Friday, January 17, 2014

Tham nhũng, chống tham nhũng và thể chế

Tham nhũng, chống tham nhũng và thể chế

Phỏng Vấn Nhà Hoạt Động Dân Chủ Đỗ Thị Minh Hạnh

Góp lời: Tất cả nằm trong hai chữ “thể chế”!
Nó được nhắc tới 12 lần trong bản “Thông điệp đầu năm của Thủ tướng, và 21 lần trong bài này, nhưng lại chỉ đem tới cho người đọc một dấu hỏi lớn: “thể chế”, “thể chế chính trị”, “thể chế kinh tế”  là cái gì? “Đổi mới”, “hoàn thiện” nó có nghĩa là gì?
Xin được nói thẳng ngay cho dễ hiểu rằng, “thể chế chính trị” hiện nay của VN là “Đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo tuyệt đối” (thậm chí “vĩnh viễn”, như phát ngôn của vài vị lãnh đạo). Còn “thể chế kinh tế” là “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.

Thủ tướng thì muốn “hoàn thiện thể chế” , nhưng xin thưa là không phải “thế chế chính trị”, mà là “thể chế kinh tế”, và “hoàn thiện” thôi, chứ đừng tưởng là “cải cách”, là “cách mạng” nhé! Vậy là rõ, ông chấp nhận “thể chế chính trị” hiện nay, và coi “thể chế kinh tế” kiểu “định hướng XHCN” mà cái thể chế chính trị kia đẻ ra là chấp nhận được rồi, giờ chỉ cần “hoàn thiện” thôi (Xin trích: “…hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa). Đồng thời, ông cũng ám chỉ là cái nền kinh tế lụn bại, điêu tàn mà suốt một nhiệm kỳ rưỡi qua ông lãnh đạo thì thủ phạm là cái thằng “thể chế kinh tế”, vì nó chưa được “hoàn thiện”.

Làm sao ông Thủ tướng lại dám nói trái với bản Hiến pháp mới vừa được thông qua, có hiệu lực ngay ngày ông đưa ra bản “Thông điệp” làm nức lòng nhiều người. Trong cái Hiến pháp đó, “thể chế chính trị” và “thể chế kinh tế”đã được đổ khuôn chắc nịch rồi, kẻ nào trong hệ thống ngo ngoe muốn “cải cách” nó sẽ tiêu ma sự nghiệp chính trị ngay.
Ấy vậy mà lối “chơi chữ” rất đơn giản đó của Thủ tướng cũng đã làm lóa mắt, hớp hồn không ít vị trí thức gạo cội, cả bị lạc hướng khi chỉ bàn tới chuyện “nói và làm” (Khá khen cho người chắp bút!). 
Thế còn tác giả bài này thì đi theo hướng khác, ông quan tâm “thể chế chính trị” cơ, nhưng … với 21 lần nhắc tới nó, mà cũng không nói ra được nó là cái gì, không rõ được rằng: cái “thể chế chính trị” độc đảng kia chính là thủ phạm của “tham nhũng”, làm cho công cuộc “chống tham nhũng” chỉ như trò té nước ao bèo thôi. Còn dân dã hơn thì như câu nói trong bài viết của một độc giả mới đăng trước đây ít phút “Bắt cọp coi chừng bóp … c.!”.

Lại hy vọng “đón nhận” một “vị anh hùng”, rằng “ai có thể bước lên, dẫn đầu cho công cuộc đổi mới?”  Cứ mãi “ngước lên”, mãi mong chờ vào những màn chơi chữ, e là coi nhẹ những bước đi thầm lặng bên dưới, của hàng triệu người dân nước Việt. 

Cũng như nhiều tác giả trong các bài viết ngợi khen bản “Thông điệp” của Thủ tướng, việc “bám” vào mấy chữ “thể chế” kia mà không mổ xẻ cho nó ra ngô ra khoai, thậm chí cả lẫn lộn rất lạ khi đưa ra khái niệm “dân chủ hóa thể chế”, … thì thật nguy hiểm. Khác chi đàn gà, vừa bị nhốt lại vào một cái chuồng mới, kiên cố, chật hẹp hơn, thay vì được thả ra vườn như mới tưởng bở, thôi thì kêu gọi … “thoải mái hóa” trong đó cũng được!

Nhưng dù sao thì nói đi, cũng cần nhìn lại, cú “đột phá” mới thấy hôm qua về việc Thủ tướng bất ngờ thông báo hoãn khởi công nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận tới năm 2020, cũng là một minh chứng cho những cố gắng của ông làm được cái gì đó … là lạ thu hút dư luận, nhưng sẽ dễ bị “kẻ xấu” cho đó là thủ đoạn chính trị?
BT
17-01-2014
Hạ Đình Nguyên

Cần phải thừa nhận và nói thẳng, nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt. Và người dân cần xem đó là một việc bình thường, như nó phải có trong bất cứ một xã hội nào. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nên công khai rằng đó là sự thật, là quy luật của mâu thuẫn mà lý luận “biện chứng” hằng nêu lên, không cần phải giấu giếm che đậy nữa.

Vả lại, sự thừa nhận và công khai cuộc đấu tranh nội bộ giữa những khác biệt về đường lối trong Đảng, cũng như cái nhìn khách quan và sáng suốt của dân chúng trên cơ sở lợi ích quốc gia, sẽ là một bước nâng cao trình độ xã hội về tính minh bạch, vốn là yếu tố quan trọng của một thể chế dân chủ văn minh. Người dân sẽ được phục hồi lại ngôi “chính chủ” của mình, để theo dõi và có trách nhiệm với mọi biến động, biến chuyển của đất nước.

Hai con, một mẹ!
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng, dưới mắt dân chúng, tự bộc lộ là cuộc đấu tranh giành quyền lực của các thế lực lợi ích, nó không hứa hẹn một nội dung đổi mới nào, mà chỉ nhằm duy trì thể chế nhiều khuyết tật hiện tại, đích đến cũng là sự “ổn định” màu mỡ, với tư duy “sổ hưu” là thứ triết lý rất thiển cận làm đại biểu.
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong nội bộ “Nhà nước-Đảng” đang diễn ra quyết liệt. Vì tính nghiêm trọng của nó là có hệ thống, được nương tựa vào cơ chế luật pháp một chiều, cùng các chủ trương, chính sách chủ quan, hẹp hòi và không công bằng…, nên đã hoành hành và tàn phá xã hội một cách bạo liệt, như cơn bão dữ kéo dài hàng thập kỷ. Không ai chịu nổi, đặc biệt là trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa!

Tham nhũng đã làm cho xã hội suy yếu và tụt hậu. Đấu tranh chống tham nhũng lại có thể đưa Nhà nước-Đảng đến hậu quả bất ổn, khó lường cho sự “ổn định” đang rất bấp bênh, thiếu nền tảng này, vốn xuất phát từ bản chất của thể chế. Nhưng không vì mục tiêu “cục bộ” mà cuộc chống tham nhũng có thể dừng lại, bằng cách thu xếp, thỏa hiệp nội bộ; để rồi sau đó, một thế lực mới lên nắm quyền thế chỗ, tham nhũng lại xuất hiện như con hổ đói sẩy chuồng. Như thế, sẽ không bao giờ xây dựng được niềm tin trong nhân dân, dù phe này hay phái kia thắng thế. Mặt khác, nó tạo nên một bối cảnh tiêu cực, triền miên mâu thuẫn nội bộ, và gây ô nhiễm cho các thế hệ lãnh đạo kế tiếp, đất nước tiếp tục quay vòng trong cơn bụi cát, tích lũy sự bất mãn trong nhân dân.

Quyền làm chủ của nhân dân là sự phán xét công bằng cho cuộc đấu tranh của các xu hướng, dù chỉ trong một Đảng.

Thật là vô nghĩa, nếu chống tiêu cực chỉ để củng cố thể chế cũ, bằng những con người mới, với ảo tưởng có tính lừa mị rằng họ là những bậc thánh, anh minh và tự trong sạch do Đảng tuyển chọn. Lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam là một minh chứng sống động về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Không thể phủ nhận mặt tích cực với những hy sinh cao cả trong quá trình chống ngoại xâm giành độc lập, cũng không thể không thừa nhận mặt tiêu cực và sự hạn chế tầm nhìn của nó về các mặt trái trong chiến tranh và sau chiến tranh. Nó cũng bộc lộ trong 40 năm đi qua trong “chiến thắng”, đã phơi bày những “thất bại” căn bản ra sao, trong xây dựng và đổi mới, đưa đất nước đến tình trạng hôm nay, mà một vị lãnh đạo đã so sánh “hơn cả những lúc khó khăn nhất trong quá khứ” (Chủ tịch nước Trương Tấn Sang)!

Sự khác biệt to lớn và bất ổn về cơ chế trong chiến tranh được áp dụng là thể chế trong hòa bình, với não trạng đầy nếp nhăn bảo thủ, hãnh tiến và mưu mẹo trong cai trị bạo lực, một cuộc bon chen vật chất đến thảm hại trong chính bộ máy Nhà nước-Đảng. Lật lại những trang ghi chép, và các hồi ký vào thời kỳ trước, những đòi hỏi hợp lý của những người đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn, khác với “cơ chế hiện hành”, đều được đáp trả bằng cách cay nghiệt và nhẫn tâm. Và cả những sự kiện sau ngày hòa bình thống nhất (thí dụ vụ Thái Bình, và…) cũng không khác nhau bao nhiêu về những đòi hỏi, cũng như cách đáp trả.

Những đòi hỏi hôm nay đều không mới, vẫn là nguyện vọng của toàn dân và các thế hệ đã ra đi, đó là cốt lõi của Hiến pháp 1946, với sáu chữ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc, là những bước thực hiện cụ thể những điều trong Hiến pháp ấy.
Tham nhũng là sự kiện đang diễn ra, chính là bản chất, đồng thời là một yếu tố cấu thành của một thể chế, gọi theo cách lịch sự, công khai là một thể chế “chưa hoàn thiện”, dù đến cuối thế kỷ! (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng)
Tham nhũng và chống tham nhũng là hai con, sinh ra từ một mẹ, là thể chế.
Chống tham nhũng thôi, tức chỉ để đòi lại tiền bạc đã mất, và thay người đã lấy? Đó là tất cả ao ước của nhân dân sao? Nó làm thỏa mãn và lấy được lòng nhân dân sao?
Cụ già mù Nguyễn Đình Chiểu đã thác lời nhân vật: “Tiên rằng đem bát nước đầy / Đổ ngay xuống đất hốt rày sao xong?” (Lục Vân Tiên). “Hốt nước” chỉ là động thái bày tỏ “thiện chí” hối lỗi. Nhưng hốt nước bằng tay này, thì đổ nước bằng tay kia. Giá trị tinh thần và giá trị của niềm tin có thể mất đi, nhưng khó lấy lại được. Nó không thể là những vũ điệu của thể chế, được trình diễn để làm hoa mắt nhân dân, hay là những màn kịch mị dân. Đấu tranh chống tham nhũng là quyết liệt, nhưng nó đang che lấp điều cốt lõi quan trọng hơn.

Cuộc chống tham nhũng và tham nhũng, đã chứng minh rằng con virus tham nhũng đã được cài đặt vào hệ thần kinh não của “Nhà nước-Đảng”, một mạng nhện bất hảo phủ lấp bộ máy từ trung ương đến địa phương. Tòa án có thể làm trong sạch hóa bộ máy, hay “tẩy não” từ mỗi con người ư? Những nhà đạo đức nói, mỗi con người đều có Phật trong tâm, có Chúa trong tim, nhưng chỉ vì “vô minh” che lấp, hay “quỷ dữ” thao túng. Các nhà khoa học nói khác, virus tham nhũng được sinh ra từ thể chế chính trị, nó tiêu diệt tế bào lành mạnh, tạo nên những khối u. 

Một hệ thống bộ máy tư pháp đồ sộ, từ cao đến thấp, với những chánh án, thẩm phán, luật sư, và các thứ…, kể cả bộ máy an ninh hùng hậu, chỉ dùng để cắt khối u, và cũng loanh quanh đâu đó, ngày đêm bên những khối u đang được tạo nên. Cắt không hết, không kịp, bằng chứng là những núi hồ sơ ở các địa phương và trung ương, tồn đọng mỗi ngày càng cao lên. Thật là vô ích, vì tốc độ sinh sôi nảy nở nhanh chóng, ngày càng tinh vi, tính kháng thuốc ngày càng mạnh, của loại virus đã được trui rèn, đang bám trụ kiên trì trong một thể chế màu mỡ của chúng.

Cũng vô nghĩa như những kẻ lui cui lo be bờ ngăn nước, thì những kẻ khác xả lũ cho nước chảy xiết hơn. Những cái đầu có ý chí lành mạnh trong bộ máy chắc không khỏi chán chê về việc làm vô nghĩa của đời mình. Hay là họ sẽ tự đầu hàng, buông xuôi, hoặc là thỏa hiệp với dòng nước trôi? Những tế bào lành mạnh tiếp tục bị bao vây, khoanh vùng và bị giết chết.

Tham nhũng, chống tham nhũng đều là vấn đề thể chế.
Người ta mong muốn một sự đột phá từ tư duy và nhân cách, xuất hiện trong giới lãnh đạo. Vượt lên trên “tham nhũng và chống tham nhũng”, không có nghĩa là bỏ qua, nhưng là đặt tầm nhìn về tiến trình thay đổi thể chế, vốn là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Các quốc gia từng mang tên chủ nghĩa xã hội, đã đồng loạt chứng minh, rằng, thì, là nó lạc hậu!
Do đó, đất nước đang đòi hỏi sự đổi mới thể chế, dân chủ hóa thể chế, đó là nguyện vọng lớn lao và cấp bách nhất hiện nay.
Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Dũng đã bộc lộ yêu cầu cấp thiết của lịch sử là đổi mới thể chế, khôi phục quyền làm chủ của nhân dânxóa bỏ độc quyền trong kinh tế…, tạo nên sự quan tâm đặc biệt và rộng rãi trong dư luận.
Dư luận cũng bày tỏ sự hoài nghi giữa nói và làm, hoặc sẽ làm theo một nội dung mà các từ ngữ tốt đẹp nói trên không hàm chứa. Làm gì có một thứ nội dung khác nội dung mà nhân loại đã đạt được, có tính phổ quát và được khẳng định trên toàn cầu, về quyền làm chủ của nhân dân – đó là một xã hội dân sự. “Quyền làm chủ của nhân dân và một nhà nước pháp quyền là một cặp song sinh!” (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng).
Cũng không loại trừ trường hợp “lực bất tòng tâm”, nếu là thực tâm, bởi sức đeo bám quá bền bỉ của “thế lực lợi ích”, bởi sự cột trói quá chặt chẽ của “thế lực bảo thủ” về mặt tư duy lẫn quyền lợi riêng, kể cả ảnh hưởng của “hơi hùm” phả xuống từ phương bắc.
Mọi hoài nghi đều có cơ sở.
Nhưng còn vai trò của nhân dân? Ý chí và bản lãnh của dân tộc?

Truyền thống Việt Nam không theo thuyết hoài nghi, hoặc chủ nghĩa định mệnh!
Việt Nam có một lịch sử, đã từng tồn tại như một quốc gia không kém cỏi gì.

Nhưng lịch sử rất vẻ vang trong sự nghiệp chống ngoại xâm sẽ chỉ là đống tro tàn, nếu không làm cho đất nước phát triển kịp thời đại. Bởi thế và lực ngày nay đã khác, và một thời đại đã khác. Sự đổi mới thể chế là hoàn toàn có thể, và phải quyết tâm đi tới.
Trong và ngoài các khuôn mặt lãnh đạo hiện nay, hoặc từ trong u minh của lịch sử, ai có thể bước lên, dẫn đầu cho công cuộc đổi mới?

Người đó sẽ được đón nhận là vị anh hùng!

Làm anh hùng trong chiến tranh giành độc lập, cần trái tim biết hy sinh.
Làm anh hùng trong đấu tranh xây dựng dân chủ, cần trái tim hòa bình, trái tim thông minh và một nhân cách.
Nó sẽ làm sống dậy sức mạnh của dân tộc và được sự cổ vũ của thời đại. Nó không cần bạo lực, không cần mưu mẹo, không cần một học thuyết nào cả, nó chỉ cần kế thừa những gì mà nhân loại đã đạt được…
Minh Trị Thiên Hoàng đã là như thế với nước Nhật. Ấn Độ có Mahatma Gandhi, Hoa Kỳ có Abraham Lincoln, Nam Phi có Nelson Mandela, Myamar có Aung San Suu Kyi, Thein Sein… Trái tim và nhân cách của họ đã hướng dẫn họ. Không so sánh, không mặc cảm – đó là những tấm gương hiện thực có thể noi theo.

Quanh quẩn trong ao bèo?
Xin hỏi Giáo sư Đỗ Quang Hưng – thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, cơ quan tư vấn về đường lối, sách lược chính trị cho Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản: Đổi mới thể chếkhông lúc này thì lúc nào?Có lẽ, trong hàng cố vấn cao cấp, tiếng nói của Giáo sư Đỗ Quang Hưng như sóng gợn trong ao bèo, rất thong dong mà hoành tráng trong cái khuôn đúc ra mình.
Là Chủ nhiệm Bộ môn Chính trị Quốc tế, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo sư trả lời phỏng vấn của BBC:
-“Về lô-gic chính trị, có tính của thời đại nữa, tôi nghĩ rằng sẽ đến một lúc nào đó, tôi chưa biết là lúc nào, thì chắc chắn phải nghĩ đến điều đó, về lập hội đoàn….

-Như chưa cho (phép) báo tư nhân chẳng hạn, tôi nghĩ cũng có cái hợp lý của nó. Đến một lúc nào đó người ta không phản ứng cái lô-gic đó thì đến lúc nào đó nó sẽ có, nhưng câu chuyện có thể là của sắp tới chẳng hạn, tương tự như vậy với các vấn đề khác.

-“Nhưng mà trong cấu trúc quyền lực cũng như đặc tính của thể chế chính trị của Việt Nam, người ta đã chấp nhận cái đó, thì cái hệ luận của nó là vẫn là như thế thôi, vẫn phải chịu như thế, vẫn phải chịu một sự lãnh đạo.

-Còn khi đặt vấn đề về quân đội trong vai trò tương quan đối với Đảng, thì có thể ở một thể chế chính trị khác, nó đương nhiên nó lại không phải như vậy.
- “Với cấu trúc quyền lực như thế này, người Việt Nam vẫn chấp nhận cấu trúc quyền lực như thế này, thì việc liên quan đến quân đội như thế cũng dễ hiểu.” (xem ở đây)

Tuy Giáo sư có chức danh lớn nhưng ít người được nghe tên tuổi, và cũng khó mà hiểu được Giáo sư cố vấn thế nào cho Đảng, cả các sinh viên sẽ học ra sao trong bộ môn của Giáo sư. Còn tôi, tôi tin chắc Giáo sư là một sản phẩm hoàn hảo, “có tính của thời đại nữa  nhất là về lô-gic chính trị”.
Ngồi nhìn lục bình trôi lên trôi xuống từ cái góc sông Sài Gòn, tôi mốn gởi thương cảm đến Giáo sư, đến sinh viên của Giáo sư, và cả cái “Hội đồng lý luận” của Giáo sư, mà thấy quẩn chân, lại vừa áy náy, về cái “lý luận” của Hội đồng.

Quả sung sẽ rụng, đương nhiên, nhưng chưa biết lúc nào, khi đó nó sẽ rơi xuống đất!
Đúng quá, thưa Giáo sư, vậy là chúng ta hãy cùng “ngồi chờ sung rụng” và ngắm “lục bình trôi sông”!
H. Đ. N.



Phỏng Vấn Nhà Hoạt Động Dân Chủ Đỗ Thị Minh Hạnh

Điều Trần về Nhân Quyền tại Quốc Hội Hoa Kỳ

Thiên Đường Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam

Giữa đêm đông rét buốt, đường phố Hà Nội vắng tanh. Cái lạnh thấu xương, lạnh cắt da cắt thịt của đợt rét đậm, với nhiệt độ ngoài trời ban đêm dưới 10 độ C, khiến mọi người hạn chế tối đa ra đường, yên vị trong những căn nhà ấm cúng.

Thế nhưng, dưới nhiều mái hiên, trong một vài cây ATM, trên ghế đá vườn hoa… nhiều người vô gia cư đang phải co ro nằm đó giữa đêm đông sương gió. Tấm chăn rách nát, mảnh áo mưa mỏng manh chẳng thể giúp họ chống lại những cơn gió rét buốt và màn sương đêm lạnh đến tê tái.

Những thân hình ốm yếu run rẩy, những tiếng rên khe khẽ mỗi khi có một cơn gió ùa tới.
Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 1
Nhiều người vô gia cư co quắp trong giấc ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội.

Vì nhiều lý do khác nhau, những người vô gia cư nghèo khổ, đáng thương này không thể có cho mình một chỗ trú ngụ ấm áp mỗi khi đêm về. Những mái hiên rộng, những trạm ATM có cửa kính kín chẳng khác gì khách sạn 5 sao đối với họ. Nhiều người không may mắn còn phải trải tấm nilon để ngủ ngay trên vỉa hè, dưới những tán cây chẳng đủ ngăn sương đêm.

Giữa chốn thành thị giàu có, phồn hoa, vẫn còn những mảnh đời bất hạnh như thế, khiến nhiều người không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh người vô gia cư vất vưởng ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội.
Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 2
Nhiều người nằm ngủ ngay trên vỉa hè gần Hồ Gươm.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia
 cư  ngủ trên vỉa hè giữa    đêm    đông Hà Nội 3
Tháp Hòa Phong bên Bờ Hồ là một nơi ngủ quen thuộc của nhiều người vô gia cư mỗi khi đêm xuống.

Rớt nước mắt trước cảnh người    vô gia cư    ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 4
Người phụ nữ co ro ngủ trên vỉa hè.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 5
Cụ bà cô đơn ngồi ở một góc đường Đê Tô Hoàng.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 6
Không chăn, không chiếu, cụ vất vưởng trong giấc ngủ giữa đêm đông.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 7
Ông Nguyễn Văn Thịnh (56 tuổi) đã phải ngủ trên vỉa hè trước một ngôi chùa trên phố Hai Bà Trưng suốt hai năm qua.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 8
Đêm nay, ông trằn trọc mãi không ngủ được, vì lạnh và vì mơ về một mái nhà ấm áp.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 9
Một người phụ nữ buôn bán nhỏ may mắn tìm được chỗ ngủ trong một trạm ATM.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 10
Đối với những người vô gia cư, những cây ATM có cửa kính chẳng khác nào khách sạn 5 sao.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 11

Rớt nước mắt trước  cảnh
 người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 12
Co ro ngủ vì không có chăn đắp.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 13
Một người quét rác ngủ trên vỉa hè.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 14
Co quắp dưới mái hiên.

Rớt nước mắt trước
 cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 15
Người đàn ông này không có nổi manh chiếu, tấm chăn khi ngủ trên vỉa hè. Tấm áo mưa mỏng manh chẳng đủ che gió.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 16

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 17
"Túp lều" tự tạo của một người ngủ trên ghế đá vườn hoa Lê-nin.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 18
"Ngôi nhà ấm áp" trên vỉa hè.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 19

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 20
Một cụ ông ngủ ngoài trời lạnh.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa  đêm đông Hà Nội 21
Người đàn ông giật mình tỉnh giấc giữa đêm đông.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 22
Mảnh đời bất hạnh.

Rớt  nước mắt trước cảnh người       vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 23
Những hình ảnh khiến nhiều người rớt nước mắt khi chứng kiến.


Thỉnh nguyện thư gửi Liên hiệp quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa  

Việc thu thập chữ ký chỉ có thể diễn ra trong thời gian ngắn đến 19/1 nên mời các bạn ký tên và phổ biến rộng rãi nhất và sớm nhất. Xin cảm ơn!
Tin t ừ  VOA hôm  nay 13.01.2014
Xin bà con cô bác đọc bài này, nhấn vào hàng chư xanh đậm và ký tên.
Kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa 1974, hàng ngàn người Việt trong và ngoài nước ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi Liên hiệp quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và tố cáo Trung Quốc đánh chiếm quần đảo này trái phép.

Bức thư vừa phổ biến trên trang Quỹ Nghiên cứu Biển Đông qncbđworpress.cọm trình bày cụ thể các dẫn chứng lịch sử, kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ luật quốc tế bằng cách đưa tranh chấp ra Toà án Quốc tế phân định.

Những người ký tên trong thư chất vấn rằng nếu Trung Quốc có đủ bằng chứng về chủ quyền Hoàng Sa như những lời tuyên bố của Bắc Kinh lâu nay thì không có lý do gì khiến Trung Quốc luôn phản đối hoặc cản trở đưa vụ việc ra giải quyết minh bạch, công bằng tại một toà án quốc tế.

Thư lên án ‘hành động quân sự của Trung Quốc năm 1974 xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa rõ ràng đã vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng những biện pháp hoà bình

Thư nói ngày 191/ năm nay cũng cơ hội để thế giới nhìn lại trận hải chiến Hoàng Sa cách đây 4 thập niên và là dịp để Trung Quốc ‘có thể sửa chữa sai lầm của mình trong quá khư'.

Một người ký tên trong thỉnh nguyện thư, blogger Lê Anh Hùng, nói bức thư dù không mang tính chính phủ hay tổ chức nào, nhưng giá trị của nó là những tiếng nói thổn thức của người dân Việt Nam trong và ngoài nước:

"Đây là hành động theo kênh dân sự. Điều này một là thể hiện tinh thần trách nhiệm của người dân Việt Nam trong và ngoài nước, hai là qua đó để đánh động chính phủ Việt Nam buộc họ phải hành xử theo cách mà chính phủ Philippines đang làm với Trung Quốc."

Anh Hùng nói dù bức thư có mang lại hiệu quả mong đợi hay không, điều quan trọng đối với anh là:

"Dù có hay không đây cũng là một bước tiến quan trọng và đáng khích lệ trong công cuộc đấu tranh đòi lại chủ quyền Hoàng Sa từ tay Trung Quốc."

Thư được gửi đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ban Pháp quyền Liên Hợp Quốc, Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế và Toà án Công lý Quốc tế.

Thời hạn chót thu thập chữ ký là đến 191/, ngày kỷ niệm đúng 4 thập niên trận hải chiến Hoàng Sa giữa hải quân Việt Nam Cộng hoà với hải quân Trung Quốc dẫn tới việc Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát toàn bộ Hoàng Sa.

Tính đến tối ngày 13/1 đã có hơn 3.500 người Việt trên khắp thế giới ký vào thỉnh nguyện thư trên mạng, trong số này có Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu.

Best Regards,

Hiep Vo
Avibank Mfg., Inc.




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link