Friday, March 14, 2014

NƯỚC NGA VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG UKRAINE



From: anh truong <
Date: 2014-03-13 19:08 GMT-07:00
Subject:  NƯỚC NGA VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG UKRAINE
To: 

NƯỚC NGA VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG UKRAINE

Facebooker Viet nguyen Trung
tka23 post

Gửi các bạn của tôi,
Thực sự thì tôi không có ý định viết bài này, nhưng sau khi đọc những thông tin từ Việt Nam tôi quyết định phải viết, viết để ít nhất là những người bạn của tôi, những người đã có một thời gắn bó với nước Nga có một cái nhìn khác với cái nhìn của truyền thông Nga đưa lại.

1. Nước Nga và Putin trong mắt tôi
     Putin có lượng cử tri ủng hộ trong nước rất lớn. Ở Việt Nam cũng vậy, rất nhiều người cho Putin là nhà lãnh đạo toàn tài, người phục hưng nước Đại Nga trên thế giới. Đối với tôi Putin sinh ra gặp thời. Thời kỳ của Putin là thời kỳ giá dầu và giá gas cao kỷ lục.

   Ngân sách của nước Nga được xây dựng trên 80% là dựa vào nguồn thu từ bán dầu và gas. Chỉ cần giá dầu tụt xuống dưới 100$/ thùng thì ngân sách Nga đã có vấn đề. Dựa vào nguồn thu này Nga có thể chi rất nhiều tiền vào quân đội và trả lương cho các công chức nhà nước (cũng nói thêm rằng bộ máy hành chính vô cùng cồng kềnh, quan liêu, tham nhũng, phần lớn là những nguời làm việc không hiệu quả kiểu "uống nước chè"  nhưng Putin không cải cách để tạo ra tầng lớp ủng hộ mình).

   Lượng cử tri  ủng hộ Putin lớn chính vì vậy. Nếu giá dầu như năm 1998 (giá dầu vào  năm 1998 đã xuống 11$/thùng) thì vị thế của Putin cũng không khác mấy với Elsin đâu. Hình ảnh Putin lúc đó sẽ giống như độc tài Lukasenko của Bạch Nga. Không có gì mạnh mẽ bằng vị thế của những kẻ gặp thời.

   Những kẻ gặp thời thường hay ngông nghênh  phát biểu kiểu đao to búa lớn. Xưa kia, thời Xô Viết sau khi Liên Xô có vũ khí hạt nhân, Tổng Bí thư đảng cộng sản Liên Xô giữa cuộc họp Liên Hiệp Quốc đã rút giầy ra để gõ lên bàn. Có thể ở đâu đó người ta khâm phục hành động của ông ta, còn thế giới văn minh người ta cho đó là hành động không xứng đáng. Thái độ của thế giới văn minh truớc những phát biểu của Putin cũng như vậy thôi.

    Thiên thời  không thể ủng hộ Putin mãi nếu ông ta làm những việc trái với ĐẠO NGUỜI.
Từ khi Putin lên nắm quyền, ông ta đã tìm mọi cách để đưa tất cả hệ thống truyền thông Nga vào tay mình.
   Mọi thủ đoạn đã được dùng đến (bắt bớ, doạ nạt để đuổi các chủ sở hữu những kênh truyền hình ra nước ngoài, mua chuộc, đe dọa các nhà báo...). Kết quả là gần như 100 % phương tiện thông tin đại chúng (có lẽ trừ kênh Dozd) nằm trong sự kiểm soát của Putin.
   Ở một đất nước mà internet còn chưa thông dụng như ở Nga thì điều đó có nghĩa là Putin hầu như đã nắm được tư tưởng của người Nga. Khoảng 80 % thông tin liên quan đến chính trị trên phương tiện thông tin đại chúng của Nga là không đúng, có lợi cho chính quyền. Phương tiện thông tin này biến Putin thành 1 siêu nhân:
   Putin lái tầu ngầm, Putin cởi trần thuần hoá hổ, Putin lái máy bay tiêm kích, Putin lặn xuống hồ Baical... Các bạn có thấy giống những thông tin trước đây của truyền thông Irak về độc tài Sadam mỗi đầu năm bơi qua sông trong nước lạnh không? Có liên tưởng nào đến chuyện khi nhà lãnh đạo Triều Tiên chết làm chim cũng khóc và núi thì lở không? Trong quan niệm của tôi chỉ những chế độ độc tài mới cần những lãnh tụ siêu nhân.
   Trong một nhà nước hiện đại, các nguyên thủ Quốc gia họ phải như những CEO của các công ty văn minh: dân bầu lên làm việc,làm đúng trách nhiệm, đúng pháp luật, hưởng đúng như hợp đồng, và không làm tốt thì từ chức. Họ làm việc cần mẫn, không ồn ào,không khoa trương nhưng hiệu quả và quan trọng là vì dân tộc, đất nước.

   Dân Nga có cần một Tổng thống thuần hoá hổ, giỏi võ... khi đại bộ phận dân chúng sống nghèo khổ, đất nước lạc hậu, còn ông ta là người giàu nhất thế giới với tài sản 120 tỷ $ và đeo những đồng hồ giá 50000 $ khi lương chính thức là hơn 100000 $ / năm không?

    Nước Nga bây giờ tư tưởng bị bóp nghẹt. Đúng, có thể dân Nga sống không tồi về vật chất do những nguồn lợi do bán tài nguyên. Nhưng ở thế kỷ này cuộc sống đâu chỉ có cơm ăn, áo mặc, nghỉ ngơi... Cuộc đời còn những giá trị con người, quyền tự do tư tưởng mà nước Nga không có cho những công dân của mình. Con đường của nước Nga phải là cải cách kinh tế, phát triển những nghành khác để không phụ thuộc vào bán tài nguyên, cải cách hành chính, phải thay đổi hoàn toàn hệ tư tưởng và những quan niệm trước đây.

  Rất nhiều người Nga (trong đó có cả Putin) vẫn có sự nuối tiếc với một đất nước rộng lớn như Liên Xô ngày xưa. Họ không thể sống được với ý nghĩ một Đại Nga không còn, chỉ có nước Nga lạc hậu về công nghệ, tư duy... vì vậy đôi khi họ muốn chứng tỏ sự vĩ đại của nước Nga bằng việc tổ chức một Olimpic đắt đỏ nhất trong lịch sử (chi hết 51 tỷ $ trong khi đó Olimpic Vancouver lần trước chỉ hết có 8 tỷ $. Các chuyên gia tính rằng những công trình đó xây nên sẽ khó khai thác sau này, và sẽ cần 7 tỷ $ để bảo trì trong 3 năm tới). 

