Tuesday, March 11, 2014

Cựu chiến binh Hoàng Đức Doanh - Gửi thư ngỏ


Cựu chiến binh Hoàng Đức Doanh - Gửi thư ngỏ


Kính gửi: Chủ tịch Quốc hội
Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao
Bộ trưởng bộ tư pháp

Tên tôi: Hoàng Đức Doanh sinh năm 1946.
Số chứng minh nhân dân: 168459265
Số điện thoại: 0987527178
Hộ khẩu thường trú: Tổ 7 phường Hai Bà Trưng, Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Kính thưa quý vị,

Nối tiếp phần thông tin cá nhân, tôi xin được nói rõ điều kiện, hoàn cảnh hiện tại và mục đích tôi viết lá thư này. Tôi và vợ hiện nay đang hưởng lương hưu, chúng tôi có hai con đã trưởng thành, sống tự lập, phần nhà cửa và điều kiện sống của tôi không có gì phải phàn nàn nếu so với đại đa số nhân dân, song không vì thế mà mũ ni che tai, không can dự vào những đổi thay của đất nước.

Hàng ngày đọc báo và xem tin tức trên ti vi, trên mạng internet kiến thức của tôi được nâng cao, được mở rộng cho nên cũng có những điều tôi trăn trở, xét thấy cần góp tiếng nói để xây dựng Việt Nam tốt đẹp hơn, khuôn khổ lá thư này xoay quanh trong lĩnh vực pháp lý.

Tôi thiết nghĩ, cuộc sống luôn vận động, Quốc hội và các cơ quan Trung ương luôn nắm bắt nguyện vọng, thu thập ý kiến đóng góp của dân là công tác quan trọng, từ đó đề ra các quyết sách đúng.

Ngày nay trong xã hội xuất hiện cụm danh từ mới “Tù nhân lương tâm”. Bộ ngoại giao khẳng định với quốc tế là Việt Nam không có tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm. Sự khẳng định này tôi thấy không ổn. Tôi đặt vấn đề, làm gì có chuyện 100% dân chúng đồng ý với đường lối chính trị hiện nay nhất là lúc thế giới đang dần dần từ bỏ chủ nghĩa Mác, trong khi Việt Nam vẫn lấy chủ nghĩa Mác định hướng chính trị. Đã có một số người không đồng ý thì họ có quyền biểu đạt ý kiến, nếu đến mức độ gay gắt (chưa có hành động bạo lực) mà phải cho họ vào tù thì đây là tù chính trị. Rất nhiều trí thức góp tiếng nói với chính quyền thì đấy là hoạt động chính trị. Khái niệm hoạt động (hành động) chính trị từ việc bỏ phiếu bầu cử đại biểu đến hành động hưởng ứng hoặc phản đối chủ trương của chính quyền (kể từ cấp xã) cho tới bất đồng chính kiến về đường lối chính trị đều là hoạt động chính trị.

Tiến sỹ Hà Sỹ Phu, bác sỹ Nguyễn Đan Quế bị cầm tù thì đó là tù chính trị. Bộ ngoại giao công khai Việt Nam không có tù chính trị là hành vi thiếu tôn trọng người nghe, thiếu tôn trọng quốc tế. Đã sử dụng thủ đoạn chính trị lộ liễu trong ngoại giao thì hậu quả nhìn thấy trước mắt: Uy tín quốc gia bị hạ thấp, nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế đang tố cáo Việt nam vi phạm Công ước quốc tế về Nhân quyền, thứ đến sẽ ảnh hưởng nhiều mặt trong đời sống nhân dân như tạo nên một xã hội giả dối, văn hóa thì băng hoại, đạo đức thì xuống cấp như đang xảy ra mà người Việt nam nào cũng nhìn thấy.

Tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm đang hiện hữu, khác nhau về cấp độ nhưng giống nhau về tính chất và cùng bị xét xử theo điều 79, điều 88 điều 258 trong bộ luật hình sự.

Trong các nhà tù hiện nay của Việt Nam có thể phân biệt 3 loại tù nhân chính trị:

1. Những người dùng bạo lực để đạt được mục đích chính trị, loại này dễ dàng xác định tội trạng hình sự, số này thường là người của chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

2. Biểu đạt bất đồng chính kiến bằng ngôn luận ôn hòa, bất bạo động, số này thường là các trí thức, những người có học vị như Luật sư, chức sắc Tôn giáo, Nhà Văn, Nhà báo..v..v.

3. Tù nhân lương tâm, những người này cũng sử dụng ngôn luận ôn hòa, mục tiêu đấu tranh ở tầm cấp cụ thể ví dụ như phản đối hoặc cảnh giác sự xâm lược, tố cáo tham nhũng, tố cáo các hành vi phạm luật của cá nhân, tổ chức công quyền… nói chung mục đích của họ là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, an ninh xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ nền tảng đạo đức, xây dựng văn hóa lành mạnh cho nên các hành vi của họ đều xuất phát từ lòng yêu nước.

Nhạc sỹ Việt Khang sáng tác 2 bài hát có tên Việt Nam Tôi Đâu và bài Anh Là Ai? Nội dung ở cả 2 bài đều thấm đượm tình yêu nước nông nàn, không có câu chữ nào chống chính quyền. Những câu trong bài hát bị Tòa buộc tội là “Bọn giặc Tầu ngang tàng trên quê hương ta... cũng giống như câu viết trong truyền đơn của cô sinh viên 21 tuổi Nguyễn Phương Uyên “Tầu khựa cút khỏi biển đông” một câu nói 100% dân chúng Việt Nam đồng ý thì Tòa phán quyết buộc tội: “có những lời nói không hay về nước bạn”. Thì ra nước bạn của ai đó đang lăm le xâm lược Việt Nam nên Việt Khang, Phương Uyên đã biết trước và cảnh tỉnh mọi người. Như thế đã rõ có một bộ phận, một số người đã đang tiếp tay cho giắc Tàu xâm lược.

Bài hát, câu viết trên truyền đơn rõ ràng là yêu nước mà lại buộc tội bằng cái điều 79 điều 88 điều 258 cho 2 bạn trẻ? Buộc tội các hành vi yêu nước khác, đã có tất cả trên 200 tù nhân lương tâm.

Nhiều người nhận xét 3 điều luật này mơ hồ, khái niệm: Lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm hại... là thế nào? Nếu nói sai thì đã có điều 139 về tội vu khống, mà người ta nói đúng thì làm sao lại bảo là xâm hại. Từ ngữ trong luật là phải cụ thể rõ ràng, thế nào là gây hoang mang trong nhân dân (điều 88). Một tai nạn, một rủi ro kinh hoàng như vụ lũ lụt miền trung năm 2013 vì xả lũ các nhà máy thủy điện, đương nhiên là nhân dân hoang mang sao lại buộc tội người đưa tin, người luận bàn về việc xả lũ?

Chữ nghĩa trong điều luật mơ hồ tạo điều kiện cho quan tòa, cho phía công quyền càng lũng loạn công lý. Các vị cầm cán cân trong các phiên tòa xử tù nhân lương tâm rất ngại và sợ nhân dân nghe và chứng kiến cho nên nói là xét xử công khai mà không cho dân vào, người thân
của phạm nhân cũng bị cấm đoán, duy chỉ có Luật sư được tham dự theo luật định thì Tòa cũng coi như không có, cấm đoán Luật sư, không dám tranh tụng.

Công luận đang phê phán 3 điều luật mơ hồ gây nên những sự oan khuất của tù nhân lương tâm được trải dài từ khâu bắt người để điều tra xét hỏi, đến hoàn tất hồ sơ, đến cáo trạng, đến xét xử, cho đến phân biệt đối xử trong trai giam Sự mơ hồ cứ thế mà tăng lên theo ý công quyền và nguy hại hơn là làm theo ý kiến chỉ đạo của người ở phía sau công quyền không lộ mặt.

Kính thưa quý vị. Các vị đang ngồi ở chiếc ghế cao nhất để quan sát guồng máy pháp luật Việt Nam, nó có nhiều khâu, nhiều công đoạn, chỉ cần một khâu nào đó ví dụ như ép cung, dùng đòn tra tấn để ép cung như nhiều vụ đã được công khai, dùng trò cạm bẫy để buộc tội như vụ Cù Huy Hà Vũ, và nay đang thực hiện vụ Bùi thị Minh Hằng. Hay là Đánh tráo tên gọi như vụ Lê Quốc Quân, chưa bắt thì sợ uy tín của ông ta ảnh hưởng đến vấn đề Nhân quyền, Dân chủ, mà bắt thì phải xét xử, qua 2 phiên tòa với số lượng hàng nghìn người tham gia thì rõ ràng là vụ án chính trị được gắn tên Trốn thuế, cứ tưởng dùng bài đánh tráo quen thuộc hòng lừa gạt được nhân dân. Đôi lần tôi được nghe Bộ ngoại giao phản đối nhiều nước văn minh quan tâm đến các tù nhân lương tâm, nghe mà phát bực, nghe mà thấy nhục, những sai trái, bất công rành rành mà vẫn không chịu thừa nhận...

Kính thưa quý vị,

Nếu ai đó hỏi tôi có giải pháp nào để chấm dứt những điều bất công đó. Tôi nói có đấy! Nhưng viết ra đây thì sẽ là thừa, nhân dân còn biết nó là bất công, vô lý thì làm sao mà che được mắt quý vị, chỉ cỏ điều nên đặt câu hỏi: Tại sao các vị làm ngơ? Công lý đang bao trùm lên Dân tộc này đã công bằng, công minh hay chưa? Mỗi năm có bao người chết trong đồn công an và trong Trại tù?

Điều cuối cùng tôi muốn nói. Các vị nên giải quyết vấn đề tù nhân lương tâm là lấy lại danh dự quốc gia, nếu làm tốt thì sẽ có uy tín quốc tế. Các vị đồng ý với tôi điều này thì đó là hạnh phúc của tôi. Sau đó từng bước khắc phục những gì là mơ hồ, là bất minh, là vô pháp trong quá trình từ bắt người đến tuyên Án.

Kính chúc quý vị mạnh khỏe.

Hà Nam, 08/03/2014



Văn bút Quốc tế quan ngại sức khỏe tù nhân lương tâm VN

RFA 08.03.2014


Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
0000081161-3-305
Thầy Đinh Đăng Định tại bệnh viện hôm 17/10/2013.
Hình do gia đình cung cấp






Ủy ban Văn bút Quốc tế Bênh vực Nhà văn bị đàn áp hôm ngày 7 tháng 3 vừa qua ra kháng nghị thư trong đó bảy tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng sức khỏe được ủy ban này cho là suy kiệt của ba tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Đó là ông Nguyễn Hữu Cầu, nhà giáo Đinh Đăng Định và linh mục Nguyễn Văn Lý.
Ủy ban này lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho cả ba người vừa nói vì theo Ủy ban Văn bút Quốc tế Bênh vực Nhà văn Bị đàn áp thì sự an toàn nhân cách và thân thể của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Hữu Cầu sinh năm 1945, thường được gọi là tù nhân lương tâm thế kỷ vì ông phải thụ án tù quá lâu. Sau lần đi cải tạo sau năm 1975, ông bị bắt lại vào năm 1982 và bị kết ản tử hình hồi năm 1983. Đến năm 1985 án tử hình đổi thành tù chung thân. Hồi trước tết năm nay gia đình ông được hứa là ông Nguyễn Hữu Cầu sẽ được trả tự do vào dịp Tết nhưng lời hứa đó không được thực hiện.
Linh mục Nguyễn Văn Lý, sinh năm 1964, bị kết án lần gần nhất là vào năm 2007 với bản án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế. Hồi năm 2009, ông bị tai biến mạch náu não. Ông được cho ra chữa bệnh một thời gian từ tháng 3 năm 2010; nhưng đến tháng 7 năm 2011 ông bị đưa vào trại giam trở lại.
Nhà giáo Đinh Đăng Định, sinh năm 1963. Ông công khai lên tiếng chống dự án khai tác bô xít ở Tây Nguyên và kêu gọi đa nguyên - đa đảng cho Việt Nam. Ông bị bắt hồi năm 2011 và bị tuyên án 6 năm tù hồi năm 2012. Hiện ông đang được tạm hoãn thi hành án một năm để chữa bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

'Việt Nam giam tù chính trị nhiều nhất Đông Nam Á'

Công an canh gác bên ngoài trại giam Thanh Xuân, Hà Nội. Theo thống kê của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH, Việt Nam là nhà tù lớn nhất tại khu vực Đông Nam
 Á giam giữ tù nhân chính trị.
Công an canh gác bên ngoài trại giam Thanh Xuân, Hà Nội. Theo thống kê của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH, Việt Nam là nhà tù lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á giam giữ tù nhân chính trị.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

Ðường dẫn

CỠ CHỮ 
06.03.2014
Việt Nam là nhà tù lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á giam giữ tù nhân chính trị, theo thống kê được Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH có trụ sở tại Châu Âu công bố hôm nay.

FIDH nói ước tính hiện có ít nhất 212 nhà bất đồng chính kiến đang bị Hà Nội giam cầm và nhiều người khác đang bị quản thúc tại gia.

Trong số này có những luật sư, các blogger, các nhà hoạt động vì quyền đất đai, các nhà sư Phật giáo, ký giả, văn nghệ sĩ, các nhà hoạt động công đoàn, các nhà vận động dân chủ, thành viên các nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số như Hmong, Phật giáo Khmer Krom, và người Thượng Cơ Đốc giáo.

FIDH, Liên đoàn gồm 178 tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, chỉ ra rằng nhiều nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam đang phải thi hành các bản án tù dài hạn trong các điều kiện giam giữ hết sức tồi tệ, sức khỏe bị suy kiệt, rất cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Trong môi trường tù tội, không hề có nhân quyền. Việc thực hiện tra tấn, họ không tra tấn một cách lộ liễu, mà họ tra tấn bằng cách chẳng hạn như ốm đau không được trị bệnh, ăn uống thiếu thốn, đời sống văn hóa không có. Đấy cũng là các hình thức tra tấn.
Nhà giáo bất đồng chính kiến Ðinh Ðăng Ðịnh.
FIDH và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam ngày 6/3 ra thông cáo chung kêu gọi chính phủ Hà Nội phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho các tù nhân chính trị để chứng minh tôn trọng nhân quyền và các cam kết với quốc tế.

Hồ sơ 17 tù nhân chính trị cần đặc biệt quan tâm do hai tổ chức này cùng công bố hôm nay bao gồm trường hợp của nhà giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định, người đang bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối; Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải; luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân; tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ; nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh; nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức; nhạc sĩ Việt Khang; và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình.
 
Nhà giáo bất đồng chính kiến Ðinh Ðăng Ðịnh.Nhà giáo bất đồng chính kiến Ðinh Ðăng Ðịnh.
Ông Đinh Đăng Định, người lãnh án 6 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ hiện đang đượchoãn thi hành án một năm vì căn bệnh nan y, cho biết ông phát hiện bệnh rất sớm nhưng trại ‘kiên quyết không cho đi’ khám chữa mãi đến nửa năm sau, khi căn bệnh ung thư của ông đã bước sang giai đoạn 3. Tuy được nhiều quốc gia đồng lên tiếng hỗ trợ can thiệp, nhưng thỉnh cầu của người thân ông Định xin cho ông về để được nhắm mắt trong vòng tay gia đình chỉ được Việt Nam chấp thuận khi bệnh ông chuyển qua giai đoạn 4. Ông Định chia sẻ:

“Chế độ của trại giam vô cùng khốc liệt. Sự chăm sóc về ăn uống, về sức khỏe vô cùng giới hạn. Thuốc men không có. Qua buổi tiếp xúc này với đài VOA, tôi muốn được gửi lời đến thế giới bên ngoài rằng thế giới cần phải biết một điều: nhân quyền ở Việt Nam mới chỉ là nhân quyền một nửa, chưa thể gọi là nhân quyền. Đặc biệt trong môi trường tù tội, không hề có nhân quyền. Việc thực hiện tra tấn, họ không tra tấn một cách lộ liễu, mà họ tra tấn bằng cách chẳng hạn như ốm đau không được trị bệnh, ăn uống thiếu thốn, đời sống văn hóa không có. Đấy cũng là các hình thức tra tấn. Dù Công ước Chống tra tấn họ vừa ký chưa ráo mực, nhưng trên thực tế nhân quyền ở Việt Nam vẫn chưa được thực hiện và không biết đến bao giờ sẽ được thực hiện. Có lẽ các cơ quan, phái bộ giám sát nhân quyền Liên hiệp quốc và các tổ chức phi chính phủ cần phải được mở cửa vào các trại tù kể cả tù chính trị hay tù hình sự để xem xét sự thật này.”

Giám đốc khu vực Châu Á của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền cho biết thống kê về số tù nhân lương tâm tại Việt Nam được công bố hôm nay do tổ chức thành viên trong FIDH là Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam nghiên cứu, thu thập qua mạng lưới các nhà quan sát cả trong và ngoài nước. Ông Andrea Giorgetta nói với VOA Việt ngữ:

“Thật đáng xấu hổ khi một quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc như Việt Nam lại là nước đang giam giữ nhiều tù nhân chính trị nhất khu vực Đông Nam Á.”
Từ khi Miến Điện bắt đầu dân chủ hóa đất nước, Việt Nam đã thế chỗ nước này đội sổ trong khu vực về vi phạm nhân quyền và giam cầm tù nhân chính trị.
Giám đốc khu vực Châu Á của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền Andrea Giorgetta.
Ông Giorgetta nói khó có được con số cụ thể các tù nhân chính trị tại Việt Nam, đặc biệt đối với các trường hợp người Thượng Cơ Đốc giáo bị giam cầm. Vẫn theo lời ông, danh sách trên 200 tù nhân chính trị này là những trường hợp đã được Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam xác minh, kiểm chứng.

Hồi đáp trước những quan ngại nhân quyền từ quốc tế, Việt Nam lâu nay vẫn tuyên bố tại Việt Nam không có tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm. Hà Nội nói chỉ có những người phạm pháp mới bị xử lý theo đúng pháp luật.

Đại diện Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền phản bác:

“Các luật lệ này rõ ràng không phù hợp với những tiêu chuẩn nhân quyền căn bản của quốc tế cho nên lập luận của Hà Nội hoàn toàn vô lý.”
Giám đốc khu vực Châu Á của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền Andrea Giorgetta.Giám đốc khu vực Châu Á của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền Andrea Giorgetta.
Ông Giorgetta cho biết ngoài việc công bố danh sách tù nhân chính trị tại Việt Nam, Liên đoàn FIDH sẽ có các hành động cụ thể kêu gọi phóng thích cho họ. Ông nói:

“FIDH chúng tôi sẽ tiếp tục nêu lên các trường hợp bị bắt bớ giam cầm tùy tiện trước các cơ chế của Liên hiệp quốc, mở các chiến dịch vận động công khai cho các tù nhân chính trị này, và nêu bật thực tế rằng kể từ khi Miến Điện bắt đầu dân chủ hóa đất nước, Việt Nam đã thế chỗ nước này đội sổ trong khu vực về vi phạm nhân quyền và giam cầm tù nhân chính trị.”
Việt Nam giam tù chính trị nhiều nhất Đông Nam Á
FIDH nhấn mạnh đã đến lúc cộng đồng thế giới phải huy động và đòi hỏi Hà Nội phải chấm dứt đàn áp những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa, phóng thích tất cả tù nhân chính trị.

Tại kỳ Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR trước Liên hiệp quốc hôm 5/2 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Hà Kim Ngọc, nói ‘chính sách cơ bản’ của Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ, và thăng tiến nhân quyền.



Phản hồi của blogger trong nước trước bản án của Trương Duy Nhất

Blogger Trương Duy Nhất (TDN Facebook)
Blogger Trương Duy Nhất (TDN Facebook)
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

CỠ CHỮ 
09.03.2014
Trà Mi xin chào đón quý vị và các bạn đến với Tạp chí Thanh Niên hằng tuần của đài VOA.

Thêm một blogger bị Việt Nam kết án tù về tội danh ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ theo điều 258 Bộ luật Hình sự, một trong những điều luật bị quốc tế lên án là vi phạm nhân quyền.

Ông Trương Duy Nhất bị bắt từ tháng 5 năm ngoái vì các bài viết trên blog cá nhân Một Góc Nhìn Khác phản ánh thực trạng xã hội, bày tỏ quan điểm trái với nhà nước, và phê phán giới lãnh đạo.

Bản án 2 năm tù Tòa án Nhân dân Đà Nẵng tuyên phạt blogger Nhất hôm 4/3 đã khiến Hoa Kỳ và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới lên tiếng phản đối.

Thế còn phản hồi của giới trẻ viết blog độc lập trong nước về việc xét xử và kết án cựu phóng viên của truyền thông quốc doanh có góc nhìn khác, viết khác với nhà nước như thế nào? Giới trẻ yêu chuộng công bằng-dân chủ sẽ làm gì để bảo vệ công lý-tự do cho những ngòi bút độc lập?

Mời quý vị nghe cuộc thảo luận giữa 3 bạn trẻ trong Mạng lưới Blogger Việt Nam trên Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay: Trần Tuấn Lâm, Đinh Nhật Uy, và Nguyễn Đình Hà.

Bùi Tuấn Lâm: Tôi là Tuấn Lâm tức blogger Peter Lâm Bùi, người thành phố Đà Nẵng hiện đang sinh sống làm việc tại Sài Gòn.

Đinh Nhật UyTôi là Nhật Uy ở Long An.

Nguyễn Đình HàTôi là Đình Hà đang sinh sống làm việc ở Hà Nội.

Trà Mi: Các bạn là những blogger quan tâm đến vụ án của Trương Duy Nhất. Ý kiến các bạn thế nào về tiến trình xét xử và bản án của blogger này?

Bùi Tuấn Lâm: Nhật Uy là người cách đây vài tháng cũng bị nhà nước đem ra xét xử về điều luật 258. Tôi nhường cho Uy nói trước.

Đinh Nhật Uy: Bản án của anh Nhất mọi người đều nói là vô lý. Cơ bản là điều 258 rất mơ hồ, trừu tượng. Bản thân tôi từng bị án 15 tháng tù treo về 258 này. Bây giờ tới anh Nhất. Lẽ ra anh Nhất và tôi phải vô tội. Nhưng họ cố tình nhào nặn, quy chụp là ‘lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’.

Trà Mi: Từ phía Bắc theo dõi phiên xử này, blogger Đình Hà cũng là một thành viên trong Mạng lưới Blogger Việt Nam, anh có suy nghĩ thế nào?
Bấm vào đây để nghe toàn bộ cuộc thảo luận về bản án của blogger Trương Duy Nhất

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -21/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link