Saturday, March 15, 2014

An Nhiên/RFA - Lỗ hổng kiến thức lịch sử của sinh viên Việt Nam


An Nhiên/RFA - Lỗ hổng kiến thức lịch sử của sinh viên Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 14 tháng 3 năm 2014

Hôm 16/2/2014, người dân Hà Nội đặt hoa hồng trắng tại một ngôi đền tưởng niệm 35 năm
TQ xâm lược biên giới Việt Nam ở các tỉnh phía Bắc.
Thời gian gần đây có nhiều nhân sĩ trí thức kêu gọi Bộ giáo dục Việt Nam cần phải đưa các sự kiện lịch sử một cách chân thật về việc Trung Quốc đã nhiều lần xâm lược Việt Nam trên đất liền và biển đảo ở cuối thế kỷ 20 vào sách giáo.

Không hấp dẫn SV

Báo chí trong nước vừa qua đã cho biết có hàng ngàn học sinh trung học đã bỏ đăng ký thi môn lịch sử trong kỳ thi đại học năm nay và hàng ngàn sinh viên có điểm thi bằng 0 với môn này. Học sinh trung học lẫn sinh viên đa số khi hỏi đến lịch sử Việt Nam đều cho biết là rất chán học môn sử, không thích tìm hiểu, với lại các Thầy Cô đều giảng qua loa, không có tính minh họa. Có bạn muốn tìm hiểu nhưng cũng không biết tìm hiểu ở đâu, vì tài liệu ở trường rất ít.

Ngày 14/3/1988 đánh dấu 26 năm cuộc chiến tranh xâm lược các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ phía Trung Quốc đã gây ra cái chết cho 64 chiến sĩ và bắt đi một số bộ đội hải quân khác.

Chúng tôi có nói chuyện với nhiều bạn sinh viên đang học tại các trường Đại Học Việt Nam, hầu như tất cả các bạn sinh viên đều không biết sự kiện lịch sử này cho dù các bạn là những người rất quan tâm đến mạng xã hội, bạn sinh viên tên Như năm cuối trường Đại Học Kinh Tế cho biết về sự kiện mà mình nhớ nhất đó là:

“Nói chung học lịch sử mà nhớ nhiều nhất có lẽ là học ở cái phần Bác Hồ, chắc có lẽ nhớ nguyên cái đọan Bác ra đi tìm đường cứu nước, và nhớ thêm một số là sau năm 1975 có một số chiến lược kinh tế, mấy cái thời điểm gì của nhà nước tùm lum đó, mấy cái kế hoạch phát triển năm năm.”

Nữ sinh viên tên Loan đang học năm cuối tại trường Sư Phạm ở TP. Hồ Chí Minh và đang làm gia sư cho chúng tôi biết khi hỏi về cuộc chiến trên biển đảo Gạc Ma 1988:

“Em cũng không quan tâm đến vấn đề đó lắm, em biết, theo em thì mình là người Viêt Nam phải biết lịch sử Việt Nam nhưng mà nhiều lúc nó cũng không yêu thích cho lắm. Lịch sử của mình bị che đậy, theo em thì mấy cái cuộc chiến đó chắc nó có uẩn khúc gì đó hoặc là nó được học ở lớp dưới rồi cho nên người ta không có đưa lên lớp trên nữa; với lại em chỉ nghe là mấy cuộc bạo động sau khi hòa bình thôi, sau năm 75 thôi, hoặc là mấy cuộc chiến Trung Quốc đánh mình, mấy cuộc chiến "Lá tre" gì đó, thì em cũng nghe thấy nhưng không thấy người ta đào sâu lắm.”

Nói chung học lịch sử mà nhớ nhiều nhất có lẽ là học ở cái phần Bác Hồ ..., và nhớ thêm một số là sau năm 1975 có một số chiến lược kinh tế... - Như, SV Đại Học Kinh Tế 

Khác với những sinh viên đang ngồi ghế nhà trường, Anh Từ Anh Tú một facebooker trẻ từng là sinh viên trường Cao đẳng Y ở Thái Nguyên bị nhà trường đuổi học vì tìm hiểu các thông tin trên mạng, cho chúng tôi biết về cuộc chiến ngày 14/3:

“Em biết được những thông tin này chủ yếu là qua mạng Internet, qua những cuộc nói chuyện với bạn bè và hay là những người lớn tuổi. Ở Việt Nam thì những cuộc chiến như là cuộc chiến không biên giới hay là hỏa chiến Hoàng Sa năm 74 và kể cả những cuộc chiến năm 88 đấy thì hình như là gốc sách đấy thì lịch sử Việt Nam họ không nhắc đến. Tức là muốn biết thông tin này chủ yếu là mình phải lên mạng tìm hiểu và thậm chí là kể cả mình hỏi, mình không lên mạng mình hỏi thì thường thường người ta cũng không nhớ đến cuộc chiến ấy đâu.”

Vì sao?

Đất nước và con người Việt Nam được hình thành có trên 4,000 năm lịch sử, nhưng vẫn không thể nào hấp dẫn được sinh viên - học sinh. Nhìn qua các trang sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục Việt Nam ấn hành thì chúng ta có thể thấy chỉ nhấn mạnh, sự lặp đi lặp lại từ giai đọan1911 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, giai đọan Đảng Cộng Sản Việt Nam hình thành và các anh hùng do Đảng Cộng Sản Việt Nam dựng lên mà học sinh, sinh viên phải học suốt từ cấp 2 lên đến Đại Học. Trong khi đó các công trạng của các tiền nhân như là: Hai Bà Trưng, Mai Hắc Đế, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Lê Lai,Vua Gia Long…thì lại bị hạn chế đưa vào học đường. Anh Từ Anh Tú cho chúng tôi biết lịch sử cần phải chân thật trong vấn đề giữ nước, như các Anh hùng đã ngã xuống, vì biển đảo Việt Nam ngày 14/3/1988:

“Em nghĩ rằng đây là cái chuyện thiếu sót rất lớn của chính quyền, họ đã không nhắc đến cuộc chiến đấy. Theo em thì trước hết lịch sử thì cần phải được tôn trọng, dù đúng hay sai thì cũng cần phải viết lại một cách khách quan. Ở Việt Nam thì các vấn đề liên quan đến Trung Quốc thì thường được chính quyền cho là nhạy cảm, ít khi họ đề cập đến những vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Như các sách giáo khoa dành cho học sinh lớp học thì cái cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống giặc ngoại xâm phương Bắc thì họ cũng chỉ nói một cách rất mập mờ và chung chung. Đấy là một điều không cần thiết. Về nguyên nhân sâu xa thì em nghĩ là chính quyền Việt Nam muốn lấy lòng Trung Quốc, nhưng mà em nghĩ rằng là dù cho bất kỳ lí do gì đi chăng nữa thì dù ít dù nhiều gì cũng được tôn trọng”

Anh Tú chia sẻ tiếp :
“Theo như em vừa chia sẻ thì lịch sử cần phải được viết một cách khách quan, chính bản thân những người viết sách không viết khách quan thì những học sinh sinh viên nhàm chán thì cũng là điều dễ hiểu. Em nghĩ rằng trong giai đoạn đấy, lịch sử còn rất nhiều điều chưa rõ ràng, và cái điều đấy thì mình có thể tìm hiểu rất nhiều ở trên các mạng internet, sách báo ở Việt Nam thì tất nhiên là nó chỉ có một chiều. Tất nhiên là em có tưởng niệm các chiến sĩ đã ngã xuống ngày 14/3/1988”

Cũng phải xác nhận rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học sinh, sinh viên chán môn học này, nữ sinh viên tên Như cho chúng tôi biết :

Theo em thì trước hết lịch sử thì cần phải được tôn trọng, dù đúng hay sai thì cũng cần phải viết lại một cách khách quan. - Anh Từ Anh Tú 

“Chắc có lẽ là nó khó nhớ, những ngày tháng nó lộn xộn khó nhớ, nhiều khi nghe giảng bài cũng thích học lịch sử lắm, nhưng mà những ngày tháng học khó nhớ lắm, thuộc với lại học xong một phần dễ quên, có khi về giáo viên đó, có nhiều người dạy theo cách của người ta mình khó hiểu, nói có khi lạc đề làm cho mình không chú tâm theo. Để ý bây giờ thấy học sinh nói về lịch sử Trung Quốc hay là của những nước khác đó thì nó nhờ nhiều hơn lịch sử của Việt Nam, như là chúng nó coi phim Trung Quốc thì nó nhớ, còn Việt Nam mình thì coi phim lịch sử thấy nó ít quá, với lại coi phim của mình thấy nó không hấp dẫn bằng các phim đó, đa số người ta coi thấy ít hấp dẫn bằng các phim nước ngoài.”

Đất nước Việt Nam đã trải qua một khoảng thời gian chiến tranh quá dài như lời của Cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày...”

Trách nhiệm của người viết sử, sách giáo khoa, của nhà trường là phải cung cấp sự chân thật và khách quan. Sự thật là trên hết và càng tôn trọng sự thật bao nhiêu thì cái lợi càng lâu dài và bền vững bấy nhiêu.


From: paul le <
Date: 2014-03-14 17:17 GMT-07:00
Subject:  T
n cùng ca s hèn h và bn thu
To: 
    Tn cùng ca s hèn h và bn thu


damtang me phamthanhnghienTrong hai ngày 27 và 28 Tháng Hai năm 2014 đã diễn ra lễ viếng đám tang của cụ bà Nguyễn Thị Lợi tại Hải Phòng.

Hình ảnh ám tang cụ Nguyễn Thị Lợi, thân mẫu của Phạm Thanh Nghiên (Ảnhdanlambao.com)
 Mất tại nhà ở tuổi 77 vì tai biến mạch máu não, cụ Nguyễn Thị Lợi là thân mẫu của cô gái Phạm Thanh Nghiên, một cô gái nhỏ bé nhưng chí lớn và can trường, đã chịu án 4 năm tù giam về việc một cái “tội” lãng nhách. Thanh Nghiên đã toạ kháng tại gia, treo băng rôn “‘Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, phản đối công hàm bán nước 14 tháng 9, 1958”, phản ứng trước hành động xâm lấn của Trung Quốc và dâng biển đảo cho Tàu của Hà Nội. Thanh Nghiên mới ra tù cách đây khoảng hơn một năm, hôm 18 tháng 9 năm 2012 và đang bị quản chế.

Ðiều kiện khắc nghiệt của nhà tù đã huỷ hoại sức khoẻ của Thanh Nghiên, nhưng khi ra tù các điều khoản đi lại hạn chế của lệnh quản chế 3 năm đã ngăn chặn khả năng chữa bệnh của Thanh Nghiên, làm cơ thể cô ngày một suy kiệt hơn, đặc biệt là hai mắt bị cận rất nặng.

Tuy nhiên, Thanh Nghiên vẫn nỗ lực tìm cách có thể để tham gia vào các hoạt động tranh đấu dân chủ, nhân quyền của anh chị em ở Hà Nội, Hải Phòng và Nghiên cũng được mọi người, giới văn sĩ, trí thức quan tâm, thăm hỏi. Thanh Nghiên cũng viết một số bài trên các trang mạng thể hiện khao khát dân chủ, nhân quyền và sự phẫn nộ trước mưu đồ bành trướng, xâm chiếm lãnh thổ của Trung Quốc.

Thế thôi. Cô gái nhỏ bé Thanh Nghiên chắc chắn không phải là một mối đe doạ nào cho chế độ. Bản thân Thanh Nhiên cũng ý thức được bản thân đang trong vòng quản chế. Những việc làm của Thanh Nghiên nằm trong khuôn khổ cho phép của luật pháp hiện hành của chế độ, trong mức giới hạn của quyền được tự do phát biểu và cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm của một công dân.

Cụ NguyễnThị Lợi, khi còn sống, qua người con gái đã hiểu được nhiều hơn những điều đúng sai của xã hội. Bà đồng cảm và chia sẻ việc làm của con gái.

Tận tụy chăm sóc con gái những ngày tháng trong tù và đùm bọc yêu thương khi con gái ra tù. Thanh Nghiên đã từng nói “rất tự hào về mẹ”.

Trả lời phỏng vấn của BBC Việt ngữ lúc ra tù, Thanh Nghiên nói:

“Vừa rồi hai mẹ con ngồi ôn lại chuyện cũ trong ngày tôi bị bắt, tôi có hỏi là mẹ có nhớ là khi con bị bắt mẹ nói câu gì không. Mẹ tôi không nhớ, tôi có nhắc lại rằng chính câu nói của mẹ đã là một cái nâng đỡ tinh thần cho con rất lớn mạnh trong bốn năm xa cách. Ðó là khi mà tôi bị còng tay đó, mẹ tôi có nói với tôi là 'con đã xác định rồi thì cứ đi đi, cố gắng giữ gìn sức khỏe, không phải lo gì cho mẹ'. Mẹ tôi có quay ra nói với những nhân viên an ninh, những kẻ bắt tôi, rằng như vậy 'các anh đã bắt con tôi vì tội yêu nước'”.

Trong bối cảnh bị nhà cầm quyền cố tình gây khó, hành hạ con gái, bà càng hiểu rõ rằng, nhân quyền là những quyền tự do tối thiểu, đơn giản nhất, bắt đầu từ ngôi nhà của mình.

Cũng chỉ vậy thôi mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cũng đã rất khó chịu, căm ghét, luôn tìm mọi cách cản trở, khủng bố trong sinh hoạt của gia đình bà và đã dở trò hèn hạ trong đám tang của bà.

Bà Nguyễn Thị Lơi không phải là công chức nhà nước, vậy mà cái “nhà nước” nhố nhăng đã xuất hiện, những vị khách không mời mà đến, đã làm áp lực và đưa ra những đòi hỏi vô lý. Các cán bộ của đảng dưới danh nghĩa Hội Phụ Nữ, Phụ lão, Mặt Trận... đã đến đòi làm trưởng ban, lập ban lễ tang với nhân sự toàn người của họ. Họ còn đòi viết và đọc điếu tang! Thật là ngang ngược, phi lý không thể nào tưởng tượng nổi!

Tuy nhiên Phạm Thanh Nghiên đã đấu tranh rất quyết liệt, khước từ mọi yêu cầu của họ. Vậy mà rốt cuộc họ vẫn vác mặt trơ trẽn tới đám tang, không ngoài mục đích giám sát.

Không được tham gia “tổ chức” lễ tang, nhà cầm quyền đã chuyển sang những thủ đoạn hèn hạ khác.

Họ đã lén lút cắt nước sinh hoạt của gia đình Phạm Thanh Nghiên. Theo tin của tờ điện tử Dân Làm Báo, “bên ngoài nhà lúc nào cũng túc trực từ 3 đến 5 xe gắn máy với một đám công an đứng canh, lượn qua lượn lại và theo dõi mọi động tĩnh trong nhà cũng như những ai đến thăm viếng”.

Tờ Dân Làm Báo viết:

“Vào chiều Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014, bà Nguyễn Thị Nga, vợ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đang bị đảng bỏ tù vì phản đối tàu cộng xâm lược đã đến viếng thăm. Bà mang theo một số vòng hoa phúng điếu của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền, Ðài Ðáp Lời Sông Núi nhờ chuyển. Khi xe vừa xuống lập tức công an đã xông đến, giật xé những dòng chữ ghi tên các hội, nhóm - chỉ chừa lại 2 chữ “Kính viếng”.

“Ngay từ chiều ngày 27 Tháng Hai năm 2014 đích thân giám đốc công an thành phố Hải Phòng đã trực tiếp đến chỉ đạo. Lực lượng công an đã triển khai rất nhiều chốt chặn để kiểm tra bất kì những người nào qua lại. Mục đích của họ là kiểm tra những người đến viếng đám tang mẹ chị Nghiên. Khi phát hiện ra người lạ đến viếng, họ lập tức khống chế và dùng những ‘biện pháp nghiệp vụ’ để ngăn chặn, sách nhiễu bạn bè, người quan tâm đến chia buồn”.

Ðám tang bà cụ Nguyễn Thị Lợi gợi lại cho chúng ta những gì đã xảy ra với những đám tang của các nhà bất đồng chính kiến, ông Hoàng Minh Chính, tướng Trần Ðộ và ông Lê Hiếu Ðằng. Những trò đểu giả, đê tiện, phi nhân tính tương tự cũng đã được áp dụng, gây phẫn nộ cho dư luận, bị phê phán và chỉ trích mạnh mẽ.

Thế nhưng, đánh chết cái nết không chừa. Dường như nó là bản chất của một chế độ cai trị độc tài. Ðể tồn tại, chế độ này bất chấp đạo lý, nhân phẩm và cách cư xử tử tế nhỏ nhất của con người.

Vì giữ sự cai trị bằng bạo lực, độc quyền thông tin tuyên truyền, dối trá và mờ ám nên chế độ sợ hãi mọi thứ, tất cả, ai cũng có thể là thế lực thù địch, ai cũng có thể mang lại nguy cơ cho chế độ, thậm chí cả những người đã chết.

Dân gian Việt Nam có câu “nghĩa tử là nghĩa tận”. Nhưng với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, không có chỗ cho sự lòng nhân bản và tận nghĩa của tình người, mà với chúng chỉ có tận ác, tận hèn và tận đểu cáng, bẩn thỉu - những hành vi hạ cấp nhất của lũ côn đồ, lưu manh chuyên nghiệp.

Vì thế, khi biết nhà bị lén lút cúp nuớc, ngay trong lúc tang gia bối rối, cô Phạm Thanh Nghiên đã phải thốt lên: “Hèn bẩn như cộng sản là hết cỡ”.


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link