Những người dân bình thường đâu biết 35% số tiền 51 tỷ $ đó đã bị các quan chức ăn cắp. Họ muốn chứng tỏ sự vĩ đại của nước Nga bằng việc xâm lược 2 vùng đất (Abkhazia và Nam Osetia) của Gruzia (1 nước anh em thuộc Liên Xô cũ), đưa quân vào 1 nước anh em như Ukraine hay bảo vệ chế độ độc tài cha truyền con nối của Sirya, Triều Tiên, mặc dù chế độ này đã dùng vũ khí hoá học giết hàng nghìn người trong đó có cả trẻ em.

      Muốn trở thành một nước lớn anh phải xử sự như MỘT CƯỜNG QUỐC chứ không phải như một kẻ côn đồ dùng vũ lực. Bản thân anh phải là nước mạnh về kinh tế, công nghệ, tư tưởng, cấu trúc, con người... Lúc đó tự khắc các nước sẽ  coi anh là thủ lĩnh.    
 
   Chúng ta coi Mỹ là cường quốc không phải bởi chỉ vì Mỹ có hkmh .... mà bởi cơ cấu chính trị, tư tưởng, bởi công nghệ, bởi nhưng Bill Gates hay Warent Buffett, Steven Jobs... bởi Facebook và Google...., có thể bởi Coca- cola, M'acdonalds  hay quần bò... Cách hành xử như Nga cũng giống  Trung công  thôi và theo tôi họ sẽ mãi mãi không là cường quốc thực sự.
    Nước Nga rộng lớn mênh mông, con người cũng rất khác nhau. Nước Nga có một tầng lớp nhỏ là trí thức có kiến thức sâu rộng, hiểu biết siêu phàm... 

Chính từ đây sinh ra những nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học vĩ đại. Nhưng cũng rất nhiều người trong dân chúng Nga hiểu biết kém, ý thức chính trị lệch lạc, có những giá trị tinh thần không cao nhưng lại mang tư tuởng nuớc lớn. Nếu đọc kỹ những tác phẩm nghệ thuật của Nga chúng ta thấy rõ điều này. Nhiều tác giả  như bị ngập vào cái vũng bùn tăm tối của xã hội Nga, họ rất muốn tìm một giải pháp, một con đường ra. 

Không phải bỗng dưng một nhà văn vĩ đại của nước Nga đã nói: Nước Nga nổi tiếng bởi hai thứ: những thằng ngu và những con đường! Và vì vậy không có gì lạ là uy tín của Putin cao nhất sau khi đánh Grudia và  khi đưa quân vào Ukraine mới đây. Hoàng đế của Nga không phải là Hoàng đế mà là Sa Hoàng. Mỗi dân tộc có lẽ hãnh diện  với người thủ lĩnh của mình. Tôi thì nghĩ rằng Putin muốn đi vào lịch sử. Khi mọi thứ đã đủ rồi ông ta muốn lưu danh muôn thủa. Lịch sử Nga thường nhớ đến Ivan hung bạo, Piot đệ nhất, Ekaterina 2, Stalin ...

   Có lẽ tổ chức Olimpic đắt giá nhất trong lịch sử cũng vì điều đó, có lẽ xâm lược Ucraine cũng vì điều đó. Trong suy nghĩ của Putin, sẽ tuyệt vời làm sao khi sách lịch sử Nga sau này viết rằng :Putin là  Tổng thống đã trả lai Crimea cho Đại Nga ! Nhưng điều này cũng thật thảm hại chăng? Thế giới (nhất là những người hiểu biết) yêu và kính trọng nước Nga không phải vì Ivan hung bạo hay Stalin, mà vì Lep Tolstoi và Puskin, Esenhin, Blok, Dostoevski, Mendeleep, ...

2. Xâm lược Ukraine   
Cuộc xâm lược Ukraine là một chiến dịch được chuẩn bị chu đáo nhiều năm nay. Từ khi cuộc biểu tình hoà bình ở Kiev bắt đầu diễn ra truyền thông Nga tiến hành một chiến dịch tuyên truyền nhằm bóp méo mọi thứ (80 % thông tin sai sự thực trắng trợn). Các vùng miền Đông và miền nam Ukraine người ta thường xem các đài  truyền hình bằng tiếng Nga nên thông tin cũng sai lệch. Nga muốn dùng những người dân Ukraina ở miền Đông và miền Nam để chống lại chính những nguời đồng bào mình. Truyền thông Nga gọi những người biểu tình ở Kiev là những kẻ khủng bố, những kẻ quá khích cực hữu, những kẻ phát xít. Tôi đã đến Maidan (nơi nguời biểu tình tập trung) rất nhiều lần và vô cùng khâm phục sự tổ chức và ý thức chính trị của họ. Họ là những sinh viên, cựu binh, những doanh nhân, hoạ sĩ,  ...  đến từ khắp mọi miền của Ukraine (phần nhiều hơn là miền Tây). Đây là  bác sĩ nổi tiếng Olga Bogomoles, cháu của bác sĩ Aleksandr Bogomoles (nguyên phó chủ tịch viện hàn lâm khoa học Liên Xô), bà phụ trách trạm y tế ở Maidan.

   Đây là những cô sinh viên đến từ miền Tây. Đây là một người bà hơn 50 tuổi làm y tá, trên áo có ghi số điện thoại của người thân để nhờ thông báo nếu bà hy sinh, 2 bố con ông viện sĩ Hàn Lâm Ukraine Kuznesov đến từ Kiev, Những cựu chiến binh đã từng chiến đấu ở Afganistan...   
   Không phải chỉ vì chính quyền không ký hiệp ước với châu Âu mà họ phản đối. Họ đứng dậy đấu tranh vì một cuộc sống và tương lai tươi sáng hơn, khi không có tham nhũng trắng trợn ở mọi tầng lớp quan chức, khi quan toà hay công an không bị mua bán, khi chính quyền không coi nhân dân như cỏ rác, một xã hội mà phẩm giá con người được tôn trọng, những giá trị tinh thần cao cả được đánh giá, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, thế hệ trẻ được đánh giá theo tài năng thực sự của mình chứ không phải vì con ông cháu cha.

   Maidan tổ chức như một công xã, có bếp ăn, toilet, chỗ tắm gội ... cho hàng trăm nghìn người, wifi miễn phí... Họ biểu tình như vậy 3 tháng trời mùa đông, có lúc nhiệt độ ban đêm âm 25, âm 26 độ C. Hàng đêm, cứ vào lúc nửa đêm họ đồng thanh hát Quốc ca Ukraine, mỗi chủ nhật họ tập trung "Đại hội nhân dân" có lúc lên đến hàng triệu người, và cái cảnh trong bóng đêm tất cả mọi người đều bật đèn điện thoại và hát Quốc ca thật bi tráng. Qua rồi cái thời kỳ người ta làm cách mạng vì miếng cơm, manh áo. 

Có lẽ bây giờ là thời kỳ những cuộc cách mạng vì phẩm giá con người. Có rất nhiều ý kiến cho rằng đằng sau Maidan là các thế lực nuớc ngoài. Điều đó cũng có thể. Ở vị trí như Ukraine đôi khi phải lựa chọn: thế lực nuớc ngoài văn minh tiên tiến hay nuớc Nga lạc hậu và chuyên chế. 

Có biết bao những cảnh cảm động trong 3 tháng đó : những người cựu binh tóc bạc nói với các cô gái "các con lui xuống đi, việc của các con là sinh con, để việc đánh nhau này cho các chú!", một người phụ nữ Kiev lấy thân mình che cho 1 bà già ở Donhesk, bị lựu đạn nổ mất cả mảng lưng, những người bảo vệ Maidan cầm mộc bằng gỗ xông lên, 1 người bị lính bắn tỉa bắn gục, 3 người cầm mộc che để cấp cứu, còn người khác vẫn xông lên, những  cha đạo cầm thánh giá đứng giữa hai làn đạn ... Khi cảnh sát tấn công vào ban đêm, tiếng chuông báo động nhà thờ Mikhailovski vang lên lúc 4 h sáng y như hồi Trung cổ, và dân chúng người đi xe, người chạy bộ... vài tiếng sau đã tập trung mấy chục nghìn người... Và đến hôm nay 100 người đã hy sinh. 

               Người ta gọi họ là 100 chiến binh Thần Thánh. Trên con phố trung tâm, nơi họ đã hy sinh, ở mốĩ gốc cây có ảnh của họ. Họ là những người rất bình thường : một sinh viên 17 tuổi đến từ Ternopol, một hoạ sĩ nổi tiếng, một nhà báo, một công nhân, một nhà giáo, một cựu binh... Máu đổ bao giờ cũng là điều đáng sợ, nhưng NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG không bao giờ chết, bởi vì rất đơn giản họ đã đoàn kết được dân tộc, dân tộc Ukraine như được tái sinh (các bạn xem video cảnh người ta tiễn đưa những anh hùng về với đất mẹ Ukraine ở video: http://news.bigmir.net/ukraine/795271-Nebesnaja-sotnja-Majdana--v-Kieve-poprocshalis--s-pogibshimi). Con phố này hôm nay ngày nào cũng có hàng đoàn người đi viếng những người anh hùng, cả phố ngập trong hoa. Giữa mùa đông, hoa đắt đỏ như vậy, những người dân bình thường giành những đồng tiền cuối cùng của mình mua hoa đi viếng họ. Hy sinh vì Dân Tộc mình, vì lý tưởng của mình, để lại bao tiếc thương cho những đồng bào của mình, chẳng phải họ đã sống cuộc sống xứng đáng lắm sao!

    Hôm qua chế độ của Yanukovich còn vững chắc đến mức tưởng không thể sụp đổ, mọi thứ đã sụp đổ trong một ngày nhờ sự dũng cảm và ý thức người dân Ukraine. Dân tộc Ukraine  chứng tỏ họ là một DÂN TỘC đáng được kính trọng. Mọi thứ bắt đầu xây mới. Cuộc sống phía trước còn vô vàn khó khăn, không ai bảo đảm rằng chính quyền mới sẽ hoàn toàn tốt đẹp, nhưng có một điều rõ ràng rằng với một Dân Tộc như vậy các chính trị gia cũng phải thay đổi.
      Đúng lúc con đường Tự Do và Dân Chủ hình thành thì xuất hiện Putin cùng quân đội của mình. Aleksandr 3 (một Sa hoàng của đế quốc Nga) đã từng nói "đồng minh của chúng ta chỉ là quân đội và hạm đội", Putin thật xứng đáng là hậu duệ của các vị Sa Hoàng hiếu chiến. Nga không làm bạn với ai cả mà chỉ muốn dùng vũ lực.  Truyền thông Nga đưa tin rằng khắp nơi trên Ukraine, đặc biệt là Kiev đầy bọn phát xít, khắp nơi là bạo lực, trấn lột, vi phạm quyền của những người nói tiếng Nga.

Tôi tự hỏi rằng  những người tham gia vào hệ thống truyền thông Nga, chả lẽ họ cam tâm bán linh hồn cho quỉ dữ chăng? (Thực sự thì họ cũng khó vì một số nhà báo Nga đã bị khởi tố vì dám nói sự thật về Ukraine). Chính truyền thông " bán mình" của Nga đã làm cho dân Nga và những vùng miền Đông và miền Nam Ukraina tin vào những điều bịa đặt để chính quyền Putin có thể đạt được mục đích của mình tại Ukraine.

    12000 quân đặc biệt tinh nhuệ của Nga đổ bộ vào Crimea với lý do bảo vệ người nói tiếng Nga, bao vây các sân bay, doanh trại quân đội, các vị trí trọng yếu với yêu cầu quân đội Ukraine phải đầu hàng và giao nộp vũ khí (trên mảnh đất của Tổ Quốc mình!). Quân đội Nga bao vây quốc hội để lập nên Quốc hội và Chính phủ mới do người của Nga lãnh đạo. Không có gì lạ khi Quốc hội này quyết định sát nhập lãnh thổ vào Nga và quyết định trưng cầu dân ý về việc này.

12000 quân lính Nga mặc quân phục Nga không có các ký hiệu, nhưng dùng vũ khí tối tân của Nga, đi xe biển số Nga... Các quân nhân không ngại trả lời phỏng vấn nói mình từ Nga tới và tung ảnh lên các mạng xã hội trong đó thấy rõ họ đang ở Crimea. Trong khi đó truyền thông Nga khi đưa tin và Putin khi trả lời phỏng vấn gọi họ (12000 lính Nga) là những đội "Tự vệ Crimea", ông ta còn nói thêm rằng "còn quân phục thì mua trong cửa hàng bán đầy!" (khi giải thích về việc các tự vệ binh này sử dụng quân trang của Nga). Xin nhắc các bạn là đây là câu trả lời cho thế giới của một nguyên thủ quốc gia một đất nước muốn thế giới coi mình là cường quốc!!!
Nếu lấy lý do bảo vệ dân nói tiếng quốc gia mình để đưa quân vào lãnh thổ nuớc khác thì Trung cộng  có thể chiếm nhiều nước châu Á, Tây Ban Nha có thể chiếm nửa châu Mỹ, còn nước Anh thì chiếm nửa thế giới luôn.

Truyền thông Nga và Việt Nam đưa tin quân đội Ukraine chống đỡ yếu ớt hoặc đã đầu hàng.
     Không có đơn vị nào đầu hàng cả, trừ một chuẩn đô đốc thực ra là người của Nga. Binh sĩ Ukraine rất anh hùng. Họ không được quyền nổ súng trên đất mình để phía Nga không tạo cớ, vì vậy đôi khi họ dùng tay không và những lá cờ để chống lại quân Nga. Khắp nơi trên Ukraine các điểm tòng quân đều xếp hàng dài, những ông già hết tuổi, những chàng thanh niên không đủ điều kiện sức khoẻ nài nỉ để được tòng quân bảo vệ Tổ Quốc.
3. Tương lai
     Tôi chỉ muốn nói với các bạn 1 điều như thế này thôi: có lẽ chúng ta đang sống ở một thời khắc lịch sử. Thời bây giờ thế giới nhỏ bé lắm, thế giới phải chung tay để dẹp bỏ những điều ác, tránh tình trạng một kẻ độc tài, lãnh đạo nước lớn gật đầu một cái làm biết bao gia đình có thể ly tán, bao triệu người đau khổ!

     Quân Nga vẫn không rút khỏi Crime, các vùng miền Đông Ukraina cũng đang căng thẳng. Có lẽ Ukraine sẽ mất Crime. Có thể những vùng miền Đông, Nam khác cũng lâm nguy. Nhưng có lẽ người Ukraine và thế giới cần một cú sốc như thế này để hiểu nước Nga (ít nhất là thời Putin).
     Người Ukraine sẽ phải chọn con đường của mình là châu Âu, càng tách khỏi Nga càng tốt. Con đường vào châu Âu đã rõ ràng, phải phấn đấu và làm ngay. Nếu trước đây một bộ phận dân chúng Ukraine còn không muốn vào NATO thì bây giờ không còn con đường nào khác. Putin luôn muốn thấy Ukraine lục đục nhưng bây giờ Ukraine đoàn kết hơn bao giờ hết. Ukraine sẽ không bao giờ còn làm một nước trung lập, ảo tưởng về một nước Nga anh em thời Putin tan biến như bong bóng xà phòng.

     Trước năm 1994 Ucraine là cường quốc hạt nhân thứ 3 thế giới sau Nga, Mỹ. Năm 1994 đã có Hiệp uớc Budapes được ký, trong đó nói rõ Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân với điều kiện Nga, Anh, Mỹ sẽ là những nước bảo đảm cho an ninh, chủ quyền lãnh thổ... của Ukraine. Năm 1997 Ukraine còn có hiệp ướp không xâm phạm lãnh thổ với Nga.  Nga hôm nay với tư cách là nước bảo đảm lại đem quân chiếm đất của Ukraine.

Thời xưa thủ lĩnh của nước Đức Otto Bismark (người thống nhất nước Đức) đã nói rằng: " kỳ thoả thuận nào với người Nga đều không có giá trị bằng tờ giấy mà trên đó ghi thoả thuận".
Thật đáng buồn nhưng thế giới phải nhớ đến lời của Bismark khi có việc với nước Nga thời Putin. Nếu thế giới để yên cho Nga xâm chiếm đất Ukraine thì sẽ có sự thay đổi lớn trên toàn thế giới. Bất kỳ một nước lớn nào cũng cho mình quyền được vi phạm các hiệp định quốc tế mà thế giới đã bỏ bao năm nay để đạt được. Những năm 30 của thế kỷ trước, Hitle lấy cớ bảo vệ người nói tiếng Đức đã đem quân xâm chiếm Áo và Tiệp Khắc. Cộng đồng thế giới đã nhắm mắt làm ngơ. Những gì xảy ra sau đó ai cũng biết. Thế giới hôm nay với vũ khí hạt nhân nếu xảy ra chiến tranh có thể là một thảm hoạ khủng khiếp.

    Sự việc này nếu không giải quyết thỏa đáng các nước trên thế giới sẽ thấy rằng: con đường duy nhất để tự bảo vệ mình là phải có vũ khí hạt nhân. Thế giới cứ thử đi thuyết phục Iran, Triều Tiên... từ bỏ con đường chế tạo vũ khí hạt nhân đi. Thế giới sẽ đứng trước một cuộc chạy đua hạt nhân mới, đáng sợ hơn là có cả những nước Hồi giáo tham gia.
    Nước Nga muốn gửi thông điệp gì cho các nước trên thế giới, đặc biệt vùng Liên Xô cũ? - Nếu anh muốn hướng tới xã hội dân chủ thì anh hãy nhìn gương Gruzia và Ukraine!

    Các bạn của tôi, những người đã gắn bó với tiếng Nga, văn hoá Nga, tôi rất hiểu các bạn. Các bạn coi nước Nga thân thuộc như bạn bè, và điều đương nhiên các bạn có cảm tình với những gì liên quan đến nước Nga, trong đó có Putin. Rất nhiều tầng lớp trí thức Nga đang phản đối chiến tranh với Ukraine. Chúng ta biết nước Nga thời chúng ta rất trẻ, sau khi chúng ta sống ở Việt Nam thời rất khó khăn, tình cảm như mối tình đầu. Nhưng khi các bạn đã đi khắp nơi trên thế giới thì hãy đến Nga sống một thời gian thôi, các bạn sẽ thấy đầy  thất vọng. Tôi thì tôi yêu nước Nga của Puskin và Tolstoi, của Levitan và Chaikovski,... của những người Nga bình dị với tâm hồn hiếu khách, của những cô gái Nga xinh đẹp... chứ không phải nước Nga của Stalin hay Putin...

     Còn một vấn đề nữa: chúng ta là một nước nhỏ nằm ở vị trí nhạy cảm, biết bao cuộc chiến tranh đã trải qua, bao máu đã đổ. Tôi thường nói rằng: nếu máu đổ để cuộc sống tốt hơn thì chúng ta đã ở Thiên Đường từ lâu rồi! Chúng ta muốn xây dựng một cuộc sống để con em chúng ta không bao giờ còn phải nhìn thấy cảnh chiến tranh, chia lìa, máu đổ. Nhưng nếu thế giới này còn cảnh nước to hơn, mạnh hơn có thể dễ dàng xâm chiếm nước khác thì chiến tranh, xung đột là không tránh khỏi. Hôm nay nếu chúng ta thờ ơ để trộm cuớp vào nhà hàng xóm thì ngày mai sẽ đến lượt nhà ta thôi. 

Cách đây mấy hôm Trung cộng phát biểu rằng: quyền độc lập, nguyên vẹn lãnh thổ của Ucraine cần được tôn trọng. Hôm qua Trung cộng đã có những lập trường khác, chả lẽ lại có những trò chơi: anh nợ tôi và ngày mai anh phải ủng hộ tôi chăng?  Nếu thế giới để Nga xâm lược Ukraine thì ngày mai có thể thế giới tỉnh dậy với các tin tức như sau: Trung cộng  cho lực lượng gìn giữ hoà bình vào quần đảo Trường Sa, Việt Nam tuyên bố tổng động viên... hoặc Trung cộng  và Philipin giao tranh dữ dội ở biển Đông...

      Các bạn hãy hiểu vấn đề như nó có, hãy truyền thông điệp cho những người bạn hiểu biết khác. Biết đâu những cố gắng của chúng ta sẽ làm cho những kẻ thích gây chiến phải chùn tay, và thế giới mà chúng ta đang sống khỏi phải trải qua một cuộc chiến hoang tàn nữa.


Crimée : Putin gây áp lc Tây phương và ghi bàn thng

Lính Nga canh gác tại sân bay Belbek, vùng Crimée, Ukraina (ảnh chụp 04/03/2014)
Lính Nga canh gác tại sân bay Belbek, vùng Crimée, Ukraina (ảnh chụp 04/03/2014)
REUTERS/Baz Ratner
Tình hình khng hong ti Ukraina xut phát t tham vng ca Tng thng Nga Vladimir Putin. Năm 2008, nhân danh bo v cng đng nói tiếng Nga, Matxcơva đưa quân đánh chiếm hai vùng t tr ca Gruzia Trung Á. Tháng 3/2014, ch nhân đin Kremlin tái din chiến thut cũ, nhưng tinh vi hơn, vn vn 2 tun l, « sáp nhp » vùng Crimée ca Ukraina, sát cnh biên gii ca Liên Hip Châu Âu, trước thái đ bt lc ca Âu-M. Đâu là mc tiêu ca cu trung tá KGB ? Phi chăng mt cuc chiến tranh lnh đang tái din vi hình thc mi ? RFI đt câu hi vi giáo sư chính tr quc tế Nguyn mnh Hùng, đi hc George Mason, Hoa Kỳ
 
Vào năm 1954, Nikita Khrouchtchev, Tng Bí thư đng Cng sn Liên Xô, người Ukraina, đã ly quyết đnh sáp nhp Crimée vào Ukraina. Trước đó, hàng triu dân ‘tc-ta » Crimée đã b người tin nhim ca Khrouchtchev, là Stalin, trn áp, lưu đày trong mt chính sách thanh lc chng tc đm máu.
Trong thế gii khép kín ca phe « xã hi ch nghĩa », mi sinh hot quay theo qu đo ca Matxcơva dù Crimée là ca Ukraina cũng nm trong chế đ Xô-viết.
Cho đến năm 1991, Liên Xô tan rã, Ukraina đc lp và s toàn vn lãnh th đã được các cường quc M, Anh và Nga công nhn qua « b vong lc » ký kết vào ngày 05/12/1994 ti Budapest, và sau đó được Trung Quc và Pháp tha nhn. Tt c các nước ln này công nhn s toàn vn lãnh th ca Ukraina, trong đó có Crimée. Đi li, Kiev nhn được 18% lc lượng hi quân ca Liên Xô, nhưng t b kho vũ khí ht nhân tha kế.
Vùng Crimée tưởng chng như chìm vào quên lãng. Thế nhưng, 23 năm sau ngày Ukraina đc lp, mt cu sĩ quan gián đip KGB, nay nm toàn b quyn lc ti Matxcơva, lo ngi chế đ Kiev thoát khi nh hưởng ca Nga nên quyết đnh ly li quyn kim soát bán đo chiến lược này trong Hc hi. Mt ln na, Vladimir Putin lp li chiến thut Gruzia 5 năm v trước, ly c bo v cng đng nói tiếng Nga đ can thip. Ln này, ch nhân đin Kremli phi hp áp lc quân s vi th đon chính tr, đt Tây phương vào thế b đng, lúng túng vì không ng đi th hành đng táo bo.
Phi chăng mt cuc chiến tranh lnh đang tái din vi hình thc mi ? Theo giáo sư chính tr quc tế Nguyn Mnh Hùng thì « Putin phòng th hơn là tn công ».
RFI : Nga thu cáy hay thách đ Tây phương nói chung và Hoa Kỳ nói riêng? Đ làm gì và s đi đến đâu ?
Giáo sư Nguyn Mnh Hùng : Đây không phi là vn đ thách đ hay thu cáy mà là hành đng đ bo v cái mà Vladimir Putin cho là quyn li chiến lược ca Nga. Tháu cáy là không có thc lc mà làm như có thc lc. Trong trường hp Ukraina, cán cân lc lượng nghiêng mt cách áp đo v phía Nga.
Mc tiêu chiến lược ca Nga là tránh không có mt chính quyn chng Nga Ukraina, nht là nhng vùng có đa s dân gc Nga và nơi Nga có căn c hi quân, như Sebastopol trong vùng Crimée.
T ái dn tc và gic mơ khôi phc v thế đã mt ca Nga trước nhng hành đng ln lướt đơn phương ca M đy lùi nh hưỡng ca Nga ra khi Bosnia, qua Iraq, Syria, nay li lan đến gn biên gii ca Nga, cũng là mt đng lc khác khiến Putin hành đng như vy.
Thêm vào đó, Putin cũng mun chp thi cơ Ukraina đ tái lp s kim soát ca Nga nhng vùng trước kia thuc Liên bang Xô viết và tiếp giáp vi Nga, như trường hp ông đã thành công trong vic tách ri Abkhazia và Nam Ossetia ra khi Gruzia. Đó là cái mc tiêu đã và đang đi đến.
RFI : Phương tin và quyết tâm ca đôi bên, Nga và Tây phương, trong cuc đ sc này ?
Giáo sư Nguyn Mnh Hùng : Phn ng ca Tây phương là làm áp lc kinh tế và chính tr đ thuyết phc Nga chp nhn điu đình đ đi đến mt gii pháp va gi gìn được s vn toàn lãnh th ca Ukraina, va tôn trng được các quyn li chính đáng ca Nga, ca dân Ukraina gc Nga, và ca căn c hi quân ca Nga Sebastopol.
Hành đng ca Putin là dùng cái gi là “ lc lượng phòng v ” Crimée và min đông Ukraina, ging như thi chiến tranh Vit Nam, min Bc gi là Mt Trn Gii Phóng, đ cng c tng bước quyn kim soát ca Nga vùng có đông dân tc Nga, to tình trng “ s đã ri ” không lt ngược được. Quc hi Crimée đã b phiếu ngày 16/03 trưng cu dân ý. Quc hi Nga cũng b phiếu cho ông Putin dùng vũ lc, ri hoan nghênh Crimée đòi t tr và sáp nhp vào Nga.
Quyết tâm ca Nga mnh hơn vì cái gì xy ra Ukraina có nh hưởng mnh và trc tiếp đi vi Nga hơn là đi vi các nước Tây phương. Nga đang s dng vũ lc, trong khi Tây phương loi b gii pháp vũ lc. Cán cân lc lượng ti ch nghiêng v Nga hơn là v phía Tây phương.
RFI : Giáo sư nhn đnh như thế nào v các phn ng ca M và Châu Âu ?
Giáo sư Nguyn Mnh Hùng : M và Châu Âu mt mt chn gii pháp « cây gy và c cà-rt », mt mt làm áp lc kinh tế, nhưng mà cũng nh nhàng thôi, thuyết phc Nga chp nhn điu đình đ đi đến mt gii pháp chính tr. Gii pháp chính tr đó, trước hết là bo v toàn vn lãnh th ca Ukraina, nhưng đng thi, cũng tôn trng quyn li chính đáng ca Nga, có nghĩa là Nga có nh hưởng, tiếng nói, dân gc Nga không b chính quyn Kiev đàn áp, vn bo v được quyn li ca h, được tham gia vào tiến trình chính tr và Nga bo v được các căn c hi quân Sebastopol.
Nhưng v phương tin chế tài thì chế tài kinh tế tuy làm thit hi Nga, nhưng cũng làm thit hi quyn li kinh tế ca nhng nước M cn giúp đ đ h tr cho mình như Đc, Pháp, và Anh. M, mt s tài phit đã tiếp xúc vi c hành pháp ln Quc hi đ cnh báo s thit hi đi vi h có th lên đến hàng t M kim nếu có chiến tranh kinh tế.
RFI : Phn ng rt rè ca Tng thng Barack Obama trong v Syria có tác đng nhân qu gì trong hành đng ca Vladimir Putin ti Ukraina?
Giáo sư Nguyn Mnh Hùng : Hoàn toàn không. Syria khác, Ukraina khác, v tm quan trng chiến lược và cán cân lc lượng ca các nước liên h. Nếu my ông chính tr gia và bình lun gia M ghét Obama ch trích hành đng ca ông y Syria và Ukraina là “ rt rè ” và “yếu ” thì mt s chiến lược gia bình tĩnh hơn li coi phn ng ca ông là “ tnh táo ” (thc s h dùng ch sane ” có nghĩa là lành mnh, không bnh hon).
RFI : Có th so sánh chiến thut ca Putin vi Hitler và tương quan lc lượng Nga/ Tây phương hin nay có khác gì tình trng Âu Châu chia r trước Đc Quc Xã trước đây ?
Giáo sư Nguyn Mnh Hùng : V chiến thut và cách gii thích hành đng xâm ln ca mình thì có ging. C Hitler ln Putin đu vin c bo v dân gc Nga, nói tiếng Nga đ ln chiếm lãnh th ca các quc gia lân cn.
V chiến lược thì không, vì khác vi Đc, Nga không nhm chiếm trn Âu Châu, và cũng không có kh năng làm vic y. Nói mt cách tương đi,  thì chiến lược ca Putin có tính phòng th hơn tn công. So vi tình trng trước đ nh thế chiến thì Âu Châu ngày nay mnh hơn nhiu. Crimée không phi là Sudetenland.
RFI : Tng thng Nga suy tính ra sao mà tng bước thúc đy quân c ca mình bt chp mi phn ng ca Tây phương ?
Giáo sư Nguyn Mnh Hùng : Bi vì quyn li ca ông y thiết thc hơn, quan trng hơn, cán cân lc lượng ti ch thun li hơn.
Ông cũng nghĩ là các quyn li ca các quc gia Châu Âu không đến ni mnh đ h xông vào chiến tranh. Ngay c lãnh t cc hu ca M, Thượng ngh sĩ Ted Cruise, cũng loi b gii pháp vũ lc vì không đáng và nguy him. Người M không bao gi nói đến chuyn đưa quân vào (hin trường) đ to chiến tranh mà h cho là không quan trng.
Nên nh Gruzia (2008) vì có hành đng khiêu khích ca Tng thng Saakachvili. Còn Ukraina, cũng có mt s hành đng mà Putin cho là khiêu khích. Nên nh là trong cuc Cách mng màu da cam năm 2004, Putin chp nhn, đâu có làm gì.
Nhưng mà t đó đến nay đã có hai thay đi. Th nht là ông Putin đã cng c được đa v trong nước và bên ngoài,  ông cũng cm thy khe hơn vì cán cân lc lượng đa phương. Th hai là sau v dàn xếp ca Tây phương, phe Tng thng Ianoukovitch và đi lp điu đình vi nhau và đng ý gii pháp « chính ph đoàn kết quc gia » trong đó Ianoukovitch cũng có đi din, ri bt quyn Tng thng, thay đi Hiến pháp, bu c t do vào tháng 12/2014. Đùng mt cái, các phn t quá khích, trong đó có nhiu người chng Nga, ni lên lt đ Ianoukovitch. Ông này b chy. Cnh sát và gii thân cn ca ông y cũng b trn hết. Rõ ràng là đi lp không tôn trng tha thun và có khuynh hướng bài Nga nhiu hơn thì Putin ly c đó đ hành đng.
RFI : Tây phương có bin pháp nào đ cu Ukraina hay tht s vô kế kh thi ?
Giáo sư Nguyn Mnh Hùng : Trên nguyên tc thì Crimée b phiếu đ t tr hay sáp nhp vào Nga thì Tây phương xem là « không chính đáng ». Nhưng chuyn này đã tng xy ra Ossetia và Abkhazia mà hai nơi này vn tn ti. Dĩ nhiên, đây là mt gánh nng cho Nga.
Bây gi chuyn còn li và quan trng nht là làm sao cu được min đông Ukraina hin đã có xung đt gia phe thân Nga và phe thân chính quyn trung ương. Mun vy thì phi giúp cho Ukraina mnh lên. Trước Cách mng màu da cam thì đã có tham nhũng, sau này cũng tham nhũng, vì thế làm chính ph yếu. Nếu Châu Âu mun giúp Ukraina mà Ukraina thì ph thuc vào khí đt và vin tr ca Nga, thì phi b tin ra, tc là phi giúp Ukraina cng c chính tr và kinh tế.
RFI : Theo giáo sư thì liu mt cuc chiến tranh kinh tế có xy ra hay không ? Nga s xung thang khi thy khó nut trôi Crimée ? hay chính Tây phương s ngm đng nut cay ?
Giáo sư Nguyn Mnh Hùng : Không có chiến tranh kinh tế. Chế tài kinh tế Nga và Nga đáp tr li thì có, nhưng chiến tranh kinh tế hay cô lp Nga thì cui cùng không xy ra, mc dù hin nay có c gng xây dng. Nhng gì đã xy ra Gruzia s xy ra Ukraina, nhưng các nước ln cui cùng s tr li vi nhau. Crimée là vic đã ri, khó ly li được. Tây phương có th bc tc như trước kia Nga đã tng bc tc, nhưng chng có gì phi ngm đng nut cay.
Đây ch là mt cái c đ các chính tr gia M khai thác chun b cho mùa tranh c sp ti. Nhưng mà h đã cnh cáo các nhà lãnh đo Ukraina đng to c cho người ta xâm ln đt nước. Bi vì, trong chính ph Ukraina, có nhiu người chng Nga quá khích, nên M s nếu h c tiến theo kiu đó thì khó đ mà Châu Âu cũng không th nào đi vào chiến tranh bo v Ukraina được. Cho nên h yêu cu các lãnh đo y t chế và đng tìm cách khiêu khích Nga làm cho Nga cm thy quyn li b đe da.
*
Putin thành công chiếm ly Crimée trong chp mt : Ch trong vòng hai tun l, t ngày 27/02 khi Nga đưa quân không mang phù hiu vào bán đo Crimée cho đến cuc trưng cu dân ý 16/03 mà kết qu được biết trước.
Tng thng Nga có hai phương án : Mt là tuyên b tc khc Crimée tr thành lãnh th ca Liên bang Nga và hai là gi nguyên trng như mt lá bài đ đàm phán vi Tây phương hoc vi chính quyn Kiev mà cho đến nay b Nga xem là « phe đo chính ».
Trong tình hung nào thì Crimée cũng đã nm trong tay ca Matxcơva.

Một sự hiểu lầm tai hại

·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

  • Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
  • Một cuộc chiến tranh lạ lùng nhưng nghiêm trọng
  • Biển Đông, nhìn từ hai phía
  • Nhìn Ukraine, nghĩ về Việt Nam
  • Bạn đọc và bạn văn
  • Phát triển trước, dân chủ sau
  • Việt Nam giữa ý thức hệ và chủ nghĩa quốc gia
CỠ CHỮ 
13.03.2014
Chung quanh việc Nga xâm chiếm Crimea của Ukraine, và liên quan đến Vladimir Putin, Tổng thống của Nga, có một số vấn đề khiến giới bình luận chính trị Tây phương thắc mắc và bàn thảo nhiều nhất suốt mấy tuần vừa qua: Một, tại sao tình báo của Mỹ không biết trước được việc Nga xua cả mấy ngàn quân (sau đó là cả mấy chục ngàn) đến chiếm Crimea? Hai, tại sao giới lãnh đạo Tây phương, kể cả các tổng thống Mỹ, từ George W. Bush đến Barack Obama, đều có vẻ cả tin Vladimir Putin đến vậy? Đằng sau hai câu hỏi trên là một câu hỏi khác: Tại sao Tây phương, kể cả Mỹ, lại dễ bị Putin lừa đến như vậy?
Kiểm tra lại các bản tin tình báo gửi lên giới lãnh đạo Mỹ, ít nhất là ở Quốc Hội, người ta thấy tuy các tình báo biết rõ sự kiện Nga huy động khoảng 150.000 lính đến biên giới Ukraine nhưng hầu hết đều đánh giá khả năng Nga quyết định tấn công Ukraine rất nhỏ.

Giới chức tình báo Mỹ biện minh: họ vẫn thường xuyên cập nhật các tin tức họ thu lượm được tại Nga và Ukraine và liên tục báo cáo cho chính phủ nhưng việc đánh giá đúng ý đồ của các nhà lãnh đạo nước khác, như Nga, chẳng hạn, rất khó chính xác.

Nói cách khác, thành thực hơn: lần này mọi người từ tình báo đến chính khách đều nhầm. Sự nhầm lẫn này xuất phát từ hai nguyên nhân chính:

Thứ nhất, từ sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001, phần lớn ngân sách tình báo của Mỹ đều tập trung vào nỗ lực chống khủng bố, chủ yếu từ các quốc gia Hồi giáo hoặc ở những nơi các nhóm Hồi giáo cực đoan phát triển mạnh. Nga không còn là một ưu tiên để theo dõi như thời Chiến tranh lạnh nữa.

Thứ hai, quan trọng hơn, hầu như mọi người đều không hiểu đúng bản chất con người của Putin.

Nhớ, vào tháng 6 năm 2001, trong lần gặp gỡ đầu tiên giữa hai người, Tổng thống George W. Bush đã bày tỏ sự tin tưởng sâu đậm đối với Putin, người đồng nhiệm của ông ở Nga. Khi được các phóng viên hỏi tại sao, Bush tự tin đáp: “Tôi nhìn vào mắt ông ấy và thấy được tâm hồn của ông” (I looked in his eyes and saw his soul). Sự tự tin ấy, sau này, bị nhiều người chê là ngây thơ.

Nhưng không phải ai cũng thoát được sự ngây thơ ấy. Trước ngày Nga xua quân tràn vào Crimea, phần lớn các tờ báo có uy tín nhất tại Mỹ đều cho việc Putin điều động binh sĩ đến biên giới Ukraine chỉ là một trò hăm dọa. Các bài viết mang nhan đề kiểu “Tại sao Nga không xâm lược Ukraine” hay “Không, Nga sẽ không can thiệp vào Ukraine” hoặc “Năm lý do để mọi người đừng lo lắng thái quá về tình hình ở Crimea” xuất hiện đầy trên các mặt báo.

Xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng, phần lớn các học giả, các chuyên gia quân sự và chính trị nổi tiếng đều không tin là Nga sẽ tấn công Ukraine như điều họ đã từng làm đối với Georgia vào năm 2008.

Tại sao người ta dám khẳng định một cách chắc chắn như vậy?

Có ba lý do chính:

Thứ nhất, nền kinh tế của Nga hiện nay quá yếu để có thể chịu đựng nổi một cuộc chiến tranh như thế. Putin hẳn thừa biết là nếu lao vào một cuộc xâm lược như vậy, ông sẽ bị Mỹ và Tây phương trừng phạt, ít nhất về phương diện kinh tế. Việc buôn bán sẽ bị ngưng trệ, đồng rúp sẽ bị giảm giá, uy tín của Nga trên trường quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng; bao nhiêu tiền bạc đã đổ ra cho Olympic mùa đông tại Sochi vừa rồi như đổ vào biển, cuộc họp thượng đỉnh của khối Bát cường (8 group) được chuẩn bị vào tháng 6 sẽ hóa thành công cốc. Đó là chưa kể các nguy hại lâu dài: Về kinh tế, Nga phải cưu mang hơn 2 triệu người ở Crimea, trong đó 20% là người lớn tuổi; về an ninh, Nga sẽ phải đối diện với nguy cơ đánh du kích hoặc khủng bố của mấy trăm ngàn người Tatar vốn có truyền thống thù ghét Nga.

Thứ hai, nó lại không cần thiết: Ai cũng biết chính quyền Ukraine, sau cuộc cách mạng vừa rồi, đang đối diện với vô số thử thách: Nếu Nga không can thiệp, tự nó sẽ sụp đổ. Kinh tế Ukraine vốn đã gầy guộc, lại thêm nạn tham nhũng tràn lan, càng ngày càng quặt quẹo với lạm phát và nợ nần chồng chất. Mới tuần trước, tân Thủ tướng Ukraine ước chừng khoảng 37 tỉ Mỹ kim bị biến mất dưới thời Viktor Yanukovych. Hiện nay Ukraine cần ít nhất 25 tỉ Mỹ kim để trả nợ và bù đắp các thiếu hụt trong ngân sách. Trong khi đó số ngoại tệ họ dự trữ được chỉ còn có 12 tỉ.

Thứ ba, không những không cần thiết, nó còn có hại. Hai cái hại lớn nhất là: Một, nó làm cho Mỹ và Tây phương phải nhảy vào giúp Ukraine. Bình thường, không có sự uy hiếp của Nga, có lẽ Tây phương sẽ hờ hững với việc giúp đỡ Ukraine sau cuộc cách mạng vừa rồi. Tây phương đang phải đối đầu với các khó khăn của chính họ, nhất là ở các thành viên mới. Họ không đủ sức để cưu mang thêm một gánh nặng khác. Nếu Nga không tấn công Crimea, chắc chắn Mỹ và châu Âu không nhảy vào giúp Ukraine một cách nhiệt tình và tận tình như vậy. Hai, hành động hiếu chiến thô bạo của Nga làm cho dân chúng Ukraine trở thành đoàn kết hơn, yêu nước hơn và sẵn sàng chống trả Nga một cách mãnh liệt hơn. Quan sát dân tình ở Ukraine hiện nay, Chrystia Freeland cho là Nga đã thực sự thua trận.

Tất cả những điều ấy chắc chắn Putin và nhóm cố vấn của ông đều biết rõ. Ngay cả những người bình thường nhất cũng biết rõ. Vậy mà ông vẫn quyết định chiếm Crimea và có vẻ như sẽ đánh chiếm cả Ukraine. Tại sao?

Lý do đầu tiên có lẽ do Putin quá tự tin. Ông nghĩ là Mỹ sẽ không dám phản ứng gì cả. Một phần, vì Mỹ đã quá mệt mỏi với hai cuộc chiến tranh ở Iraq và ở Afghanistan, hơn nữa, họ phải tập trung đối đầu với Trung Quốc ở châu Á. Phần khác, ông cho là hầu hết các quốc gia Âu châu, những đồng minh thân cận nhất của Mỹ hiện nay, đều lệ thuộc vào nguồn dầu khí của Nga, lại có nhiều liên hệ kinh tế với Nga: Tất cả những nước ấy, vì quyền lợi của mình, không thể mạnh tay với Nga được. Khi Châu Âu khoanh tay, một mình Mỹ cũng chẳng làm gì được. Chính sách của Mỹ, ít nhất là dưới thời Obama, thường rất cẩn thận, tránh né mọi rủi ro; khi cần, họ chỉ lãnh đạo từ phía sau. Nếu châu Âu không đóng vai tiên phong, Putin tin là Mỹ cũng sẽ chỉ đánh võ mồm mà thôi. Mà kiểu đánh ấy thì ông chả ngán chút nào cả.

Lý do thứ hai, quan trọng hơn, là cách suy nghĩ và cách hành xử của Putinhoàn toàn khác với Tây phương. Khác đến độ bà Madeleine Albright, cựu ngoại trưởng Mỹ, cho là Putin bị hoang tưởng; phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho những lời lẽ của Putin về các âm mưu của Tây phương tại Ukraine là những sự hư cấu đáng giật mình nhất kể từ Dostoyevsky.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho Nga hành xử như những kẻ sống trong thế kỷ 20 hoặc thế kỷ 19! Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Obama mới đây, cũng đồng ý như thế khi cho dường như Putin đang sống ở một thế giới khác

Nhưng khác như thế nào? Khác ở ba điểm chính: Một, sẵn sàng dùng bạo lực để giải quyết mọi vấn đề; hai, sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả sự khủng hoảng của kinh tế và sự cùng khổ của dân chúng để đạt được điều mình muốn. Nhưng sự khác biệt lớn nhất là sự nghi ngờ và căm thù đối với Mỹ và Tây phương. Putin thường nói là việc để cho chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, từ đó, làm tan rã khối Liên bang Xô viết trước đây là một sai lầm lớn nhất trong lịch sử nước Nga. Ông tự đặt cho mình sứ mạng là phục hồi lại đế quốc Nga bằng cách thu phục lại, và nếu cần, xâm chiếm các quốc gia láng giềng vốn thuộc Liên bang Xô viết trước đây. Trên con đường thực hiện giấc mộng ấy, ông xem cản trở chính là tham vọng bành trướng của Mỹ và châu Âu. Mỗi lần Liên hiệp Âu châu thu nạp một thành viên mới là một lần Putin giật mình căm hận. Ông không nhìn đó như một sự phát triển đáng mừng của lịch sử về hướng dân chủ hóa mà lại xem đó như một sự đe dọa. Trước những đe dọa ấy, ông phản ứng một cách quyết liệt, bất chấp những hậu quả về kinh tế, chính trị hay xã hội.

Tuy nhiên, ông lại quên thời thế đã đổi khác. Sự liều lĩnh của ông chỉ mang lại tai họa cho nước Nga.

Trước mắt, tai họa đầu tiên đến từ một yếu tố có lẽ Putin không nghĩ đến khi quyết định tung quân đánh chiếm Crimea: Khác với cuộc xâm chiếm Hungary vào năm 1956 và Czechoslovakia năm 1968, nước Nga hiện nay có một yếu tố mới có ảnh hưởng nhanh chóng và sâu sắc đến các quan hệ quốc tế: thị trường chứng khoán. Ngay ngày đầu tiên khi binh lính Nga xuất hiện trên đất Crimea, chỉ số thị trường chứng khoán bị rớt hơn 12%, làm bay mất 60 tỉ Mỹ kim và tỉ giá đồng rúp bị giảm đến mức kỷ lục.

Về lâu về dài, ngay cả khi chiếm được Crimea hoặc ngay cả toàn lãnh thổ Ukraine, nước Nga cũng sẽ phải chịu đựng những gánh nặng kinh tế hầu như vượt ngoài khả năng của họ. Hiện nay, Nga vẫn còn đang phải còng lưng ra tài trợ cho Abkhazia và South Ossetia họ chiếm được từ Georgia, và Transnistria từ Moldova. Ukraine, với những nợ nần và tham nhũng hiện nay, nếu lọt vào tay Nga, cũng sẽ trở thành một gánh nặng khủng khiếp. Đó là chưa kể Nga sẽ phải đối diện với các cuộc chống đối bằng vũ trang, dưới hình thức du kích hoặc khủng bố, của người Ukraine và đặc biệt, người Tatars.

Trong một bài viết mới đăng trên tờ The Washington Post, Henry A. Kissinger, cựu Ngoại trưởng Mỹ thời Nixon, có nêu lên một vấn đề hay: Một chính sách được kiểm tra không phải ở chỗ nó bắt đầu như thế nào mà ở chỗ nó kết thúc như thế nào.

Nhưng trong khi chờ cuộc xâm lược ấy kết thúc, không ai được quên bài học lần này: Cách suy nghĩ và hành xử của Putin hiện nay không khác gì mấy so với các nhà độc tài cộng sản trước đây. Thay tên đổi họ, ông vẫn không giấu được dòng máu của Stalin trong huyết quản.



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -21/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link