Thứ sáu, 17/01/2014
Nghe
Xem
Tin tức / Việt Nam
Các vụ án tham nhũng bộc
lộ sự rạn nứt của phe phái chính trị ở VN
Tin liên hệ
- Ðại công ty nhà nước Việt Nam chuẩn bị bán cổ phần
- Ông Dương Chí Dũng ‘khai tên của Thứ trưởng Bộ Công an’
- Ý kiến trái chiều về thông điệp của Thủ tướng Việt Nam
- Thủ Tướng Việt Nam cam kết đổi mới và phát huy dân chủ
- Nhiều lời kêu gọi xuống đường nhân 40 năm hải chiến
Hoàng Sa
- Lãnh tụ đối lập Campuchia ủng hộ TQ trong tranh chấp
Biển Đông
- Việt Nam noi gương TQ, tìm cách thu hút chất xám Việt
Kiều
- Người Việt ký thư yêu cầu đưa tranh chấp Hoàng Sa ra
tòa quốc tế
- Hoàng Sa có vai trò thế nào với an ninh Việt Nam
và khu vực?
Hình ảnh/Video
Video
Vấn đề tù nhân lương tâm VN bị đưa ra điều trần tại Quốc
hội Mỹ
Video
Truyền hình vệ tinh VOA Asia 17/1/2014
CỠ CHỮ
17.01.2014
HÀ NỘI — Trong vài tháng qua Việt Nam đã
tiến hành một số phiên tòa để xét xử những vụ án tham nhũng lớn trong khuôn khổ
của một chiến dịch chống tham nhũng. Chính phủ nói rằng họ đang dùng những biện
pháp trừng phạt nghiêm khắc để ngăn ngừa tệ nạn tham ô. Thông tín viên VOA
Marianne Brown tường thuật rằng những người chỉ trích nói những vụ xử này cũng
là một phần của cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra trong hàng ngũ lãnh đạo
cấp cao.
Tuần trước, nguyên chủ tịch đại công ty hàng hải quốc doanh Vinalines, ông Dương Chí Dũng, đã đưa ra một lời tố cáo gây sốc.
Phát biểu tại phiên tòa xử người em trai ông về tội giúp ông bỏ trốn ra nước ngoài, ông Dũng nói rằng ông đã hối lộ nửa triệu đôla cho Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ để tránh bị truy tố.
Việc phanh phui những vụ hối lộ như vậy là một ưu tiên của chiến dịch chống tham nhũng mà chính phủ đang thực hiện với cường độ mỗi ngày một tăng.
Tuần trước, nguyên chủ tịch đại công ty hàng hải quốc doanh Vinalines, ông Dương Chí Dũng, đã đưa ra một lời tố cáo gây sốc.
Phát biểu tại phiên tòa xử người em trai ông về tội giúp ông bỏ trốn ra nước ngoài, ông Dũng nói rằng ông đã hối lộ nửa triệu đôla cho Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ để tránh bị truy tố.
Việc phanh phui những vụ hối lộ như vậy là một ưu tiên của chiến dịch chống tham nhũng mà chính phủ đang thực hiện với cường độ mỗi ngày một tăng.
Những cuộc điều tra trong thời gian qua đã khiến cho mấy mươi quan chức chính phủ lãnh án tù và một số án tử hình, trong đó có ông Dương Chí Dũng, là người đã bỏ trốn sang Campuchia sau khi Vinalines suýt bị phá sản với khoản nợ khoảng 3 tỉ đôla.
Tiến sĩ Alexander Vuving, một nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Á châu Thái bình dương, cho biết những sự khó khăn của nền kinh tế Việt Nam đã thu hút sự chú ý của nhiều người tới vấn đề quản lý sai trái và hối lộ tại các công ty quốc doanh và Đảng Cộng Sản đương quyền hiểu rõ sự phẫn nộ của công chúng. Ông Vuving nói:
"Họ thật sự muốn làm một số việc để cho người dân trông thấy nhằm khôi phục sự chính danh của chế độ và cứu chế độ thoát khỏi nạn tham ô. Họ đang dùng những phiên tòa xử tham nhũng để ngăn chận những vụ tham nhũng trong tương lai. Họ cũng dùng những phiên tòa này như một công cụ tuyên truyền để phục hồi niềm tin của công chúng."
Tuy nhiên, một số những người chỉ trích nói rằng chiến dịch thanh trừng này có dính líu nhiều hơn tới một cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ông Vuving cho rằng Thủ tướng Dũng là người thuộc phe “trục lợi”, những người lợi dụng chức vụ để làm giàu mà không mang lại lợi ích cho xã hội, và chống lại phe này là phe “chống tham nhũng” nằm dưới sự lãnh đạo của ông Trọng, là người đang cầm đầu chiến dịch trấn áp hiện nay. Ông nhận định:
"Tôi tin rằng trong hàng ngũ chóp bu của Đảng Cộng Sản Việt Nam có những người tương đối không bị hoen ố vì tham nhũng, nhưng cũng có những người dính líu hết sức nhiều tới các hành vi tham ô. Vì vậy, trong Bộ Chính trị có cả nước và lửa."
