Thursday, April 17, 2014

CHÚNG TA ĐANG MẤT NƯỚC TỪNG PHẦN VÀO TAY GIỚI CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC


CHÚNG TA ĐANG MẤT NƯỚC TỪNG PHẦN VÀO TAY GIỚI CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC

Nguyễn Trọng Vĩnh

Trung Quốc tuồn đủ mọi hàng hóa rẻ tiền vào để lũng đoạn thị trường và bóp nghẹt mọi sản phẩm của ta; họ thực hiện mọi thủ đoạn thâu tóm kinh tế, đồng thời phái thương nhân vào phá hoại kinh tế của ta; về chính trị, họ cũng chi phối phía ta; về quân sự, họ không ngừng lấn, cướp biển đảo của ta, bắt tàu cá, tịch thu tài sản, đánh thuyền viên, đâm hỏng tàu, bắn ngư dân, phá mọi hoạt động của ta trong thềm lục địa của mình; báo chí của họ luôn đe dọa dùng vũ lực với ta. Mọi sự việc nêu trên, những ai quan tâm theo dõi đều đã biết cả.

Tình hình còn nguy hiểm và bức xúc hơn là chúng ta đương mất nước từng phần vào tay những nhà cầm quyền TQ, và sẽ mất nữa:

Trước đây họ đã mua được hàng ngàn hecta rừng biên giới, một đoạn bãi biển Đà Nẵng, người Việt Nam không ai vào được. Thế là mất chủ quyền, cũng là mất một phần đất nước vào tay TQ.

Vài năm gần đây, họ đổ tiền vào đầu tư bất động sản, địa ốc, những nơi ấy họ đã xây nhà hay chưa cũng là lãnh địa của họ rồi.

Họ chi 40 triệu đôla mua hơn 6 triệu cổ phiếu của Công ty Vinacafe Biên Hòa, trở thành cổ đông lớn thứ 2 của công ty. Họ tăng cường mua cổ phần của nhiều công ty nước ta, đến một lúc họ mua được 51% cổ phần, sẽ biến thành công ty của TQ, những mảnh đất mà các công ty này tọa lạc sẽ nghiễm nhiên trở thành đất của TQ.

Tập đoàn Yulun, Giang Tô xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm tại Vụ Bản, Nam Định chiếm 80.000 m2 đất. Lấy Tập đoàn dệt may Việt Nam làm bình phong, TQ dự kiến xây dựng nhà máy dệt tại huyện Nghĩa Hưng chiếm diện tích khoảng 1.500 ha.

Một người dân Kỳ Anh nói: “Người TQ hầu như đã làm chủ thực tế huyện Kỳ Anh”.

Họ xây dựng tường cao tốc dọc phía Đông đường quốc lộ suốt từ Kỳ Anh qua Cẩm Xuyên đến chân Đèo Ngang, phía trong bức tường ra biển, họ làm gì trong đó không ai biết được.

Họ thuê cảng Cửa Việt (Quảng Trị). Họ được Đài Loan nhượng dự án khu kinh tế Formosa bao gồm cả cảng Vũng Áng chiếm một diện tích rất rộng, riêng cảng là 3.300 ha. Cảng Vũng Áng là điểm cực kỳ xung yếu, nó là yết hầu của miền Trung, TQ làm chủ, khi họ trở mặt, họ có thể khống chế đường giao thông của ta cả trên bộ lẫn trên biển, chia cắt nước ta làm 2 phần. Cửa Việt và Vũng Áng, họ cấm người ra vào, có thể họ đương xây dựng thành căn cứ quân sự.

Tóm lại, những nơi mà TQ thuê, mua, đầu tư đã trở thành lãnh địa của TQ. Người Việt Nam, công an, chính quyền địa phương không được vào, ngay cả công trường nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân do TQ thầu đương xây dựng, phó giám đốc công an tỉnh Bình Thuận cũng không được vào. Thế là tất cả những nơi nói trên, ta mất chủ quyền, chẳng phải là mất nước từng phần là gì?

Những nơi TQ thuê, mua, đầu tư họ đều đưa người của họ sang làm. TQ trúng thầu 90% công trình trọng điểm của nước ta. Bằng nhiều thủ đoạn, bất chấp luật pháp của nước ta, họ đưa ồ ạt lao động phổ thông vào. Thế là họ vừa thực hiện được mục đích di dân vừa bố trí được đội quân thứ 5 hàng vạn người rải khắp nước ta. Rất nhiều người trong số họ lấy vợ Việt Nam, sau thời hạn 50, 70 năm sẽ có hàng trăm “làng TQ” trong nước ta.

