Thursday, April 17, 2014

Live concert Khánh Ly "TƯỞNG NIỆM NGÀY QUỐC HẬN 30.4"




Date: Tue, 15 Apr 2014 08:43:04 -0700
From: sangthai42
Subject: Khanh Ly va chuyen tinh bi mat voi hai nguoi dan ong




Live concert Khánh Ly
"TƯỞNG NIỆM NGÀY QUỐC HẬN 30.4"

sẽ được tổ chức vào tối 9/5 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia - Hà Nội với sự tham gia
của các ca sĩ khách mời gạo cội : Tuấn Ngọc, Thái Châu, Quang Thanh, Hà Anh Tuấn

* Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt ...
* Người di tản buồn  
* Đêm chôn dầu vượt biên  
* Một chút quà cho Quê Hương  


~~~~~~~~~~~~~~~~~

Khánh Ly và chuyện tình bí mật với hai người đàn ông


Suốt thời son trẻ của bà toàn lận đận với chuyện tình yêu và chưa bao giờ được sống trọn vẹn với mơ ước của mình.

Có một quãng thời gian, nguồn tin nữ ca sĩ Khánh Ly ở tuổi ngấp nghé 70 (bà sinh năm 1945 tại Hà Nội) sẽ về Việt Nam biểu diễn theo lời mời của chủ nhân phòng trà Đồng Dao, TP.HCM đã gây xôn xao dư luận. 

Cuối cùng, Khánh Ly đã không về. Một vài người trong giới ca hát tiết lộ: Nhà tổ chức và Khánh Ly chưa đạt được thỏa thuận về giá cả (cát-sê) và cách chi trả. Thế là chìm xuồng!

Sau khi sang Hoa Kỳ định cư năm 1975, giọng hát của bà vẫn đứng đầu ở hải ngoại. Từ đó đến nay, bà đã hai lần về Việt Nam với tư cách thăm viếng người nhà. Lần sau cùng vào tháng 5.2000. 

Tài danh là thế, nhưng đường tình cảm của Khánh Ly không được may mắn như sự nghiệp ca hát. Suốt thời son trẻ của bà toàn lận đận với chuyện tình yêu và chưa bao giờ được sống trọn vẹn với mơ ước của mình, và mối tình với hai người đàn ông Đà Nẵng thì ít người biết đến.
Khánh Ly, Trịnh Công Sơn

Ông đại úy tay chơi
Sau khi chia tay với người chồng đầu tiên và đã có với nhau hai mặt con, chẳng bao lâu, Khánh Ly gặp người chồng thứ hai, một đại úy biệt kích và là một tay chơi có hạng của đất Sài Gòn thời đó.

Ông ta tên là Mai Bá Trác, con trai thứ trong một gia đình giàu có và tiếng tăm ở Đà Nẵng, từng chỉ huy một trại biệt kích biên phòng ở biên giới Tây Ninh vào những năm cuối thập niên 60. Là một người đàn ông có thân hình to lớn, không thuộc thành phần đẹp trai, học giỏi, nhưng ông ta có dáng dấp của một kẻ phong trần, bụi bặm và lì lợm.

Vốn con nhà giàu, lại nắm chức vụ hái ra tiền, nên mang danh là lính biên giới, nhưng tháng nào Mai Bá Trác cũng có mặt ở Sài Gòn mấy ngày để ăn chơi xả láng với nhiều người đẹp. Dạo đó, ông ta đã sắm xe du lịch Mustang mui trần để sẵn ở hậu phương làm phương tiện di chuyển thì ít mà để tán tỉnh các em thì nhiều. Mai Bá Trác tỏ ra rất hào phóng với em út, nên ít cô nào từ chối lời tỏ tình có điều kiện đi kèm của ông ta. Nhưng đến khi gặp Khánh Ly thì Trác chết mê, chết mệt.
Khánh Ly, Trịnh Công Sơn
Mai Bá Trác – người chồng thứ hai của Khánh Ly
Thật ra, lúc bấy giờ, chàng trai nào được là bạn của Khánh Ly thôi, cũng đã hãnh diện lắm rồi, nói chi đến người tình. Thế là Mai Bá Trác, bỏ tất cả để dồn hết khả năng vào việc chinh phục mục tiêu duy nhất. 

Phải công bằng mà nói, thời vàng son của Khánh Ly, những người đeo đuổi bà tầm cỡ như ông Trác, hoặc nhỉnh hơn đều không thiếu. Nhưng dầu sao, bà là một nghệ sĩ nên không thiếu chất lãng mạn và dễ xiêu lòng nhưng Khánh Ly cũng đủ cảm nhận Mai Bá Trác quá chân tình. Ngược lại, ông Trác cũng yêu Khánh Ly tha thiết lắm, vì thế mà đồng ý làm đám cưới để thành vợ, thành chồng với nhau.