Chiến dịch chống tham nhũng đã truy tố một số quan chức và thương gia nổi tiếng và có liên hệ mật thiết với Thủ tướng Dũng.
Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales ở Australia cho rằng điều này cho thấy chiến dịch hiện nay dính líu tới sự hiềm khích chính trị nhiều hơn là tới mục tiêu cải thiện công tác điều hành việc nước. Giáo sư Thayer nhận định:
"Việc bài trừ tham nhũng thật ra là nhắm tới ông thủ tướng vì ông ấy chịu trách nhiệm và những người tay chân cùng với bạn bè của ông ấy chính là những người được hưởng lợi từ những vụ tham nhũng."
Tuy những phiên tòa xử tội tham nhũng đã được giới truyền thông tường thuật cặn kẽ, nhưng có ít dấu hiệu cho thấy việc này làm cho người dân tin là chính phủ thật sự muốn diệt trừ tham nhũng.
Ông Jairo Acuca-Alfaro, Cố vấn chính sách về cải cách hành chánh công và chống tham nhũng của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam, nói rằng để làm cho dân chúng tin tưởng, giới hữu trách cần phải thay đổi cách hành xử của các quan chức cấp thấp, những người tiếp xúc hàng ngày với dân chúng. Ông nói:
"Tất cả những vụ án đang được bàn tới là những việc xa vời đối với người dân bình thường. Điều mà người dân Việt Nam mong muốn là có một guồng máy hành chánh trong sạch, không có tệ nạn lạm quyền, không có thái độ thiếu tôn trọng người dân. Để thực hiện được mục tiêu, có một số việc phải làm để giải quyết vấn đề tưởng lệ, để các quan chức chính phủ bàn thảo công khai và minh bạch về những sự tưởng lệ đó, về những gì họ sẽ nhận được từ khu vực công và sau đó họ sẽ chỉnh đốn công việc."
Bà Lê Hiền Đức, 82 tuổi, là một người tranh đấu chống tham nhũng nổi tiếng. Mỗi ngày bà nhận được hàng chục lá thư của những người xin giúp đỡ từ khắp nơi trong nước. Bà cho biết bà đang theo dõi sát vụ án Vinalines. Bà nói:
"Về luật thì tôi không biết là tội gì thì tử hình, tội gì thì 20 năm tù, 15 năm tù. Về luật thì tôi không nắm, tôi không quan tâm. Nhưng mà, tôi thì tôi nghĩ rằng làm hại cho đất nước không thể được.
Bà Đức nói thêm rằng không nên để cho những vụ án này che mờ mục tiêu lớn hơn là bài trừ tham nhũng tận gốc rễ.
Mùa Xuân sau song sắt
Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - (Thương
tặng các cháu, các con của tù nhân chính trị)
Ngồi trước bàn phím hôm nay, tâm hồn tôi hướng
về cảm xúc của ngày xưa quá vãng và nước mắt bỗng rơi xuống khi nghe tin người
tù lương tâm xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu có thể được trả tự do trong những ngày
sắp tới.
Những ngày xưa như hiển
hiện từ sự thật của ngày hôm qua. Nó như mới đây thôi. Ngày xưa của hơn 40 năm
về trước...
Tôi muốn kể cho mọi
người nghe về mùa Xuân. Mùa Xuân của người tù, mùa Xuân dành cho người tù. Tất
nhiên, đó không phải là tôi. Tôi - một người thân của tù nhân - tù nhân chính trị.
Sau khi bị lộ do điềm
chỉ bởi “chiêu hồi”, ba tôi, anh tôi và chị gái tôi đã bị bắt vào một đêm đầu
thập niên 70'. Thật ra, trước đó, anh trai tôi đã bị bắt cùng vợ trong một
chuyến từ trong “bưng” về Sài Gòn ăn tết. Anh tôi - dưới lớp vỏ bọc của binh
chủng Hải quân VNCH - một điệp báo của V.C.
Không lâu sau đó, vào
lúc nửa đêm về sáng, tôi đã bị đánh thức và choàng tỉnh bởi tiếng chuông cửa
vài hồi reo lên.
