Saturday, March 15, 2014

Thứ Trưởng Đức đáp ứng nỗ lực vận động cho Ls. Lê Quốc Quân



Thứ Trưởng Đức đáp ứng nỗ lực vận động cho Ls. Lê Quốc Quân

Bộ Ngoại Giao
Prof. Dr. Maria Böhmer
Dân biểu Quốc Hội Liên Bang
Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao
Kurstraße 36
11013 Berlin
www.auswaertiges-amt.de
Ông
Prof. Dr. Johannes Kals
Eichstr. 44
67434 Neustadt/Weinstraße
                                                                  Berlin, ngày 11 tháng 3 năm 2014
Kính thưa Giáo sư Kals,
chúng tôi xin cám ơn ông rất nhiều đã gửi đến chúng tôi bức thư đề ngày 15.02.2014, trong đó   ông đã cùng với những nhân sĩ khác lên tiếng cho luật sư và người tranh đấu bảo vệ nhân quyền Lê Quốc Quân, hiện đang bị giam cầm tại Việt Nam.
Chính phủ Đức theo dõi trường hợp này từ lâu với sự lưu tâm đặc biệt và lo lắng. Đáng tiếc tòa án thẩm quyền tại Hà Nội  đã giữ nguyên bản án đối với luật sư Lê Quốc Quân vào ngày 18 tháng hai 2014. Nhân danh toàn khối liên hiệp Âu Châu phái đoàn liên hiệp Âu Châu đã phê phán bản án trên và kêu gọi phải tôn trọng nhân quyền. Bản tuyên cáo của liên hiệp Âu Châu tôi xin gửi kèm theo đây.
Ngoài ra chúng tôi rất lo âu về tình trạng sức khỏe của luật sư Lê Quốc Quân, vì ông đã tuyệt thực 16 ngày trước khi ra tòa, và vì thế trông ông kiệt sức. Qua tòa đại sứ Đức ở Hà Nội chúng tôi có mối liên hệ thường xuyên với người em trai và vợ của Ls Lê Quốc Quân.
Cùng với các quốc gia thành viên thuộc liên hiệp Âu Châu chúng tôi đã từng tranh đấu đề nhân quyền ở Việt Nam được tôn trọng và riêng cho Ls Lê Quốc Quân.
Chúng tôi xin cam kết với ông rằng chính quyền Đức sẽ tiếp tục lên tiếng và tranh đấu cho Ls Lê Quốc Quân.
Trân trọng kính chào
Maria Böhmer
______________________________________
Phái đoàn EU tại Việt Nam lên tiếng về phiên xử phúc thẩm Ls. Lê Quốc Quân
Thông Điệp của Phái Đoàn Liên Hiệp Âu Châu gửi đến Việt Nam về
Phiên tòa phúc thẩm Luật sư Lê Quốc Quân
Phái đoàn EU tại Việt Nam bày tỏ quan ngại về việc Tòa án Nhân dân Tối cao Hà Nội hôm nay bác bỏ kháng cáo của luật sư Lê Quốc Quân đối với án phạt 30 tháng tù giam và phạt tiền vì tội trốn thuế trước đó.
Vào tháng Tám 2013, Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc ra phán quyết rằng việc giam giữ ông là tùy tiện và vi phạm các tiêu chuẩn xét xử công bằng. Ủy Ban yêu cầu Chính quyền lấy những biện pháp cần thiết để cải sửa tình trạng này.
Chúng tôi xin nhắc lại quyền căn bản của mọi người được bày tỏ ý kiến tự do và ôn hòa, theo Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Hiệp Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã ký kết. Bản án trên là một thất vọng đặc biệt trong khung cảnh Việt Nam được bầu vào Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Phái đoàn xin lập lại những lời kêu gọi trước đây rằng Việt Nam hãy tôn trọng quyền tự do ngôn luận và thả hết những người cổ xúy một cách ôn hòa cho nhân quyền trong nước.
Liên Hiệp Âu Châu cũng sẵn sàng tiếp tục làm việc cùng với Việt Nam về những việc này và những vấn đề về nhân quyền và pháp luật khác.

Die deutsche Bundesregierung setzt sich für Le-Quoc-Quan ein

Fri, 03/14/2014 - 15:03
Auswärtiges Amt
Prof. Dr. Maria Böhmer
Mitglied des Deutschen Bundestages
Staatsministerin im Auswärtigen Amt
Kurstraße 36
11013 Berlin
www.auswaertiges-amt.de
Herrn
Prof. Dr. Johannes Kals
Eichstr.44
67434 Neustadt/Weinstraße
                                                                          
Berlin, den 11. März. 2014
Sehr geehrter Herr Kals,
vielen  Dank für Ihr Schreiben vom 15.02.2014, in dem Sie sich gemeinsam mit weiteren Persönlichkeiten für den inhaftierten vietnamesischen Rechtsanwalt und Menschenrechtsverteidiger Le Quoc Quan einsetzen.
Die Bundesregierung verfolgt diesen Fall seit längerem mit großer Aufmerksamkeit und Sorge. Leider hat das zuständige vietnamesische Gericht in Hanoi am 18.Februar 2014 seine Entscheidung über die Verurteilung von Herrn Le Quoc Quan aufrechterhalten. Im Namen der gesamten EU hat die EU-Delegation in Hanoi diesen Beschluss umgehend kritisiert und zur Achtung der Menschenrechte aufgerufen. Den Text der EU-Erklärung füge ich meinem Brief bei (*).
Wir sind zudem sehr besorgt über den Gesundheitszustand von Herrn Le Quoc Quan, der sich am Prozesstag seit 16 Tagen im Hungerstreik befand und entsprechend geschwächt wirkte. Über unsere Botschaft in Hanoi sind wir mit dem Bruder und mit der Ehefrau Le Quoc Quan im regelmäßigen Kontakt.
Zusammen mit unseren EU-Partnern haben wir uns in der Vergangenheit immer wieder für die Achtung der Menschenrechte in Vietnam und für Herrn Le Quoc Quan eingesetzt.
Seien Sie versichert, dass die Bundesregierung sich auch weiterhin für Herrn Le Quoc Quan engagieren wird.
Mit freundlichen Grüßen
Maria Böhmer


_________________________
(*) Message from the Delegation of the European Union to Vietnam on lawyer Le Quoc Quan’s appeal trial
The European Union Delegation to Vietnam expresses its concern over today’s rejection, by Hanoi’s Supreme People’s Court, of blogger and lawyer Le Quoc Quan’s appeal against his earlier sentence to 30 months in prison and monetary penalties on tax evasion charges.
In August 2013, the United Nations Human Rights Council Working Group on Arbitrary Detention found his detention to be arbitrary for violation of fair trial standards and requested the Government to take necessary steps to remedy his situation.
We recall the fundamental right for all persons to hold opinions and freely and peacefully express them, in accordance with the Universal Declaration of Human Rights and the International Covenant on Civil and Political Rights to which Vietnam is a party. The sentencing is particularly disappointing in light of Vietnam’s election to the UN Human Rights Council.
The Delegation reiterates prior calls on Vietnam to respect the right to freedom of expression and for the release of all peaceful advocates of human rights in the country.
The EU also expresses its readiness to continue working in partnership with Vietnam on these and other human rights and rule of law issues.

Dân biểu Ed Royce đệ trình dự luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, dân biểu Ed Royce.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, dân biểu Ed Royce.

14.03.2014
Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, hôm 14/3 ra thông cáo cho biết ông đã đệ trình Dự luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam, số hiệu H.R. 4254, áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với những quan chức chính phủ Việt Nam “đồng lõa trong những vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào người dân Việt Nam.”

Thông cáo cho biết đây là một dự luật lưỡng đảng, nhắm mục tiêu vào những quan chức chính phủ, công an, và những người khác vi phạm nhân quyền đối với những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa. Những biện pháp được kiến nghị bao gồm những hạn chế du hành và trừng phạt về tài chính.

Cụ thể, những cá nhân có tên trong danh sách sẽ không được nhập cảnh hay quá cảnh ở Hoa Kỳ, không được cấp bất kỳ quy chế di trú hợp pháp nào, và cũng không được phép nộp đơn hay thỉnh nguyện liên quan đến những việc này. Về mặt tài chính, những cá nhân này sẽ bị phong tỏa tài sản, bị hạn chế hoặc bị cấm giao dịch tài chính và đưa tài sản vào hay ra khỏi Hoa Kỳ.

Trong phần dẫn nhập, Dân biểu Ed Royce nói dự luật này “làm mạnh thêm tiếng nói của những người dũng cảm lên tiếng chống lại chính quyền Cộng sản ở Việt Nam.” Ông nói, giữa lúc chính quyền Việt Nam đang tăng cường đàn áp tiếng nói bất đồng và chính quyền Tổng thống Obama im lặng trước những vi phạm nhân quyền, dự luật này “cho người dân yêu tự do của Việt Nam biết rằng Quốc hội Mỹ đứng về phía họ.”

Dân biểu Ed Royce là một trong những nhà lập pháp Mỹ cổ xúy mạnh mẽ nhất cho vấn đề nhân quyền của Việt Nam.

Ông là tác giả của dự luật H. Res.128 kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào lại danh sách những quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo. Ông cũng là người đồng bảo trợ chính cho Dự luật Nhân quyền Việt Nam được Hạ viện bỏ phiếu thông qua hồi năm 2013 nhưng bị chặn ở Thượng viện.

Nguồn: Thông cáo Báo chí Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ.



Bị công an thẩm vấn vì tưởng niệm trận Gạc Ma

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2014-03-14

truopngsa-305.jpg
Ngày 14/3/2013, người dân biểu tình tưởng niệm ngày TQ thảm sát 64 chiến sĩ đảo Gạc Ma hôm 14/3/1988.
Courtesy of huynhngocchenhblog

Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bá Đăng ở huyện Nam Sách, Hải Dương bị công an bắt đi thẩm vấn trong hai ngày 13 và 14 tháng 3 vì ông này có ý định tổ chức cuộc tưởng niệm 64 chiến sĩ Việt Nam hy sinh tại đảo Gạc ma hồi ngày 14 tháng 3 năm 1988.
Sau khi được về nhà, vào lúc 8:40 phút tối ngày 14 tháng 3, ông Nguyễn Bá Đăng cho RFA biết:
Suốt hai hôm qua họ luôn tra vấn tôi- cả ngày và cả đêm qua và ngày hôm nay. Họ cho là tôi tổ chức biểu tình, xuống đường ngày 14 tháng 3. Và họ đưa ra  hơn chục bài viết của tôi và muốn biết về nội dung hơn chục bài viết đó.
Gia Minh: Hôm nay mới là ngày 14 tháng 3, vậy chuyện tổ chức biểu tình đó như thế nào?
Ông Nguyễn Bá Đăng: Họ chủ động bắt tôi trước ngày 14 tháng 3 để ngăn cản không cho tôi tiếp xúc với những người dân khác trong nước để tổ chức kỷ niệm ngày 14 tháng 3- ngày mà các đảo Gạc ma, Cô Lin trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc xâm lấn. Mục đích là họ muốn phá không cho xuống đường để tưởng nhớ ngày Trung Quốc xâm lấn biển đảo của chúng ta.
Gia Minh: Trước việc họ nói ông tổ chức tưởng niệm ngày 14 tháng 3 và những bài viết trên facebook của ông, thì ông trình bày lại với họ thế nào.
Ông Nguyễn Bá Đăng: Tôi đã hoàn toàn không hợp tác với họ và trả lời họ rằng việc chúng tôi và người dân Việt Nam xuống đường là để tưởng nhớ đến những ngày mà đảo của chúng ta bị mất về tay Trung Cộng.
Tôi đã hoàn toàn không hợp tác với họ và trả lời họ rằng việc chúng tôi và người dân Việt Nam xuống đường là để tưởng nhớ đến những ngày mà đảo của chúng ta bị mất về tay Trung Cộng.
- Ông Nguyễn Bá Đăng
Tôi cũng có viết những bài viết nói lên hiện tình của đất nước.
Tôi hoàn toàn không hợp tác với họ, và họ không đủ tư cách để tra vấn và làm việc với tôi.
Gia Minh: Ông có thể cho biết những người làm việc với ông là những ai?
Ông Nguyễn Bá Đăng: Họ thay phiên nhau làm việc, họ rất đông khoảng từ 15 đến 20 người. Họ luôn bao vây quanh tôi để áp đảo. Trong đó tôi có nhớ một số tên công an, đó là công an Dương, công an Khương, công an Bình, công an Phong, công an Nho. Một số những nhân vật không mặc quân phục, mặc thường phục tôi không nhớ.
Gia Minh: Trong hai ngày và một đêm làm việc như thế thì sinh hoạt ăn, ngủ, nghỉ ra sao?
Ông Nguyễn Bá Đăng: Đêm hôm qua họ không cho tôi ngũ, bắt phải làm việc nên tôi phản đối rất kịch liệt. Tôi nói làm việc phải có giờ giấc, trong một ngày chỉ được làm việc 8 tiếng, không được kéo dài suốt đêm để ảnh hưởng đến sức khỏe của tôi và sức khỏe của người khác. Họ có cho tôi ăn tối và ăn sáng, nhưng họ luôn làm buổi tra vấn rất căng thẳng. Họ đập bàn, đập ghế, họ dọa nạt, đe dọa tôi với một lực lượng hùng hậu rất đông.
Gia Minh: Được biết từ khi mãn hạn tù cho đến nay ông về ở tại gia đình, địa phương;  vậy lực lượng chức năng có những hành xử thế nào với ông?
Ông Nguyễn Bá Đăng: Từ ngày tôi ra khỏi nhà tù nhỏ để vào nhà tù lớn thì được hơn một năm rồi; nhưng tôi thường xuyên bị chính quyền và công an các cấp luôn canh gác quanh nhà tôi. Tôi đi đâu họ cũng theo dõi và gây rất nhiều khó khăn đối với tôi và gia đình tôi.
Gia Minh: Lâu nay ông có tiếp xúc được với những người từng đấu tranh với ông trước đây và những người hiện nay công khai lên tiếng cho dân chủ- nhân quyền và quyền của con người tại Việt Nam không?
Ông Nguyễn Bá Đăng: Tôi luôn bị canh gác như vậy, nhưng luôn cố gắng lúc nào có thể được là vượt vòng vây của họ để cùng với những anh em cùng chung lý tưởng đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam. Chúng tôi trong nước gặp rất nhiều khó khăn, họ luôn đe dọa chúng tôi.
Hiện nay họ sử dụng mọi thủ thuật đàn áp, đánh người và thậm chí họ sẽ tìm cách thủ tiêu. Hiện nay họ sẽ có nhiều phương cách tàn bạo hơn.
- Ông Nguyễn Bá Đăng
Gia Minh: Là người từng bị kết án tù, ông thấy tình hình hoạt động trước đây và hiện nay có những chuyển biến tích cực hay tiêu cực gì thưa ông?
Ông Nguyễn Bá Đăng: Trước đây trong thời gian tôi hoạt động cũng như hiện nay, nhà cầm quyền luôn tìm cách đàn áp và bóp từ trong trứng nước các nhà hoạt động vì dân chủ- nhân quyền của Việt Nam. Theo tôi từ trước cho đến nay họ càng đàn áp tinh vi hơn, tàn bạo. Hiện nay họ sử dụng mọi thủ thuật đàn áp, đánh người và thậm chí họ sẽ tìm cách thủ tiêu. Hiện nay họ sẽ có nhiều phương cách tàn bạo hơn.
Gia Minh: Nhưng ông thấy phong trào, và những người tham gia phong trào nhất là những người hoạt động ngoài đường phố, có thêm người không thưa ông?
Ông Nguyễn Bá Đăng: Phong trào dân chủ của Việt Nam hiện nay mạnh mẽ, đông đảo hơn trước rất nhiều. Sự sợ hãi cuả người dân và các nhà đấu tranh dân chủ- nhân quyền và các dân oan trước bạo quyền đã vươn xa hơn, họ cũng đã không còn những sự sợ hãi như trước đây. Mà nhiều người đấu tranh quyết liệt cho một tổ quốc Việt nam được dân chủ, tự do.
Gia Minh: Cám ơn ông Nguyễn Bá Đăng.
Xin phép được nhắc lại, ông Nguyễn Bá Đăng năm nay 50 tuổi. Ông từng bị bắt bốn lần vào các năm 2003, 2007, 2008 và 2010. Năm 2010, ông bị kết án 3 năm tù về tội ‘tuyên truyền chống Nhà Nước’.


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -25/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link