                          Căn nhà của chị Hoàng Kim Nhung bồ của Dương Tự Trọng ở Cầu Giấy- Hà Nội

Theo lời hàng xóm kể thì chị Nhung là một người phụ nữ có nhan sắc, mặc dù đã hai con với ông Dương Tự Trọng nhưng vẫn giữ được nét trẻ trung, xinh đẹp. Dáng người khá cao ráo, gương mặt sắc sảo, toát lên vẻ thông minh, nhanh nhẹn. Mặc dù có dính líu tới đường dây lẩn trốn của Dương Chí Dũng, bản thân Hoàng Kim Nhung và bố là ông Hoàng V.C nhiều lần bị triệu tập lên cơ quan điều tra, song xét các tình tiết có liên quan không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, nên VKS không truy tố tội danh của hai người này.

Tối 17/5/2012, ông Dũng được người của ông Trọng đưa về huyện Hải Hà (Quảng Ninh). Việc tổ chức đưa ông Dũng trốn ra nước ngoài được Vũ Tiến Sơn (cựu phó Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Hải Phòng) thay mặt ông Trọng giải quyết. Ông Dũng sau đó được đưa vào TP Sài Gòn, ra cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) sang Campuchia rồi tới Singapore. Không xin được visa vào Mỹ, từ Singapore ông Dũng quay lại Campuchia và ở tại đây gần 4 tháng cho tới khi bị bắt (4/9/2012).

Theo tòa, các bị cáo thừa nhận hành vi, riêng ông Trọng không thừa nhận nhưng không phủ nhận lời khai của các bị cáo. Tuy nhiên, căn cứ tài liệu và lời khai của các bị cáo, tòa nhận thấy việc truy tố là có căn cứ, đúng pháp luật.
Tòa án Hà Nội nhận định, hành vi đưa ông Dũng bỏ trốn của 7 bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng. Việc ông Dũng trốn trót lọt sang Campuchia đã gây khó khăn cho việc điều tra vụ án ở Vinalines. Nếu không bắt được ông Dũng sẽ tốn kém công sức, tiền bạc của nhà nước. Việc ông Dũng bị bắt lại là nằm ngoài ý thức của các bị cáo.

                                     alt
                                             Sau phiên tòa, Dương Tự Trọng vui vẻ vẫy tay chào “khán giả”

Bị cáo Trọng là cán bộ công an cao cấp nhưng đã làm sai, gây khó khăn cho công tác điều tra của nhà nước, dù có thành tích trong công tác nhưng cần phải áp dụng mức án cao. Vì lẽ đó, tòa tuyên phạt ông này mức án cao nhất dành cho chủ mưu.

Các mức án được tuyên như sau:
1. Dương Tự Trọng bị tuyên án 18 năm tù giam.
2. Vũ Tiến Sơn (48 tuổi, nguyên Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an thành phố Hải Phòng) bị tuyên án 13 năm tù giam.
3. Hoàng Văn Thắng (44 tuổi, nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường, Công an thành phố Hải Phòng) 5 năm tù giam.
4. Đồng Xuân Phong (40 tuổi, nguyên cán bộ Hải quan Hải Phòng) 7 năm tù giam. 
5. Trần Văn Dũng (46 tuổi, ở thành phố Hải Phòng) 8 năm tù giam. 
6. Nguyễn Trọng Ánh (29 tuổi, ở thành phố Hải Phòng) 6 năm tù giam.
7. Phạm Minh Tuấn (53 tuổi, ở thành phố Hải Phòng) 5 năm tù giam.

Khởi tố vụ làm lộ bí mật.
Sau khi tuyên án đối với 7 bị cáo trong vụ án này, chủ tọa phiên tòa đã công bố Quyết định khởi tố vụ án làm lộ bí mật Nhà nước theo điều 263 Bộ luật hình sự. Bởi trước đó, sáng ngày 7-1, có mặt tại tòa với tư cách là nhân chứng, Dương Chí Dũng khai ra ông Phạm Quý Ngọ, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an đã mật báo cho Dương Chí Dũng biết sẽ bị khởi tố và bắt giam.

