Saturday, April 19, 2014

30-4: Ai đã thắng trong cuộc chiến Việt Nam?


30-4: Ai đã thắng trong cuộc chiến Việt Nam?

Lời người dịch - Bạn có biết: Việt Nam đã từng trả nợ chiến tranh cho Mỹ? Việt Nam đã trả các khoản vay của chính quyền Sài Gòn thời chiến tranh, để đổi lấy các khoản vay mới của Mỹ và phương Tây và đó cũng là điều kiện để Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với VN.

Đó là cái giá mà chính phủ CSVN, hay nói đúng hơn là người dân VN đã phải trả, do chính phủ CSVN không chịu bình thường hóa quan hệ với Mỹ ngay sau khi chiến tranh kết thúc, cứ khăng khăng đòi bồi thường chiến phí 3,25 tỉ Mỹ kim. Tiền bồi thường của Mỹ ở đâu không thấy, chỉ thấy sau đó phía VN phải bỏ tiền ra bồi thường chiến phí.

Thắng trong chiến tranh, nhưng chỉ 20 năm sau chính phủ CSVN đã phải đầu hàng Mỹ về kinh tế.

Đây là bài viết của GS Michel Chossudovsky về những thỏa thuận bí mật giữa chính phủ CSVN với các tổ chức tài chính quốc tế trước năm 1995.

Ai đã thắng trong cuộc chiến Việt Nam?

Người dịch: Ngọc Thu (Tin Không Lề)

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến tranh Việt Nam đã kết thúc bằng lực lượng Cộng sản chiếm giữ Sài Gòn và sự đầu hàng của tướng Dương Văn Minh và nội các của ông ấy trong Dinh Tổng thống. Khi đội quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào Sài Gòn, các nhân viên Hoa Kỳ và lính thủy quân lục chiến Mỹ cuối cùng đã vội vã sơ tán từ nóc tòa nhà Đại Sứ quán Mỹ. Hai mươi năm sau, một câu hỏi cơ bản vẫn chưa có lời giải đáp: Ai đã thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam?

Việt Nam chưa bao giờ nhận được khoản tiền bồi thường nào cho chiến tranh từ Mỹ về các tổn thất nhân mạng rất lớn và sự tàn phá [của chiến tranh], nhưng một thỏa thuận đã đạt được ở Paris vào năm 1993, yêu cầu Hà Nội nhận các khoản nợ của chính quyền Sài Gòn, một chính quyền không còn tồn tại nữa của Tướng Thiệu. Bản thoả thuận này có nhiều chỗ tương đương với việc bắt buộc Việt Nam bồi thường cho Washington các phí tổn chiến tranh.

Ngoài ra, việc áp dụng sâu rộng cải cách kinh tế vĩ mô dưới sự giám sát của các định chế Bretton Woods cũng là một điều kiện cho việc dỡ bỏ lệnh cấm vận của Mỹ. Những cải cách thị trường tự do này hiện đã định đoạt học thuyết chính thức của Đảng Cộng sản. Qua việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Washington vào năm 1994, việt nhắc đến vai trò tàn bạo của Mỹ trong chiến tranh đang ngày càng được xem như không đúng lúc và không thích hợp. Không ngạc nhiên, Hà Nội đã quyết định dịu giọng trong lễ kỷ niệm Sài Gòn đầu hàng để không phải xúc phạm đến kẻ thù trong chiến tranh trước đây của họ. Lãnh đạo Đảng Cộng sản gần đây đã nhấn mạnh "vai trò lịch sử" của Hoa Kỳ trong việc "giải phóng" Việt Nam từ chế độ Vichy (Pháp) và sự chiếm đóng của Nhật Bản suốt Đệ Nhị Thế chiến.

Vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, trong bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các đặc vụ Mỹ của Cục Tình báo Chiến lược (OSS: tiền thân của CIA ngày nay) đã có mặt bên cạnh Hồ Chí Minh. Trong khi Washington đã cung cấp vũ khí và hỗ trợ tài chính cho phong trào kháng chiến Việt Minh, chiến lược này phần lớn được thiết kế để làm suy yếu Nhật Bản trong giai đoạn cuối của Đệ Nhị Thế chiến, mà không có cam kết gửi lực lượng bộ binh Mỹ tới với số lượng lớn.

Ngược lại với bầu không khí dịu giọng và hạn chế trong kỷ niệm đánh dấu chiến tranh Việt Nam kết thúc, lễ kỷ niệm 50 năm ngày độc lập được cử hành long trọng, với một loạt các nghi lễ và các hoạt động chính thức bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài đến Tết âm lịch.

Việt Nam bồi thường chiến tranh

Trước khi "bình thường hóa" quan hệ với Washington, Hà Nội đã bị buộc phải trả các khoản nợ xấu phát sinh của chế độ Sài Gòn do Mỹ hậu thuẫn. Tại hội nghị các nhà tài trợ tổ chức ở Paris hồi tháng 11 năm 1993, các khoản vay và số tiền viện trợ tổng cộng gần 2 tỷ Mỹ kim đã được cam kết để hỗ trợ cho cải cách thị trường tự do ở Việt Nam.

Tuy nhiên, ngay sau khi hội nghị, một cuộc họp bí mật đã được tổ chức dưới sự bảo trợ của Câu lạc bộ Paris (Paris Club). Tại cuộc họp này, có sự góp mặt của đại diện các chính phủ phương Tây. Về phía Việt Nam, TS Nguyễn Xuân Oánh, cố vấn kinh tế cho Thủ tướng, đã đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán. Tiến sĩ Oánh, một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và sau đó là Quyền Thủ tướng trong chính quyền quân sự của Tướng Dương Văn Minh, mà Mỹ đưa vào hồi năm 1963 sau vụ ám sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm và em trai. Tiến sĩ Oánh, trong khi giữ vai trò trung gian, chính thức thay mặt chính quyền cộng sản, dù sao cũng đã đáp ứng được nhu cầu của các chủ nợ phương Tây.

Các thỏa thuận đã được ký kết với IMF (đã được công bố) phần lớn chỉ là tượng trưng. Số lượng không đáng kể: Hà Nội buộc phải trả cho IMF 140 triệu đô (thuộc sở hữu của chính quyền Sài Gòn) như một điều kiện để nối lại các khoản vay mới. Nhật Bản và Pháp, những chủ nhân thuộc địa cũ của Việt Nam giai đoạn Vichy, hình thành cái gọi là "Những người bạn của Việt Nam" để cho Hà Nội vay số tiền cần thiết để hoàn trả cho IMF.

Tuy nhiên, sự sắp xếp gia hạn các khoản nợ song phương (của chế độ Sài Gòn) không bao giờ được tiết lộ. Nhưng cuối cùng thì thỏa thuận bí mật này (đạt được dưới sự bảo trợ của Câu lạc bộ Paris) là công cụ quyết định để Washington dỡ bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa các quan hệ ngoại giao. Việc sắp xếp này cũng là yếu tố quyết định trong việc tháo khoán các khoản vay đã được cam kết tại hội nghị các nhà tài trợ năm 1993, do đó Việt Nam bị đặt dưới sự ủy thác của các chủ nợ Nhật Bản và phương Tây. Như vậy, chỉ 20 năm sau chiến tranh, Việt Nam đã đầu hàng về mặt kinh tế.

Bằng cách công nhận hoàn toàn tính hợp pháp của các khoản nợ, Hà Nội đã đồng ý hoàn trả các khoản vay đã hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Mỹ. Hơn nữa, chính phủ của ông Võ Văn Kiệt cũng đã chấp nhận thực hiện đầy đủ các điều kiện thông thường (giảm giá, tự do hóa thương mại, tư nhân hóa, v.v…) của một chương trình điều chỉnh cơ cấu do IMF tài trợ. 

Những cải cách kinh tế này ra mắt vào giữa thập niên 1980 với các định chế Bretton Woods, trong hậu quả chiến tranh tàn khốc, đã khởi đầu một giai đoạn mới về sự tàn phá kinh tế và xã hội: lạm phát đã dẫn đến phá giá liên tục, bắt đầu từ năm 1973 dưới chế độ Sài Gòn, năm theo sau sự rút lui của quân đội Hoa Kỳ. Ngày nay, một lần nữa Việt Nam tràn ngập các ghi chú bằng đô la Mỹ, đã thay thế phần lớn tiền đồng Việt Nam. Với giá cả tăng cao, thu nhập thực tế đã giảm xuống tới mức thấp nhất.

Lần lượt những cải cách đã ồ ạt giảm năng lực sản xuất. Hơn 5.000 trong số 12.300 doanh nghiệp nhà nước đã bị đóng cửa hoặc được chỉ đạo phá sản. Các hợp tác xã tín dụng đã bị loại bỏ, tất cả các khoản tín dụng dài hạn và trung hạn cho ngành công nghiệp và nông nghiệp đã bị đóng băng. Chỉ tín dụng ngắn hạn là có sẵn, với lãi suất 35%/ năm (năm 1994). Ngoài ra, thỏa thuận IMF đã cấm nhà nước cung cấp hỗ trợ ngân sách, hoặc cho nền kinh tế nhà nước hoặc cho một khu vực tư nhân mới chớm nở.

Chương trình nghị sự về những cải cách đã bị che giấu này bao gồm nền tảng công nghiệp mất ổn định ở Việt Nam. Các ngành sản xuất công nghiệp nặng, dầu khí, tài nguyên thiên nhiên và khai thác khoáng sản, xi măng, sắt thép sẽ được tổ chức lại và được thực hiện dựa trên số vốn nước ngoài. Tài sản nhà nước có giá trị nhất sẽ được chuyển giao để củng cố và duy trì cơ sở công nghiệp, hoặc để phát triển một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thuộc sở hữu và kiểm soát bởi dân chúng.

Trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, hơn một triệu công nhân và hơn 20.000 công nhân viên chức (trong đó đa số là nhân viên y tế và giáo viên) đã bị sa thải. Lần lượt, nạn đói địa phương đã nổ ra, ảnh hưởng đến ít nhất một phần tư dân số cả nước. Những sự đói khát này không giới hạn ở các khu vực thiếu lương thực. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa của Việt Nam, 25% số dân trưởng thành tiêu thụ chưa tới 1.800 calories mỗi ngày. Ở các thành phố, sự mất giá của tiền đồng cùng với việc loại bỏ trợ cấp và kiểm soát giá cả đã dẫn đến giá gạo và các nhu yếu phẩm khác tăng vọt.

Những cải cách này đã dẫn đến việc cắt giảm mạnh mẽ các chương trình xã hội. Với việc áp dụng học phí, ba phần tư trong số một triệu trẻ em bỏ học khỏi hệ thống trường công trong vài năm (từ 1987-1990). Các trạm y tế và bệnh viện sụp đổ, sự hồi sinh của một số bệnh truyền nhiễm như sốt rét, lao phổi và tiêu chảy được Bộ Y tế và các nhà tài trợ nhận ra. Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới xác nhận rằng, số người tử vong do bệnh sốt rét tăng gấp ba lần trong bốn năm đầu của thời kỳ cải cách, cùng với sự suy sụp của việc chăm sóc sức khỏe và giá cả các loại thuốc chống sốt rét tăng vọt. Chính phủ (dưới sự hướng dẫn của các nhà tài trợ quốc tế) cũng đã ngưng hỗ trợ ngân sách để cung cấp các thiết bị y tế và bảo trì dẫn đến tình trạng tê liệt toàn bộ hệ thống y tế công cộng. Tiền lương thật sự của nhân viên y tế và điều kiện làm việc đã giảm đáng kể: tiền lương hàng tháng của các bác sĩ y tế tại một bệnh viện huyện thấp tới mức $15 một tháng.

Mặc dù Mỹ đã bị đánh bại trên chiến trường, nhưng hai thập niên sau đó Việt Nam dường như đã đầu hàng kẻ thù chiến tranh trước đây của mình về mặt kinh tế.

Không có những quả bom viên bằng thép hay màu cam, không có bom napalm, không có hóa chất độc hại: một giai đoạn mới của sự hủy diệt kinh tế và xã hội đã diễn ra. Những thành tựu của cuộc đấu tranh trong quá khứ và nguyện vọng của một quốc gia toàn vẹn chưa hoàn thành và đã bị xóa gần như với một nét bút (chữ ký).

Điều kiện nợ và điều chỉnh cơ cấu dưới sự ủy thác của các chủ nợ quốc tế tạo ra do hậu quả của chiến tranh Việt Nam, một công cụ thuộc địa bất bạo động chính thức và hiệu quả như nhau và sự bần cùng hóa ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu người.

* Tác giả: Michel Chossudovsky là giáo sư kinh tế tại Đại học Ottawa và là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa.

Bài viết trên đã được viết năm 1995, đầu tiên được đăng tải vào ngày 30 tháng 4 năm 1995, trong bối cảnh kỷ niệm 20 năm “Giải phóng Sài Gòn”.

Một bài phân tích sâu hơn dựa trên những nghiên cứu thực tế được tiến hành ở Việt Nam, tập trung vào những cải cách tân tự do của Hà Nội, sau đó đã được đăng trong cuốn sách của Michel Chossudovsky, The Globalization of Poverty, ấn bản đầu tiên năm 1997, ấn bản thứ hai vào năm 2003.

Nguồn: Global Research
Người dịch: Ngọc Thu 


Thấy gì trong sợi xích chó trói Bầu Kiên


Thấy là: - Một tội phạm manh động, có nguy cơ bỏ chạy cao, cần xích lại.

Hay: - Một hành vi làm nhục bầu Kiên dằn mặt những người khác.

Quan trường VN những năm qua thật là hổ lốn, và nơi tưởng chừng uy nghiêm là pháp đình cũng tạp nham không kém.

- Từ cái vụ xử án oan ông Chấn 10 năm.

- Từ cái vụ tòa công khai mà ngăn cản người tham dự.

- Từ cái vụ các phóng viên không được trực tiếp dự phiên tòa mà phải tác nghiệp từ phòng bên qua cái ti vi.

- Đến sợi dây xích chó hôm nay trên tay Bầu Kiên.

Nó thể hiện một sự tùy tiện nơi chốn pháp đình, như muốn nói Luật là tao, tao là Luật

Nhưng sợi xích chó xích bầu Kiên không chỉ mang ý nghĩa đó mà còn chứa những thông điệp ngầm khác.

Không thể nói một ông già đầu bạc có nguy cơ bỏ chay cao nên phải xích lại, vì như thế nghiệp vụ phải làm là còng tay chung với một cán bộ dẫn giải. Xích một dây xích như vậy là phản nghiệp vụ, vì nếu đã hung hăng ông ta có thể dùng dây xích đó để tấn công cán bộ dẫn giải, hoặc tự sát.

Chỉ có thể sợi dây xích chó này là muốn làm nhục bầu Kiên, muốn đe dọa những người liên quan tới ông. Chẳng biết điều này có thành hay không, nhưng sợi dây xích chó này sẽ đi vào lịch sử, đánh dấu một sự thối nát vô cùng tận của nền tư pháp nước nhà.



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link