Friday, March 14, 2014

'Thiếu minh bạch về luân chuyển cán bộ'


'Thiếu minh bạch về luân chuyển cán bộ'

Cập nhật: 15:06 GMT - thứ năm, 13 tháng 3, 2014

Media Player

TS Lê Đăng Doanh
TS Lê Đăng Doanh nói đợt luân chuyển quan chức kế cận của Đảng vẫn đặt sự theo dõi của nhân dân ra ngoài.
Đợt luân chuyển 44 quan chức lớp kế cận vẫn bị giữ kín trong nội bộ Đảng và đặt sự kiểm soát, theo dõi của nhân dân ra ngoài, theo một cựu thành viên Ban Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ.
Trao đổi với BBC hôm 13/3/2014 từ Hà Nội, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng đợt chuẩn bị nhân sự mới nhất của Đảng trước Đại hội lần thứ XII vẫn theo nền nếp cũ, trong khi một số quan chức trẻ được thăng chức đã gây ra quan ngại trong cộng đồng về tư cách và năng lực của họ.
Nhà quan sát nói:
"44 cán bộ này, về tuổi đời thì trẻ, tuy vậy quá trình chọn lọc, luân chuyển này hoàn toàn nằm trong nội bộ Đảng và việc lấy ý kiến của dư luận, của công chúng còn đang hết sức hạn chế.
"Và người ta mong muốn rằng những người này cũng phải được công khai thành tích của mình, rồi được sự góp ý kiến và phán xét của quần chúng, bởi vì Đảng không phải chỉ riêng của Đảng, mà những người này sẽ là lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước nhân dân."


'Quan chức kế cận về nơi an toàn'

Cập nhật: 16:13 GMT - thứ năm, 13 tháng 3, 2014

Media Player

Blogger Nguyễn Lân Thắng
Blogger Nguyễn Lân Thắng (trái) tin rằng tự do ngôn luận, tự do báo chí và dân chủ là chìa khóa cho chất lượng quan chức.
Một số quan chức được cho thuộc diện "con ông cháu cha" được luân chuyển về những nơi 'an toàn hơn' so với những lần luân chuyển cán bộ chủ chốt thế hệ kế cận trước đây, theo một blogger từ Việt Nam.
Trao đổi với BBC hôm 13/3/2014, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam, cho rằng do tình hình mấy năm gần đây phức tạp hơn, nên để cho các quan chức trẻ thuộc diện trên được an toàn, người ta đã điều động các cán bộ chủ chốt này về những khu vực mà cha chú hoặc người thân của họ có tầm ảnh hưởng lớn.
Ông Thắng nói: "Lần luân chuyển này có một cái đặc biệt là các cán bộ trẻ được bổ nhiệm thẳng về ở vùng, địa phương mà nơi quyền lực của người thân của họ là mạnh nhất.
"Họ có thể đi vào những lĩnh vực hoàn toàn khác, đi vào những chỗ hoàn toàn khác, mà gia đình họ không có ảnh hưởng lớn, nhưng lúc ấy tình hình khác. Bây giờ có lẽ họ phải chọn con đường an toàn hơn."

'Phải có tự do ngôn luận'

"Họ có thể đi vào những lĩnh vực hoàn toàn khác, đi vào những chỗ hoàn toàn khác, mà gia đình họ không có ảnh hưởng lớn, nhưng lúc ấy tình hình khác. Bây giờ có lẽ họ phải chọn con đường an toàn hơn"
Blogger Lân Thắng cho rằng vì thiếu dân chủ, và thiếu tự do báo chí, ngôn luận, việc đảm bảo để biết rằng ai các quan chức lớp kế cận được lựa chọn một cách khác quan, thỏa đáng, khó đảm bảo.
Ông Thắng nói với BBC:
"Khi chúng ta đánh giá bất cứ điều gì thì chúng ta phải có thông tin, thông tin thì phải nhiều chiều và không phải ai cũng có thông tin.
"Thế thì như vậy vẫn có người nào đó, ở đâu đó người ta biết rõ năng lực của người này, người kia, nhưng người ta không thể nào có phương tiện ở trong tay để người ta truyền tải thông tin đến tất cả mọi người.

"Đấy chính là lý do mà tôi nói là phải có tự do ngôn luận và tự do báo chí là như vậy, và chỉ có sự minh bạch ở môi trường thông tin ấy thì ta mới có thể đánh giá được vấn đề, đánh giá được con người một cách chính xác."

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -21/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link