Cứ đà này, sớm muộn nước ta sẽ trở thành “thuộc quốc” hoặc “thuộc địa kiểu mới” của chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Đại Hán!

Vì đâu nên nỗi?
Phải nói thẳng ra đây là trách nhiệm của các cấp nắm quyền của ta từ dưới lên trên.

Hoặc do mê muội bởi “16 chữ, 4 tốt”, “cùng ý thức hệ”, mà không thấy được giới cầm quyền TQ miệng thì nói “hữu nghị”, nhưng hành động thì ác độc, đầu óc thì thâm hiểm, nên tạo cho họ mọi sự dễ dàng. 

Làm gì có “cùng chung ý thức hệ”? Từ khi Đặng Tiểu Bình nói: “Mèo trắng, mèo đen, mèo nào bắt được chuột là mèo tốt” thì họ đã đi theo con đường TBCN rồi, dù vẫn nêu xây dựng CNXH đặc sắc TQ. Còn ở nước ta, tuy tên nước vẫn là XHCN, nhưng trong nội dung có gì là XHCN đâu?!

Hoặc do không tiếp thu được ý chí quật cường của cha ông, nên tự ty, tự cho mình là nước nhỏ, quân yếu, nhân nhượng họ cho yên, vẫn giữ được quyền, được ghế.

Hoặc quá sợ họ đánh, nên họ đề xuất gì, yêu cầu gì đều chấp nhận; họ sai trái, vi phạm luật pháp của ta, không dám xử lý.

Hoặc có vị “ăn xôi chùa ngọng miệng”, quyền ký thì ký, quyền bỏ qua thì bỏ qua, để mặc họ muốn gì cũng được.
Hoặc chỉ thấy tiền, cho thuê, bán, cho đầu tư, cấp dự án, thì được tiền, tiền cho ngân sách đồng thời cho cả cá nhân, cho nhóm lợi ích, bất chấp sự nguy hại cho đất nước, đúng là “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.

Phải làm gì?
1. Nhân dân kêu gọi những ai trong bộ máy cầm quyền còn tâm huyết với dân tộc, với Tổ quốc hãy đấu tranh thực hiện dân chủ, quay lại với dân, dựa vào sức mạnh của dân ngăn chặn mối nguy cho đất nước.

2. Các tổ chức, các lực lượng yêu nước liên kết nhau thành sức mạnh đấu tranh quyết liệt loại bỏ những hình bóng của loại Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, ủng họ người có thực đức, thực tài xuất hiện cùng nhau giữ độc lập, tự chủ và đưa đất nước tiến lên.

Xây dựng tuyến đường cao tốc Lào Cai – Hà Nội là chuốc họa.

Tôi rất tâm dắc với suy nghĩ của bạn Hoàng Mai về con đường cao tốc Lào Cai – Hà Nội, cho rằng: “Mục đích trước mắt của tuyến đường này là để hàng hóa TQ xâm nhập Việt Nam một cách nhanh hơn, rẻ hơn, qua đó nhằm bóp chết nền sản xuất của Việt Nam, cũng là để vơ vét tài nguyên của Việt Nam một cách nhanh hơn…”.

Tôi nghĩ, đến một thời cơ nào đó, TQ xuất quân đánh ta thì chính con đường cao tốc này cho phép bộ đội cơ giới của họ tiến rất nhanh đến Hà Nội. Từ xưa đến nay, các thế hệ cầm quyền TQ chưa bao giờ từ bỏ ý đồ thôn tính nước ta và tiến xuống bá chiếm Đông Nam Á.

Đồng ý với bạn Hoàng Mai, tôi cho rằng con đường cao tốc Lào Cai – Hà Nội lợi cho ta thì ít, lợi cho TQ thì nhiều. Trong khi tài chính của ta đương rất khó khăn, nợ nước ngoài đã chồng chất mà vay để chi một khoản tiền khổng lồ 896 triệu đôla cho con đường cao tốc này thì thật là phi lý. Là con nợ của TQ, sau này không chỉ phải trả bằng tiền mà còn phải trả họ bằng nhiều thứ khác theo đòi hỏi của họ.

 

TS Nguyễn Quang A: Tức nước vỡ bờ rất đáng ngại

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-04-16
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
dap-pha_305.jpg
Hàng trăm người dân bắt giữ 4 viên công an tại thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn ngày 10/4/2014.
Courtesy Tiền Phong





Vụ nông dân xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh phản ứng chống trả công an tối 10/4 cho thấy tình trạng bất ổn xã hội ngày một gia tăng và nguyên nhân chủ yếu là chính sách thu hồi đất đai.

Khó tránh bất ổn xã hội

Nam Nguyên phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A, thuộc nhóm chủ trương Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự về vấn đề liên quan. Từ Hà Nội trước hết TS Nguyễn Quang A nhận định:
TS Nguyễn Quang A: Về vấn đề đất đai, các chuyên gia đã từ lâu cảnh báo là nếu không có sự thay đổi rất cơ bản trong chính sách về đất đai thì khó có thể tránh khỏi những bất ổn xã hội như vừa xảy ra ở Hà Tĩnh. Tôi nghĩ rằng đấy là một điểm nóng nhưng còn nhiều điểm nóng khác, từ Dương Nội cho đến Hưng Yên, Văn Giang cũng là những điểm rất nóng. Nếu chính quyền không tìm cách tháo gỡ thì rất đáng tiếc là những chuyện bạo loạn như thế xảy ra có thể tước đi sinh mạng con người và đấy là những việc rất đau xót.

Nam Nguyên: Thưa TS, theo tin báo chí thì xã Bắc Sơn bây giờ không còn cán bộ lãnh đạo vì quá sợ dân và có người cũng xin từ chức nghỉ việc, họ nói làm việc để phục vụ dân bây giờ dân không đồng tình thì không còn lý do làm việc. Ở đây có chuyện người dân tự xử đối phó với công an, tương tự những vụ tự xử khi người dân bị xâm phạm quyền lợi, thí dụ như đánh chết kẻ trộm chó. Tại sao họ lại tự xử trong khi đã có hệ thống pháp luật, có chính quyền, có Nhà nước?

Nếu không có sự thay đổi rất cơ bản trong chính sách về đất đai thì khó có thể tránh khỏi những bất ổn xã hội như vừa xảy ra ở Hà Tĩnh.
-TS Nguyễn Quang A

TS Nguyễn Quang A: Đó là điều rất đáng tiếc do không có sự đối thoại, không có sự nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề pháp luật. Chuyện người dân phải tôn trọng các cơ quan Nhà nước là điều hết sức quan trọng với bất kể một nước nào. Rất đáng tiếc các cơ quan của nhà nước Việt Nam họ không để ý đến khía cạnh đó và họ có rất nhiều hành động hủy hoại bản thân cái niềm tin ấy.

 Như thế đối xử với những ngươi dân mà sự hiểu biết pháp luật không được tường tận cho lắm, lẽ ra phải bằng đối thoại, bằng thuyết phục để giải thích cho bà con nếu việc của chính quyền là đúng, để cho bà con hiểu và đồng tình với việc của chính quyền. Nhưng rất đáng tiếc họ không làm được việc đó mà họ chỉ biết việc dùng sức mạnh của mình để chèn ép người dân. 

Trong trường hợp ấy tức nước vỡ bờ, con giun xéo mãi cũng quằn và người dân người ta vùng lên. Đấy là một điều rất đáng ngại.

Nam Nguyên: Với thực tế Hiến Pháp và Luật Đất Đai sửa đổi ban hành năm 2013 thì có có thể làm gì, áp dụng điều gì để bảo vệ quyền lợi đất đai của người dân và tránh những vụ đã xảy ra trong hiện tại và trong quá khứ như Bắc Sơn, Dương Nội, Hưng Yên?

TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ rằng, với đường lối như thế này của những nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng Sản về vấn đề đất đai sở hữu toàn dân. Dẫu có chi tiết đến như thế nào thì vẫn gây cho người lãnh đạo có tâm lý rằng, đất của toàn dân thì họ có quyền thu hồi và người ta không đáp ứng nhu cầu rất bức bách của người dân. 

Tôi nghĩ cốt lõi nguyên nhân chính của những sự bùng phát bất ổn xã hội vẫn còn nguyên đó, chừng nào những người như ông Nguyễn Phú Trọng chủ xướng cái học thuyết đất đai thuộc sở hữu toàn dân vẫn không thay đổi ý kiến, thì tôi nghĩ những người như thế có tội rất lớn với dân tộc này. Chừng nào vẫn không thay đổi thì chỉ giải quyết được một chút trên ngọn trên cành trên lá mà thôi, bằng chuyện minh bạch hơn về vấn đề giá cả…

Chừng nào đấy là đất của người ta cần có luật nghiêm túc, việc này thu hồi đất cho mục đích công, soạn ra một luật và bắt buộc người dân phải tuân theo. Tuy nhiên giá đền bù phải bằng giá thị trường hoặc nhỉnh hơn một chút, để cho bà con không bị thiệt thòi gì cả.

Còn tất cả dự án thu hồi đất mà cho dự án kinh tế như dự án gọi là nghĩa địa tư nhân ở Hà Tĩnh thì chủ đầu tư phải tự đi đàm phán với người dân,  trên cơ sở thuận mua vừa bán thì mới được thi hành và chỉ có trên cơ sở tôn trọng tuyệt đối quyền sở hữu của người ta thì trong trường hợp ấy mọi vấn đề mới được giải quyết êm thấm và không gây ra những bức xúc như bây giờ.

Nam Nguyên: Cảm ơn TS Nguyễn Quang A đã trả lời đài RFA.




THỨ TƯ 16 THÁNG TƯ 2014
Việt Nam: Những người tù đi qua thế kỷ

Phạm nhân tại một trại giam tại Việt Nam ( Ảnh chụp năm 2010)
Phạm nhân tại một trại giam tại Việt Nam ( Ảnh chụp năm 2010)
REUTERS
Chúng ta đang vào đu thế k 21. Mt lp người đã đi qua chiến tranh, đói nghèo và tù ngc, lp người hin nay vn còn đang phi đu tranh cho dân ch và bình đng – mt điu không luôn là d dàng. Trong nhng ngày tháng Tư mà người thì gi là ngày gii phóng đt nước, người li gi là ngày Quc hn, không biết s còn nhng tù nhân lương tâm nào s được ra khi chn giam cm t nay cho đến ngày 30 tháng Tư.
Mai mt ta v ta mua mt con bò
Rồ
i ta s đi, đi lên trên núi cao
Mai mố
t ta v ta đóng cái quan tài
Rồ
i ta s nh con bò kéo theo đng sau
Khỏ
e re như con bò kéo xe
Khỏ
e re như con bò kéo xe
Đường xa mình ta va đi va ca hát
Rừ
ng xanh nhìn ra ngàn hoa lng thơm ngát
Đườ
ng xa mình ta va đi va ca hát
Buồ
n ơi chào mi lòng ta gi tươi mát
Đón gió bát ngát
Ta ca vang vang từ
ng khúc nhc vàng…
Bài hát « Khỏe re như con bò kéo xe » do ông Nguyễn Hữu Cầu, được mệnh danh là « người tù thế kỷ » sáng tác và trình bày, toát lên tinh thần « lạc quan cách mạng » của một con người mà thời gian bị giam cầm còn lâu dài hơn cả lãnh tụ Nam Phi Nelson Mandela.
Người cựu đại úy địa phương quân trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, sau khi chiến tranh chấm dứt năm 1975, đã bị đi cải tạo 6 năm. Được thả về năm 1981, ông chỉ sống tự do được có một năm thì bị bắt trở lại vì tố cáo quan chức địa phương tham nhũng, và ở tù suốt cho đến ngày 22/03/2014 mới được đặc xá.
Ba mươi tám năm trong tù, quãng thời gian quá dài của một đời người. Năm ngoái, cháu ông là Trần Phan Yến Nhi mới 14 tuổi đã viết một lá thư rất cảm động kêu oan cho ông, sau khi đi thăm nuôi và là lần đầu tiên được biết mặt ông nội mình. Cô bé viết :
« …Còn li 5 phút ngn ngi ông ni ôm hôn cháu cùng vi em trai 4 tui ca cháu và nói vi cháu rng: Cháu v kêu oan cho ông ni, ông b oan. My mươi năm nay, bà cc, bà cô, ông ni ri cô và cha cháu đã kêu oan hơn 500 lá đơn ri nhưng vn không có kết qu gì.
Thưa ông! Cháu được biết, trong nhng người kêu oan cho ông ni cháu có người đã ra đi mãi mãi, còn nhng người li thì mi mòn ch đi kết qu tng ngày, tng gi, tng phút, tng giây… nhưng vn ch đi trong tuyt vng, vì hơn 500 lá đơn y đã vào st rác… »
Nay thì ông đã được tự do, nhưng chị Anh Thư, con gái ông Nguyễn Hữu Cầu cho biết khi ông trở về chỉ còn có một cái răng, thị lực rất kém, nhưng hôm nay thì chiếc răng cuối cùng cũng không còn nữa.
Không kể đến số lượng đông đảo những quân nhân chế độ cũ bị bắt đi học tập cải tạo, thực chất là bị giam cầm, các trại giam sau năm 1975 tiếp nhận khá nhiều tù nhân lương tâm, những người bất đồng chính kiến.
Một người trong số đó, hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì ở quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh, ba lần vào tù, không thể nhớ chính xác những tội danh mà mình đã bị cáo buộc. Thuộc lớp những người tù đầu tiên, cuộc sống trong trại giam đối với ông hết sức khắc nghiệt. Chỉ có ý chí và quyết tâm mới có thể giúp ông vượt qua. Nhưng lòng kiên định cũng đã phải trả giá : hòa thượng Thích Không Tánh chỉ được trả tự do vào những giờ cuối cùng khi bản án kết thúc.
Không chỉ có những người có liên hệ với chế độ cũ, hay liên quan đến tôn giáo. Thời gian sau này thậm chí có cả các cán bộ nhà nước bất đồng chính kiến cũng có thể phải trả giá bằng tự do của chính mình. Một trường hợp đặc biệt gây nhiều tiếng vang là nhà báo Phạm Chí Dũng, từng là cán bộ ban Nội chính Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, không bao giờ nghĩ rằng có ngày mình phải vào tù.
Lớp người trẻ hơn nữa có Nguyễn Tiến Trung, cũng vừa được trả tự do cách đây mấy ngày. Người kỹ sư có bằng thạc sĩ chuyên ngành vi tính sau năm năm bị giam cầm trở thành lạc lõng với các loại điện thoại thông minh, phải làm quen trở lại với thế giới bên ngoài. Anh kể lại niềm vui khi được những người không quen biết đủ mọi lứa tuổi đến chúc mừng.
Chúng ta đang ở vào đầu thế kỷ 21. Một lớp người đã đi qua chiến tranh, đói nghèo và tù ngục, lớp người hiện nay vẫn còn đang phải đấu tranh cho dân chủ và bình đẳng – một điều không luôn là dễ dàng. Bà Aung San Suu Kyi, giải Nobel hòa bình cách đây vài hôm, khi đến Đức đã được cả Thủ tướng lẫn Tổng thống Đức tiếp kiến. Đàm đạo với bà Angela Merkel, nhà đối lập nổi tiếng của Miến Điện đã tâm sự, bà coi nước Đức không chỉ là hình mẫu của thành công về kinh tế, mà còn là tấm gương cho thành công về mặt hòa giải dân tộc.
Tổ chức Human Rights Watch khi hoan nghênh chính quyền Việt Nam trả tự do cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cũng đã chỉ trích : « Lẽ ra tiến sĩ Vũ không th b kết án hay giam gi, vì ông ch thc hin quyn t do ngôn lun ca mình ».
Giam giữ những người bất đồng chính kiến phải chăng là lợi bất cập hại ? Về câu hỏi này, tiến sĩ, nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định là việc bắt giam gây phản tác dụng gần như 100%.
Cuối cùng, trong những ngày tháng Tư mà có người gọi là ngày giải phóng đất nước, người lại gọi là ngày quốc hận, không biết sẽ còn những tù nhân lương tâm nào sẽ được ra khỏi chốn giam cầm từ nay cho đến ngày 30 tháng Tư. Xin được kết thúc tạp chí xã hội hôm nay bằng phần cuối bài hát « Khỏe re như con bò kéo xe » của tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu :
Dù đn thù đã cướp mng ông
Và đạ
n thù đã cướp mng cha
Rồ
i đn thù s cướp mng ta
Nhưng nhân danh nhng người t
Ngồ
i ch hng súng AK
Nhờ
anh nói vi my đa con ta

Hãy nh li Thiên Chúa
Hãy mở
lòng nhân ra
Mà thứ
tha cho nhng k thù

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link