Thursday, April 17, 2014

Học Gì Từ Cuộc Đấu Tranh Của Sinh Viên Đài Loan


Học Gì Từ Cuộc Đấu Tranh Của Sinh Viên Đài Loan

Lý Thái Hùng

 
Hình ảnh: Học Gì Từ Cuộc Đấu Tranh Của Sinh Viên Đài Loan
Lý Thái Hùng 

Để phản đối hiệp định mậu dịch với Trung Quốc mà đa số người Đài Loan cho là chỉ có lợi cho Hoa Lục và nhóm tài phiệt đứng đàng sau Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu, hơn 200 sinh viên Đài Loan đã biểu tình ngồi trong khuôn viên trụ sở Quốc hội từ ngày 18 tháng 3. Cuộc đấu tranh đã bước qua tuần lễ thứ tư.

Trong khi 200 sinh viên biểu tình bên trong thì ở bên ngoài khuôn viên Quốc Hội đã có hàng ngàn người thay phiên nhau túc trực để vận động dư luận ủng hộ cuộc đấu tranh của sinh viên cho đến khi nào chính phủ Mã Anh Cửu hủy bỏ việc ký hiệp định.

Cuộc đấu tranh của sinh viên đã tạo một tiếng vang rất lớn. 200 sinh viên đã dùng phương pháp đấu tranh bất bạo động, không gây cản trở về an ninh, trật tự kể cả việc gây khó khăn cho các nhân viên điều hành Quốc Hội. 

Trong khi đó, số người tụ tập ủng hộ bên ngoài khuôn viên Quốc hội có ngày lên đến hơn 10 ngàn người và đặc biệt ngày 30 tháng 3 đã có hơn 100 người tham gia cuộc tuần hành đòi hỏi chính quyền Quốc Dân Đảng chấm dứt đi đêm với Trung Quốc.

Khi bùng nổ cuộc biểu tình chống đối của sinh viên, Tổng thống Mã Anh Cửu đã tuyên bố rất cứng rắn. Ông không chấp nhận các đòi hỏi của sinh viên vì cho rằng việc bãi bỏ hiệp định với Trung Quốc sẽ gây thiệt hại rất lớn, kinh tế Đài Loan có thể rơi vào tình trạng bị cô lập trong khu vực.

Có lúc Tổng thống Mã Anh Cửu dọa sẽ cho cảnh sát giải tán lực lượng sinh viên chiếm đóng quốc hội; nhưng sinh viên đã đưa tối hậu thư là chỉ rời khỏi Quốc Hội nếu chính quyền tuyên bố không ký hiệp định mậu dịch.

Trước áp lực của sinh viên và quần chúng, Tổng thống Mã Anh Cửu đã xuống nước, đưa ra đề nghị là soạn thảo một đạo luật nhằm giám sát toàn bộ các hiệp định thương mại giữa Trung Quốc và Đài Loan. Phía sinh viên không đồng ý.

Để khai thông bế tắc giữa các nguyện vọng của sinh viên và quần chúng đối với các đề nghị của Tổng Thống Mã Anh Cửu, Chủ tịch Quốc hội Đài Loan Vương Kim Bình đã phải trực tiếp gặp gỡ đại diện sinh viên vào ngày 6 tháng 4 vừa qua để thương lượng.

Ông Vương Kim Bình cam kết với đại diện sinh viên là ông sẽ không chủ trì bất cứ cuộc họp nào nhằm thảo luận và thông qua hiệp định mậu dịch giữa Đài Loan và Trung Quốc cho đến khi Quốc Hội đưa ra một đạo luật về việc giám sát các hiệp định thương mại với Trung Quốc.

Sự nhân nhượng của Chủ Tịch Quốc Hội Vương Kim Bình đã phần nào cho thấy cuộc đấu tranh của sinh viên Đài Loan đã thành công khi chính quyền Quốc Dân Đảng chấp nhận bàn thảo về một đạo luật giám sát vấn đề trao đổi thương mại, đầu tư của Trung Quốc tại Đài Loan.

Cuộc đấu tranh ôn hòa, bất bạo động của sinh viên Đài Loan đã dùng Hoa Hướng Dương làm biểu tượng vận động nên báo chí đã gọi đây là cuộc biểu tình “Hoa Hướng Dương”. 

Qua cuộc đấu tranh của sinh viên Đài Loan, ta có thể rút ra mấy điểm:

1/Sinh viên đã dùng hình thức biểu tình ngồi, ôn hòa ngay trong trụ sở quốc hội để bày tỏ sự phản đối buộc các vị dân cử phải đứng về phía dân để hậu thuẫn cuộc đấu tranh.

2/Cương quyết với mục tiêu đòi hỏi nhưng sẵn sàng chấp nhận một số bước trung gian để tạo gây phân hóa thế lực cầm quyền. Chấp nhận yêu sách của Chủ tịch Quốc hội nhưng không chấp nhận đề nghị của Tổng thống Mã Anh Cửu về việc thông qua đạo luật giám sát hiệp định mậu dịch.

3/Dùng một biểu tương rất nhẹ nhàng và phù hợp với xứ đảo Đài Loan là hoa Hướng Dương để tạo một hình ảnh đấu tranh ôn hòa, thu hút rộng rãi giới trẻ tham gia.

4/Bên trong mục tiêu chống hiệp định mậu dịch, sinh viên và người dân Đài Loan rõ ràng là muốn ngăn chận mọi sự “đi đêm” giữa các đại gia của chính quyền Quốc Dân Đảng với thành phần tư bản đỏ Hoa Lục mà nhiều phần gây bất lợi cho tương lai nền dân chủ Đài Loan.

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1415401235386556&set=a.1398908660369147.1073741828.100007500787012&type=1&theater

Để phản đối hiệp định mậu dịch với Trung Quốc mà đa số người Đài Loan cho là chỉ có lợi cho Hoa Lục và nhóm tài phiệt đứng đàng sau Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu, hơn 200 sinh viên Đài Loan đã biểu tình ngồi trong khuôn viên trụ sở Quốc hội từ ngày 18 tháng 3. Cuộc đấu tranh đã bước qua tuần lễ thứ tư.

Trong khi 200 sinh viên biểu tình bên trong thì ở bên ngoài khuôn viên Quốc Hội đã có hàng ngàn người thay phiên nhau túc trực để vận động dư luận ủng hộ cuộc đấu tranh của sinh viên cho đến khi nào chính phủ Mã Anh Cửu hủy bỏ việc ký hiệp định.

Cuộc đấu tranh của sinh viên đã tạo một tiếng vang rất lớn. 200 sinh viên đã dùng phương pháp đấu tranh bất bạo động, không gây cản trở về an ninh, trật tự kể cả việc gây khó khăn cho các nhân viên điều hành Quốc Hội.

Trong khi đó, số người tụ tập ủng hộ bên ngoài khuôn viên Quốc hội có ngày lên đến hơn 10 ngàn người và đặc biệt ngày 30 tháng 3 đã có hơn 100 người tham gia cuộc tuần hành đòi hỏi chính quyền Quốc Dân Đảng chấm dứt đi đêm với Trung Quốc.

Khi bùng nổ cuộc biểu tình chống đối của sinh viên, Tổng thống Mã Anh Cửu đã tuyên bố rất cứng rắn. Ông không chấp nhận các đòi hỏi của sinh viên vì cho rằng việc bãi bỏ hiệp định với Trung Quốc sẽ gây thiệt hại rất lớn, kinh tế Đài Loan có thể rơi vào tình trạng bị cô lập trong khu vực.

Có lúc Tổng thống Mã Anh Cửu dọa sẽ cho cảnh sát giải tán lực lượng sinh viên chiếm đóng quốc hội; nhưng sinh viên đã đưa tối hậu thư là chỉ rời khỏi Quốc Hội nếu chính quyền tuyên bố không ký hiệp định mậu dịch.

Trước áp lực của sinh viên và quần chúng, Tổng thống Mã Anh Cửu đã xuống nước, đưa ra đề nghị là soạn thảo một đạo luật nhằm giám sát toàn bộ các hiệp định thương mại giữa Trung Quốc và Đài Loan. Phía sinh viên không đồng ý.

Để khai thông bế tắc giữa các nguyện vọng của sinh viên và quần chúng đối với các đề nghị của Tổng Thống Mã Anh Cửu, Chủ tịch Quốc hội Đài Loan Vương Kim Bình đã phải trực tiếp gặp gỡ đại diện sinh viên vào ngày 6 tháng 4 vừa qua để thương lượng.

Ông Vương Kim Bình cam kết với đại diện sinh viên là ông sẽ không chủ trì bất cứ cuộc họp nào nhằm thảo luận và thông qua hiệp định mậu dịch giữa Đài Loan và Trung Quốc cho đến khi Quốc Hội đưa ra một đạo luật về việc giám sát các hiệp định thương mại với Trung Quốc.

Sự nhân nhượng của Chủ Tịch Quốc Hội Vương Kim Bình đã phần nào cho thấy cuộc đấu tranh của sinh viên Đài Loan đã thành công khi chính quyền Quốc Dân Đảng chấp nhận bàn thảo về một đạo luật giám sát vấn đề trao đổi thương mại, đầu tư của Trung Quốc tại Đài Loan.

Cuộc đấu tranh ôn hòa, bất bạo động của sinh viên Đài Loan đã dùng Hoa Hướng Dương làm biểu tượng vận động nên báo chí đã gọi đây là cuộc biểu tình “Hoa Hướng Dương”.

Qua cuộc đấu tranh của sinh viên Đài Loan, ta có thể rút ra mấy điểm:

1/Sinh viên đã dùng hình thức biểu tình ngồi, ôn hòa ngay trong trụ sở quốc hội để bày tỏ sự phản đối buộc các vị dân cử phải đứng về phía dân để hậu thuẫn cuộc đấu tranh.

2/Cương quyết với mục tiêu đòi hỏi nhưng sẵn sàng chấp nhận một số bước trung gian để tạo gây phân hóa thế lực cầm quyền. Chấp nhận yêu sách của Chủ tịch Quốc hội nhưng không chấp nhận đề nghị của Tổng thống Mã Anh Cửu về việc thông qua đạo luật giám sát hiệp định mậu dịch.

3/Dùng một biểu tương rất nhẹ nhàng và phù hợp với xứ đảo Đài Loan là hoa Hướng Dương để tạo một hình ảnh đấu tranh ôn hòa, thu hút rộng rãi giới trẻ tham gia.

4/Bên trong mục tiêu chống hiệp định mậu dịch, sinh viên và người dân Đài Loan rõ ràng là muốn ngăn chận mọi sự “đi đêm” giữa các đại gia của chính quyền Quốc Dân Đảng với thành phần tư bản đỏ Hoa Lục mà nhiều phần gây bất lợi cho tương lai nền dân chủ Đài Loan.


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link