Cửa mở nhỏ. Từ trên tầng
lửng tôi nhìn thấy, viên cảnh sát (chỉ huy của đoàn) lịch sự và lạnh lùng đúng
mực, khi chìa một tờ giấy và nói gì đó với ba má tôi. Cửa mở rộng hơn. Ba má
tôi lịch sự mời họ vào. Từ tốn và nhẹ nhàng, ba tôi, má tôi chủ động dẫn họ vào
từng nơi mà họ yêu cầu. Mọi người trong đoàn (hình như) khoảng gần chục người
tỏa ra theo kế hoạch (hình như họ đã khá quen nếp) vào từng phòng để khám xét.
Không có sự chống đối, không có sự chửi mắng hay áp đảo, không có cả một tiếng
quát tháo, tục tằn nào cả, nhưng không khí căng thẳng tột độ với việc khám xét
nghiêm cẩn.
Cuộc lục soát kéo dài
khoảng hai giờ đồng hồ mà không có bằng chứng gì cụ thể, ngoài việc ba tôi và
chị gái tôi phải ngồi vào chiếc xe bít bùng chờ sẵn ngoài vỉa hè. Tôi đứng cách
đó khoảng chừng vài bước chân trong phòng khách. Mọi người ngồi trên bộ salon
giữa nhà. Câu chuyện diễn ra êm ả đến nỗi những nhà hàng xóm quanh đấy không hề
hay biết có một cuộc bắt người vào giữa đêm khuya. Má tôi, những anh chị em còn
lại của chúng tôi thay vì đưa ba tôi, chị tôi đi ra, chỉ thẫn thờ đứng từ trong
nhà nhìn theo 4 cánh tay bị còng và dẫn giải ra xe cùng với biên bản được lập
mà ba tôi cùng chị tôi ký vào đấy. Trước khi tra tay vào còng, ba tôi thay bộ
đồ Pijama đang mặc bằng chiếc áo chemise trắng ngắn tay cùng chiếc quần tây
đen, còn chị tôi cũng thay bộ đồ bộ bằng chiếc áo kiểu và cái quần tây.
Khi mọi người lục tục ra
xe, tôi chạy vội lên sân thượng và nhìn xuống vỉa hè trước sân nhà. Trong bóng
tối thâm u của một đêm không trăng, nước mắt tôi bỗng rơi xuống khi bóng dáng
ba và chị tôi cúi xuống để vào xe nhanh chóng. Bóng ba tôi và chị tôi in lên
vỉa hè từ ánh đèn đường. Chiếc xe lướt đi và một chiếc nữa cũng lướt theo sau,
bỏ lại khoảng trống lặng câm cho thằng nhỏ thiếu niên đang nghẹn họng nhìn từ
trên cao và chấp chới...
Nó định gọi to lên,
nhưng không hiểu sao nó câm bặt mà không thốt nên lời. Trong đầu nó, lúc đó, nó
chẳng hiểu gì lắm về sự việc vừa diễn ra chớp nhoáng...
Má tôi khép cửa, khóa
lại và chúng tôi ai về phòng nấy...
Biến cố đối với thằng
thiếu niên trở nên quá lớn. Nó thấy chóng mặt, bởi dường như đất quanh chân nó
chao đảo, khi người đàn ông trụ cột trong gia đình bỗng chốc biến mất sau màn
đêm dày đặc, cùng bà chị mà nó hay làm khó, mỗi khi nó muốn bà làm cho nó
chuyện gì đó... Có thể nó quá choáng ngợp cho gia cảnh lúc đó, mà mãi sau này,
nó cũng không có thời gian riêng tư để tự ngồi ngẫm nghĩ...
Những ngày sau đó, nó
vẫn đi học bình thường và hầu như không dám hỏi gì má nó. Má nó trở nên có vẻ
tất bật và vội vã trong những ngày đầu khi ba và chị nó bị bắt.
Mọi gánh nặng trong gia
đình kinh doanh, thợ thầy, má nó dường như giao phó hết cho người quản gia thân
tín và trung thực sống với gia đình nó bao năm qua.
Nó lầm lũi đi học, tránh
tiếp xúc với bạn bè và nói chuyện nhiều như mọi khi. Đám bạn thì vô tư.
Dần dần, nó bắt đầu quen
với hoàn cảnh mới...
Mùa Xuân đầu tiên - kể
từ khi ba nó bị bắt, khi những ngày cuối năm, phố phường chộn rộn cho sắm sửa, làm
đẹp nhà cửa, thì gia đình nó vẫn trĩu nặng âu lo, muộn phiền. Tối hôm giao
thừa, thật bất ngờ, ba nó được về ăn tết trong vài giờ đồng hồ trước khi ra xe
về lại trại giam. Nó không nhớ lắm những gì mà ba nó nói, nó chỉ còn nhớ, ba nó
vỗ nhè nhẹ vào vai nó, khi ông chuẩn bị ra xe: “Tự tin nghe con!”. Nó thật bất
ngờ, bởi thời đó, tình cảm cha con còn nặng phong kiến, ít khi ba nó nói chuyện
với nó như là một người lớn (!). Bấy giờ, khi ba nó khuất cùng chiếc xe bít
bùng, nó biết, nó lớn rồi!
Bắt đầu là những chuyến
thăm nuôi ở nhà tù Tam Hiệp. Nó đi với má nó. Những chuyến thăm tù đầu tiên, nó
từ hồi hộp gặp ba chuyển sang chán ngán vì chờ đợi. Lâu lắm, mất thời gian lắm.
Để gặp được ba, có khi phải ngồi đợi cả 2 -3 giờ đồng hồ, mà chỉ có thể nói
chuyện với ba chỉ được nửa tiếng thôi.
Tuy thế, nó cũng vui, vì
lần nào về, ba nó cũng cho nó món quà con con gì đấy, khi thì là bộ salon, ba
nó làm từ lon sữa Guigoz (mà má nó gửi quà thăm nuôi), lúc lại là những con
chim, con cá làm từ ống hút ba nó kết lại.
Đặc biệt, nó nhớ ba nó
nhất là... “mùi tù”. Cái mùi lạ lắm. Nó ngai ngái, nồng nồng, pha chút ẩm mốc
của quần áo, và cũng dường như không được tắm rửa thường xuyên. Nhưng ba nó nói
với nó, ở trong này cũng quen, không khắc nghiệt quá đỗi đâu. “Mình và mấy đứa
nhỏ an tâm” - ba nó nói với má nó.
Dần dần, nó thay má nó
đi thăm tù! Má nó nói: “Tự tin nghe con!”, khi lần đầu tiên trao giỏ đồ cho nó
tự đi. Nó hiểu ra, tự tin cũng cần được tập luyện. Hèn gì! Má nó đưa nó đi cả
chục lần cho nó quen.
Giờ thì nó hiểu, nó lớn rồi...
Nó cho rằng, nó thật may
mắn, khi những lần nó thay má nó đi thăm ba nó. Những cô chú ở trại giam ngạc
nhiên và dần quen. Sau đó, họ còn dành cho nó cái nhìn thiện cảm, có chú nói
với nó: “Cháu là một đứa con có hiếu” và giúp nó làm thủ tục nhanh chóng để
được gặp ba. Ban đầu nó ghét mấy người bắt ba nó, nhưng nó hiểu nó cần phải hòa
nhã để không gây ác cảm với họ. Sau nhiều lần được giúp đỡ gặp ba nhanh chóng,
nó cảm thấy biết ơn họ.
Tuy vậy, nó vẫn không thích
cái cảnh mỗi tháng đi thăm tù như thế. Nó chờ mùa Xuân. Ba nó nói với nó: “Tết
ba về”, nhưng ngoài cái tết vội vã hồi năm ngoái, nó không thấy ba nó về, mà
lần nào ba nó cũng an ủi nó: “Tết ba về”. Nó chỉ nghe vậy mà không chờ nữa!
Nó cứ thế, mỗi tháng vào
chủ nhật, nó lại thay má nó đi thăm tù...
Mùa xuân chỉ đến với nó
khi những ngày gần 30/4/1975 đến...
Một hôm, chị nó từ bệnh
viện trở về sớm và nói với má nó: Ông bác sĩ trưởng vội vã ra sân bay trên
chiếc xe hơi riêng, nói với những người xung quanh: “có ai đi không thì lên đi
với tôi luôn”. Con nghĩ, hòa bình rồi, về nhà thôi, đi đâu làm gì!.
Má nó cười hiền và đôi
mắt bà ánh lên vẻ hy vọng mang dáng mùa Xuân. Lâu lắm rồi, nó mới thấy má nó
cười như thế. Nó biết, má nó đang chờ anh trai cả của nó từ Côn Đảo trở về...
Lần đầu tiên, sau những
năm tù đày của ba và anh nó, cả nhà nó được quây quần với một cái tết ấm cúng
tuy đơn sơ.
Tuy vậy, không lâu sau,
nó biết đó chỉ là mùa Xuân tạm bợ, bởi ngày 30/4/1975 không mang lại cái kết
thúc có hậu cho gia đình nó...
Nó cứ tưởng mùa Xuân sau
song sắt đối với ba nó, anh nó sẽ mãi chấm dứt từ ngày ấy!
Không, sau đó chỉ vài năm,
cả gia đình nó chợt hiểu ra, không chỉ gia đình nó mà dân tộc này đang tiếp tục
những “mùa Xuân sau song sắt”...
Đảng ta vinh danh... anh hùng
ngụy quân ngụy quyền
Bấm "đọc thêm"
để xem tiếp...
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment