Saturday, April 19, 2014

THẾ TẤT THẮNG CHO CUỘC ĐẤU TRANH DÂN CHỦ - NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

 

     THẾ TẤT THẮNG CHO CUỘC ĐẤU TRANH

           DÂN CHỦ - NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

 

   Trước sự đàn áp của bạo quyền cộng sản đối với những nhà đấu tranh dân chủ - nhân quyền, với thời gian 30 năm qua, nhiều người bi quan cho rằng cuộc đấu tranh vì dân chủ - nhân quyền rồi cũng sẽ đi đến thất bại. Có phải thế không ?

 

   Thật ra không phải thế. Ba mươi năm là dài so với 1 đời người, nhưng không là bao so với dòng dài lịch sử của một dân tộc ; nhất là với dân tộc Việt có cả 4 000 năm lịch sử, đã từng đánh Tống, bại Chiêm, kháng Minh, đuổi Thanh. Cuộc đấu tranh cho dân chủ - nhân quyền Việt Nam đang có nhiều thế tất thắng, nếu chúng ta nhìn toàn bộ và theo chiều dài lịch sử Việt.

 

   - Thế tất thắng thứ nhất đó là sự thật càng ngày càng được phơi bày, chứng tỏ chế độ cộng sản chỉ là một cuộc lừa đảo lớn nhất của thế kỷ 20, như một nhà sử gia đã nói ; kẩu hiệu cộng sản đưa ra : «  Chế độ cộng sản là chế độ đại diện cho thợ thuyền, bảo vệ và đấu tranh cho công nông « ; nhưng thực tế, người dân dưới chế độ này bị bóc lộ nhất. Hình ảnh hai chế độ Bắc Hàn và Nam Hàn cho chúng ta thấy rất rõ. 

Nam Hàn hiện là cường quốc kinh tế thứ 10 trên thế giới, sản lượng tính theo đầu người hàng năm là 15 000$ ; trong khi đó người dân Bắc Hàn dưới chế độ cộng sản, thì đang chết đói. 

Người cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo, như chính cựu Tổng Bí Thư đảng cộng sản Liên sô, ông Mikhail Gorbatchev tuyên bố : «  Tôi đã bỏ hơn nửa cuộc đời đấu tranh cho lý tưởng cộng sản. Nhưng ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng người cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo. » 

Người Nga có câu : «  Sự thật nặng hơn quả địa cầu «  , và chính câu nói này đã được những người dân chủ dùng làm khẩu hiệu cho công cuộc đấu tranh giật sập chế độ độc tài, nói láo cộng sản Liên Sô, vào cuối thập niên 80, đầu 90. 

Nó đã được coi như một trong những lý do chính đưa đến thắng lợi của những người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền Nga. Thật vậy, sức mạnh của bạo lực, của dối trá, tuyên truyền có thể thắng trong ngắn hạn ; nhưng sức mạnh của dài hạn vẫn là sức mạnh của sự thật. Trở về lịch sử để chúng ta nhìn rõ hơn. Cách đây 2006 năm, nước Do Thái bị đô hộ bởi đế quốc La Mã, dân Do Thái bị lầm than, chính vì vậy mà có cuộc nổi dậy của Đức Chú Jésus. Viên toàn quyền La Mã lúc bấy giờ là ông Ponce Pilat dẹp hoài không xong, bị triệu về Rome hạch hỏi. Ông đã thẳng thắng trả lời : «  Thưa César ( Bệ hạ), tôi có thể chiến thắng tất cả ; nhưng tôi không thể nào chiến thắng lời nói sự thật và việc làm nhân đạo của Jésus. » Hành động của cộng sản Việt Nam, ăn gian, nói dối, gian manh quỉ quyệt, không có một chút gì là lương tâm, lương tri con người ; ăn uống, chơi bời hả hê, thừa múa, đánh những canh bạc cả triệu đô la ; trong khi đó thì đại đa số dân không có một đồng để sống, ngay cả những người đã hy sinh cho đảng cộng sản, bị tật nguyền ; những hành động đó, nếu «  chiến thắng », thì cũng chỉ là nhất thời, sớm muộn sẽ phải nhường chỗ cho sự thật, cho lương tâm, lương tri, cho tình con người. 

Đó mới là chiến thắng lâu bền.

   Một trong những sai lầm lớn của K. Marx khi ông cho rằng ý thức con người là do hoàn cảnh xã hội tạo nên. Và từ đó, những người cộng sản tin rằng có thể dùng hoàn cảnh và thông tin tuyên truyền nhồi sọ để thay đổi sự suy nghĩ, nhận xét của con người. Nhưng thực ra, con người khi sinh ra nó đã đuợc Trời phú cho lương tâm, lương tri, tất nhiên cũng có những trường hợp thiểu số, ngoại lệ. Với lương tâm, lương tri, con người dù trong hoàn cảnh nào chăng nữa, nó vẫn có thể phân biệt đâu là phải, đâu là trái, cái gì là thiện, cái gì là ác, cái gì nên làm, cái gì không nên làm, đâu là dối trá, đâu là sự thật. 

Ở đây tôi chỉ lấy một vài thí dụ cá nhân điển hình, nổi tiếng để dễ hiệu : Trường hợp nhà bác học Sakharov, cha để của bom nguyên tử Liên Sô, hai ba lần đưọc giải thưởng Lénine ; quả là một người con cưng của chế độ. Nhưng rồi ông thấy chế độ làm những điều sai trái, phản dân chủ, phản nhân quyền, ông đã thẳng thắn chống đối, đến nỗi phải vào tù. Những người như ông Gorbatchev và Etlsine, một người là Tổng Bí Thư, một người là Ủy viên Bộ Chính trị, đặc trách đảng ở Moscou, những người này, nếu bảo là do hoàn cảnh, giáo dục và tuyền truyền làm nên, thì họ là hoàn toàn như vậy, không những họ bị nhồi sọ, mà họ còn là người nhồi sọ kẻ khác. Nhưng đến một lúc lương tâm thức tỉnh, lương tri trở lại, họ sẵn sàng từ bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi, đứng dậy nói lên tiếng nói của lẽ phải, của sự thật, của lương tâm, lương tri ; như câ u :«  Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo ( Gorbatchev), «  Làm gì có tự do dân chủ dưới chế độ cộng sản. Ngay ở trong đảng, khi ông Tổng Bí Thư dơ tay là mọi đảng viên phải răm rắp dơ theo. Nếu không thì bị khó dễ hay bị bỏ tù sau này. Đối với đảng viên còn vậy, hưống chi đối với người dân » ( Etlsine). 

Không nói đâu xa, chúng ta trở về Việt Nam, những người như ông Hoàng minh Chính , cựu Viện Trưởng Viện Mác Lê, đại tá Phạm quế Dương, nhà văn Dương Thu Hương, đây cũng là những người do hoàn cảnh, giáo dục và tuyên truyền cộng sản nhào nặn lên. Nhưng đến một lúc, trước cảnh đảng đi ngược lại lòng người, trái với lòng dân, phản sự thật, không còn tình người, họ can đảm đướng lên chống đảng, nói lên tiếng nói của sự thật, của lương tâm, luơng tri.

 

   - Thế  tất thắng thứ nhì, đó là cuộc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền đang đi hợp lòng dân, lòng người, đi đúng chiều hướng của lịch sử Việt, mặc dâu bị đàn áp, nhưng những ngưới đấu tranh chống lại bạo quyền càng đông và càng được dân hậu thuẫn.

   Một khi sự thật càng ngày càng được phơi bày, người dân càng ngày càng thấy rõ bản chất thật của người cộng sản, của chế độ, thì họ càng hưởng ứng đông. Có một nhà báo hỏi một vị Đại Sứ Tây phương ở Lỗ Mã Ni ( Roumanie) vào cuối thập niên 80, khi chế độ độc tài của 2 vợ chồng Ceausescu bị sụp đổ : Tại sao một chế độ với một cơ quan công an, tình báo, cơ quan tuyên truyền mạnh như vậy mà sụp đổ một sớm một chiều. Vị đại sứ không ngần ngại trả lời rằng khi sự thật được phơi bày, khi sự sợ hãi đã đổi chiều, người dân không còn sợ hãi nửa, thì chế độ sụp đổ. 

Có lẽ đây là qui luật để đưa đén sự sụp đổ tất cả mọi độc tài, vì bất cứ một chế độ độc tài nào cũng dựa trên hai cột trụ chính : bộ máy thông tin tuyên truyền bôi bác sự thật, bộ máy công an kìm kẹp dọa nạt làm cho người dân sợ phải theo. Khi hai cột trụ này bị gãy, thì chế độ sụp đổ.

   Chính vì vậy mà vào năm 1978, khi mới lên ngôi, Đức Giáo Hoàng Jean Paul I I, trở về thăm Ba Lan, còn dưới chế độ độc tài cộng sản, Ngài đã tuyên bố : «  Hãy can đảm !Đừng sợ sệt. Và hãy hy vọng !" Câu nói này là một trong những nguyên do chính đưa đến sự sụp đổ chế độ cộng sản Ba Lan sau này.

   Thật vậy, dân Việt ngày hôm nay muốn thoát khỏi chế độ độc đài để có hy vọng sống một cuộc sống tự do, tốt đẹp hơn thì hãy can đảm đứng lên đấu tranh. Đấu tranh chống lại những bất công mà mình đang chịu, như việc cướp đất đuổi nhà, như việc bị quan quyền địa phương ức hiếp, bị xiu cao thuế nặng, không đủ tiền nuôi thân, nuôi gia đình, cho con đi ăn học. Can đảm đứng lên và càng đông càng tốt thì sự sợ hãi sẽ đổi chiều.

 

   - Thế tất thắng thứ ba đó là thế giới độc tài cộng sản đã sụp đổ, những nuớc độc tài cộng sản còn lại trong đó có Việt Nam chỉ là những cành khô, củi mục chôi lềnh bềnh trên đại dương dân chủ - nhân quyền thế giới.

   Cộng sản Việt Nam, đã từ xưa thường ca tụng : «  Liên Sô thành trì cách mạng cộng sản. Đông Đức thiên đàng cộng sản.  Hiện tại của Liên Sô, của Đông Đức là ngày mai, là tương lai của Việt Nam. » Nay Liên Sô, Đông Đức sụp đổ, cộng sản Việt Nam mất định hướng, phải bám vào Trung Cộng, mặc dầu trước đây hết lời chửi rủa Trung Cộng : «  Kẻ thù liền sông, liền núi, liền trời và liền biển. Kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam. »

Cộng sản Việt Nam hiện nay và Trung Cộng là 2 kẻ « Đồng sàng dị mộng « . Trung cộng từ ngàn xưa vẫn là kẻ bành trướng, xâm chiếm và không bao giờ quên lời của Đặng tử Bình : «  Cộng sản Việt Nam là kẻ ăn cháo, đái bát », sẽ tìm cách lợi dụng, lấn đất, cướp biển càng nhiều càng tốt. Vì vậy, dân Việt nhìn thấy rất rõ ngày hôm nay là ngày nào còn chế độ cộng sản, ngày đó chủ quyền quốc gia không còn, và càng bị lệ thuộc Trung Cộng. Tuy nhiên cả 2 chế độ cộng sản này cộng với Cu Ba và Bắc Hàn, ngày hôm nay, chỉ là những cành khô củi mục trôi lềnh bền trên đại dương dân chủ, chỉ là một thiểu số lành đạo cai trị dân bằng khẩu súng và cái còng, «  Danh là bá thiên hạ ; nhưng thực là mất lòng mọi ngườỉ « , sớm muộn sẽ bị sóng đại dương nhấn chìm. Nói như Đức Trần hưng Đạo : «  Quân như thuyền và dân như nước. Nước có thể chở thuyền ; nhưng nước cũng có thể làm đắm thuyền. »

 

 - Thế tất thắng thứ 4 đó là chế độ càng ngày càng lún sâu vào vũng bùn tham nhũng, hối lộ, nội tình đảng Cộng sản Việt Nam đang phân tán, chia rẽ trầm trọng.

   Sự thật càng ngày càng được phơi bày, chứng tỏ đảng cộng sản lệ thuộc ngoại bang, tham nhũng hối lộ, tạo nên một xã hội vô cùng bất công, không chỉ với người dân thấp cổ bé họng, mà ngay với cả những thương binh, quả phụ đã bỏ cả cuộc đời đấu tranh cho cộng sản, nghĩ rằng cộng sản là công bằng ; nhưng trên thực tế, cộng sản là bất công, phẩm trật, quan liêu, phong kiến nhất. Chính vì vậy mà nhiều quân cán chính cộng sản đã rời bỏ hàng ngũ, hay nếu không, thì trong lòng cũng không còn tin gì nơi chế độ. Trường hợp ông Hoàng Minh Chính, Phạm quế Dương là trường hợp điển hình và nhiều người biết tới, nhưng còn cả bao nhiêu người khác nữa, nhất là giới trẻ, ngày hôm nay qua báo chí, mạng internet, thông tin, cộng sản không dễ dàng bưng bít như xưa,  nói dối sẽ bị giới trẻ lật tẩy dễ dàng ; và như tôi đã nói ở trên, dù hoàn cảnh thế nào, nhưng trong thầm kín, tâm tư mỗi con người, đều có lương tâm và lương tri. Lương tâm và luơng tri này đã làm cho phần lớn dân Việt, bằng cách này hay cách khác, công khai hay âm thầm, đều bất mãn chế độ.

Thêm vào đó chế độ càng ngày càng lún sâu vào vũng bùn hối lộ, tham nhũng. Hối lộ, tham nhũng như bệnh ung thư của một chế độ xế chiều, nếu chữa nó, thì phải cắt dần cắt mòn những bộ phận của cở thể, đến lúc kiệt sức rồi cũng chết. Nếu không chữa, nó ăn dần ăn mòn cơ thể, rồi cũng chết. Chúng ta cứ nhìn cảnh chợ chiều, chúng ta sẽ rõ : ai cũng vội vã bốc hốt, giành giựt, bán tháo, bán đổ để về nhà. Lịch sử chúng ta có thể nhìn dưới nhiều con mắt khác nhau ; nhưng chúng ta cũng có thể lấy quan niệm lịch sử lập lại, khi ta nhìn sụp đổ của những đế quốc hay triều đại. Triều đại nhà Tống bên Tàu ; dù có dùng Bao Công, một ông quan tòa xử án công minh đến đâu chăng nữa ; nhưng càng xử án, đưa cả phò mã, con rể vua ra xử, càng làm chế độ yếu dần đi, cho đến lúc sụp đổ. Ở Việt Nam, cuối thời nhà Trịnh, cuối thế kỷ thứ 18, bệnh kiêu binh, bệnh hối lộ đã là làm tiêu tan nhà Trịnh. Gần đây, nếu chúng ta quan sát sự sụp đổ của đế quốc cộng sản Liên Sô, thì ai cũng đồng lòng rằng tham nhũng hối lộ là một trong những nguyên nhân chính đưa đến chế độ sụp đổ. 

 

  - Thế tất thắng thứ 5 đó là cuộc đấu tranh cho dân chủ nhân quyền Việt Nam đang đi đúng chiều hướng tiến bộ của văn hóa văn minh nhân loại.

   Nếu chúng ta nhìn lịch sử một cách lâu dài, theo một số sử gia và nhà một số nhà kinh tế, nhân chủng học, thì lịch sử nhân loại chia ra làm 5 nền văn minh : Văn minh trẩy hái lúc đầu, con người hái cây quả, săn bắn xúc vật quanh hang hốc của mình để sống. Nhưng rồi từ từ cây trái, xúc vật cũng trở nên khan hiếm, con người phải đi xa để kiếm ăn, con người bước sang nền văn minh du mục. Văn minh du mục tiêu biểu là đế quốc Mông Cổ thời Thành cát Tư Hãn. 

Dù đi xa, cây trái và xúc vật cũng không còn nhiều một cách tự nhiên, con người phải nuôi xúc vật, trồng cây để sinh sống, con người bước sang văn minh định cư, nông nghiệp. Văn minh định cư nông nghiệp tiêu biểu và to lớn đó là văn minh ai Cập, Ấn Độ, phát xuất từ châu thổ những con sông lớn, vì đất phù sa phì nhiêu, sông có nước để tưới cây, cho xúc vật và người uống. Với nền văn minh này, con người đã có thể thỏa mãn những nhu cầu cần thiết. 

Một khi nhu cầu cần thiết được thỏa mãn, con người nghĩ đến nhu cầu xa xỉ, như khi nó có thể dệt vải để mặc, nhưng nó thích mặc lụa, thì nó trao đổi với người dệt lụa. Đó là văn minh thương mại.Con đường Tơ Lụa nối liền đông tây là một trong những di tích của thời đại này.

Trong thời kỳ văn minh thương mại, con người đã phát minh ra máy hơi nước, máy nổ, téléphone, rồi máy điện tóan.

 Với téléphone và máy điện tóan, con người không cần đi xa để trao đổi buôn bán, con người bước sang nền văn minh tri thức điện tóan, chính là văn minh ngày hôm nay.