Năm 1972, họ cho ra đời một bé gái. Ông Mai Bá Trác lấy tên thật của Khánh Ly (là Nguyễn Thị Lệ Mai, bạn bè thường gọi là “Mai đen” bởi làn da không được trắng) làm chữ lót, đặt tên con là Mai Mai Misa như để bày tỏ hết lòng yêu thương của ông ta. Đến khi ván đã đóng thuyền, biết chắc là của mình rồi, ông Trác lại ngựa quen đường cũ, không có ý bỏ vợ, nhưng lại lén lút trăng hoa với nhiều người phụ nữ khác.

Cũng vào năm 1972, ông Mai Bá Trác viện dẫn lý do bận rộn việc nhà binh nên thường xuyên vắng nhà. Thật ra, ông đang chung sống với một người con gái khác, tên là Thơ, còn rất trẻ và đẹp hơn Khánh Ly nhiều. Chuyện vụng trộm này rồi cũng đến tai Khánh Ly. Trong lòng đã nguội lạnh nhiều rồi, nhưng bà vẫn nhờ người theo dõi và biết rõ chỗ ở của ông Trác với tình nhân.

Không làm ồn ào, Khánh Ly đã âm thầm nhờ văn phòng Thừa Phát Lại ập vào bắt quả tang để có chứng cứ ly dị. Thế là chia tay, ông Mai Bá Trác vẫn thường xuyên về thăm con và rất muốn nối lại tình xưa, nhưng Khánh Ly cương quyết từ chối. 

Chính vì thế mà sau này đã xảy ra trận đánh ghen của ông Mai Bá Trác dành cho tình địch của mình. Và, cho đến bây giờ, hơn 40 năm trời trôi qua, Khánh Ly đã có chồng khác, và Mai Bá Trác cũng đã trải qua không biết bao nhiêu mối tình theo kiểu “già nhân ngãi, non vợ chồng”, nhưng lúc nào ông ta cũng nhắc đến Khánh Ly một cách yêu quý và tỏ ra thích thú khi có ai đó gọi mình bằng “ông Khánh Ly”.

Hiện Mai Bá Trác định cư ở Mỹ và rất thường về Việt Nam để thăm nhà. Lần về nào ông cũng lên Thủ Đức ghé thăm bà chị ruột của Khánh Ly đang sinh sống tại đó.
“Mối tình tuyệt vời” của Khánh Ly
Năm 1972, sau khi nói lời chia tay với Mai Bá Trác, trong một lần ra Huế hát phục vụ cho binh sĩ, Khánh Ly đã gặp Đỗ Hữu Tùng trong một bữa tiệc khao quân.
Sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng, sau khi học xong tú tài, Đỗ Hữu Tùng đã tình nguyện vào học khóa 16, trường Võ bị Đà Lạt. Ra trường với cấp bậc Thiếu úy, ông xin về Thủy quân Lục chiến và trở thành một sĩ quan nổi tiếng của binh chủng được coi là thiện chiến nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Dáng người thấp nhưng chắc chắn và có làn da ngăm đen, khuôn mặt hiền lành, không có vẻ gì là người của trận mạc. Ông ta lại ít nói, có vẻ hơi thâm trầm.

Khi gặp Khánh Ly, Đỗ Hữu Tùng đã 32 tuổi, mang hàm Trung tá, giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6, rồi sau đó lên Quyền Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 147 Thủy quân lục chiến. Lúc bấy giờ, ông ta đã có vợ và 1 con. Người đàn bà này tên Nguyễn Thị Lan, vốn là một cô gái Huế nhưng lớn lên tại Đà Nẵng và là bạn của Tùng từ thời mới lớn.

Sau đó, ông Tùng mải theo đơn vị hành quân, ít có thời gian ở nhà với vợ. Không biết có phải là định mệnh hay không mà ngay phút đầu gặp nhau, Đỗ Hữu Tùng và Khánh Ly đã bị tiếng sét ái tình đánh trúng trái tim. Họ dường như không còn biết đất trời là gì.

Dù đã có vợ con nhưng ông Tùng tâm sự đây mới đích thực là mối tình đầu và ông đã yêu một cách say đắm. Còn Khánh Ly cho đến mãi sau này, bà vẫn xác định, mối tình với Đỗ Hữu Tùng là tuyệt vời hơn cả mà suốt đời không dễ gì quên!
Khánh Ly, Trịnh Công Sơn
Khánh Ly, (thứ 2 từ trái qua) trong buổi biểu diễn văn nghệ 1972
Khi chuyện tình của Đỗ Hữu Tùng và Khánh Ly đã đi đến chỗ mặn nồng, ông Tùng có ý sẽ đi đến hôn nhân, thì bạn bè hỏi: “Còn bà Lan và thằng con trai thì sao?”. Ông Tùng không trả lời thẳng câu hỏi mà kể, có lần ông về Sài Gòn, ghé vào bệnh viện Từ Vũ tìm vợ thì bắt gặp bà ta đang tình tứ với viên bác sĩ trực. 

Chuyện này có vẻ khó tin, vì khi đã muốn thay lòng, đổi dạ, người ta phải viện dẫn một lý do nào đó để tự bào chữa cho mình. Bởi lẽ, ông Tùng đến bệnh viện Từ Vũ thì lúc nào cũng được, nhưng xông thẳng vào phòng trực mà không ai biết thì hơi lạ! Hơn nữa, ngay khi chứng kiến tận mắt, tại sao ông Tùng lại không có phản ứng gì, để rồi sau này mới nói cho bạn bè biết.

Suốt năm 1973 cho đến ngày Mai Bá Trác đánh ghen, Khánh Ly thường xuyên bay ra chung sống với Đỗ Hữu Tùng tại vị trí đóng quân. Hầu như tất cả sĩ quan và thuộc cấp của Đỗ Hữu Tùng đều biết, ông ta đã đặt cho Khánh Ly một cái tên được mật mã hóa là Kí-Lô, để tránh tai vách mạch rừng. Lần cuối cùng Kí-Lô ra tìm Tùng và ở lại mấy ngày là giữa năm 1974, khi bộ chỉ huy hành quân Lữ đoàn của Tùng đang đóng tại Mỹ Chánh. Vài tháng sau, Đỗ Hữu Tùng được nghỉ phép về Sài Gòn thì đụng đầu với Mai Bá Trác.

Trận đánh ghen chớp nhoáng
Biết chắc sau khi chia tay, Khánh Ly đã dan díu với Đỗ Hữu Tùng nên Mai Bá Trác hết sức ghen tức. Nhưng lúc bấy giờ, Trác đã bị thuyên chuyển lên Buôn Ma Thuột nên không biết làm cách nào để đối mặt tình địch. Chẳng may thời gian Đỗ Hữu Tùng về phép thì Mai Bá Trác cũng có mặt tại Sài Gòn. Ông ta theo dõi và biết Tùng thường xuyên có mặt tại phòng trà Khánh Ly, nên rủ thêm vài chiến hữu, lặng lẽ mở cuộc đột kích.

Khi Đỗ Hữu Tùng xuất hiện, mới bước vào bên trong, Trác đã bám theo và đánh Tùng hai tát tai. Trước khi định móc súng ra để xiết cò, thì mọi người kịp thời can ngăn. Đỗ Hữu Tùng đã nhanh chóng rút lui, nhưng ông đâu có chịu nhục, nhất là khi Mai Bá Trác và Khánh Ly đã không còn là chồng vợ. Ông ta vội huy động một số đàn em Thủy Quân Lục Chiến ở hậu cứ ra trả đũa, nhưng Mai Bá Trác cũng đoán được ý đồ đó của Tùng nên cũng vội biến khỏi đấu trường.

Mọi chuyện không dừng ở đó. Nắm được vụ việc này, như bắt được vàng, ngày hôm sau nhật báo Trắng Đen đã chạy tít 8 cột trang nhất, mô tả lại trận đánh ghen mà họ đã vẽ rắn thêm chân cho ly kỳ hấp dẫn. Kết quả, Đỗ Hữu Tùng thay vì đang chờ được cất nhắc lên Đại tá thì bị ngưng lại và mất luôn chức Lữ Đoàn Trưởng 147, phải về làm Lữ Đoàn Phó 258 cho người bạn cùng khóa là Nguyễn Xuân Phúc. Cả Đỗ Hữu Tùng và Nguyễn Xuân Phúc đều tử trận vì đạn pháo kích ngày 29.3.1975 tại bờ biển Đà Nẵng.

Năm 1991, nhân kỷ niệm 30.4 trong một bài viết về chiến trường Đà Nẵng những ngày cuối cùng trên báo Công An thành phố, có nhắc đến cái chết của 2 Trung tá Thủy Quân Lục Chiến là Nguyễn Xuân Phúc và Đỗ Hữu Tùng. Sau khi đọc bài báo này, bà Lan, vợ ông Tùng đã đến tòa soạn dò hỏi, với hy vọng sẽ tìm được hài cốt của chồng mình. Bởi theo bà thì dầu ai có phụ bạc ai đi nữa, thì một ngày cũng là nghĩa vợ chồng.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link