Theo chủ tọa phiên tòa: "Căn cứ vào lời khai của bị cáo Vũ Tiến Sơn, các tài liệu khác trong vụ án và lời khai của nhân chứng Dương Chí Dũng, HĐXX đã nhận thấy có dấu hiệu của tội làm lộ bí mật Nhà nước (các thông tin trong quá trình điều tra vụ án được coi là thông tin tuyệt mật của Nhà nước - PV)".

Chủ tọa phiên tòa khẳng định quyết định khởi tố vụ án sẽ được gửi tới Viện kiểm sát nhân dân TP.Hà Nội ngay sau phiên tòa này.
Ngoài ra, HĐXX đề nghị Viện kiểm sát TP.Hà Nội đề nghị với Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra hành vi nhận 510.000 USD và 20 tỉ đồng của một cán bộ cấp cao để thực hiện chuyển đổi công năng cảng Sài Gòn.

Người dân nói gì?
Trước và sau phiên tòa đã có nhiều tiếng nói của người dân, mời bạn đọc qua vài dư luận đó:

- Bạn Hạnh Huyền viết: Vụ án này phơi bày bức tranh về một bộ phận quan chức khá đầy đủ và chua xót: Tham ô, hối lộ, bồ nhí, lợi dụng quyền lực, móc ngoặc... Buồn lắm thay.

- Bạn Củ chuối: “Trò câu giờ thôi. Nhưng mong sẽ khởi tố vụ án khác liên quan tới chuyện "mật báo" giá 500 ngàn USD này. Mong lắm thay”.

- Bạn Lê Đức: Duc.lehn@yahoo.com: “Vẫn mỡ nó rán nó! Tiền của nhà nước, của nhân dân chui vào túi của DCD. Sau khi bị kết tội lại…. lòi ra NQ 01 để thoát tội cho DCD? Nếu vậy thì đúng là… thi hành luật pháp cũng lại “kiểu VN”?

- Bạn Quỳnh Cúc: manhquynh@yahoo.com: “Tôi là người gốc Hải Phòng, nghe tin ngày tôi thực sự đau lòng khi thấy kẻ  phạm tội như thế mà còn có thể được giảm án tử hình? Thử hỏi ông Trọng xem, CA đã bắt bao nhiêu người và bỏ tù về những tội lặt vặt? Ví dụ như ăn cắp cái xe đạp cũng phải ngồi tù 3 năm... DCD tử hình đến 10 lần cũng chưa hết tội đâu…”




1 Triệu đô la Phạm Quý Ngọ nhận của Dương Chí Dũng để mang 'đập vào mặt' Trưởng ban Kiểm tra TƯ cứu 'CHÚA X'!

 - Việc Dương Chí Dũng khai Phạm Quý Ngọ nhận 1.5 triệu đô la trước toà 'phụ' tức là toà xử em trai, có thể nói là một đòn vô cùng bất ngờ nên đã có nhiều người trở tay không kịp...

Thực chất Dương Chí Dũng đã khai từ khi Nguyễn Văn Hưởng và Phạm Văn Ngọ còn đang dọc ngang tung hoành nào biết trên đầu có ai. Vì vậy mà để giư 'cái gáo' của mình Dương Chí Dũng đã phải rút lại lời khai, viết thư xin lỗi Ngọ theo 'mách nước' của chính cán bộ điều tra dược điều từ Thái Bình ra đảm trách!
Nếu Dương Chí Dũng mở miệng tại phiên toà xử ông ta thì có thể chưa hết câu ông đã bị 'xơi' ngay một mũi thuốc độc dành cho tử tù mà ai đó đã chỉ đạo chuẩn bị sẵn!!!

Nhưng tại toà 'phụ' này không ai ngờ rằng Dương Chí Dũng bất ngờ lại trở thành 'kép chính'... NHờ vậy mà ông ta đã thoát chết!

Cả Ngọ và Hưởng đề là ân nhân của đồng chí X...
Chính từ miệng Ngọ trong bất cứ bên chén chè tửu nào đều khoe rằng chính ông ta đã 'cứu' Thủ Tướng một bàn thua trông thấy khi đang bị Trưởng ban kiêm tra Đảng Nguyễn Đức Chi 'truy sát' gần đến đường cùng trước Đại hội Đảng XI... 

Ngọ hào hứng kể rằng chính ông ta đa có sáng kiến mang 'cục gạch' 1 triệu đến 'đập vào mặt ông Chi với tối hậu thư "Nhận cục gạch này và rút lui trật tự không tấn công Thủ Tướng nữa hay tôi sẽ bắt vợ ông ngay lập tức..."!!! Nếu Ngọ không huyênh hoang thì chẳng ai biết được cái câu chuyện 'kỳ bí' này....Bởi quen thói du thủ du thục của tên cảnh sát 'đứng đường' từ mấy chục năm trước nên chính Ngọ lại tự vỗ ngực khai ra chính mình....


Ngọ nổi tiếng trong giới quan trường là loại ăn bẩn, nhưng 1 triệu đô la Dương Chí Dũng giao cho Ngọ, lần này Ngọ bấm bụng mang đến 'đập vào mặt' Trưởng Ban kiểm tra Đảng theo lời hứa với Chúa X! Ngay sau khi làm xong 'đập cục gạch vào mặt Chi' chính Ngọ đã cho tài xế 'phi' ngay đến báo cáo Chúa X cứ việc ăn ngon ngủ kỹ, phen này bọn Trọng Lũ và Tư móm sẽ bị ăn quả đắng Juda phản nghịch ở phút 89 thì trở tay không kịp.... Kịch bản đã diễn ra trước Đại hội XI đúng như lời 'tiên đoán' của Ngọ với Chúa X!


Cũng nhờ công trạng này mà Ngọ thay vì đến tuổi về hưu thì đã một bước lên Thứ Trưởng rồi Thượng Tướng ngon ơ...

Là người tính nhẩm rất giỏi, Ngọ tính ngay ra phép tính: Chỉ 'mất' một triệu đô phục vụ quan thầy, nhưng đổi lại không phải về nghỉ hưu, được lên chức, lên lon, vừa oai, vừa tiền vào như quân nguyên mà chẳng ai có thể đụng được lông chân Ngọ... 


Nhưng chẳng ai học được chữ NGỜ! Chính cái 1 triệu đô - đã không được 'ăn' để liều mình 'cứu CHÚA X' lại khiến Ngọ đang phải đối mặt với án tử hình- kể ra lần này Ngọ cũng đang phải chịu 'oan khuất'! Thế mới biết ăn trộm hàng ngàn lần không chết mà lại chết 'oan' bởi  cái lần 'làm nghĩa'!


Thám tử Quan


Phản ứng người dân đối với chính sách sở hữu toàn dân năm 2013

Hoà Ái, phóng viên RFA
2014-01-14

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Dân oan Hà Nội mỏi mòn chờ gặp chủ tịch tỉnh
Dân oan Hà Nội mỏi mòn chờ gặp chủ tịch tỉnh
Nguồn AnhBasam
Tình trạng khiếu kiện đất đai của người dân bị thu hồi một cách phi pháp vẫn kéo dài mãi đến nay. Trong năm qua, hiện trạng đó lại diễn ra một cách sôi động.
Khi sự nhẫn nhịn bị dồn đến đường cùng
Những tiếng trống, tiếng còng, tiếng chiên của nông dân ở Dương Nội vang lên trong những ngày đầu năm 2013 không phải để đón chào 1 năm mới an lành với hy vọng bội thu trong những vụ mùa mà đó là những âm thanh vang vọng tiếng lòng của người dân lâm cảnh khốn cùng mất nhà, mất đất, mất ruộng, mất vườn ở Dương Nội nói riêng và ở khắp mọi miền dãy đất hình chữ “S” nói chung.
Tháng Giêng năm 2013 mở ra với hình ảnh bà con Dương Nội dựng lều trên tinh thần sẵn sàng tự thiêu để giữ từng tấc đất của mình. Họ đồng lòng dùng đuốc hỏa công đuổi lực lượng cưỡng chế để giữ đất đến cùng. Vì sao họ phải chọn con đường quyết tử? Phải chăng những người nông dân tay lắm chân bùn này không hiểu biết pháp luật? Câu trả lời rằng “không”. Có thể đa phần trong số họ không có điều kiện học cao hiểu rộng, quanh năm chăm bẳm bán mặt cho đất bán lưng cho trời nhưng họ tôn trọng và tuân thủ luật pháp một cách tuyệt đối. Họ mất nhiều thời gian gõ cửa từ các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương cho đến Trung ương với niềm tin những khuất tất của họ sẽ được giải quyết. Và một khi sự nhẫn nhịn cùng niềm hy vọng bị dồn đến đường cùng thì họ phải liều mạng để tự cứu mình. Cùng một tinh thần như nông dân ở Dương Nội, nông dân Văn Giang cũng ra tuyên bố quyết cảm tử giữ đất trong năm qua, sau gần 1 thập kỷ đi khiếu kiện.
Và một khi sự nhẫn nhịn cùng niềm hy vọng bị dồn đến đường cùng thì họ phải liều mạng để tự cứu mình. Cùng một tinh thần như nông dân ở Dương Nội, nông dân Văn Giang cũng ra tuyên bố quyết cảm tử giữ đất trong năm qua, sau gần 1 thập kỷ đi khiếu kiện
Không đưa ra lời tuyên bố nào, anh Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình nổ súng khiến 5 cán bộ của Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP. Thái Bình bị thương và thiệt mạng hôm 11/9. Trong cùng ngày, anh Viết dùng chính cây súng gây án kết liễu mạng sống của mình. Các báo đài trong nước loan tin vụ việc xảy ra do căn nhà của anh Viết không được bồi thường thỏa đáng. Người anh họ và mẹ của người vợ đã li dị của anh Viết cho đài RFA biết về nhân cách của anh ngay sau đám tang:
Dân oan Dương Nội dùng hỏa công quyết giữ từng tấc đất của cha ông, tháng 1/2013 (files photos)
Dân oan Dương Nội dùng hỏa công quyết giữ từng tấc đất của cha ông, tháng 1/2013 (files photos)
“Nói chung ảnh hiền lành thôi. Chẳng có vấn đề gì cả.
“Nói chung cháu Viết rất là hiền lành, rất là ngoan. Sống rất được lòng của mọi người.”
Trong dư luận có người cho việc làm của anh Đặng Ngọc Viết là sai trái nhưng cũng có người cho anh Viết là nạn nhân, vì là người hiền lành trong hoàn cảnh bế tắt nên anh không còn cách lựa chọn nào khác hơn. Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình phân tích về hiện trạng phản kháng của người dân mà đỉnh điểm là cái chết của anh Đặng Ngọc Viết:
Bản thân chung quanh việc đó không chỉ là việc của 1 người dân, không phải là một trường hợp cá biệt mà thể hiện sức nhín nhịn của người nông dân không còn hơn được nữa. Đây không phải là ruộng đất ở nông thôn mà là câu chuyện đất đai cư trú ở thành thị. Và như vậy liên quan đến khâu quản lý hà khắc và cách ứng xử theo kiểu cường quyền, làm cho người dân không còn lối thoát.
Trong phần lớn các trường hợp xảy ra thì đấy là những người có trí thức, có hiểu biết, thậm chí có cả hiểu biết về pháp luật, không hề mù mờ. Những hành xử đó không xuất phát trên cơ sở của sự tăm tối, một sự phản ứng thiếu tính toán mà những phản ứng đó có nghiền ngẫm. Tạm gọi trong cuộc kéo co thì phần thua người dân đã dự liệu rồi, chứ không nghĩ là thắng. Và cuộc chiến đấu có thể xem như cuộc chiến đấu cuối cùng của họ theo ý nghĩa ‘bày trận nhưng mà lưng quay ra sông’, nhất thiết phải tiến tới để hoặc là được hoặc là mất”.
Đây không phải là ruộng đất ở nông thôn mà là câu chuyện đất đai cư trú ở thành thị. Và như vậy liên quan đến khâu quản lý hà khắc và cách ứng xử theo kiểu cường quyền, làm cho người dân không còn lối thoát.
Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình
Người dân xác định tranh đấu đến cùng
Cuối tháng 7/2013, những người nông dân của gia đình họ Đoàn ở Tiên Lãng, Hải Phòng bị tuyên các bản án tù vì phản kháng chống lại lực lượng cưỡng chế quy mô của chính quyền địa phương dù Thủ tướng chính phủ đã kết luận việc ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất của ông Vươn không đúng quy định của pháp luật khiến cho những người cùng cảnh ngộ càng phẫn uất. Anh Đặng Ngọc Viết có thể bị coi là “tội phạm” theo quy định của pháp luật nhưng hình ảnh của anh Viết khích lệ cho hàng ngàn dân oan trong cả nước. Có phải tất cả họ đều bị đẩy đến chân tường? 1 nông dân ở Văn Giang chia sẻ:
Anh Đoàn Văn Vươn và anh Đoàn Văn Quý
Anh Đoàn Văn Vươn và anh Đoàn Văn Quý dân oan Tiên Lãng. RFA file/Source phapluat.vn
“Bây giờ tình hình bà con rất căm thù rồi, lên đến mức cao độ là 9 năm nay chúng tôi đến các cơ quan pháp luật Nhà nước để kêu cứu, đề nghị giải quyết nhưng đến lúc này không có gì hồi âm lại cho bà con. Cho nên bà con cũng xác định rồi cương quyết quyết tử bằng đổ máu. Phải chấp nhận hy sinh chứ làm sao được nữa! Nông dân bị đẩy vào ngõ cụt rồi. Phía bên họ dựa vào chính quyền để đàn áp, dân thì ‘tức nước vỡ bờ’, thì phải quyết chiến. Đó là con đường cùng chẳng thể nào khác được, phải chấp nhận cuộc này thôi”.
Năm 2013 khép lại với Bản Hiến pháp sửa đổi được thông qua vẫn duy trì Luật Đất đai quy định “sở hữu toàn dân” cùng với nhận định của Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình:
“Ở nông thôn chúng tôi gọi là vấn đề dân cày cách nay hàng mấy chục năm đã được xới lên và vẫn chưa kết thúc. Còn ở thành thị, không phải là ruộng cày nhưng miếng đất để cư trú, đồng thời cũng là tài sản lớn nhất và liên quan đến quyền sở hữu của người dân thì chính là khâu tôi nghĩ rằng là 1 bài toán đang rất bức xúc, đòi hỏi phải có lời giải”.
Năm mới 2014 mở ra mang đến niềm hy vọng cho dân oan ở 63 tỉnh thành trong cả nước, nhất là hàng ngàn dân oan đang lâm cảnh “sống lang thang, chết âm thầm” ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng và Lý Tự Trọng, nơi người ta gọi là “trại dân oan” khi Hiệp hội Dân oan Việt Nam tuyên bố ra đời với mục đích nhằm hỗ trợ Nhà nước nhanh chóng tìm ra giải pháp cho bài toán nan giải về đất đai. Ông Nguyễn Xuân Ngữ, người đại diện trong ban vận động Hiệp hội Dân oan VN cho biết:
“Chúng tôi muốn Nhà nước biết đến oan ức của dân oan. Chúng tôi làm việc theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Chúng tôi làm việc công khai, có tổ chức, có cương lĩnh hẳn hoi. Chúng tôi gửi thông báo trực tiếp đến 4 vị nguyên thủ quốc gia, có đề nghị xin gặp các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước để chúng tôi thành lập hiệp hội. Và tôi tin Nhà nước sẽ chấp nhận việc làm của chúng tôi”.
Năm mới đến với mọi sự mới, với niềm lạc quan tin tưởng vào một tương lai ấm no, vào sự gắn kết máu thịt nơi mảnh đất của mình, người dân đã bày tỏ thiện chí với chính phủ. Thế nhưng, để người dân chọn lựa giữa hợp tác hay đối đầu thì còn tùy thuộc vào quyết định của Nhà nước VN.

Thông báo về lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa

1
Hoà chung không khí tưởng niệm của nhân dân Việt Nam trên toàn thế giới.
Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Dựa trên quyền con người cơ bản là quyền tự do bày tỏ quan điểm, bao gồm quyền tự do bày tỏ lòng yêu nước, tự do thờ phụng và tưởng nhớ những chiến sĩ đã hi sinh bảo vệ Tổ quốc.
Với thực tế không thể chối cãi là Trung Quốc đã xâm lược, chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và đang tiếp tục gây hấn, xâm lấn và thôn tính nước ta một lần nữa.
Chúng tôi kêu gọi đồng bào hãy tham gia Lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa 17-19/01/1974!
Thời gian: Từ 8h30 – ngày 19/01/2014
Địa điểm: Tại tượng đài Lý Thái Tổ – Hồ Gươm – Hà Nội
Hãy đến với chúng tôi để chứng tỏ với cộng đồng quốc tế Hoàng Sa mãi mãi là của Việt Nam, để tưởng nhớ các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc và để khẳng định chúng ta không sợ hãi trước bất kỳ sự đe doạ nào khi bày tỏ lòng yêu nước của mình!
Đề nghị UBND thành phố Hà Nội cùng các lực lượng chức năng đảm bảo an toàn cho buổi lễ, không tổ chức lễ hội, hát hò, vui chơi thể thao trong khu vực quanh Hồ Gươm và không cản trở, gây khó dễ cho những người tham gia buổi tưởng niệm này.
17-19/01/1974 – Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa
Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên!
Anh em No-U Hà Nội
Trân trọng kính báo!

THƯ MỜI

Posted by diendanxahoidansu2014 in Chủ quyền lãnh thổDân chủ / Nhân quyềnTổ chức dân sự on 14/01/2014

Nhân kỷ niệm 40 năm cuộc hải chiến bảo vệ Hoàng Sa (1.1974 – 1.2014), thân mời Quý Anh Chị thành viên và thân hữu CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình đến tham dự thánh lễ tưởng niệm, tri ân và cầu nguyện cho tất cả đồng bào và chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ biển đảo Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988), được tổ chức tại Phòng họp Phạm Tiên Long, 43 Nguyễn Thông, Quận 3 TP.HCM lúc 16 giờ ngày Thứ Bảy 18-01-2014.

Rất mong sự hiện diện của Quý Anh Chị và thân hữu để cùng nhau thể hiện tình hiệp thông huynh đệ thiêng liêng.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 13-01-2014

Tm. CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình

NNC Nguyễn Đình Đầu

Phó Chủ nhiệm


Xu hướng chính trị năm 2014

  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Nhìn tới năm 2014: Lo
  • Hộ chiếu của nhà văn
  • Nhìn lại năm 2013: Buồn
  • Ý nghĩa của Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông
  • Bài học hòa giải của Nelson Mandela
CỠ CHỮ 
12.01.2014
Không có gì bất ngờ và khó tiên đoán bằng chính trị. Ngay cả những chuyên gia giàu kinh nghiệm và có nhiều thông tin nhất cũng không thể tiên đoán được sự sụp đổ nhanh chóng và dễ dàng của các chế độ cộng sản ở Nga và Đông Âu vào những năm 1989-1991; cuộc khủng bố nhắm vào nước Mỹ năm 2001, từ đó, làm thay đổi hẳn cả tình hình thế giới, cũng như các cuộc nổi dậy làm sụp đổ các chế độ độc tài quân phiệt ở một số nước Trung Đông và Bắc Phi cách đây mấy năm.

Không có ai cả.

Bởi vậy, tôi chả dại gì nhảy ra làm một tên tiên tri điên rồ cho năm 2014.

Tuy nhiên, tiên đoán là một chuyện. Phân tích các xu hướng vận động dựa trên các mâu thuẫn chính vốn có khả năng gây ra xung đột lại là một chuyện khác.

Nhìn trên phạm vi thế giới, một số bình luận gia cho mâu thuẫn chính cần được theo dõi trong năm 2014 tập trung vào một số quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Trung Đông (chủ yếu là Iraq và Syria) và Trung Quốc; cũng như vào một số vấn đề lớn như lãnh vực an ninh mạng (cybersecurity) và đặc biệt, sự phát triển của al Qaeda (lực lượng khủng bố của người Hồi giáo cực đoan).

Ở phạm vi các nước Đông Nam Á, những vấn đề cần được theo dõi là cuộc cải cách ở Miến Điện, các biến động chống chính phủ ở Thái Lan và Campuchia, cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống ở Indonesia, vấn đề nhân quyền và hợp tác kinh tế trong khu vực, và đặc biệt, tình hình trên Biển Đông cũng như các trò chơi siêu cường (super power game) giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến Biển Đông và các nước liên hệ.

Còn ở Việt Nam?

Về phương diện đối ngoại, mâu thuẫn chính chắc chắn vẫn tập trung vào mối quan hệ với Trung Quốc trên Biển Đông. Rất có nhiều khả năng là Trung Quốc sẽ thiết lập vùng nhận diện phòng không (Air Defense Identification Zone) trên con đường chữ U mà họ đã công bố từ năm 2009 như điều họ làm trên biển Hoa Đông năm ngoái.

Dĩ nhiên, đối với Biển Đông, Trung Quốc sẽ dè dặt hơn biển Hoa Đông. Trên biển Hoa Đông, họ chỉ đối đầu với Nhật Bản. Trên Biển Đông, ngoài Việt Nam, Trung Quốc sẽ phải đối đầu với Đài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines. Thật ra, cả năm đều khá yếu và đều không phải là đối thủ của Trung Quốc. Điều Trung Quốc sẽ cân nhắc là sau các nước ấy là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Việc công bố vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông có thể sẽ làm cho khối ASEAN trở thành đoàn kết hơn. Tuy nhiên, khả năng đoàn kết này sẽ bị giảm thiểu đáng kể khi Indonesia, quốc gia thường đóng vai trò lãnh đạo trong việc giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc, đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp quyền lực do cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức vào tháng 7, 2014. Trước ngày bầu cử, chính phủ cũ của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono không còn cái thế để tập hợp lực lượng; sau ngày bầu cử, chính phủ mới cũng sẽ chưa đủ lực để đương đầu với Trung Quốc. Có lẽ đó sẽ là thời điểm tốt nhất để Trung Quốc bộc lộ tham vọng làm bá chủ trên vùng trời ở Biển Đông.

Nếu Trung Quốc làm điều đó, chính phủ Việt Nam lại cũng sẽ tự kiềm chế để không xảy ra xung đột. Việt Nam chưa sẵn sàng cho bất cứ một cuộc xung đột vũ trang nào với Trung Quốc. Họ lại tiếp tục nhịn. Nhưng việc nhịn nhục lại làm nảy ra một vấn đề khác: Họ sẽ bị dân chúng nhìn như những kẻ bán nước hoặc quá khiếp nhược và bất lực. Chắc chắn sẽ không hiếm người sẽ xuống đường biểu tình hoặc lên tiếng trên các diễn đàn xã hội chống lại Trung Quốc. Bản chất của chế độ sẽ bị thách thức nghiêm trọng trong việc đối phó với những sự chống đối chính đáng ấy. Mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ biến thành mâu thuẫn giữa chính phủ/đảng và dân chúng ở Việt Nam.

Có thể nói, ở Việt Nam, trong năm 2014, mâu thuẫn chính là những mâu thuẫn trong nội bộ, giữa những người Việt Nam với nhau.

Mâu thuẫn ấy thể hiện ở hai cấp độ: Một, giữa giới cầm quyền và dân chúng; và hai, trong nội bộ giới cầm quyền.

Thứ nhất, mâu thuẫn giữa dân chúng và giới cầm quyền vốn đã có từ lâu. Chỉ có vấn đề là càng ngày nó càng trở thành trầm trọng. Trầm trọng ở hai khía cạnh: Một, những bất mãn của dân chúng càng lúc càng lớn và hai, những sự trấn áp của nhà cầm quyền càng lúc càng mạnh. Hai xu hướng ấy chỉ dẫn đến xung đột với một số điều kiện: Một, ngoài sự bất mãn, dân chúng còn được trang bị bởi ý thức cao về quyền công dân và được hỗ trợ bởi các tổ chức xã hội dân sự. Hai, nhà cầm quyền mất khả năng kiềm chế trong việc trấn áp dân chúng. Điều kiện thứ nhất mới chỉ manh nha, giới hạn trong giới trẻ thuộc thành phần trí thức: Nó chưa đủ rộng và mạnh để dẫn đến các cuộc nổi dậy thực sự, dĩ nhiên, trừ khi xảy ra một hiện tượng đột biến nào đó làm thức tỉnh mọi người. Điều kiện thứ hai khó tiên đoán hơn vì khả năng kiềm chế, một mặt, tùy thuộc giới lãnh đạo cao cấp nhất; mặt khác, tùy thuộc vào một số cá nhân thừa hành (ví dụ, một số công an có thể nổ súng bừa bãi vào đám đông biểu tình làm bộc phát sự phẫn nộ của dân chúng).

Thứ hai, mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền. Độc tài đảng trị khác độc tài cá nhân ở chỗ: bao giờ nó cũng chứa đựng các mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ. Vấn đề chỉ là mức độ. Các mâu thuẫn trong nội bộ đảng Cộng sản đã xuất hiện từ lâu, ngay từ lúc mới thành lập, nhưng hầu hết đều ở mức có thể kiểm soát được, và nhờ kiểm soát được nên cũng che giấu được. Những năm gần đây, nó vượt khỏi những giới hạn bình thường, trở thành công khai hóa, ai cũng thấy. Năm 2014 này, những mâu thuẫn ấy có nguy cơ bùng nổ lớn vì hai yếu tố: Một, đây là thời điểm bắt đầu cho cuộc chạy đua quyền lực trong đại hội 12 của đảng vào năm 2016; và hai, vụ án Dương Chí Dũng đang diễn ra tại Hà Nội có thể dẫn đến những chuyển biến bất ngờ.

Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, tập đoàn kinh tế quốc doanh về hàng hải, người gây nên các vụ vỡ nợ cả hàng tỉ đô la, bị kết tội vì hai lý do: Một, tham nhũng, và hai, bỏ trốn. Chuyện tham nhũng không quan trọng bằng chuyện bỏ trốn bởi chuyện bỏ trốn gắn liền với hai chuyện khác: ai đã mật báo cho ông về tin ông có thể bị bắt trước khi án lệnh được công bố; và ai đã giúp ông bỏ trốn?

Các lời khai của Dương Chí Dũng đã dẫn đến việc bắt giữ Dương Tự Trọng, em ruột ông, nguyên Phó giám đốc công an Hải Phòng và Phó cục trưởng cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Bộ Công an. Nhưng quan trọng hơn, nó còn tiết lộ người báo tin mật cho ông không ai khác hơn là Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, người được ông hối lộ cả hơn nửa triệu đô la. Xin lưu ý là Phạm Quý Ngọ là Thượng tướng và là ủy viên Trung ương đảng. Một số nguồn tin cho biết có thể cả Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và ủy viên Bộ Chính trị, cũng tham gia vào vụ hối lộ này.

Cho đến nay, công an và tòa án Việt Nam chưa hề lên tiếng gì về sự liên quan của cả Phạm Quý Ngọ lẫn Trần Đại Quang nhưng dư luận từ trong đến ngoài nước đã xôn xao bàn tán rất nhiều. Nhà cầm quyền không thể che giấu được. Nhưng giải quyết một cách rốt ráo vụ án Dương Chí Dũng nhất định sẽ dẫn đến sự tranh chấp quyền lực ở cấp cao nhất trong guồng máy lãnh đạo của đảng (Bộ Chính trị) của của chính quyền (chính phủ)


.






No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link