Thật vậy, con người đã thóat khỏi 4 thời kỳ văn minh trước, để bước vào cuộc cách mạng kỹ nghệ thứ nhất bằng cách dùng máy hơi nước, để khai thác tài nguyên thiên nhiên, cách mạng phương thức sản xuất, từ đầu thế kỷ thứ 18 tới cuối thế kỷ thứ 19. Sang thế kỷ 20 và vào giữa thế kỷ này, con người dùng máy nổ để tăng cường sản xuất. Cuộc cách mạng thứ 3 là cuộc cách mạng hậu công nghiệp, bắt đầu từ giữa thế kỷ 20 cho tới ngày hôm nay, với phát minh máy điện tóan, thô sơ lúc ban đầu, được dùng trong quân sự, rồi được thu nhỏ, hoàn hảo hơn và được dùng trong kinh tế và ngay cả tư nhân, như chúng ta thấy ngày hôm nay. Ở thời kỳ văn minh tri thức - điện toán này, sản xuất kinh tế đã được chuyển từ sức mạnh bắp thịt lên trí não ; yếu tố quyết định trong sản xuất kinh tế không còn là nhân công đông hay hầm mỏ nằm trong lòng đất, mà chính là nằm trong đầu óc con người, với những phát minh sáng kiến. Chính vì vậy mà nền văn minh này đòi hỏi một mô hình tổ chức xã hội thích hợp, đó là tự do, dân chủ và kinh tế thị trường ; vì chỉ dưới chế độ dân chủ con người mới có thể trao đổi dễ dàng những ý kiến, tư tưởng, những công trình nghiên cứu, và từ đó mới dễ phát minh. Quốc gia nào có mô hình tổ chức nhân xã dân chủ nhất, tôn trọng tự do, nhân quyền nhất, giúp con người có nhiều phát minh nhất, quốc gia đó có sức mạnh sản xuất kinh tế tốt nhất.

 

-         Thế tất thắng thứ 6 đó là cuộc đâu tranh cho dân chủ nhân quyền Việt Nam đang được cộng đồng người Việt và cộng đồng thế giới yêm trợ càng ngày càng mạnh.

Cộng đồng người Việt ở hải ngoại, trong những thấp niên qua còn bị bận rộn về việc định cư, sinh sống, nay việc này đã tạm ổn, thêm vào đó, đã thành công trong việc dạy giỗ con em ăn học, nắm nhiều vai trò quan trọng trong những chính quyền địa phương. Và với cái nhìn tự do, dân chủ, đúng chiều hướng của văn minh nhân loại, phản lại độc tài, những con em này là những tiếng nói hữu hiệu cho cuộc đấu tranh dân chủ - nhân quyền Việt Nam đối với những chinh quyền quốc tế sở tại.

 

   Đó là những yếu tố thuận lợi khách quan. Còn yếu tố chủ quan tùy thuộc ở mỗi người Việt, mỗi tổ chức đấu tranh cho dân chủ - nhân quyền, ở quốc nội cũng như hải ngoại, có thể nắm bắt được thời cơ thuận tiện này hay không . 

Để nắm bắt thời cơ này, tất nhiên cần phải nhiều yếu tố ; nhưng hai trong những yếu tố căn bản, đó là sự thật và can đảm. Nói như Đức Giáo hoàng Jean Paul I I : «  Hãy can đảm ! Đừng sợ xệt !  Và hãy hy vọng ! « Can đảm đứng lên đấu tranh, nói lên tất cả những bất công, từ việc cướp nhà, cướp đất, cuộc sống cơ cực, bị bóc lột bởi tư bản đỏ trong nước, thông đồng với tư bản trắng quốc ngoại, trả nhân công rẻ mạt, đối xử tàn tệ với anh chị em công nhân Việt ; nói lên xiu cao thuế nặng, làm không đủ sống, không có tiền đi bác sĩ, nhà thương, hay cho con đi học ; trong khi đó thì đảng đoàn cán bộ tiêu tiền vứt qua cửa sổ. 

Can đảm đứng dậy, càng đông, càng tốt, nói lên sự thật, không những cho chính mình, mà cho nghững người chung quanh mình, cho con cháu thế hệ mai sau ! Chỉ như vậy thì công cuộc đấu tranh cho dân chu – nhân quyền mới sớm thành công, dân tộc, đất nước mới sớm thoát khỏi độc tài, khỏi cảnh nghèo đói, lầm than !

 

                                               Paris ngày 13/11/2006 


                                                      Chu chi Nam

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link