Thursday, April 17, 2014

Đòi báo Đảng bồi thường 1000 tỷ VND


Đòi báo Đảng bồi thường 1000 tỷ VND

Cập nhật: 13:22 GMT - thứ tư, 16 tháng 4, 2014
Ông Lê Thăng Long
Ông Lê Thăng Long tin có thể góp phần thay đổi Đảng Cộng sản
Người muốn thành tổng bí thư kiện báo Nhân Dân và đòi bồi thường 1.000 tỷ đồng vì bôi nhọ cũng như khiến ông không được vào Đảng.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Trong bài viết hồi đầu năm nay, Bấmbáo này gọi Phong trào Con đường Việt Nam mà ông Lê Thăng Long đồng khởi xướng là "trò hề" và chuyện ông ra khỏi phong trào này để xin vào Đảng Cộng sản hồi cuối năm 2013 là "đỉnh điểm của sự không bình thường."

Ông Long xác nhận với BBC ông đã hoàn chỉnh đơn kiện và sẽ gửi đi trong ngày hôm nay hoặc ngày mai để đòi bồi thường vì "bài bôi nhọ danh dự" mà báo Nhân Dân đăng.
Trong đơn kiện nhà hoạt động này cũng viết:
"Thông qua việc cụ thể là viết đơn kiện báo Nhân Dân Việt Nam, đảng cộng sản Việt Nam, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tôi muốn cảnh tỉnh toàn bộ hệ thống báo chí Việt Nam, công chức chính quyền Việt Nam, đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam và chính quyền Việt Nam buộc phải thực sự tôn trọng, phục vụ tận tụy đối với nhân dân Việt Nam.

"Tôi và nhân dân Việt Nam không muốn tại Việt Nam có quan chức mà chỉ muốn tại Việt Nam có công chức.
"Quan chức là chức vụ mang tính quan lại để cai trị nhân dân. Công chức là chức vụ công cộng để phục vụ nhân dân.
"Nhưng tôi nhận thấy thái độ của một bộ phận không nhỏ đảng viên đảng cộng sản Việt Nam và công chức chính quyền Việt Nam thể hiện tinh thần thái độ sống, làm việc như là quan chức chứ không phải là công chức."
"Ở Việt Nam từ nhiều năm qua đến nay tồn tại quá nhiều sự bất hợp lý, bất công. Tôi muốn cùng nhân dân Việt Nam xóa bỏ đi hoàn toàn những sự bất hợp lý, bất công."

'Thay đổi lý luận'

Giải thích cơ sở để ông đòi 1.000 tỷ đồng bồi thường, ông Long nói bài trên báo Nhân Dân ảnh hưởng tới cơ hội vào Đảng Cộng sản của ông và nếu được vào tổ chức này ông tin rằng có thể mang lại lợi ích hàng trăm ngàn tỷ đồng cho Việt Nam.

Số tiền ông đòi bồi thưởng chỉ là phần trăm nhỏ của lợi ích có thể có đó, ông Long nói.
Nhà hoạt động nói nói việc ông vào Đảng sẽ có thể mang lại "thay đổi tận gốc về vấn đề lý luận" của Đảng Cộng sản và qua đó dẫn tới cải thiện về hiệu quả kinh tế.

Khi bị chất vấn về khả năng gần như không tưởng của chuyện ông có thể trở thành tổng bí thư Đảng Cộng sản như ông đề nghị, nhà hoạt động nói:"Có những chuyện bất ngờ vẫn có thể xảy ra.

"Có những chuyện bất ngờ vẫn có thể xảy ra. Nhưng riêng chuyện mọi người phải suy nghĩ về việc đó và mọi người tìm giải pháp [cho] việc đó thì nó đã là một bước tiến."

Ông Lê Thăng Long nói về cơ hội thành tổng bí thư
"Nhưng riêng chuyện mọi người phải suy nghĩ về việc đó và mọi người tìm giải pháp [cho] việc đó thì nó đã là một bước tiến."

Trước câu hỏi tại sao ông xứng đáng hơn các nhà hoạt động dân chủ khác để ngồi vào ghế tổng bí thư và hơn các chuyên gia khác để trở thành cố vấn cho tổng bí thư, ông Long nói:
"Mỗi người có phương pháp của mình.
"Riêng chuyện tôi đề cập thẳng thắn về việc đó là chuyện dám làm.
"Đó là một lợi thế của tôi. Và tôi tự tin vào việc đó cũng là một lợi thế và tôi tạo sự tự tin không chỉ với tôi và các anh em dân chủ mà với toàn thể người dân Việt Nam.
"Nếu anh có đủ tài, đủ đức thì anh cứ việc thể hiện mình và sẵn sàng đón nhận những vị trí để thực hiện trọng trách cho dân tộc, cho đất nước."

Để chấm dứt lương quan chức 'tù mù'

Cập nhật: 13:18 GMT - thứ ba, 15 tháng 4, 2014
Ông Trần Tiến Đức nói thu nhập của quan chức thiếu minh bạch gây tác hại ngân sách, và làm giảm lòng tin của dân.
Hệ thống lương bổng và thu nhập ngoài luồng của quan chức ở Việt Nam rất 'tù mù', thiếu minh bạch, là điều có thể vừa gây thiệt hại cho việc thu thuế và công quỹ nhà nước, vừa làm cho người dân sút giảm lòng tin vào chế độ, theo nhà quan sát từ trong nước.

Trao đổi với BBC từ Hà Nội, ông Trần Tiến Đức, nhà tư vấn độc lập các dự án xã hội và phát triển trong lĩnh vực dân sự nói với BBC tình trạng thiếu công khai, minh bạch trong thông tin về thu nhập và lương bổng của các công chức nhà nước, đặc biệt là quan chức lãnh đạo đã phổ biến trong nhiều năm và cần được thay đổi.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Cựu Vụ trưởng một Ủy ban về phát triển dân số của nhà nước trước đây nói:"Tôi nghĩ rằng cái quan trọng nhất là tính minh bạch trong các thông tin, trong mọi quyết định của nhà nước, thí dụ như mức lương của ông Tổng thanh tra (chính phủ), những nguồn tin trước đây trên báo chí chính thống nêu là trong một số lần tôi được nghe là lương của ông Thủ tướng là 15 triệu đồng một tháng,"Lần đầu tiên tôi được nghe thấy lương của ông Tổng thanh tra là 18 triệu đồng một tháng, thì cái đó... là mức lương của các quan chức như thế nào thì hiện nay cũng rất là tù mù, tức là người ta không có công bố mức lương thế nào."

Theo ông Đức, người từng làm việc ở Ban Khoa giáo Đài Truyền hình VTV, Việt Nam có quy định yêu cầu các quan chức kê khai, khai báo tài sản và các nguồn thu nhập, nhưng thông tin cụ thể sau kê khai lại ở trong tình trạng 'bưng bít', thiếu minh bạch.
Ông nói: "Nhà nước Việt Nam cũng có một yêu cầu kiểm kê tài sản, khai tài sản, nhưng tất cả những chuyện đó không ai được biết, kế cả Quốc hội, các nghị sỹ cũng không biết, mà những người dân thường càng không biết.

'Không thể đòi hỏi'
Đại diện Thanh tra Chính phủ VN cho biết lương bổng của Tổng Thanh tra cao hơn lương các khoản của Thủ tướng
Theo nhà tư vấn độc lập, tình trạng này đang gây ra những tác hại về mặt kinh tế lẫn xã hội.

Trước hết về mặt thất thu ngân sách từ nguồn thu thuế, ông nói:"Những ông đấy là không công khai, thì chắc chắn là ông không nộp vào thuế nhà nước, thu nhập lớn để người ta có thể mua sắm nhà cửa, đất đai, thì chắc chắn là số tiền là rất lớn và chắc chắn khoản thất thoát của ngân sách nhà nước là rất lớn."

"Nhưng cái thứ hai nữa là vì chuyện không công khai minh bạch tất cả những thu nhập, cho nên người ta có thể sử dụng những tiền đó vào những việc không chính đáng, và như vậy nó sẽ tạo nên một sự bất công trong xã hội."
Theo ông Trần Tiến Đức, tình trạng nhiều quan chức vừa thiếu minh bạch về thu nhập, tài sản, vừa 'nói một đằng, làm một nẻo' sẽ gây ra những tác hại về xã hội.

Ông nói: "Rõ ràng người ta thấy rằng một xã hội mà sự nói dối nó trở thành một chuẩn mực, thì chúng ta cũng không thể đòi hỏi được người dân và nhất là giới trẻ ứng xử theo một tiêu chuẩn đạo đức bình thường của một xã hội văn minh."

'Chữa bệnh hệ thống'

"Tôi cũng đi một số nước và không có nước nào mà tôi coi là lý tưởng, nhưng tôi quan sát thấy rằng ở nước nào mà có dân chủ nhiều, người dân được quyền nói nhiều, người dân được quyền tham gia, trong việc điều hành nhà nước cũng như trong việc giám sát các hoạt động của nhà nước, thì ở đấy đạo đức xã hội tốt hơn"

Đề giải quyết thực trạng hệ thống 'hai lương' và kém minh bạch này ở các quan chức, nhà tư vấn độc lập cho rằng cần nhận thức đây là một trong các biểu hiện của một vấn đề nghiêm trọng hơn lâu nay mà ông gọi là "bệnh hệ thống", và cần phải có giải pháp dân chủ hóa xã hội, để từ đó cộng đồng có thể thực hiện giám sát quyền lực hiệu quả hơn.

Ông Đức nói: "Tôi nghĩ rằng có lẽ phải dân chủ hóa, phải thực hiện được tất cả những gì mà xã hội văn minh người ta vẫn làm, một xã hội văn minh dân chủ, khi mà người dân có quyền được lựa chọn một cách tự do những người đại diện cho họ,"Để những người đó điều hành đất nước và người dân được quyền thực hiện sự giám sát của mình, được tiếp nhận đầy đủ thông tin thì chắc những sự tham nhũng hoặc đạo đức xã hội sẽ được cải thiện,"Tôi cũng đi một số nước và không có nước nào mà tôi coi là lý tưởng, nhưng tôi quan sát thấy rằng ở nước nào mà có dân chủ nhiều, người dân được quyền nói nhiều, người dân được quyền tham gia, trong việc điều hành nhà nước cũng như trong việc giám sát các hoạt động của nhà nước, thì ở đấy đạo đức xã hội tốt hơn."

Mới đây, một cuộc họp báo của Thanh tra Chính phủ Việt Nam cho biết thông tin về lương bổng chính thức của một số quan chức chính phủ, trong đó lương của Tổng thanh Chính phủ ở mức 18 triệu đồng/tháng, lương của Phó Tổng thanh tra khoảng 15 đồng/tháng.

Trong khi đó, theo Văn phòng Chính phủ Việt Nam, lương tháng của Thủ tướng Chính phủ sau khi nộp thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội, tất cả các khoản có tổng số chừng 17 triệu đồng.

Tuần trước, một chuyên gia luật của Việt Nam từng nắm cương vị Vụ trưởng trong một Ban của Văn phòng Chính phủ, PGS. TS Hoàng Ngọc Giao cũng chia sẻ quan điểm như ông Đức nói khi cho rằng Việt Nam cần minh bạch hóa thông tin về tài sản, thu nhập quan chức và đề nghị chính quyền lập một Ủy ban giám sát tài sản do Quốc hội cử ra để theo dõi vấn đề này.


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link