Trung
Quốc đang có ý đồ gì ở Việt Nam?
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-03-14
2014-03-14
- In trang
này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Công nhân Trung Quốc tham gia thi công Nhà máy Nhiệt điện Hải
Phòng giờ tan ca.
Courtesy BHP
Dư luận Việt Nam thể
hiện qua báo chí và các diễn đàn trên mạng đang bày tỏ sự quan tâm rất lớn về
hiện tượng người Trung Quốc xâm nhập sâu vào nền kinh tế Việt Nam và với cung
cách đặc biệt khác thường. Câu hỏi đặt ra là phía sau những hành động đó ẩn
khuất những mưu toan gì cả về kinh tế lẫn chính trị?
Kinh tế hay chính trị?
Trả lời Nam Nguyên tối 13/3/2014, TS Lê Đăng Doanh chuyên gia
kinh tế độc lập từ Hà Nội nhận định:
“Sự lo ngại trong công luận của Việt Nam rất là lớn, tôi cũng
không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có các đơn vị Trung Quốc
kinh doanh đóng kín như người dân ở đấy nói lại, như ở Hà Tĩnh công an vào họ
cũng không cho vào. Như vậy ở đấy thành ra lãnh địa của Trung Quốc rồi chứ còn
gì nữa!
Và nhân kinh nghiệm ở Ukraina làm người ta cũng liên tưởng đến,
nếu như ông Putin đã lấy lý do để bảo vệ kiều dân Nga ở Ukraina, thì cũng rất
có thể đến một ngày nào đấy Trung Quốc lấy lý do để bảo vệ những công nhân
Trung Quốc ở đấy, họ cũng sẽ làm một đòn tương tự thì lúc ấy sẽ ra làm sao?”
Nếu như ông Putin đã lấy lý do để bảo vệ kiều dân Nga ở Ukraina,
thì cũng rất có thể đến một ngày nào đấy TQ lấy lý do để bảo vệ những công nhân
Trung Quốc ở đấy, họ cũng sẽ làm một đòn tương tự thì lúc ấy sẽ ra làm sao?
-TS Lê Đăng Doanh
-TS Lê Đăng Doanh
Mô tả thực chất các hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam
mà dư luận cho là bất thường, có thể tiềm ẩn những toan tính khó hiểu. TS Lê
Đăng Doanh phân tích:
“Đầu tư chính thức nước ngoài của Trung Quốc vào Việt Nam thì
không lớn nhưng mà Trung Quốc vì nhiều lý do, trong đó có lý do Việt Nam xây nhà
máy điện nhưng không có vốn lại vay từ quỹ xuất khẩu của Trung Quốc, cho nên
phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc công nghệ Trung Quốc. Thứ hai nữa, Trung
Quốc có những cách làm không phù hợp với luật pháp của bất kỳ nước nào là đút
lót để mua lại của các doanh nghiệp Việt Nam các mỏ các khoáng sản là cái mà
Trung Quốc hiện nay đang rất cần và thứ ba là Trung Quốc cũng mua lại công ty
CP là công ty hiện nay chiếm 70% thị trường thức ăn gia súc của Việt Nam. Sự lo
ngại của người dân Việt Nam là hiện nay Trung Quốc có những dự án ở Tây Nguyên
là vùng địa bàn chiến lược về mặt quân sự cũng như về mặt chiến lược đối với
Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc đầu tư vào nhiều dự án, khác với các nước khác
Trung Quốc xây một khu riêng và dựng hàng rào lên kín mít và người dân không
biết trong đấy họ làm cái gì và đấy là công nhân hay là lính hay là họ định
chuẩn bị cái gì đây.”
Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng
Chính phủ bày tỏ sự đồng tình với công luận. Theo đó, về mặt kinh tế thì
Việt Nam đã lệ thuộc Trung Quốc khá nhiều mặt, nhất là tình trạng nhập siêu
nặng nề. Từ trước đến nay có khá nhiều dự án của Trung Quốc vào Việt Nam không
qua kênh đầu tư trực tiếp mà qua đấu thầu, trúng thầu EPC cho các nhà máy quan
trọng của Việt Nam như điện, cảng biển, hóa chất….Bà Phạm Chi Lan tiếp lời:
Công nhân TQ thuộc tập đoàn điện khí Dong Fang đang thi công tại
VN. File photo.
“Thực tế có nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân Trung Quốc vào làm
ăn ở Việt Nam theo kiểu không có phép tắc gì cả và gây ra những nhiễu loạn
trong xã hội cũng như gây thiệt hại cho người Việt Nam rất nhiều. Như chuyện họ
đi nuôi tôm nuôi cá ở vùng biển Khánh Hòa, hoặc đi thuê người dân trồng khoai
lang ở Vĩnh Long hoặc là đi thu mua các loại rễ cây, sừng móng trâu bò v..v..
Những câu chuyện gần như là những câu chuyện thường kỳ trên báo chí rồi.
Ngoài ra lượng người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp vào Việt
Nam và làm việc ở Việt Nam hiện nay cũng quá nhiều qua các nhà máy các công
trình khác nhau. Họ vào Việt Nam không có phép tắc gì cả. Thí dụ báo chí gần
đây nói, họ vào một nhà máy điện, chính quyền địa phương yêu cầu phải làm thủ
tục để xin visa làm việc, xin phép cho người lao động của Trung Quốc ở đó.
Nhưng người ta cứ thản nhiên bỏ mặc tất cả những yêu cầu của chính quyền cứ để
người của người ta vào Việt Nam không có phép tắc gì cả. Tất cả những chuyện đó
cộng với tất cả những vấn đề về biên giới về biển đảo mà Trung Quốc càng ngày
càng lấn và tỏ thái độ ngang ngược hơn thì chắc chắn nó gây mối lo ngại cho
người việt Nam. Điều lo ngại của người Việt Nam là hoàn toàn chính đáng và cảnh
báo ngay là điều hết sức cần thiết hiện nay.”
Cần có hành động gì?
Đáp câu hỏi của Nam Nguyên là đứng trước những sự báo động cả về
kinh tế lẫn chính trị mà công luận quan tâm, người Việt Nam sẽ phải có hành
động gì. TS Lê Đăng Doanh phát biểu:
Rõ ràng bây giờ cần phải có một báo cáo ra Quốc hội về thực
trạng các đầu tư của Trung Quốc như thế nào, thực trạng họ làm gì.
-TS Lê Đăng Doanh
-TS Lê Đăng Doanh
“Rõ ràng bây giờ cần phải có một báo cáo ra Quốc hội về thực
trạng các đầu tư của Trung Quốc như thế nào, thực trạng họ làm gì, những người
nào có phép, những người nào không có phép và nếu như họ vào đây mà họ dựng
hàng rào, họ không cho công an vào kiểm soát, chúng ta không biết họ ở trong đó
họ xây dựng nhà máy hay họ đào công sự thì đấy là điều hết sức nguy hiểm. Tôi
rất mong Quốc hội kỳ này họp sẽ có ý kiến và sẽ yêu cầu Chính phủ báo cáo về
những tình hình đó và công bố công khai cho dân biết… Quốc hội sẽ có những
quyết định và biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền Việt Nam.”
Báo Đất Việt Online ngày 11/3 đưa lên mạng bài “Trung Quốc đầu
tư nghìn tỷ vào Nam Định, thêm lo? Theo đó, UBND tỉnh Nam Định vừa cấp chứng
nhận đầu tư cho Tập đoàn dệt may Yulun Giang Tô Trung Quốc xây dựng nhà máy sản
xuất sợi, dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD tương đương 1.400 tỷ đồng
tại khu công nghiệp Bảo Minh huyện Vụ Bản. Dự án này có tiến độ thực hiện từ
nay đến tháng 6/2016, thời hạn sử dụng đất 46 năm. Tập đoàn Yulun Trung Quốc sẽ
xây dựng nhà máy trên diện tích 80.000m2, công suất sản xuất sợi 9.816 tấn/năm;
dệt 21,6 triệu mét vải/năm; nhuộm 24 triệu mét/ năm. Ngoài dự án của Yulun,
tỉnh Nam Định cũng đang xem xét để trình Chính phủ dự án khu công nghiệp dệt
may sử dụng tới 1.000 héc-ta đất tại huyện Nghĩa Hưng. Tờ báo trích một loạt ý
kiến chuyên gia quan ngại Trung Quốc đầu tư mạnh, lộ ý đồ kiểm soát thị trường
Việt Nam.
Lao động Trung Quốc tại công trình thi công nhà máy xi măng Nghi
Sơn. File photo.
Bên cạnh sự xâm nhập nhiều lãnh vực trong nền kinh tế Việt Nam, Trung
Quốc được cho là sẽ có làn sóng đầu tư mạnh vào ngành may mặc, một phần nhỏ vào
ngành dệt nhuộm. Chiến lược của các nhà đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam trong
lĩnh vực dệt may là đón đầu cơ hội Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại xuyên
Thái Bình Dương (TPP) mà bản thân Trung Quốc không tham gia. Theo dự kiến sản
phẩm dệt may xuất khẩu vào Mỹ và các nước nội khối TPP sẽ hưởng lãi suất 0% nếu
đáp ứng điều kiện gọi là “tính từ sợi yarn forward” hàng may mặc phải được sản
xuất từ sợi có xuất xứ các nước thành viên TPP. Trong bối cảnh doanh nghiệp dệt
may Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu là gia công, phụ thuộc nguyên liệu nhập
khẩu từ Trung Quốc, thì họ sẽ rất khó khăn trong cạnh tranh khi hiệp định TPP
trở thành hiện thực.
Đáp câu hỏi của chúng tôi về việc ngành dệt may Việt Nam trông
chờ nước ngoài đầu tư vào lãnh vực sản xuất bông sợi, dệt nhuộm để có thể đáp
ứng điều kiện “tính từ sợi” của TPP, nhưng nay dư luận lại rất lo lắng khi có
yếu tố Trung Quốc. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từ Hà Nội nhận định:
“Khi mà Trung Quốc quyết định đầu tư vào ngành dệt ở Việt Nam,
tôi cho là một phần nào đó cũng có thể chấp nhận được. Nếu như những nhà máy
dệt họ đưa vào thực sự hiện đại, tốt cả về hiệu quả kinh tế cũng như bảo vệ môi
trường. Nhưng phía Việt Nam phải có được cơ chế kiểm soát tốt về giá trị của
đầu tư như thế nào, trình độ công nghệ như thế nào, lượng nhân công làm việc ở
nhà máy là người nào. Còn nếu họ đầu tư theo kiểu một số trường hợp đã diễn ra,
họ đưa nhân công của họ vào làm việc tất cả các khâu, kể cả lao động bình
thường rất giản đơn không cần kỹ thuật gì cả mà không sử dụng người Việt Nam
thì đấy lại là vấn đề khác.
Tôi cho là một mặt là được nhưng mặt khác vào giai đoạn này Việt
Nam cũng rất cần tự mình phát triển ngành dệt của mình và có thể tìm kiếm con
đường hợp tác đối với các đối tác khác nữa chứ không nhất thiết chỉ có Trung
Quốc. Tôi cho là để tránh phụ thuộc lâu dài thì cần tránh phụ thuộc chỉ vào một
đối tác cung cấp dệt ở Việt Nam, thí dụ như nhà đầu tư từ Trung Quốc. Nên có
một số nhà đầu tư khác nhau từ các nước khác nhau, ví dụ có thể từ Hàn Quốc,
Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nơi khác để tránh sự phụ thuộc vào nhà đầu tư Trung
Quốc. Bởi vì khi vào Việt Nam quá nhiều họ nắm phần khống chế của ngành dệt
Việt Nam thì vẫn đưa Việt Nam vào sự lệ thuộc họ.”
Theo các chuyên gia, luật pháp của Việt Nam có thể chưa đầy đủ,
nhưng chỉ với những qui định hiện hành, cũng có thể kiểm soát sự lũng đoạn kinh
tế xã hội Việt Nam từ phía người Trung Quốc. Có chăng là các cấp chính quyền từ
cao xuống thấp đã không thực thi pháp luật một cách đúng mực. Hơn nữa, trong
nhiều trường hợp đồng tiền hối lộ đã thể hiện giá trị siêu đẳng của nó.
Đất
Quảng Trị tràn ngập người Trung Quốc
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-03-03
2014-03-03
- In trang
này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Một vùng đất tại Quảng Trị nơi người Trung Quốc đang san lấp mặt
bằng.
RFA PHOTO
Thêm một lần nữa, ba
chữ “người Trung Quốc” làm nhức nhối một vùng đất Việt Nam, đặc biệt là những
vùng duyên hải Việt Nam đang bị thâu tóm, xâu xé và chảy máu bởi những kẻ bên
ngoài đóng vai nhà đầu tư nhưng thực chất, bên trọng họ ẩn chứa những mối nguy
cho dân tộc. Tỉnh Quảng Trị, cũng giống như những tỉnh nghèo khác, lại bị người
Trung Quốc tràn ngập xứ đất này và cũng như nhiều nơi khác, họ lại đóng vai nhà
đầu tư cùng hàng loạt hành tung bí ẩn, khó hiểu và ngạo mạn, bất chấp của họ.
Những vùng đất trong
tầm ngắm của TQ
Nếu như những năm cuối của thập niên 2010, nhân dân đã bức xúc vì
người Trung Quốc tràn lan ở những vùng miền núi trọng yếu, vùng chiến lực quân
sự của Việt Nam như Tây Nguyên Trung phần Việt Nam, các nông trường dọc theo
dãy Trường Sơn, các cửa khẩu phía Bắc và những tỉnh lị cận biên giới như Bình
Dương, Tây Ninh, Long An, An Giang, Cà Mau… Thì hiện tại, mức độ tràn lan của
họ kinh khủng gấp trăm lần trước đây.
Nếu như ở những nơi này, người Trung Quốc có được đặc quyền đặc
lợi là tha hồ khai thác, được hoạt động bí mật, người Việt Nam không được vào
khu vực hoạt động của họ và họ chỉ đóng một mức thuế tượng trưng… Thì hiện tại,
mức độ tràn lan của người Trung Quốc trên đất Việt Nam đã đi vào chỗ không thể
kiểm soát được nữa và nhân dân càng lúc càng thấy lo ngại cho sự tung hoành của
họ. Mọi vùng đất duyên hải đều có mặt người Trung Quốc.
Một người dân ven biển Quảng Trị than thở: “Quá nguy
hiểm chứ, bên phía cửa Việt, cửa Tùng, tức là nó lấy danh nghĩa đầu tư kinh tế.
Vậy mà bên phía chính quyền nó làm lơ, không đấu tranh là chết luôn.”
Theo người này nói, thời gian gần đây, hầu như mọi mảnh vườn ở
làng Hà Tây, xã Triệu An, huyện Triệu Phong đều lâm vào nạn xâm lăng một cách
trắng trợn của người Tàu và nhà cầm quyền địa phương. Nghĩa là khi người Tàu
đến đây, việc đầu tiên họ làm là tìm đến các cơ quan, các quan chức để bằng mọi
giá liên kết, đút lót và mua chuộc bằng được các quan chức này. Để rồi sau đó
là những hành động xâm lăng.
Hành động xâm lăng của người Tàu được thực hiện theo con đường đầu
tư kinh tế trá hình. Người này khẳng định đó là xâm lăng và bán nước chứ không
phải đầu tư gì cả. Vì một khi đầu tư kinh tế đích thực, biểu hiện đầu tiên của
việc đầu tư phải là thiện chí, thuận mua vừa bán và không có những hành tung
đen tối.
Đằng này, thay vì thỏa thuận với nhân dân để mua đất, người Tàu
lại mua chuộc và biến quan chức địa phương thành tay sai của họ, các quan chức
địa phương nghiễm nhiên trở thành con rối trong cuộn dây giật của người Tàu.
Thay vì bảo vệ nhân dân và bảo vệ quyền lợi quốc gia, bảo vệ lợi ích quốc dân,
các quan chức địa phương lại bằng mọi giá bảo vệ người Tàu, xem họ như những
quan thầy và bất chấp nỗi tủi nhục, đau khổ của nhân dân, họ hết dùng thủ đoạn
này chuyển sang thủ đoạn khác để biến đất canh tác, đất vườn của nhân dân thành
công trình của người Tàu.
Những dự án “tắc kè
đổi màu”
Tỉnh Quảng Trị, miền trung Việt Nam. RFA PHOTO.
Một người dân khác ở Quảng Trị nói: “Tức là hồi giờ nó
làm ở miền Bắc, giờ nó làm ở miền Trung. Nhưng cái đó cũng phụ thuộc bên mình
mà. Thế chiến lược của thằng Trung Quốc là nó đánh giữa miền Trung để nó cắt
đôi miền Nam và miền Bắc ra.”
Theo một người dân khác, chuyện thu hồi đất, phù phép diện tích
đất của người dân trở thành nơi xây dựng cho người Trung Quốc có những bước đi
và lộ trình của nó chứ không phải là ngẫu nhiên. Cũng như ở những tỉnh khác,
dường như cơ quan cầm quyền địa phương đã có chung một công thức lấy đất của
dân nhân danh công trình phúc lợi xã hội, dự án nhà nước. Và theo luật nhà đất
cũng như luật dân sự hiện hành, việc thu hồi đất của nhân dân để xây dựng công
trình nhà nước, công trình mang tính phúc lợi xã hội là hợp lý, mức đền bù theo
giá nhà nước qui định.
Có thể là một nơi mỗi khác, thủ đoạn của quan chức địa phương sẽ
dích dắc cho phù hợp vùng miền, nhưng việc đầu tiên bao giờ cũng là ra thông
báo, sau đó họp dân một cách tượng trưng, đưa những tay chân vào phát biểu thể
hiện sự nhất trí để lôi kéo nhân dân, sau đó đến lệnh thu hồi đền bù. Và tất cả
chuỗi thông báo, lệnh thu hồi đền bù này đều nhân danh lợi ích quốc gia, lợi
ích dân tộc. Chính vì sự nhân danh như thế, nhân dân khó bề chống đối hoặc
không đồng ý.
Và khi đất đã bị thâu tóm về tay nhà cầm quyền, lúc đó dự án sẽ
đổi màu như một con tắc kè, ban đầu nó mang màu xanh của niềm hy vọng nhân dân,
sau đó nó chuyển dần sang màu tía rồi lộ nguyên màu đỏ của sức mạnh độc tài,
thâu tóm và lừa bịp nhân dân. Thay vì xây dựng công trình phúc lợi cho xã hội,
người ta bắt đầu bán cho Trung Quốc và người Trung Quốc lại xây dựng thành
những mật khu mà người Việt Nam không thể nào biết được bên trong nó chứa những
gì và nó có lợi ích hay độc hại, nguy hiểm cho an ninh quốc gia gì không. Nói
chung là nhân dân mù tịt trước những mật khu của người Tàu ngay trên quê hương
mình.
Một người dân khác nói thêm là mức độ nguy hiểm của các mật khu
Trung Quốc mà trên danh nghĩa đó là những công trình kinh tế trọng điểm, những
công trình đầu tư nước ngoài triệu đô tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế,
nó mang lại một tai biến lớn cho dân tộc.
Sở dĩ gọi là tai biến bởi ông này quan niệm rằng não trạng của
cả dân tộc cũng giống như bộ não của một con người, một khi nhồi nhét quá nhiều
chất độc, hoặc là nó tạo khối u, hoặc là nó tắc nghẽn động mạch và một ngày nào
đó, mạch máu bùng vỡ, làm cho não bộ bị tê liệt, nhẹ thì tàn tật suốt đời, nặng
thì tử vong.
Tình trạng các công trình người Tàu xuất hiện ở các vùng duyên
hải miền Trung là một tình trạng đầu độc đúng nghĩa. Hoặc là các thương nhân
Tàu sẽ vung tiền, kéo hàng loạt thanh niên, đặc biệt là những cô gái mới lớn,
con nhà nghèo rơi vào nghề bán dâm vì mê túi tiền của họ và bị họ gài bẫy để
rồi hàng loạt cô gái phải sa chân vào con đường mại dâm.
Về phần nam thanh niên, bởi học hành dang dở, thất nghiệp kéo
dài nên khi có một công việc nào nhanh hái ra tiền, họ sẽ bất chấp để kiếm
tiền. Và chuyện kết bè kết nhóm, tổ chức băng đảng để buôn bán ma túy và chèo
kéo những thanh niên đồng lứa vào đường dây, sau đó giới thiệu cho những ông trùm
người Tàu để mở rộng thị trường ma túy đang là ung nhọt nhức nhối ở Quảng Trị.
Một lần nữa, người Trung Quốc lại thành công trong chiến dịch
bành trướng của họ trên đất Quảng Trị.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Người Việt trước ý
đồ Hán hóa
Nhà báo tự do Bùi Văn Phú
Gửi cho BBC từ California
Cập nhật: 03:24 GMT - thứ sáu, 21 tháng 2, 2014
Lịch sử Việt Nam là
chiều dài của những chiến tích chống ngoại xâm. Nhiều lần bị Bắc thuộc rồi nước
Việt cũng giành được độc lập, tự chủ. Nhiều lần bị xâm lăng rồi dân Việt cũng
đánh đuổi được giặc ngoại xâm.
Qua hàng nghìn năm, lịch sử đã chứng minh Trung Quốc luôn muốn
biến đất Nam Việt thành một tỉnh của họ nhưng không thành. Các đoàn quân với
binh hùng, tướng mạnh sau những chinh phục lẫy lừng ở nhiều nơi khác, khi đến
biên cương Việt Nam đều phải khựng lại vì sức kháng cự của dân Việt.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Nhưng lịch sử cận đại vẫn cho thấy hiểm họa xâm lăng từ phương
bắc thời nào, lúc nào cũng có.
Tháng 1/1974 lãnh đạo Bắc Kinh đưa chiến hạm xuống chiếm Hoàng
Sa, lúc đó còn là một phần của lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa. Dù không giữ được
các đảo, những người lính hải quân Việt Nam Cộng hòa đã anh dũng chiến đấu và
hy sinh để bảo vệ miền đất đó. Trong trận hải chiến Hoàng Sa, 74 binh lính Việt
Nam Cộng hòa đã tử trận.
Năm năm sau, khi đất nước đã thống nhất, đêm 17/2/1979 Trung
Quốc lại đem 60 vạn quân tấn công vào các tỉnh dọc biên giới phía bắc của lãnh
thổ Việt Nam. Cuộc chiến kéo dài một tháng trước khi bộ đội Việt Nam đẩy lui
quân xâm lăng về qua biên giới. Bảo vệ được đất nước nhưng con số binh lính và
dân Việt hy sinh trong cuộc chiến này lên đến 6 vạn người.
Chiến tranh biên giới còn âm ỉ kéo dài nhiều năm sau đó và có
lúc đã nóng lên ở Hoàng Liên Sơn.
Đến tháng 3/1988 Trung Quốc lại đem tàu chiến xuống chiếm các
đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Trong trận hải chiến Gạc Ma, 64 bộ đội hải quân
Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hy sinh.
Ý đồ Hán hóa
Lịch sử Việt Nam từ xa xưa với Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần
Hưng Đạo đánh bại đoàn quân giặc nhưng gần đây xung đột biên giới, đụng độ
trên Biển Đông là nhắc nhở dân Việt về ý đồ Hán hóa nước Việt từ phương Bắc vẫn
còn.
"Nếu không cảnh tỉnh,
cùng nhau đoàn kết trong tinh thần Diên Hồng thì hiểm họa lại bị Bắc thuộc có
thể xảy ra."
Nếu không cảnh tỉnh, cùng nhau đoàn kết trong tinh thần Diên
Hồng thì hiểm họa lại bị Bắc thuộc có thể xảy ra.
Nhiều người Việt đã nhận thức được điều này. Trong nước dù có
những khó khăn, nhưng để khơi dậy tinh thần Diên Hồng nên từ vài năm qua, đặc
biệt là vào đầu năm nay nhân dịp kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa, một số cơ sở truyền
thông đã nhắc đến trận chiến và sự hy sinh của 74 binh lính Việt Nam Cộng hòa
trong việc bảo vệ Tổ quốc.
Mới đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tán đồng việc đưa chủ
quyền Hoàng Sa và Trường Sa vào chương trình giáo khoa. Tuy nhiên các báo sau
khi đưa tin về đề nghị này lại phải gỡ bài xuống, rồi chương trình tưởng niệm
Hoàng Sa tại Đà Nẵng bị hủy bỏ vào giờ chót. Những sự kiện đó cho thấy sự phức
tạp của vấn đề.
Ngày 17/2 vừa qua là mốc thời gian ghi dấu 35 năm cuộc chiến tranh
chống lại tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.
Ở thủ đô Hà Nội, sáng Chủ nhật 16/2 dự trù có tập họp tưởng niệm
trước tượng đài Lý Thái Tổ, nhưng nơi đây đã bị giới chức chính quyền giành
chỗ, cho dựng sân khấu và đúng lúc cuộc biểu tình diễn ra, giới chức năng thành
phố đã mở nhạc cho ca hát nhảy múa, một việc làm bị nhiều người lên án là hành
động vô ơn và sỉ nhục đối với anh linh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để
bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ.
Tại Sài Gòn, tuy số công an theo dõi đông hơn số người tham dự,
sáng 18/2 khoảng 30 nhân sĩ, trí thức đã tụ họp dưới tượng đài Trần Hưng Đạo ở
công trường Mê Linh để tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979.
Xét về ý nghĩa thì địa điểm tại Sài Gòn thật thích hợp với
truyền thống dân tộc vì nơi đó mang danh những anh hùng đã được người Việt của
mọi thời đại tôn vinh.
Dấu tích lịch sử chống xâm lăng từ phương Bắc của dân tộc Việt
được thể hiện qua việc đặt tên đường phố, tên đơn vị hành chánh trên toàn lãnh
thổ, đặc biệt là tại thủ đô Hà Nội và tại Sài Gòn, thủ đô cũ của Việt Nam Cộng
Hòa.
Biểu tình trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco để
phản đối chính sách bành trướng của Bắc Kinh (ảnh Bùi Văn Phú)
Không nên ngăn cản
Hà Nội có con phố và một quận mang tên Hai Bà Trưng thì Sài Gòn
một thời cũng đã có con đường lớn ghi công hai vị nữ anh hùng cỡi voi dẹp quân
phương Bắc. Trước năm 1975, lễ Hai Bà Trưng được tổ chức lớn tại thủ đô miền
nam.
Sài Gòn và Hà Nội đều có đại lộ Trần Hưng Đạo là dũng tướng dẹp
quân Nguyên, có đường Lý Thường Kiệt là tác giả bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên
của nước Việt: “Nam quốc Sơn hà Nam đế cư”. Sài Gòn đã từng có những trường cấp
ba mang danh Trưng Vương và Hưng Đạo.
Thủ đô của Việt Nam ngày nay có đường Quang Trung, anh hùng đại
phá quân Thanh, có quận Đống Đa. Trung tâm Sài Gòn giờ vẫn còn phố Nguyễn Huệ
là một tên khác của vua Quang Trung, vẫn có đại lộ Lê Lợi ghi công anh hùng áo
vải đất Lam Sơn đã thắng quân Minh, có đường Trần Bình Trọng, bị giặc bắt và đã
để lại câu nói bất hủ “Ta thà là quỉ nước nam còn hơn làm vua đất bắc”. Những
con đường lịch sử đó của Sài Gòn đã có từ hơn nửa thế kỷ.
Những năm qua một số tỉnh thành đã đặt tên đường Hoàng Sa,
Trường Sa là sự khẳng định chủ quyền quốc gia trên những vùng đất đó.
"Trước hiểm họa mất đất
mất biển là có thật, nhà nước không nên ngăn cản sinh hoạt tưởng niệm những
người đã chết để bảo vệ Tổ quốc và cũng không nên phân biệt những chiến binh đã
hy sinh."
Tuy nhà nước có tỏ động thái bảo vệ lãnh thổ một cách hòa bình
và trong tinh thần ngoại giao, nhưng mặt khác lại có những sự việc làm nhiều
người bức xúc. Đó là khi dân muốn biểu tỏ lòng yêu nước qua những phát biểu,
những bài viết hay những cuộc xuống đường để phản đối chính sách hung hãn, âm
mưu lấn chiếm biển đảo của Trung Quốc thì lại bị ngăn cản.
Trong một số trường hợp nhà nước còn bỏ tù nhiều người, như Điếu
Cày Nguyễn Văn Hải, Phương Uyên, Tạ Phong Tần. Nhiều người lên tiếng phản đối
chính sách xâm lăng của Bắc Kinh đã bị trấn áp dưới nhiều hình thức.
Trước hiểm họa mất đất mất biển là có thật, nhà nước không nên
ngăn cản sinh hoạt tưởng niệm những người đã chết để bảo vệ Tổ quốc và cũng
không nên phân biệt những chiến binh đã hy sinh, dù họ đứng ở phía nào trong
cuộc chiến Nam Bắc trước đây, dù bỏ mình ở Hoàng Sa năm 1974, dọc biên giới
phía Bắc năm 1979 hay ở Gạc Ma năm 1988.
Như thế mới khơi dậy được tinh thần Diên Hồng trong lòng dân
Việt trước sự đe dọa từ phương Bắc ngày một lớn. Như thế mới thể hiện được tinh
thần dân tộc như đã biểu hiện qua những hùng ca vang tiếng: Hội nghị Diên Hồng,
Ải Chi Lăng, Bạch Đằng Giang; hay như ca từ trong một bài hát được nhiều người
lắng nghe: “Truyền thống cha ông, gìn giữ non sông / Từ thuở Thăng Long vẫn
mang trong lòng…”
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment