Tuesday, March 11, 2014

VÌ SAO TÔI DẤN THÂN CHỌN CON ĐƯỜNG ĐẤU TRANH


VÌ SAO TÔI DN THÂN CHN CON ĐƯỜNG ĐU TRANH

Nguyễn Đức Quốc

                   
                  Ngôi trường giáo lý đã bị bao vây cưỡng chiếm

Vào năm 2008 .Khởi sự từ một “dự án nước thải” ngang qua thị trấn Lăng Cô nơi tôi đang cư trú. Khi nhà cầm quyền huyện Phú Lộc, TT.Huế  thông báo: “dự án nước thải” được tài trợ bởi “ Ngân hàng phát triển Châu Á” gọi tắt là ADB.


Dự án đi qua làm ảnh hưởng đến phần đất của các hộ gia đình dọc hai bên đường QL1A thuộc thị trấn Lăng Cô. Nhà cầm quyền huyện Phú Lộc mời các hộ gia đình có đất bị ảnh hưởng đến văn phòng UBND thị trấn Lăng Cô để họp nghe thông báo và  lắng nghe ý kiến của người dân. Phía nhà cầm quyền huyện Phú Lộc thông báo sẽ mượn đất của các hộ gia đình hai bên đường QL với chiều xâu vào 4.5 mét. Chiều dài thì dọc hai bên đường QL1A.

Trước đó, tôi đã có thông tin của dự án trong tay và thông tin này hội đủ các điều kiện đền bù và hỗ trợ thỏa đáng cho người dân có đất bị ảnh hưởng khi dự án đi qua. Nhà cầm quyền huyện Phú Lộc khi đó muốn chiếm đoạt hết tiền đền bù của các hộ gia đình có đất bị ảnh hưởng, bằng cách thông báo mượn đất.
Vì biết rõ thông tin của dự án và  nội dung bản văn của dự án lại có trong tay của tôi, tôi đã phản ứng việc này với những viên chức cán bộ có mặt trong buổi họp hôm đó tại văn phòng UBND thị trấn Lăng Cô dưới sự chủ trì của ông chủ tịch thị trấn "Lê Văn Tình".

Sau hồi tranh luận với các viên chức của nhà cầm quyền, họ thấy bế tắc trong vấn đề tôi nêu ra, ngay lúc đó ông "Huỳnh Đức Hải" phó chủ tịch thị trấn Lăng Cô đã xông vào đòi đánh tôi và đuổi tôi ra khỏi phòng họp, bức xúc trước hành động ngang ngược của những người gọi là “đầy tớ nhân dân” không biết lắng nghe ý kiến từ người dân có đất bị ảnh hưởng bởi dự án, mà còn có thái độ khiêu khích gây sự với tôi như thế.

Không những tôi không sợ hành động đê hèn của các  “đầy tớ nhân dân” ngược lại tôi phản đối rất gay gắt với họ, tôi cũng kêu gọi những người dân có mặt trong buổi họp hôm đó đứng lên ra khỏi văn phòng ủy ban nơi  diễn ra buổi họp đi ra ngoài  để phản đối. Kể từ đó phía nhà cầm quyền huyện Phú Lộc bắt đầu gây khó dể cho công việc kinh doanh của tôi.

Rồi tiếp sau đó bao nhiêu chuyện xãy ra ở quê tôi do phía nhà cầm quyền tỉnh TT.Huế và Huyện Phú Lộc dựng nên. Nhà cầm quyền TT.Huế lúc đó muốn chiếm đoạt ngôi trường và đất đai tại: “giáo xứ Sáo Cát”, và con đường của nhà thờ "giáo xứ Lăng Cô" nhưng những âm mưu chiếm đoạt của họ đều bất thành. Vì những lần đó tôi luôn đồng hành với giáo dân của hai giáo xứ nói trên quyết bảo vệ tài sản của Giáo hội.

Ý đồ cưỡng chiếm đất đai tại hai giáo xứ "Sáo Cát & Lăng Cô" bất thành, thì vào ngày 14/9/2009 nhà cầm quyền tỉnh TT.Huế đã huy động một lực lượng gồm cảnh sát cơ động, công an, cán bộ và côn đồ cưỡng chiếm ngôi trường giáo lý của “giáo xứ Loan Lý” nơi tôi đang sinh sống.

Với một lực lượng hùng hậu hơn một ngàn năm trăm người của nhà cầm quyền TT.Huế và với đủ các loại xe xịt hơi cay, xe phun nước, xe cẩu , xe múc, xe ủi..v..v..

Họ đã dùng dùi cui gạy gộc để tấn công giáo dân “giáo xứ Loan Lý”, đa số phụ nữ và trẻ em bị đánh đập rất dã man. Trong đó có cả mẹ vợ, chị vợ và vợ của tôi cũng bị đánh đập.

Khi giáo dân  cả giáo xứ đành bất lực trước sự cưỡng chiếm của nhà cầm quyền tỉnh TT.Huế, với một lực lượng tàn ác sẵn sàng đánh đập người dân dưới lệnh của ông bí thư tỉnh ủy TT.Huế “Hồ Xuân Mãn”.

Trước sự bất công của nhà cầm quyền làm cho tôi căm phẫn và từ đó tôi đã mạnh mẽ dấn thân vào con đường đấu tranh để bảo vệ công lý và đòi quyền làm người cho bà con ở quê hương tôi.

Sau sự kiện tại “giáo xứ Loan Lý “ thì vào năm 2010 , nhà cầm quyền huyện Phú Lộc lại bất chấp pháp luật, họ lại kéo quân  đến cưỡng chế đập phá các ngôi chòi che nắng , che mưa để làm rẫy của người dân thôn Lập An, thị trấn Lăng Cô, do ông thượng tá phó công an Huyện Phú Lộc Nguyễn Xuân Sỉ cầm đầu, nhằm chiếm đoạt đất đai của bà con ở thôn Lập An.

 Một lần nữa phía nhà cầm quyền huyện Phú Lộc lại thất bại trong việc cưỡng chế vì người dân ở đây đứng lên rất mạnh mẽ và đánh đuổi bọn cướp ngày. Sau lần này tôi cũng được viên thượng tá công an Nguyễn Xuân Sỉ gây khó dể cho công việc tại bãi thu mua cát xây dựng và xe vận tải của tôi.

Trong năm 2013 vừa qua, nhà cầm quyền huyện Phú Lộc tiếp tục thu hồi đất dọc hai bên đường QL1A tại thị trấn Lăng Cô nhằm mục đích mở rộng vỉa hè, thì lại một lần nữa, nhà cầm quyền huyện Phú Lộc lại cắt xén tiền đền bù cho người dân,. Trong quyết định số 40/2012 ngày 21 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh TT.Huế. Qui định 1.955.000đ/1m2 đất cho vị trí 1.

Thế nhưng nhà cầm quyền huyện Phú Lộc đã dùng mọi thủ đoạn để cắt xén tiền của người dân có đất bị thu hồi. Nhà cầm quyền chỉ trả cho người dân 950.000đ/ m2 đất. Không những thế có nhiều hộ dân chỉ được thông báo đền bù 20.000đ-30.000đ/ m2 đất( mặt tiền).

 Trong khi trước đó UBND huyện Phú Lộc bán cho nhà hàng “Sao Biển Bé Đen” một thửa đất (đất do bà con thôn Loan Lý canh tác để làm bãi chứa hàu) tổng cộng hai tỷ rưởi với giá 4.500.000đ/m2 trong khi thửa đất này  thuộc đất vị trí 2. Và số tiền bán đất này tôi  nghi ngờ đã được các  đầy tớ nhân dân  chia nhau bỏ vào túi tham của họ.Việc này tôi đã tố cáo trên công luận quốc tế và đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

Nói chung việc dấn thân đấu tranh của tôi bắt đầu từ khi nhìn thấy sự bất công của nhà cầm quyền csVN, trên quê hương của tôi từ những năm 2008 đến nay.

Ngày 10/3/2014


Quyền con người

Phạm Tuấn Xa (Danlambao) - Ngày 22/01/2014 tôi trực tiếp gửi cho Tạp chí nhân quyền ở số 6 Chùa Một Cột Hà Nội tập sách có tựa đề “Sự thật về quyền con người ở Việt Nam”. Mặc dù I was only an amateur reporter, nhưng tôi có đủ phẩm chất của người cầm bút là trung thực. (Hữu Thọ).

Tôi viết tập sách này để phê phán cái QĐ 176 - HĐBT ngày 09/10/1989 đã vi phạm quyền con người sa thải 855000 người lao động chân chính có công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được thưởng Huân Chương, Huy Chương. Nhưng QĐ 176 lại có cái tít rất mập mờ “Sắp xếp lại lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước”. Để nhiều người bị lừa, Chính phủ đưa ra hai thủ đoạn tinh vi là ai muốn được “sắp xếp” phải viết đơn và Ngân hàng nâng lãi suất tiền gửi lên 12%/ tháng. Theo QĐ này mỗi người lao động về nghỉ chỉ được trợ cấp một tháng lương cơ bản. Thế là hết!.

Ông Nguyễn Xuân Oánh ở Đoàn Tùng - Thanh Miện - Hải Dương làm đến trưởng phòng, công tác được 33 năm viết đơn xin về; ông Bùi Huy Phùng ở Hiệp Lực - Ninh Giang - Hải Dương viết đơn xin về sau 40 năm công tác. Ông Nguyễn Văn Cung từ “Anh bộ đội Cụ Hồ” chuyển ngành về Xí nghiệp Dược Hải Dương sau 33 năm công tác viết đơn xin về. Khi hết tiền cũng là lúc ông mắc bệnh hiểm nghèo, ông phải ăn xin rồi chết ở nhà xác bệnh viện. Cụ Phạm Hữu Vinh là Việt Kiều yêu nước, công tác ở nhà máy cơ khí thủy Hải Dương, sau 35 năm công tác cụ xin về. Khi mắc bệnh hiểm nghèo cụ nằm ở nhà chờ cho tử thần lôi đi vì không có tiền, không thẻ BHYT. Nhiều người lao động gặp tôi vừa nói vừa khóc :

“Khi nhận được QĐ và khoản tiền trợ cấp rẻ mạt về nhà thấy dại, chúng tôi liền đem hết tiền và QĐ trả lại cho tổ chức để xin về hưu, xin nghỉ không lương, xin nghỉ mất sức… Tất cả đều không được”. Đúng là một quả lừa ngoạn mục và bất lương!

Tuy nhiên họ không cam chịu thiệt thòi, liền bảo nhau viết đơn thư về Bộ chủ quản kêu oan. Bộ lao động và Bộ tài chính đã trả lời họ bằng công văn 3168 - LĐ - TB - XH ngày 24/09/1993 với nội dung tùy tiện, vô trách nhiệm vừa non kém về trí tuệ vừa suy thoái về đạo đức: “Ai muốn trở lại làm việc chỉ được tính từ đầu”. Nghĩa là họ sẽ nghỉ hưu ở dưới suối vàng!.

Chính 855000 lao động bị sa thải này là tiêu chuẩn số 1 để Chính phủ đi xin tài trợ Quốc tế. Và sau đó các tổ chức Phi chính phủ đã tài trợ cho chính phủ Việt Nam 4 tỉ đô la để giải quyết “Tình trạng lao động dôi dư”. Nhưng chính phủ không cho những người có công bảo vệ Tổ Quốc mà dành cho lớp lao động trẻ có sức bảo vệ đảng trong tương lai Be going to. They are going to guard the Party. Đó là những người lao động được nghỉ theo NĐ 41 CP ngày 11/04/2002. Theo đó một lao động về nghỉ được hưởng 5 tiêu chuẩn: Mỗi năm nghỉ việc được 01 tháng lương + mỗi năm mất việc làm được 01 tháng lương + 6 tháng lương đi tìm việc làm + 5 triệu làm vốn + đủ tuổi lại được nghỉ hưu. Còn sự bất công nào tàn nhẫn và vô lý hơn so với 855 ngàn người nghỉ theo QĐ 176?

Mặc dù vậy họ vẫn kiên trì kiến nghị với đảng, Quốc Hội, Nhà nước và Chính Phủ. Tiếng kêu của họ được dư luận đồng tình, Công luận lên tiếng, nhiều Đại biểu Quốc hội phát biểu tại nhiều kỳ họp Quốc hội và một số cán bộ Trung ương có lương tâm và trách nhiệm bênh vực. Nhưng tất cả đều không có hiệu lực. Tại kỳ họp Quốc hội năm 2008 Bộ trưởng Bộ lao động Nguyễn Thị Kim Ngân dõng dạc tuyên bố:

“Không giải quyết lại chính sách 176” (Báo lao động ngày 27/03/2009).

Vì sao không giải quyết lại chính sách 176? Vì nạn tham nhũng các khoản tiền tài trợ Quốc tế. Vì nạn bán sổ hưu, bán thẻ BHYT gây thiệt hại quỹ hưu mỗi năm 660 tỷ đồng. Bà Dương Thị Bích Liên ở Trà Mi - Đà Nẵng mua được 12 sổ hưu. (Báo đại đoàn kết năm 1997)

Chỉ một lời tuyên bố đầy uy quyền đã không chế ngoạn mục cuộc đấu tranh giai cấp ôn hòa kéo dài 18 năm (từ 1990 - 2008) của những người có công, khờ dại, thiệt thòi, và uất nghẹn…Người chân chính bị vùi dập, cái ác đang lấn át cái thiện đang là nguy cơ cho chế độ, cho đảng!

Đây là lần thứ hai đảng quyết định đánh vào lớp người có công theo đảng trong suốt cuộc đời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Họ chịu bao nhiêu sự hy sinh gian khổ để góp phần xứng đáng cho ngày toàn thắng 30/4/1975!

Thập niên 90 ở thế kỷ trước chỉ có 3 công dân phê phán QĐ 176. Hậu quả là: Ông Trần Quang Thành, nguyên là Phóng viên Đài Tiếng Nói Việt Nam bị khai trừ khỏi đảng, bị đuổi ra khỏi ngành và hiện tại là Phóng viên Đài Á Châu tự do ở Pari. Ông Nguyễn Chí Hậu nguyên là cán bộ Thanh tra của Chính phủ nới với tôi: “Phải giải quyết lại QĐ 176 để trả lại quyền lợi cho người có công”. Rồi không hiểu sao ông Hậu bị tai nạn xe. Tôi nguyên là giáo viên nghỉ chế độ mất sức lao động đã và đang sống như một tù nhân được hưởng “án treo”. Tôi sống trong một gian nhà cấp 4, rộng 9m2 lợp brô xi măng. Cả gia đình ba thế hệ sống trên diện tích đất rộng 113m2 vừa làm nhà ở, vừa làm nhà xưởng. Vợ tôi sau 24 năm công tác bị sa thải theo QĐ 176 nay đã già yếu bệnh tật… Tôi được Sở lao động và Bộ giáo dục can thiệp được trở lại dạy học nhưng Sở giáo dục Hải Dương không chấp nhận. Nay ở tuổi 75 vẫn phải đi làm thuê kiếm sống.

Nhiều lần tôi viết đơn lên Chủ tịch nước xin chuyển từ “án treo” sang án tử hình. Cả gia đình tôi bị dồn vào góc chết của cuộc sống. Công an và Tòa án đã xử oan sai vụ án dân sự của tôi, gây thiệt hại cho gia đình tôi hàng tỷ đồng. Tôi kháng án đến khuynh gia bại sản vẫn chưa đòi được… Sự thật cay đắng của gia đình tôi được trình bày rất trung thực trong tập sách “Sự thật về Quyền con người ở Việt Nam”.

Tập sách của tôi cũng đề cập đến Quyền con người trong Luật đất đai của Nhà nước. Ông Đặng Xương Hùng, lãnh sự quán Việt Nam ở Geneve hiện đang cư trú chính trị ở Thụy Điển nói về Luật đất đai của ta rất hài hước: Đất đai là tư liệu quan trọng nhất của nhân loại, nó liên quan mật thiết gắn liền với đời sống của từng con người. Tuy nhiên trên thế giới không có một bộ luật nào kỳ dị vô lý cho bằng luật đất đai của Nhà nước Việt Nam. Đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý. Món đồ của tôi mà anh quản lý, giữ chặt thì tôi sở hữu cái gì?”. Luật đất đai đã làm giàu lên nhanh chóng cho cán bộ đảng.

Ở các nước dân chủ văn minh và ngay cả chế độ phong kiến lạc hậu trước đây cũng rất tôn trọng quyền sở hữu ruộng đất. Tôi được biết bà Nguyễn Thị Thanh Vân ở phường Trần Phú - Hải Dương mua được 112m2 đất ven đô. Khi Nhà nước thu hồi bà chỉ nhận được bồi thường 60m2 đất, còn 52m2 chính quyền địa phương chiếm đoạt. Báo Đài Tiếng nói VIệt Nam đã lên tiếng bênh vực bà. Thế mà bà phải khiếu kiện vòng vo 10 năm nay vẫn chưa đòi được. Tệ hại hơn gia đình bà Vân lại là gia đình chính sách cần ưu tiên. Theo cách diễn đạt logic của người phương Tây về Quyền sở hữu ruộng đất thì: Mrs Van bought a piece of land. That land was hers. It belonged to Mrs Van.

Nếu Nhà nước thu hồi phải bồi thường đủ cho bà 112m2 theo đúng luật đất đai của Nhà nước.

Tôi viết tập sách này là đốt một nắm nhang để hương thơm thấu đến cửu trùng hồi hướng cho những oan hồn dại khờ bị sa thải theo QĐ 176 đã vội vã “Đi gặp Bác Hồ” đem theo nỗi uất hận xuống suối vàng.

Tập sách của tôi cũng là lời tri ân đến Ban biên tập các tờ báo Đại đoàn kết, Lao động xã hội, Lao động, Môi trường và sức khỏe từ 1994 - 1998 đã đưa lên công luận những bài viết của tôi về QĐ 176.

Tập sách cũng là lời cảm ơn chân thành đến các vị Lãnh đạo Trung ương như: Ông Phan Văn Khải, ông Trần Đình Hoan, ông Cao Đức Hậu, ông Nguyễn Chí Hậu, bà Cù Thị Hậu đã ủng hộ quan điểm của tôi.

Hiến pháp Nhà nước đã sửa đổi và đang thực thi với một chương về Quyền con người. Nhân dân cả nước đang háo hức đón nhận thông điệp đầu xuân của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Những người lao động chân chính chúng tôi rất kỳ vọng có Quyền con người ở mức độ sơ đẳng nhất là “Quyền sống và mưu cầu hạnh phúc” đúng như Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ Tịch năm 1945. Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho chúng tôi.

Đây là pháp lý, đạo lý, là quyền con người!

Hải Dương, ngày 15 tháng 2 năm 2014

Công dân Phạm Tuấn Xa
DĐ: 01644.996.929



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link