Tượng Lenin bị kéo đổ ở Kiev?
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-01-13
2014-01-13
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của
Bạn
- Email
Bức tượng Lenin tại Quảng trường Độc lập của Kiev đang bị kéo xuống hôm 08/12/2013
AFp photo
Câu chuyện chúng ta bàn tới hôm nay là về một việc xảy ra cách đây vài tuần tại Kiev-thủ đô của Ukraina, trong
đó những người biểu tình đã kéo đổ tượng của Lenin một người đã tạo dựng nên mô hình của chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Báo chí VN đã
có đưa tin này nhưng chỉ trong vài tiếng đồng hồ sau đó họ đã rút xuống.
Hai bạn trẻ tham gia diễn đàn kỳ này là Ngọc, quê ở Vĩnh Long, hiện đang sống ở Sài gòn, và Nhật thì từ Đà Nẵng.
Câu hỏi Diễn đàn Bạn Trẻ đặt ra ở đây là, việc đập phá một cái tượng biểu trưng cho một chế độ cũ đã khá lâu rồi vì Ucraina giờ đây không theo chủ nghĩa cộng sản nữa, theo các bạn nhìn nhận sự việc ấy như thế nào, các bạn cũng biết là ở VN cũng có một tượng Lenin ở Hà Nội?
Ngọc: Có thể là ở Ucraina họ quá phấn khích vì họ đã thoát khỏi chế độ cũ, họ muốn chứng tỏ bằng hành động đập bể tượng để chứng tỏ rằng họ không còn liên
quan gì tới một chế độ đã từng đàn áp người dân của họ, nhưng ở một góc độ nào đó thì sự việc này cũng khá gây sốc vì Lenin là người đã từng sáng lập ra một số chủ thuyết để hướng các bạn trẻ theo đó mà sống tốt hơn, hành động này do đó cũng
khá là sốc đối với những nước đã từng theo XHCN thí dụ như VN.
Kính Hòa: Còn
đối với bạn Nhật thì sao?
Nhật: Theo ý em thì trong một cuộc cách mạng việc lật đổ những giá trị cũ, những giá trị mà đang thống lĩnh xã hội thì việc đó cũng rất là bình thường. Có thể là nếu (ngày xưa) Ucraina làm một cuộc cách mạng mà không theo
chủ thuyết cộng sản hay Lenin thì họ cũng lật đổ những tượng cũ thôi, thì ở đây (bây giờ) thay vì lật đổ những giá trị khác thì họ lật đổ những giá trị của chủ nghĩa CS. Nên em thấy đó cũng là việc bình thường. Thứ hai nữa, em thấy đó cũng thể hiện sự bất lực của họ, do họ muốn dùng hành động này để gửi tới tổng thống Ukraina một thông điệp hơn là hân hoan ăn mừng chiến thắng. Thứ ba theo em thấy hành động đó thể hiện sự bồng bột, vì nếu Ucraina đã thoát
khỏi CNCS thì họ không cần hành động quá mạnh như vậy làm gì, nếu như thấy bức tượng đó không còn giá trị lịch sử văn hóa mỹ thuật gì thì chỉ cần dời nó đi nơi khác, để làm bài học lịch sử như vậy thì quý giá hơn một phút bồng bột lịch sử rất là nhiều. Đó là quan điểm của em.
Ngọc: Đồng ý hành động đó là để phá vỡ chế độ cũ, nhưng nếu như bức tượng đó không còn bất cứ một giá trị văn hóa lịch sử gì thì tại sao hành động của họ lại là đập tượng và đem rao bán
đi, em cảm thấy như họ muốn minh chứng là nó vẫn còn chút giá trị gì đó nên người ta mới rao bán như vậy, chứ nếu đã chẳng còn một chút giá trị văn hóa lịch sử gì hết thì có bán cũng
chả ai mua.
Nhật: Em không rõ lắm tình hình
Ukraina hiện tại, nhưng em nghĩ rằng những người biểu tình họ muốn ra một thông điệp mạnh là họ muốn thoát khỏi sự ràng buộc của những giá trị cũ. Hành động đó thể hiện là những người biểu tình đã rất bực tức, và thất vọng vì đã không đạt được mục tiêu chính trị của họ, vì nếu họ thành công thì họ đã không cần phải làm như vậy.
Kính Hòa: Ví
dụ như một lúc nào đó có những người muốn bỏ cái tượng Lenin ở Hà Nội thì các bạn thấy thế nào?
Nhật: Em nghĩ là nếu họ muốn bỏ thì phải có lý do chính đáng để thuyết phục được người khác thì họ cứ việc bỏ. Còn bức tượng thì không phải sở hữu của bất kỳ ai, việc đối xử với bức tượng cũng giống như đối xử với lịch sử, nếu là em thì em sẽ giữ lại, nếu không phải để ở vườn hoa đó vì giá trị văn hóa mỹ thuật gì đó thì em sẽ đưa vô bảo tàng để con cháu sau này
biết tới một giai đoạn lịch sử VN đã chịu ảnh hưởng của những học thuyết CS, những con người CS nào đó.
Tượng Lenin tại Hà Nội, chụp hôm 07/11/2013.
AFP photo
Ngọc: Em nghĩ nếu như có một ngày người dân Hà Nội bỏ bức tượng Lenin đó thì chắc chắn là cả một nền giáo dục VN sẽ bị bấn loạn, bị dội lắm, vì hiện nay trong các trường đại học sinh viên VN bị bắt buộc phải học chủ nghĩa Mac Lenin,
bức tượng Lenin ở thủ đô Hà Nội như vậy là thể hiện cái ý tôn trọng, VN bây giờ đang đi theo con
đường quá độ XHCN không biết là đến khi nào và có
quá độ được không, nhưng mà cái chủ nghĩa xã hội đó vẫn ăn trong người dân VN quá nhiều người rồi nên ngày VN tháo dỡ bức tượng đó cũng còn hơi xa, với lại lúc đó thì chắc là cả nền giáo dục cũng thay đổi dữ lắm.
Kính Hòa: Nhân
Ngọc nói đến giáo dục thì các bạn thấy cái bài học đó đối với thanh niên học sinh VN có ảnh hưởng như thế nào?
Nhật: Nói về thanh niên sinh
viên VN thì em thấy không có giá trị gì nhiều, vì giáo viên chỉ dạy đối phó, học chỉ là hình thức, học cho có, còn đối với những bạn nào quan tâm tới chủ nghĩa Mác sẽ xem đó như một phần của lịch sử.
Ngọc: Ý kiến của Nhật cũng đúng, vì đa
số các bạn học môn đó chỉ học cho qua, không
quan tâm nhìn nhân gì mấy đến chủ nghĩa đó; còn đối với mấy bạn học ngành khoa học tự nhiên thì sẽ cảm thấy những giá trị đó không bổ ích gì cho bản thân mình, còn
khô khan nữa. Nhưng mà đứng ở một khía cạnh nào đó thì chủ nghĩa Mac-Lenin
cũng hay, tại vì trình độ của em nên em chưa cảm thụ được hết trăm phần trăm về nó, nhưng em cũng hiểu một hai phần nào đó và em thấy nó cũng hữu ích nếu mình áp dụng vào cuộc sống.
Nhật: Ngọc có nói về yếu tố tùy theo ngành
mình học nữa. Em học về kỹ thuật nên học môn đó không nhiều như các bạn bên Xã hội nhân văn.
Kính Hòa: Câu
hỏi cuối cùng: Vì báo chí ở VN đã đưa tin về việc đập phá bức tượng, sau đó lại gỡ đi. Và sau đó có
một vị tiến sĩ ở Hà Nội là ông Vũ Minh
Giang có nói rằng, hành động đó của những người ở Ukraina như vậy là sai, và ông
nói rằng ở VN vẫn còn nhiều người yêu mến ông Lênin… các bạn thấy thế nào?
Ngọc: Em nghĩ rằng, ở VN chỉ có một đảng thôi, họ sẽ chắt lọc những thông tin cần công bố, hoặc sẽ giữ lại những thông tin gây ảnh hưởng tâm lý người dân, họ làm như thế cũng là có suy
nghĩ riêng của họ, có thể là họ muốn giữ lại những hình ảnh đẹp về Lenin, giữ lại hình ảnh rằng người dân ở các quốc gia khác vẫn còn yêu mến Lenin, nếu họ tung tin này ra
thì ở VN sẽ có những người có những cách nhìn khác, sẽ có những người lây theo tư tưởng khác. Nói về vấn đề này em thấy cũng khá là nhạy cảm, còn ở VN thì cũng có bưng bít thông tin,
có nhiều chuyện phải đọc báo quốc tế như BBC thì mới biết, còn đọc báo mạng trong nước thì không bao giờ biết.
Nhật: Chuyện bài đăng xong rồi gỡ xuống cũng đã từng xảy ra, không biết là ở bên tron g như thế nào, chắc cũng phải có vấn đề gì đó nên họ mới hành động không nhất quán như vậy. Còn về nhận xét của ông TS Vũ Minh Giang thì nếu bác cho đó là
sai thì đó là quan điểm riêng của bác thôi, còn việc đập tượng theo em là hành
động phá hoại, phá hoại của công, của tập thể; xét về mặt pháp lý thì nó
sai nhưng để phục vụ mục tiêu của một nhóm người làm cách mạng thì họ có thể chấp nhận để đạt được điều gì đó.
Kính Hòa: Còn
cái vấn đề ông Vũ Minh Giang nói rằng hiện nay ở VN vẫn còn nhiều người yêu mến ông Lenin thì
các bạn nghĩ sao?
Nhật (cười): Em nghĩ là, ở VN nhiều người còn không biết ông Lenin là ai.
Họ biết rất là mơ hồ về Lenin, họ chỉ biết Lenin là một lãnh tụ CS, chứ họ không rõ Lenin
làm gì, nói gì, viết gì, họ không quan tâm.
Kính Hòa: Có
phải vậy không Ngọc?
Ngọc: Đó là một ý kiến hết sức chủ quan của ông VMG thôi, vì có thể là ông rất yêu mến Lenin; và đa số những người dân Hà Nội, những người theo chế độ cũ hồi xưa họ cũng yêu mến Lenin, và họ muốn áp đặt là tất cả những người dân VN đều yêu mến ông Lenin. Chứ em thấy hoàn toàn không phải là vậy, ở VN thì em thấy người ta biết đến và biết ơn bác Hồ cũng chỉ là vì qua những bài học lịch sử này kia thôi, chứ còn về Lenin thì cũng chưa chắc là người ta đã biết.
Kính Hòa: Các
bạn nghĩ gì về việc không minh bạch thông tin, mà theo như Ngọc nói lúc nãy là
do chỉ có một đảng cầm quyền cho nên người ta mới hạn chế như vậy?
Nhật: Quyền được thông tin là quyền của một cá nhân, thì nếu cái quyền đó không được thực thi thì nó sẽ ảnh hưởng…
Ngọc: Việc đó chỉ có giá trị rất là nhất thời, vì về lâu dài cây kim trong bọc cũng sẽ có ngày lòi ra.
Thông tin bây giờ nó đi rất là nhanh, họ không chỉ đọc báo ở VN mà đọc cả báo ở nước ngoài, nếu cứ tiếp tục như vầy thì người ta sẽ không tin tưởng vào đảng nữa, không tin vào nhà nước, không tin chính quyền nữa…
Nhật: Nếu báo mà không
cung cấp thông tin mà độc giả cần, thì họ sẽ đi tìm nguồn thông tin nào mà
cung cấp thông tin mà họ muốn biết thôi.
Kính Hòa: Xin cảm ơn hai bạn đã tham gia Diễn đàn Bạn Trẻ ngày hôm nay.
Kính Hòa rất vui mừng đón nhận mọi bạn trẻ Việt Nam từ khắp năm châu tham
gia Diễn đàn bạn trẻ. Các bạn có thể gửi yêu cầu tham gia Diễn đàn cùng với địa chỉ email, số điện thoại liên lạc đến kinhhoa@rfa.org
hoặc vietweb@rfa.org
hay có thể gọi vào hộp thư thoại tại số: 202-530-7775.
Kính Hòa sẽ liên lạc ngay với các bạn.
Tạp chí Diễn Đàn Bạn Trẻ xin tạm dừng nơi đây. Hẹn gặp lại các bạn vào tuần sau. Kính Hòa
chào tạm biệt.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment