Để chuyển đổi thể chế một cách ôn hoà
Vì nhiều lý do, báo Tuổi Trẻ tường thuật buổi tọa đàm ngày 4/1 về Thông điệp của Thủ tướng quá ngắn gọn không nói được những điều cần chuyển tải như ý kiến rất thẳng thắn của của GS Hoàng Tụy và ông Trần Đức Nguyên (cựu Trưởng ban nghiên cứu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải). Được sự đồng ý của hai ông, BVN xin công bố những ý kiến tâm huyết này.
Tựa đề của BVN.
Hoàng Tụy:
1) Trong tình hình hiện nay, dù sao bản thông điệp này cũng là một tiến bộ. Nhưng do kinh nghiệm thời gian qua, nhiều người chưa tin ở tính khả thi của thông điệp, thậm chí chưa tin ở sự thành thật, thực tâm của tác giả thông điệp. Vậy Thủ Tướng cần có hành động cụ thể đi kèm để chứng tỏ thực tâm của ông, và chứng tỏ ông có đủ năng lực và dũng khí thực hiện thông điệp này.
2) Xã hội VN hiện nay đang trong
tình trạng trì trệ kẹt cứng kéo dài, muốn thoát ra khỏi thế đó cần một xung lực mạnh, một cú hích mạnh vào một điểm cốt tử. Trong hệ thống này nhìn vào
đâu cũng thối nát, cú hích tốt nhất để gây được niềm tin là từ bỏ độc tài, từ bỏ đàn áp, tôn trọng nhân quyền, tôn trọng quyền tự do ngôn luận, thả ngay một số người đang bị giam giữ chỉ vì chính kiến khác.
Làm được điều này thì không khí chính trị sẽ khác hẳn, từ đó mọi việc cải cách khác sẽ dần dần bớt lực cản, người dân sẽ có cơ sở để tin các vị bắt đầu muốn thay đổi thật sự hay nói đúng hơn, xu hướng cấp tiến trong lãnh đạo bắt đầu thắng thế. Còn không thì mọi lực cản vẫn còn nguyên, người dân một lần nữa sẽ càng mất lòng tin hơn.
Hình như trong bài tường thuật của Tuổi Trẻ về buổi họp ý kiến của tôi ít được chú ý. Nhưng tôi vẫn tin đó là cách
duy nhất để ra khỏi bế tắc một cách ôn hòa.
Trần Đức Nguyên:
Chúng ta đều mong muốn chuyển đổi thể chế chính trị, dân chủ hóa đất nước một cách ôn hòa; đó
cũng là nguyện vọng chung của nhân dân. Theo con đường đó, có mấy yếu tố quan trọng :
1/ Các nhân tố tích cực trong giới cầm quyền. Nhân tố ấy gồm con người và quan điểm, ý kiến. Không vội vàng đánh giá
con người vì đó là điều khó nhất trong mọi sự đánh giá. Chưa thể kết luận về con người nhưng quan điểm, ý kiến lợi cho dân, cho nước thì ủng hộ quan điểm, ý kiến ấy. Vì thế tôi rất muốn biết Thông điệp đầu năm là của riêng Thủ tướng hay có sự đồng thuận ở mức nào của những nhà lãnh đạo chủ chốt?
2/ Các hoạt động thúc đẩy quá trình dân chủ hóa phải dựa vào Hiến pháp và luật pháp, kể cả ý kiến của những người lãnh đạo, như những điều Thủ tướng nêu trong thông
điệp.
3/ Một giải pháp quan trọng theo tinh thần này, là kịp thời lên tiếng để chuẩn bị cho cuộc bầu cử QH khóa tới có được nhiều đại biểu thực sự của dân và một Quốc hội chuyên trách.
4/ Sự chuyển đổi ôn hòa không thể diễn ra tức khắc mà phải đi từng bước.
Có một khâu đột phá mà anh Hoàng
Tụy đã nhấn mạnh: trả tự do cho những người phát biểu chính kiến một cách ôn hòa nhưng bị bắt giữ; đó là biện pháp quan trọng và cấp bách để tạo lòng tin trong
dân. Tôi đồng tình. Đây là một biện pháp không tốn kém. Tôi nghĩ biện pháp này có ý nghĩa lớn, nhưng nếu thực hiện cũng mới là một bước của quá trình chuyển đổi thể chế.
H.T – T.Đ.N.
Các tác giả trực tiếp gửi cho BVN
Thông báo về lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm
Hoàng Sa
No-U FC
Hoà chung không khí tưởng niệm của nhân dân Việt Nam trên toàn thế giới.
Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Dựa trên quyền con người cơ bản là quyền tự do bày tỏ quan điểm, bao gồm quyền tự do bày tỏ lòng yêu nước, tự do thờ phụng và tưởng nhớ những chiến sĩ đã hi sinh bảo vệ Tổ quốc.
Với thực tế không thể chối cãi là Trung Quốc đã xâm lược, chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và đang
tiếp tục gây hấn, xâm lấn và thôn tính nước ta một lần nữa.
Chúng tôi kêu gọi đồng bào hãy tham
gia Lễ tưởng niệm 40 năm ngày
Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa 17-19/01/1974!
Thời gian: Từ 8h30 – ngày 19/01/2014
Địa điểm: Tại tượng đài Lý Thái Tổ – Hồ Gươm – Hà Nội
Hãy đến với chúng tôi để chứng tỏ với cộng đồng quốc tế Hoàng Sa mãi mãi là của Việt Nam, để tưởng nhớ các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc và để khẳng định chúng ta không
sợ hãi trước bất kỳ sự đe doạ nào khi bày tỏ lòng yêu nước của mình!
Đề nghị UBND thành phố Hà Nội cùng các lực lượng chức năng đảm bảo an toàn cho buổi lễ, không tổ chức lễ hội, hát hò, vui chơi thể thao trong khu vực quanh Hồ Gươm và không cản trở, gây khó dễ cho những người tham gia buổi tưởng niệm này.
17-19/01/1974 – Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa
Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên!
Anh em No-U Hà Nội
Trân trọng kính báo!
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment