Thursday, January 16, 2014

Nói thật dân nghe, làm thật dân tin


Nói thật dân nghe, làm thật dân tin

  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Thông điệp 'trở lại Việt Nam' của Ngoại trưởng Kerry?
  • Edward Snowden là một người can đảm
  • Nợ công 2013: Cuộc tranh đấu giữa hai số liệu
  • Nhập siêu từ TQ: Cấp độ báo động ngày càng lớn và những cái tai ngày càng điếc
  • Hoài niệm và thương tiếc cố ca nhạc sĩ Việt Dũng
  • Thông điệp 'yêu thương, hòa giải, hướng đến tương lai'
  • Tuổi hưu và phúc lợi ở Mỹ
  • Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
CỠ CHỮ 
09.01.2014
Suốt một tuần qua dư luận xôn xao bàn tán, bình phẩm về bài viết đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Dù một số chê hay bày tỏ thái độ dè dặt, hoài nghi, xem ra có khá nhiều người khen và đón nhận thông điệp đầu năm của ông với không ít hy vọng.

Khen vì thấy rằng khác hẳn với những phát biểu cũ mèm, khô khan, nhàm chán, giáo điều hay thậm chí hơi ngô nghê thường thấy nơi một số lãnh đạo Việt Nam hoặc các văn kiện của đảng Cộng sản, bài viết đầu năm của ông Dũng chứa một số điểm mới lạ, thiết thực, lý thú, đáng đọc, đáng chờ.

Vui và hy vọng vì thấy rằng, trong thông điệp đầu năm này Thủ tướng Việt Nam không còn né tránh những khó khăn, trì trệ hiện tại của đất nước và dám đưa ra những thay đổi mà Việt Nam cần tiến hành để có thể vượt qua những thách đố, yếu kém ấy.

Nói cách khác, thông điệp của ông được đón nhận vì ông dám nói thật – nói những điều mà người dân thao thức, băn khoăn và đề cập đến những thay đổi mà người dân muốn có, đất nước đang cần.

Thử điểm lại và kiểm chứng, minh họa một vài điều được coi là thật, đáng hy vọng trong thông điệp này.

‘Động lực không còn mạnh’

Từ khi có Đổi mới vào năm 1986, kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh và phát triển kinh tế đã làm thay đổi hình ảnh Việt Nam, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo đói, lạc hậu và cũng giúp đảng Cộng sản duy trì, củng cố tính chính danh.

Nhưng – như ông Thủ tướng thừa nhận – “trong những năm gần đây, năng lực cạnh tranh của nước ta chậm được cải thiện. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã chậm lại. Xã hội có không ít vấn đề bức xúc. Một trong những nguyên nhân là động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển”.

Chỉ trong một đoạn rất ngắn ông đã mô tả khá đây đủ và tương đối chính xác tình hình kinh tế, chính trị, xã hội hiện tại của Việt Nam.

Đúng vậy, về kinh tế, mức tăng trưởng và sức cạnh tranh của Việt Nam quả thực đã chậm lại và thua các nước trong khu vực. Chẳng hạn, theo Ngân hàng thế giới, trong năm 2012, với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế là 5.2%, mức tăng trưởng của Việt Nam thấp hơn mức tăng trưởng ở một số nước ASEAN, như Philippines (6.8%), Thái Lan (6.5%), Indonesia (6.2%) hay Malaysia 5.6%.

Hơn nữa, với mức tăng trưởng như vậy, so với cách đây khoảng 10 hay 20 năm, khi tăng trưởng của Việt Nam ở mức 7% hay 8% và thậm chí có lúc hơn 9% – chẳng hạn 9.5% năm 1995 và 9.3% năm 1996, theo Ngân hàng thế giới – tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện tại giảm rất nhiều.

Về năng lực cạnh tranh, Việt Nam cũng thua xa mấy nước ASEAN trên. Theo chỉ số cạnh tranh toàn cầu – được tính dựa trên 12 tiêu chí, trong đó có thể chế, cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh vĩ mô – của Diễn đàn kinh tế thế giới trong hai năm 2012/2013, với chỉ 4.18 trên 7 điểm, Việt Nam được xếp thứ 75 (trên 148 quốc gia, lãnh thổ) và sau xa Singapore (thứ 2), Malaysia (thứ 24), Thái Lan (thứ 37), Indonesia (thứ 38) và Philippines (thứ 59).

Cùng với – hay một phần vì – kinh tế trì trệ, Việt Nam phải đối diện với không ít bất bình, bức xúc xã hội. Dù không nêu cụ thể, nhưng khi thừa nhận “xã hội có không ít vấn đề bức xúc”, hơn ai hết chắc ông Thủ tướng biết rõ những bức xúc ấy là gì, tại sao lại có những bức xúc ấy và những hậu quả mà chúng có thể gây nên cho đảng Cộng sản và xã hội Việt Nam.

Việc ông Lê Hiếu Đằng, một cựu quan chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, công khai bỏ đảng Cộng sản, hay vụ ông Đặng Ngọc Viết tới Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Thái Bình bắn chết Phó giám đốc và bắn bị thương bốn cán bộ khác của Quỹ này và sau đó dùng súng tự tử – hai trong nhiều sự kiện đáng chú ý của Việt Nam năm 2013 – là hai ví dụ điển hình cho những bất bình, bức xúc đó.

Ngoài ra, trong thời gian qua nhiều người dân – và đặc biệt giới nhân sỹ, trí thức, trong đó có những người là (cựu) đảng viên hay quan chức – công khai lên tiếng chỉ trích chủ trương, đường lối của đảng. Và một trong những lý do chính yếu dẫn đến những bức xúc, bất bình, chỉ trích đó là dù có mở cửa kinh tế, đảng Cộng sản vẫn không muốn đổi mới chính trị, mở rộng dân chủ, tự do.

Vì không có đổi mới và cởi mở chính trị, Việt Nam tiếp tục bị xếp sau các nước ASEAN khác như Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan hay Singapore về dân chủ, tự do. Chẳng hạn, chỉ số dân chủ của The Economist Intelligence Unit 2013 xếp Việt Nam thứ 144 (trên số 167 quốc gia) trong khi đó Indonesia được xếp thứ 53, Thái Lan 58, Malaysia 64, Philippines 69 và Singapore 81.

Năm 2013, tổ chức Phóng viên không biên giới xếp Việt Nam vào gần cuối bảng (172 trên 179) – và sau tất cả chín nước ASEAN khác, trong đó có cả Lào, Campuchia và Miến Điện – về tự do báo chí, ngôn luận.

Và có thể vì không có đổi mới chính trị, cải cách kinh tế của Việt Nam cũng không đạt được những kết quả cao.

Chủ trương Đổi mới của Đảng Cộng sản – như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và giới lãnh đạo Việt Nam thường nhấn mạnh, ca ngợi – được coi là đã giúp Việt Nam có “những bước phát triển vượt bậc”.

Nhưng nếu so sánh mức thu nhập của người dân Việt Nam với mức thu nhập của người dân tại một số nước khu vực sẽ thấy rằng mức cải thiện về kinh tế mà Đổi mới mang lại cho người dân Việt Nam trong gần 30 năm không đáng kể lắm hay không “vượt bậc” như quan chức Việt Nam thường nghĩ.

Theo Ngân hàng thế giới vào năm 1986 – lúc Việt Nam bắt đầu cải cách kinh tế – thu nhập bình quân đầu người (GDP per capita) của Việt Nam là 437 (đô la Mỹ), Thái Lan 813, Singapore 6,783, Philipines 535, Malaysia 1,741 và Indonesia 483.

Năm 2012, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 1,755, Thái Lan 5,580, Singapore 51,709, Philippines 2,587, Malaysia 10,432 và Indonesia 3,557.

Nếu tính theo tỷ lệ, sau 26 năm tiến hành Đổi mới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng 402%. Nhưng cũng trong thời gian đó, thu nhập bình quân đầu người ở Thái Lan tăng đến 686%, Singapore 762%, Philippines 484%, Malaysia 599% và Indonesia 736%.

Như vậy, dựa trên những số liệu này, thu nhập Bình quân đầu người của Việt Nam không tăng bằng thu nhập đầu người của sáu nước ASEAN này kể từ khi Việt Nam có đổi mới năm 1986.

‘Cần thêm động lực’

Đưa ra những chỉ số, số liệu trên để cho thấy rằng – như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh – đã đến lúc Việt Nam “cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững”.

Vì nếu không có thêm động lực, Việt Nam không thể tiếp tục tăng trưởng và phát triển – và điều đó cũng đồng nghĩa với việc quốc gia này tiếp tục tụt hậu và thua xa các nước trong khu vực.

Và như chính ông Dũng nêu rõ, nguồn động lực ấy không phải đến từ một cái gì khác mà “phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”.

Ngoài ra, cũng cần “xây dựng một Nhà nước pháp quyền”. Trong một Nhà nước “thượng tôn pháp luật” như vậy, “người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” và “pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải” cũng như “mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch”.

Hơn nữa, một Nhà nước dân chủ, pháp quyền cũng “phải tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng theo cơ chế thị trường” và biết “xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp cũng như những cơ chế chính sách dẫn đến bất bình đẳng trong cạnh tranh”.

Có thể nói ông Dũng đã đưa ra một số giải pháp khá thiết thực, căn bản, tiến bộ, cấp bách có thể giúp Việt Nam phát triển, tiến tới dân chủ, giàu mạnh – hay ít ra không tụt hậu.

Những cải cách ông nêu cũng nằm trong những điểm chính mà nhiều người đã kiến nghị, đề xuất trong đợt góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 – như cần thay đổi thể chế, tạo cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trong kinh tế cũng như chính trị hay xây dựng một Nhà nước pháp quyền. Đây cũng là lý do tại sao có khá nhiều người – trong đó có nhiều nhân sỹ, trí thức – cảm thấy phấn khích, kỳ vọng về thông điệp đầu năm của ông.

Đã nói, sẽ làm?

Việc dư luận nói chung và các nhân sỹ, trí thức nói riêng khen ngợi, ủng hộ thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho thấy người dân không ghét, chống đối hay “thù địch” với đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam như một số lãnh đạo, quan chức Việt Nam thường suy diễn, quy chụp.

Nếu ai đó có chỉ trích, chống đối hay có thái độ “thù địch” chỉ vì họ thấy đường lối, chính sách của đảng hay phát ngôn, thái độ của lãnh đạo Việt Nam không thật, không coi trọng dân, không hợp ý dân, hay không biết đề ra những hướng đi thích hợp, tốt đẹp có thể giúp dân giàu, nước mạnh hoặc có những phát ngôn, hành động vừa thiếu tâm, vừa không có tầm.

Ngoài những người ủng hộ, khen ngợi, đâu đó có một số người tỏ thái độ dè dặt, hoài nghi đối với thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một phần vì không ít lần họ thấy lãnh đạo Việt Nam nói mà không làm hay nói một đàng, làm một nẻo.

Chưa rõ động cơ nào khiến ông Dũng đưa ra một thông điệp như vậy đầu năm và thực sự ông có muốn tiến hành những thay đổi khá căn bản, triệt để và toàn diện như ông đề cập trong thông điệp của mình. Cũng không rõ đó là thông điệp của cá nhân ông hay của lãnh đạo đảng và chính quyền Việt Nam.

Nhưng dù sao đi nữa trong năm 2014 này, người dân chắc chắn sẽ chờ và xem ông Thủ tướng và đảng Cộng sản nói chung có cho tiến hành những cải cách, đổi mới được ông Dũng đưa ra trong thông điệp đầu năm hay không.

Một trong những việc mà dư luận chờ đợi trong những ngày tháng tới đó là xem Chính phủ và đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết như thế nào, đến mức độ nào tình trạng tham nhũng, tham ô – chẳng hạn các vụ án lớn như Vinalines, với nhiều tình tiết mới, quan trọng đang được dư luận quan tâm trong những ngày này.

Và nếu chúng được thực hiện, được tiến hành thì chắc chắn người dân Việt Nam sẽ dành cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói riêng và giới lãnh đạo Việt Nam nói chung sự ủng hộ, tin tưởng.

Trái lại, nếu ông Dũng và giới lãnh đạo Việt Nam chỉ nói mà không làm hay nói một đàng, làm một nẻo thì chắc chắn người dân sẽ mất niềm tin, không còn coi trọng lời nói của họ hay đặt hy vọng gì vào họ.



TẾT GIÁP NGỌ: 11 TỈNH XIN CẤP GẠO CỨU ĐÓI

11 tỉnh xin cấp gạo cứu đói dịp Tết



Dân Việt - Ông Thái Phúc Thành – Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTBXH) cho biết, tới thời điểm này, Bộ đã nhận được đề nghị hỗ trợ gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt 2014 của 11 tỉnh.

Ngày 9.1, trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Thái Phúc Thành – Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTBXH) cho biết, tới thời điểm này, Bộ đã nhận được đề nghị hỗ trợ gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt 2014 của 11 tỉnh gồm: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Kom Tum. Trong đó tỉnh có số lượng đề xuất xin gạo nhiều nhất là Quảng Bình với 5.200 tấn, tiếp sau là Quảng Trị 4.289 tấn, Nghệ An gần 4.200 tấn.

Sở dĩ 3 tỉnh này có lượng đề xuất gạo lớn là bởi vừa gặp phải các cơn bão lớn vào dịp cuối năm. Tổng số lượng gạo Chính phủ xuất gạo cứu đói để hỗ trợ trong dịp tết này là khoảng hơn 20.000 tấn.

Hiện tại, vẫn còn một số địa phương đang tổng hợp, chưa có kết quả chính thức. Tuy nhiên, Cục quán triệt tinh thần yêu cầu các địa phương làm gấp rút, để không một hộ nào phải thiếu đói trong dịp tết.

Ông Thành cũng chia sẻ, thời gian qua, nhiều địa phương đã phát hiện sai phạm trong việc cấp gạo cứu đói. Tuy nhiên, sai sót chủ yếu là phát gạo đại trà (chứ không chỉ phát cho đối tượng đói) và mức độ vi phạm so với thời điểm những năm trước là không nhiều. Việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên, chia về cho các địa phương.

“Bộ LĐTBXH cũng tiến hành đoàn kiểm tra liên ngành xuống tận các địa phương. Vấn đề giám sát, xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền của các tỉnh. Nếu phát hiện vi phạm thì căn cứ pháp luật, nhưng vì đây là vấn đề ảnh hưởng tới tâm lý của người dân nên ngay khi thực, Bộ, Cục đã yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm chỉnh vấn đề cấp gạo cứu đói”- ông Thành nói.

Nguyệt Tạ



Trao giải thưởng văn học cho các tác phẩm dở là một tội ác


Trần Mạnh Hảo (Danlambao) - Chúng tôi (TMH) xin mượn ý của nhà văn Nguyên Ngọc làm đầu đề cho bài viết phê phán việc Hội nhà văn Việt Nam hơn chục năm nay, năm nào cũng chọn những tập thơ dở nhất, những tập văn xuôi làng nhàng, nhạt nhẽo để tôn vinh, để tặng giải thưởng văn học. Trên trang 10, báo “Tuổi Trẻ” ra ngày thứ ba 14-1-2014, trong bài “VĂN CHƯƠNG CẦN ĐẸP” của nhà văn Nguyên Ngọc, nhân kỷ niệm 81 ngày sinh của ông, tác giả “Đất nước đứng lên” viết: “Đã là văn chương thì phải đẹp. Nói lý luận một chút: đẹp là chức năng hàng đầu, là đạo đức của văn chương. Văn chương dở thì phi đạo đức… Truyền bá văn chương dở là tội ác. Cái dở trong nghệ thuật tạo môi trường cho cái ác…”

Thế mà, ngày chủ nhật 19-1-2014 sắp tới, trong khi những người có lương tri trên cả nước ngậm ngùi tưởng nhớ 74 tử sĩ của hải quân Việt Nam Cộng Hòa tử trận trong trận hải chiến anh hùng chống hải quân Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa 40 năm trước, thì Hội nhà văn Việt Nam lại mở hội chè chén để tôn vinh tập thơ “Những lớp sóng ngôn từ” của Mã Giang Lân - một tập thơ dở nhất nước - vừa được trao giải thưởng văn học của Hội nhà văn Việt Nam 2013, trong cái gọi là “lễ trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới”

Xin độc giả đọc hai bài viết của chúng tôi vừa in trên báo mạng, chỉ cần vào công cụ tìm kiếm Google.com, đánh tiêu đề bài phê bình của chúng tôi là đọc được: “Những lớp sóng ngôn từ hay những lớp sóng giải thưởng đánh chìm thơ” và bài: "Phê bình tiếp tập thơ dở nhất nước vừa được Hội nhà văn Việt Nam trao giải thưởng văn học 2013"

Cũng xin độc giả vào công cụ tìm kiếm trên để tìm ra 15 bài phê bình của chúng tôi in trên các báo mạng nhằm phê bình các tác phẩm dở nhất nước được trao giải thường văn học Hội nhà văn VN, trao giải thưởng văn học nhà nước và giải thưởng văn học Hồ Chí Minh.

Hàng năm, nhà nước đã lấy tiền xương máu của nhân dân để ném vào cái thùng không đáy là Hội nhà văn Việt Nam hàng trăm tỉ đồng cốt để cho Hội này tạo ra các tác phẩm văn chương hay; nhưng Hội nhà văn đã vô tình hay cố ý trở thành Hội phá nát nền văn học Việt Nam bằng cách liên tục trong hàng chục năm liền tôn vinh các tác phẩm dở là các giải thưởng đểu của Hội trao vào dịp cuối năm; phải chăng đây là hành vi tiếp tay cho cái xấu, cái ác như lời nhà văn Nguyên Ngọc nêu trên?

Trong khi nhân dân lao động nghèo khổ đang có hàng vạn hộ sắp chết đói thì nhà nước ném ra hàng nghìn tỉ đồng để nuôi đám bồi bút mạo danh văn chương như thế, phải chăng cũng là một tội ác ?

Báo Dân Việt Online ngày 10/01/2014 báo động về việc có hàng vạn hộ dân trên toàn quốc đang rơi vào tình trạng thiếu đói, hoặc sắp chết đói trong dịp tết năm Ngựa đang tới, như sau :

“11 tỉnh xin cấp gạo cứu đói dịp Tết

Dân Việt - Ông Thái Phúc Thành – Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTBXH) cho biết, tới thời điểm này, Bộ đã nhận được đề nghị hỗ trợ gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt 2014 của 11 tỉnh.

Ngày 9.1, trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Thái Phúc Thành – Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTBXH) cho biết, tới thời điểm này, Bộ đã nhận được đề nghị hỗ trợ gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt 2014 của 11 tỉnh gồm: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Kom Tum. Trong đó tỉnh có số lượng đề xuất xin gạo nhiều nhất là Quảng Bình với 5.200 tấn, tiếp sau là Quảng Trị 4.289 tấn, Nghệ An gần 4.200 tấn.”


Trên trang nhất báo “Tuổi Trẻ” ra ngày thứ ba 14-1-2014 giật một cái “tít” thật lớn như sau:“Tỉnh giàu cũng xin gạo cứu đói…” nêu lên mấy chục tỉnh xin trung ương cứu đói trong dịp tết và dịp giáp hạt, rằng người nông dân làm ra hạt lúa nuôi sống toàn xã hội có hàng vạn gia đình rơi vào nguy cơ chết đói!

Chưa bao giờ như hôm nay, khoảng cách người giàu kẻ nghèo lại cách xa dường ấy. Càng làm cách mạng chống bóc lột thì lại càng có nhiều kẻ bóc lột, bóc dân ta không còn hạt gạo ăn, lột dân ta không còn manh áo lành để mặc.

Cái “hệ thống” tồn tại bằng quy luật “xin - cho”, bằng độc quyền bao cấp lấy tham nhũng làm nền tảng đang bần cùng hóa nông dân và công nhân (hai biểu tượng trên lá cờ lợi ích nhóm).

Một xã hội, một chính quyền, một hệ thống triệt tiêu đối lập (cũng là triệt tiêu biện chứng pháp) không bao giờ có khả năng tự điều chỉnh để hoàn thiện; giống như sống mà thiếu chiếc gương soi. Mặt mình nhọ nhem lại tự cho mặt mình sạch sẽ trắng bóc. Nếu có ai phì cười nhìn khuôn mặt nhem nhuốc của cả hệ thống tiêu diệt đối lập, tiêu diệt gương soi ấy mà phì cười giễu nhại, rằng mặt mũi này mà sạch sẽ nỗi gì, thì sẽ bị bắt vì tội bôi nhọ đít nồi ngay tức khắc.

Gương mặt của Hội nhà văn Việt Nam hôm nay, xin lỗi - phải gọi sự vật bằng tên của nó - cũng khác gì cái đít nồi đen nhẻm, dù chúng tôi và đồng nghiệp đã viết nhiều chục bài hi vọng giúp họ rửa bộ mặt nhọ nhem đi cho ra vẻ sạch sẽ văn hóa một tí. Nhưng Hội nhà văn VN cứ giả câm, giả điếc, giả mù không hề nghe lời phê bình, góp ý.

Nguy hại nhất cho nền văn học nước nhà là mục đích văn học đã bị Hội nhà văn thời ông Hữu Thỉnh đánh tráo.. Ngay cả thời sắt máu “Nhân văn giai phẩm” trong điều lệ Hội nhà văn, tiêu chí của Hội vẫn ghi: “Hội nhà văn là hội nghề nghiệp…”. Đến thời ông Hữu Thỉnh, câu đầu của tiêu chí Hội nhà văn Việt Nam in trong “điều lệ hội” bị đánh tráo, biến văn học thành chính trị như sau: “Hội nhà văn Việt Nam là một hội chính trị nghề nghiệp…”. Biến văn học thành toàn phần chính trị phải chăng là công lớn nhất của ông Hữu Thỉnh?

Đã đến lúc phải nói thẳng ra rằng, Hội nhà văn Việt Nam trong ngót 20 năm dưới sự lãnh đạo của ông Hữu Thỉnh đã là một Hội suy thoái toàn diện, tham nhũng toàn diện, nhân danh văn học để làm ra những điều lố bịch, xấu xa không kể xiết; ví như trao giải thưởng cho cuốn tiểu thuyết “Hội thề” của Nguyễn Quang Thân chửi Lê Lợi, Nguyễn Trãi là thất học, lưu manh, là cướp bóc, hãm hiếp dân; còn ca ngợi bọn tướng giặc Minh như Vương Thông... đều rất hào hoa phong nhã, rất nhân đạo, đến Đại Việt nhằm khai hóa văn minh cho dân Giao Chỉ, thương dân Gao Chỉ hơn thương con… Là việc tổ chức hội thảo cho thơ Hoàng Quang Thuận, một thứ thơ phi thơ, thơ lừa đảo và thơ ăn cắp, lại còn giới thiệu loại thơ mạt hạng Hoàng Quang Thuận đi dự giải Nobel (!)… Là kết nạp hội viên vì ăn bẩn, ăn tiền, ví như việc ông Hữu Thỉnh một mình duyệt kết nạp cho Hùng Tấn (bút danh Hùng Anh - giám độc xí nghiệp dược Cà Mau). Mới kết nạp được hai tuần thì thi sĩ dỏm Hùng Anh bị bắt vì tham nhũng cả nghìn tỷ đồng… Nay thi sĩ riêng của ông Hữu Thỉnh vẫn còn ngồi trong tù…

Ông Hữu Thỉnh nhân danh ngót nghìn Hội viên để xin tiền nhà nước, nhưng ngót 20 năm nay ông chưa từng công khai tài chính, chưa từng hạch toán kinh tế, rằng ông đã làm gì với cả trăm nghìn tỷ đồng là tiền xương máu của nhân dân mà các ông xin được từ hệ thống cửa quyền, hệ thống tham nhũng XIN - CHO? Dư luận đồn rằng ông Hữu Thỉnh và ban lãnh đạo Hội nhà văn là một ổ tham nhũng lớn đúng hay sai, xin các ông trả lời?

Đã đến lúc nhà nước phải thu hồi lại số tiền bao cấp hàng trăm nghìn tỉ đồng để nuôi sống cái văn phòng Hội với một ban lãnh đạo không xứng đáng kia mà cứu đói cho hàng vạn hộ dân sắp chết đói trên một đất nước cơ hàn; đồng thời nên giải thể ngay cái Hội ăn hại phá nát, chuyên tôn vinh các tác phẩm dở, tức là chuyên làm những việc phi đạo đức và ác độc vậy...

Sài Gòn ngày 14-1-2014



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link