Tuesday, September 16, 2014

Ba đời ám ảnh cải cách ruộng đất


Ba đời ám ảnh cải cách ruộng đất

 CU LÀNG CÁT


Ngày xưa


Gia đình tôi, bị quy địa chủ trong những năm tháng cải cách ruộng đất. Đó là điều vô lý, thật là vô lý. Đến bây giờ  bố tôi và tôi vẫn không hiểu vì sao một gia đình nghèo đói như thế này, bỏ tất cả theo kháng chiến, không một mảnh đất cắm dùi thời kỳ đó mà vẫn bị quy là địa chủ.




Bố của bà nội tôi được triều đình nhà Nguyễn phong cho một cái chức nhỏ thôi và được cấp ở quê một mảnh ruộng. Ông ở Đồng Hới có biết chi chuyện ruộng đất nên cho người em làm. Về sau cuối đời ông bất mãn sa vào cờ bạc, khuynh gia bại sản, nhà cửa, đất đai bán hết kể cả đám ruộng của vua ban ở ngoài quê. Bà tôi có biết gì đâu, lấy chồng rồi theo chồng lên chiến khu chợ Gát làm Cách mạng.


Đội cải cách về làng, đêm đấu tố ở làng có người bảo làm thuê trên đất ruộng của ông cố tôi. Ông cố tôi lúc đó mất rồi và còn lại là bà tôi. Bà tôi bị quy là địa chủ (bố chết thì con phải chịu thay). Đội cải cách tìm mọi cách lùng sục, chỉ chờ  tôi về là bắt ngay. Lúc đó, Ba Đồn đã được giải phóng, bà tôi phải ở lại Ba Đồn không dám về quê cho dù chỉ cách một khúc sông Gianh. Bố tôi, hằn sâu nổi đau của đợt cải cách mà đến bây giờ anh em tôi có tý tiền muốn mua đất cát, ông đều gạt đi, mua làm gì, đất đai nhiều mà chi, cuối đoời quy là địa chủ thì khổ lắm.


Bố tôi kể, đợt cải cách ruộng đất oan sai nhiều lắm. Người oan toàn người giỏi, người tài và rất nhiều Đảng viên bị giết. Ở Ba Đồn ai ai cùng nhớ và đau câu chuyện ông Nghị Các. Ông là đảng viên, được tổ chc giới thiệu vào hoạt động ở Nghị viện dân biểu Trung Kỳ nhưng khi cải cách ruộng đất ông vẫn bị quy là địa chủ và chặt đầu. Đêm hôm trước khi hành hình, ông Nghị Các đã lấy ống nứa cứa vào mách máu tay tự vẫn. Nghe kể lại, ông bảo ông sẽ tự chết  chứ sáng mai để đồng đội của mình hành hình mình thì đau đớn quá ?.


Vẫn là câu chuyện mà bố tôi kể có một đảng viên (ông đã quên tên) theo cách mạng, hòa bình lập lại ông này làm đến chức chủ tịch mặt trận Liên Việt xã Quảng Thạch (bao gồm cả vùng chiến khu Trung Thuần), nhưng vẫn bị quy là địa chủ và bị hành hình trong đợt cải cách ruộng đất. Con ông sau này trúng tuyển nghĩa vụ quân sự  đã khóc: “Bố tôi, theo cách mạng hòa bình lập lại bị giết, giờ tôi cầm súng ra chiến trường chiến thắng trở  về có bị giết không”. Ai cũng thương con ông, họ không dám nói ra và con ông cũng không được “vinh dự” ra chiến trường.


Tôi đã nhiều lần ngồi nhậu với nhà thơ Ngô Minh, ông cũng mang trong mình nổi đau của oan sai cải cách ruộng đất. Khi rượu vào mềm môi, tôi hỏi: “Chuyện gia đình chú bị quy sai địa chủ chú có đau không?”. Ông cười nhưng thừong thut́ thịt trên mặt giật liên tục, như đang cố nuốt một nổi đau mà chỉ cótrong cuộc mới hiểu nổi: “Mày xem cái làng Ngư Thủy nghèo nhất nưoớc này thì làm chó gì có địa chủ. Thôi không nhắc nữa, chuyện củ!”. Nhà thơ họ Ngô đã xung phong đi bộ đội và được kết nạp Đảng tại chiến trường. Đến bây giờ  ông không hổ thẹn mình là con địa chủ, không hổ thẹn mình là một đảng viên.


Chuyện củ, thôi đuừng nhắc  nữa. Câu nói của nhà thơ Ngô Minh mà sao tôi cứ thấy nghẹn nghẹn trong cổ họng


Người Ba Đồn


Tiêu biểu là “đảng viên ưu tú” Trường Chinh đấu tố cha mẹ đến chết. Nhờ vậy y cũng được bia miệng ngàn năm khắc ghi câu đối tưởng niệm như thầy mình: “Đu t ph mu, tôn th Mác Lê, nhc y đi chê thng h Đng! Hãm hi sĩ nông, đo điên văn hóa, ti kia sách chép đa tên Khu!”. (Đng Khu chính là Đng Xuân Khu, tên tht ca thng tc t Trường Chinh). Tiếp đó, theo Đèn Cù, là Chu Văn Biên, bí thư đoàn y ci cách rung đt Ngh Tĩnh. Bc ghế ngi trên thm cao, y ch tay vào mt m đ chp tay đng dưới sân, gn ging: “Tao vi mi không m không con mà ch là k thù giai cp ca nhau. Tao có phn s tiêu dit mi mà mi thì s nht đnh chng li”. Bà m cn lưỡi không chết, ít lâu sau nhy giếng t t. Nh thành tích giết m đó, Chu Văn Biên được đng trao chc Th trưởng B nông nghip!




TOI AC DIET CHUNG: CAI CACH RUONG DAT-

Cuộc Cải Cách Ruộng Đất (2): Phương Pháp Tiến Hành


Trần Gia Phụng 
- Từ 1949 đến 1956, Việt Minh (VM) cộng sản mở năm đợt cải cách ruộng đất (CCRĐ). Sau mỗi đợt, VM tổ chức hội nghị rút ưu khuyết điểm, để rồi tiến hành tiếp đợt khác. Trong hai đợt đầu(1949 và 1950), VM thực hiện cải CCRĐ nhẹ nhàng để phục vụ nhu cầu lương thực, nuôi quân trong hoàn cảnh chiến tranh.

Năm 1949, Mao Trạch Đông và đảng Cộng Sản chiếm được lục địa Trung Hoa, thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH). Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thừa nhận chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Hồ Chí Minh ngày 18-1-1950. Tiếp theo, Liên Xô thừa nhận ngày 30-1-1950. Tháng 2-1950, Hồ Chí Minh qua Bắc Kinh (Beijing) và Mạc Tư Khoa (Moscow) xin viện trợ. Khi gặp Hồ Chí Minh, Stalin ra lệnh cho Hồ Chí Minh phải thực hiện ngay hai việc: thứ nhất tái công khai đảng cộng sản và thứ hai đẩy mạnh CCRĐ theo đường lối cộng sản. Stalin chỉ đạo cho Hồ Chí Minh phải cử người sang CHNDTH học tập phương pháp CCRĐ triệt để, vì lúc đó mối liên lạc Xô-Trung còn bình thường và vì Việt Nam nằm sát biên giới CHNDTH.

Sau khi về nước, Hồ Chí Minh liền triệu tập Đại hội lần 2 đảng Cộng Sản Đông Dương tại chiến khu rừng núi Tuyên Quang, tái công khai đảng cộng sản dưới danh xưng mới là đảng Lao Động (LĐ) ngày 19-2-1951, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Trường Chinh làm tổng bí thư. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng trong Đại hội nầy, Hồ Chí Minh đã phát biểu: “Về lý luận, đảng Lao Động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin…lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam…Tôi không có tư tưởng ngoài chủ nghĩa Mác-Lênin.”(Nguyễn Văn Trấn, Viết cho mẹ và quốc hội, Nxb. Văn Nghệ, California, 1995, tr. 150,152.) Chẳng những thế, cũng trong Đại hội nầy, Hồ Chí Minh còn nhiều lần tuyên bố: “Ai có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể sai được.”(Nguyễn Minh Cần, Đảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế, 2001, tr. 63.)

Để tiến hành CCRĐ, sau Đại hội 2, VM cử người sang CHNDTH tham dự khóa học tập về chủ nghĩa Mác-Lê-nin tổ chức tại Bắc Kinh cho các đảng Cộng Sản các nước Á Châu như Indonesia, Mã Lai, Thái Lan, Pakistan, Phi Luật Tân, Nhật Bản, chính là để học phương thức CCRĐ theo đường lối CHNDTH. Phái đoàn nầy trở về liền được đảng LĐ gởi tổ chức thí điểm CCRĐ, bắt đầuphát động "giảm tô, giảm tức"(1) ở vài tỉnh Việt Bắc và ở Thanh Hóa.

Nguyễn Văn Trấn, một đảng viên cộng sản cao cấp miền Nam tập kết ra Bắc, đã có mặt trong phái đoàn Việt Nam sang Bắc Kinh học tập CCRĐ. Về nước, ông Trấn tham gia công tác tại thí điểm Thanh Hóa, và nhận xét rằng cuộc phát động CCRĐ tại Thanh Hóa xem ra không thành công.(Nguyễn Văn Trấn, sđd. tr. 164.) Sau lần thử nghiệm ở các thí điểm trên, VM rút kinh nghiệm và chuẩn bị kỹ lưỡng bài bản thực hiện cuộc CCRĐ một cách chu đáo triệt để.

Trong khi đó, từ năm 1949, ban lãnh đạo VM đã đưa ra phong trào "Rèn cán chỉnh quân" trong quân đội, và "Rèn cán chỉnh cơ" về phía dân sự. “Rèn cán chỉnh quân” là rèn luyện cán bộ, chỉnh đốn quân đội. “Rèn cán chỉnh cơ” là rèn luyện cán bộ, chỉnh đốn cơ quan. Phong trào nầy không đạt được những mục tiêu do VM đề ra. Việt Minh liền theo đường lối cứng rắn quyết liệt của CHNDTH, tổ chức phong trào "Chỉnh huấn" năm 1950.

CHỈNH HUẤN:

Theo nghĩa tầm nguyên, “chỉnh” là sửa đổi, sắp xếp; “huấn” là dạy dỗ. Chỉnh huấn có nghĩa là dạy dỗ, huấn luyện và sửa đổi (con người) cho đúng hơn, tốt hơn theo đường lối cộng sản. Phong trào "chỉnh huấn" của VMCS nhắm mục đích thanh lọc đảng viên, củng cố tư tưởng chuyên chính vô sản, và hỗ trợ cho cuộc CCRĐ. Lúc đó VM nhận định: "Phần lớn [cán bộ, đảng viên lúc đó] là tiểu tư sản trí thức, công chức cũ, có người xuất thân giai cấp bóc lột, và không loại trừ người "hai mặt chui vào đảng".

Nói chung, anh em ta, trót đã thụ hưởng giáo dục của đế quốc tư bản thì sự tham gia cách mạng không khỏi có phức tạp. Huống chi nay lại còn có Cải cách ruộng đất để bồi dưỡng cho nông dân để đảm bảo cho cuộc kháng chiến thắng lợi, thì biết đâu tư tưởng của họ không biến đổi phức tạp hơn nữa. Vậy nên Trung ương cho mở cuộc vận động chỉnh huấn nầy để tiếp tục giáo dục, để cải tạo họ một cách triệt để, cho họ phân rõ địch ta trong tư tưởng, cho họ…cho họ nào là tự mình cắt đứt mối liên hệ với thành phần xuất thân, dứt khoát từ bỏ các thứ tư tưởng cầu an hưởng lạc, tự tư tự lợi…" (Nguyễn Văn Trấn, sđd. tt. 171-172.)

Nói theo ngôn ngữ của cộng sản,chỉnh huấn là tự phê, tự kiểm. Như vậy chỉnh huấn có nghĩa là tự suy nghĩ và nhận xét về những tư tưởng, hành động cũ của mình trong đời sống đã qua, mà không thích hợp với đường lối cộng sản. Những tư tưởng và hành động nầy bị xem là sai lầm, tội lỗi, được từng cá nhân tự giác ngộ, tự khai trình, và tự đề ra những biện pháp sửa chữa. Nói cách khác, chỉnh huấn là đoạn tuyệt với quá khứ và tự nguyện sống theo nguyên tắc cộng sản, hay cũng theo ngôn ngữ cộng sản, là lột xác để trở thành con người cộng sản. Những văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Thế Lữ, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Xuân Khoát… đã tự phỉ báng mình, và nguyện theo cộng sản suốt đời. Sau đây là tâm tư của Xuân Diệu đáp lại lá thư của ông Hồ trong cuộc học tập chỉnh huấn:

"Chúng con thề nguyện một lời,

Quyết tâm thành khẩn… lột người từ đây…"

(Hoàng Văn Chí, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, Sài Gòn 1959, tr. 22.)

Phong trào chỉnh huấn đã gây nhiều điêu đứng cho giới trí thức, văn nghệ sĩ. Một trong những điêu đứng rất mỉa mai, như lời ông Nguyễn Văn Trấn viết, đó là: "Họ nói khổ sở không phải là nói ra lỗi lầm, mà khổ sở là phải bịa ra lỗi lầm để bản kiểm thảo được coi là thành khẩn." (Nguyễn Văn Trấn, sđd. tr. 173.)

THÀNH PHẦN NÔNG THÔN:

Đối với các thành phần nông nghiệp, VM ra sắc lệnh vào tháng 3-1953 ấn định các thành phần xã hội ở nông thôn như sau: (Bernard Fall, sđd. tr. 283.)

Địa chủ: là những người có nhiều ruộng đất mà không trực tiếp canh tác. Địa chủ được chia thành ba hạng: địa chủ thường (có khoảng dưới 5 mẫu ta, đủ ăn, không phạm tội ác ôn dưới thời Pháp thuộc), địa chủ cường hào ác bá(những người hiếp đáp, ngược đãi bần nông và bần cố nông), địa chủ phản động (quan lại phong kiến, Việt Quốc, Đại Việt, hay thân Pháp).

Phú nông: có khoảng 3 mẫu ta đất, có một con trâu, tự đứng ra canh tác và thuê nông dân trong việc canh tác.


Trung nông: có dưới 3 mẫu ta, trực canh, đủ sống. Trung nông chia thành 2 loại: trung nông cấp cao (có dưới 3 mẫu ta, có một con trâu hay bò), và trung nông cấp thấp (có dưới 1 mẫu ta ruộng).

Bần nông: có ít sào đất, không đủ sống, phải đi làm thuê cho địa chủ hay thuê đất của địa chủ rồi trả địa tô.

Bần cố nông: hoàn toàn không có đất, không có gia súc, không có nông cụ, làm thuê đủ thứ nghề để sống. (Lâm Thanh Liêm, bđd. sđd. tt. 187-188.)

Đường lối đấu tranh cải cách là: dựa vào bần cố nông, lôi kéo (tranh thủ) trung nông, cô lập phú nông, và tập trung mũi nhọn vào địa chủ.

VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG:

Để lôi cuốn nông dân hưởng ứng cuộc CCRĐ, ban cải cách phải theo đúng ba giai đoạn đề ra do sắc lệnh ngày 12-4-1953 như sau:

Thứ nhất: khích động tâm lý quần chúng chống lại các địa chủ bằng cách đưa cán bộ về thực hiện "tam cùng" hay "tam đồng" với bần nông, để "thăm nghèo hỏi khổ" và sau đó "bắt rễ, xâu chuổi".

Theo VM, cán bộ cần phải tam cùng tức "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với dân chúng, để "thăm nghèo hỏi khổ", mới khám phá được rõ ràng những gia đình nghèo khổ, bần cố nông. Cũng theo VM, bần nông nghèo khổ nợ nần và sợ sệt các địa chủ, không dám nói lên sự thật, nên cán bộ phải "tam cùng" để họ thổ lộ tâm can, mới có thể "bắt rễ xâu chuổi", tạo ra liên minh đấu tranh cải cách. "Bắt rễ" có nghĩa là tìm ra những bần cố nông có tinh thần đấu tranh, thường thường là những tên đầu trộm đuôi cướp hung hãn. Sau khi tìm ra "rễ", thì khuyến khích "rễ" tìm thêm đồng bọn, gọi là "xâu chuổi". Một khi đã "bắt rễ xâu chuổi", cán bộ sẽ cho bần nông biết là họ được nhà cầm quyền VM hỗ trợ để chống lại địa chủ.

Thứ hai: Sau khi len lỏi "bắt rễ xâu chuổi", và nhờ thông tin của rễ chuổi nầy, nắm vững tình hình các gia đình trong địa bàn hoạt động, cán bộ bắt đầu đánh giá và xác định lại các thành phần xã hội đã được Uỷ ban hành chánh địa phương sắp xếp theo sắc lệnh tháng 3-1953 nêu trên. Từ đó, đội công tác mới quyết định các đối tượng sẽ bị đấu tố. Đây là cơ hội giải quyết những ân oán đã có từ trước ở trong làng, ví dụ rút địa chủ xuống hàng phú nông cho nhẹ tội, hay ngược lại đưa phú nông lên hàng địa chủ cho nặng tội.

Thứ ba: Thiết lập tòa án nhân dân để xét xử những kẻ có tội với nhân dân. Để việc xét xử đạt kết quả đúng yêu cầu của đảng LĐ, các bần nông được tổ chức chặt chẽ và sửa soạn kỹ càng để họ chủ động đấu tố.

Trong năm 1953, mọi việc đã chuẩn bị đầy đủ để tiến hành CCRĐ, nhưng vào đầu năm 1954, chiến tranh đến hồi khốc liệt và sắp kết thúc, chính phủ VM bận giải quyết chiến trường, vận động ngoại giao, rồi ký kết Hiệp định Genève nên cuộc CCRĐ tạm đình hoãn vì sợ tiếng vang lan truyền khắp nơi, khiến dân chúng lo sợ bỏ di cư vào Nam.Việt Minh chỉ đình hoãn chứ không bãi bỏ.

Sau Hiệp định Genève ngày 20-7-1954, đảng LĐ cai trị phía bắc vĩ tuyến 17 (bắc sông Bến Hải, Quảng Trị). Ổn định xong tình hình, đảng LĐ mở lại cuộc CCRĐ giai đoạn 5. Lần nầy việc tổ chức có quy củ rõ ràng, do Uỷ ban CCRĐ đứng đầu.

UỶ BAN CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT:

gồm hai cấp trung ương và địa phương.

Cấp trung ương: do tổng bí thư đảng LĐ là Trường Chinh Đặng Xuân Khu làm chủ tịch, có ba người phụ tá làHoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương (đều là uỷ viên Bộ chính Trị) và Hồ Viết Thắng (uỷ viên Trung ương đảng). Hồ Viết Thắng giữ chức giám đốc, trực tiếp điều hành cuộc cải cách theo mệnh lệnh của Trường Chinh. Hồ Viết Thắng đã từng đi học CHNDTH, được Trường Chinh giao nhiệm vụ mở "Trung tâm đào tạo cán bộ cải cách ruộng đất" tại chiến khu Cao Bắc Lạng.

Cấp tỉnh: Hồ Viết Thắng bổ nhiệm những người đã được đào tạo về các tỉnh tổ chức các đoàn CCRĐ. Trung bình mỗi tỉnh có 10 đoàn, mỗi đoàn có khoảng 100 cán bộ do một đoàn trưởng đứng đầu, quyền hạn tương đương với một bí thư đảng cấp tỉnh, nhận lệnh trực tiếp từ Ban cải cách trung ương, không qua trung gian hệ thống đảng hay chính quyền địa phương. Mỗi đoàn gồm nhiều đội, mỗi đội có khoảng 6 hay 7 cán bộ. Đội trưởng được chọn trong số bần nông hay bần cố nông, nhất là những người đã từng có kinh nghiệm tham gia các CCRĐ trước đây. Các đội có quyền hạn tuyệt đối, nhận lệnh thẳng từ Uỷ ban CCRĐ, đúng như câu tục ngữ lúc đó "nhất đội nhì trời", được quân đội bảo vệ để thi hành công tác, và được nhà cầm quyền địa phương cung cấp đầy đủ tài liệu theo chính sách của đảng và nhà nước. (Lâm Thanh Liêm, sđd., bđd. tt. 184-185.)

Nguyên tắc hành động căn bản của các Uỷ ban CCRĐ là câu khẩu hiệu: "Thà chết mười người oan còn hơn để sót một địch."(2) Chính câu khẩu hiệu nầy đã đưa đến việc giết hại tràn lan biết bao nhiêu lương dân vô tội.

Đoàn và đội công tác phóng tay phát động quần chúng đấu tranh CCRĐ hoạt động giống như thần chết: Bí mật đến một địa phương nào đó, bí mật hành động... và gieo rắc tai ương khủng khiếp cho địa phương. Không những chỉ địa chủ, phú nông sợ hãi mà toàn thể dân chúng và cả các cấp chính quyền cũng như quân đội địa phương đều sợ hãi, vì bất cứ ai cũng có thể bị dính tên vào sổ đấu tố mà không ai có thể đoán lường trước hậu quả.

TÒA ÁN NHÂN DÂN:

Sắc lệnh năm 1953 cũng như sắc lệnh năm 1955 đều thiết lập tòa án nhân dân để xét xử những tội phạm trong CCRĐ. Tòa án nầy được tổ chức ở những vùng có cải cách, chánh án là một đội viên trong đội cải cách, biện lý (công tố) là một nông dân hay bần nông đã từng làm việc (gia nhân, tá điền…) trong nhà của bị cáo, biết rõ lý lịch khổ chủ. Các quan tòa nầy chỉ là những kẻ dốt nát, lâu nay thấp kém, bỗng chốc được cất nhắc lên địa vị quan trọng, nên hạch sách trả thù, moi ra hay bịa đặt mọi thứ gọi là thói hư tật xấu của khổ chủ, đặc biệt là tội dâm ô, để đấu tố. Đặc biệt trong tòa án nhân dân không có người đóng vai trò luật sư biện hộ, và cũng chẳng ai dám biện hộ cho bị cáo cả. Quân đội bảo vệ tòa án và những người tham dự đều là những người do cộng sản sắp đặt trước, hò hét khuyến khích người đóng vai "công tố", bằng cách chửi rủa hoặc tố cáo thêm những “tội ác” của nạn nhân để làm bằng chứng.

Cuộc đấu tố bắt đầu bằng đấu lý, rồi đấu lực, đến đấu pháp; có khi còn cả đấu ảnh nữa. Đấu lý là đưa ra những bằng chứng hoặc có thực, hoặc bịa đặt để tố cáo nạn nhân. Đấu lực là dùng sức mạnh để trấn áp (cộng sản mạo xưng là sức mạnh quần chúng), với cực hình tra khảo, đánh đập nạn nhân và bắt buộc nạn nhân phải nhận tất cả tội lỗi đã được đưa ra, dầu nạn nhân không phạm phải. Cuối cùng là đấu pháp tức đưa nạn nhân ra trước "pháp luật", tức tòa án nhân dân. Việc xét xử không dựa trên luật pháp của nhà nước, mà dựa trên những ý kiến và đòi hỏi đưa ra tại chỗ của "quần chúng", tức là những người tổ chức và hiện diện tại "phiên tòa", nghĩa là chẳng có luật pháp gì cả, mà chỉ theo quyết định của đội cải cách.

Những người chứng kiến các cảnh đấu tố hiện còn sống kể lại nhiều cảnh tra tấn nạn nhân mà trong hoàn cảnh bình thường ngày nay không ai có thể tưởng tượng nổi: từ bỏ đói, bỏ khát, sỉ nhục, mắng chửi, hành hạ, thậm chí đào một cái hố bắt nạn nhân nằm xuống, rồi tiểu đại tiện lên người nạn nhân, giựt tóc, đánh đập, đến dìm nước (rồi kéo lên cho tỉnh lại), dùng tre nhọn đâm xuyên thủng tay chân, thân thể...

Sau khi nạn nhân chịu khuất phục, đội cải cách cho tập dượt trước việc xét xử. Họ bắt buộc "chánh án, biện lý" và nạn nhân học thuộc tất cả những lời đối đáp qua lại, cho đến khi cả ba thành phần nầy (chánh án, biện lý và nạn nhân) nhuần nhuyễn, thuộc lòng mọi việc, mới chính thức mở phiên tòa xét xử công khai trước quần chúng.

Phiên tòa được tổ chức tại một địa điểm công cộng trong làng. Mọi người trong làng đều phải tham dự, kể cả gia đình nạn nhân. Nạn nhân bị trói thúc ké, tay quặt ra đàng sau lưng, quỳ trước mặt bàn quan tòa, đầu cúi xuống. Sau khi tòa lấy khẩu cung xong, dân chúng và nhân chứng đứng ra tố cáo "tội ác" của nạn nhân. Họ xỉ vả chửi rủa, nhổ nước bọt, hành hạ đánh đập nạn nhân. Đôi khi ngay những người trong gia đình nạn nhân, cũng bị bắt buộc phải phụ họa với tòa án, tố cáo nạn nhân.

Cuối cùng viên "biện lý" dựa vào “bằng chứng” nhân dân vừa tố cáo, đứng ra buộc tội nạn nhân và đề nghị một bản án thích đáng. Thật ra, bản án nầy đã được đội CCRĐ quyết định trước rồi. Để có vẻ dân chủ, viên chánh án còn đưa bản án ra “hỏi ý kiến” nhân dân. Những nhân viên ban cải cách, các chức quyền làng xã, các quân sĩ bảo vệ phiên tòa có mặt tại hiện trường, liền tỏ ý hưởng ứng bằngcách vỗ tay, la hét, đưa vũ khí lên để ủng hộ. Dân chúng chẳng đặng đừng phải làm theo.

Bản án của tòa án nhân dân có tính cách chung thẩm. Nạn nhân không được kháng án, không được khiếu tố khiếu nại với ai cả. Nạn nhân không có cách gì để tự biện hộ, và chỉ cúi đầu chấp nhận kết quả bản án. Vì đã được thao dượt trước, nhiều nạn nhân biết trước kết quả bản án, nên có người đã tự tử trước khi tòa án thực sự tiến hành, để tránh kéo dài sự nhục nhã và đau đớn. Nhiều nạn nhân tự tử hoặckhông chịu nổi những đòn tra tấn mà chết, nhưng gia đình không được đem đi chôn, để phơi nắng, phơi mưa giữa các cánh đồng. Gia đình nạn nhân đau lòng quá, hoặc phải hối lộ đội cải cách để được đem xác thân nhân đi chôn, hoặc ban đêm kiếm cách đánh cắp đem chôn một cách bí mật.

Nạn nhân tuy đã tự tử (chết) vẫn tiếp tục bị đấu tố, gọi là "đấu ảnh". “Đấu ảnh” là đặt tấm ảnh của nạn nhân trên một bục đất, nếu không có ảnh thì đặt một di vật của nạn nhân như mũ, áo..., nơi chỗ nạn nhân bị trói, và người ta đứng ra tố cáo, xỉ vả nạn nhân như là người nầy vẫn còn sống.

Câu chuyện do ông Lê Nhân, một cựu cán bộ đảng viên, kể lại trong lá thư ông gởi cho ông Phan Văn Khải, thủ tướng nhà cầm quyền Hà Nội, viết từ Hà Nội ngày 5-12-2005, có thể xem là một trường hợp đấu ảnh điển hình.

“ Bạn của Lê Nhân là anh Phan Thiệu Cơ, cháu đích tôn của cụ Phan Bội Châu kể rằng ông nội của anh là cụ Phan bị quy lên thành phần địa chủ, quan lại phong kiến nên nhà cửa của Phan Bội Châu ở Nam Đàn Nghệ An và sách vở di cảo của cụ bị đảng cộng sản phần thì tịch thu, phần thì đốt sạch. Cụ Phan một anh hùng dân tộc vĩ đại nhất thế kỷ XX chết rồi vẫn bị đội cải cách ruộng đất sai làm hình nộm giống y người thật đem ra giữa chợ đấu tố, lấy cứt trát vào mặt hình nộm cụ Phan.” (trích Đàn Chim Việt ngày 5-12-2005, người trích in đậm.)

Phan Bội Châu (1867-1940) là một nhân vật lịch sử vĩ đại tầm cỡ quốc gia và quốc tế, gốc người Nghệ An. Cụ là niềm hãnh diện của tòan thể dân chúng tỉnh Nghệ An, trong đó có cả những đảng viên cao cấp trong đảng LĐ. Phan Bội Châu lại cùng quê với Hồ Chí Minh. Khi Hồ Chí Minh qua Trung Hoa họat động năm 1924, Phan Bội Châu cũng họat động tại đây. Bề ngòai Hồ Chí Minh kính cẩn gọi cụ Phan bằng bác, để rồi sau đó chính Hồ Chí Minh (lúc đó có tên là Lý Thụy) đã hợp tác cùng Lâm Đức Thụ bán tin cho Pháp bắt Phan Bội Châu ngày 1-7-1925 khi cụ Phan vừa từ Hàng Châu đến Thượng Hải (Trung Hoa).(3) Pháp bí mật đưa cụ Phan về Hà Nội để đưa ra tòa án, rồi quyết định an trí cụ Phan ở Huế cho đến khi cụ từ trần ngày 29-10-1940.

Phan Bội Châu từ trần trước cuộc CCRĐ 15 năm, mà vẫn bị đem ra đấu tố. Việc đấu tố một nhân vật tầm cỡ như Phan Bội Châu, một người được dân chúng Nghệ An kính mến và trân trọng, không thể là một hành động tự phát tại chỗ của đội CCRĐ địa phương, mà phải có mật lệnh từ cấp trên, mà cấp trên nầy phải là một người lãnh đạo cao cấp. Người lãnh đạo cao cấp nầy không thể ai khác hơn là Hồ Chí Minh, nên đội CCRĐ Nghệ An mới dám chà đạp lên Phan Bội Châu, thần tượng của quê hương Nghệ An. Như thế, chính Hồ Chí Minh đã hai lần ném đá giấu tay triệt hạ nhà yêu nước vĩ đại Phan Bội Châu.

Trở lại với chuyện CCRĐ. Sau đây là hoạt cảnh đấu tố qua một bài “thơ” của Xuân Diệu. Trước năm 1945, Xuân Diệu là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng. Sau năm 1945 Xuân Diệu cũng rất nổi tiếng vì ông là một bồi bút cộng sản:

"Anh em ơi! quyết chung lưng

Đấu tranh tiêu diệt tàn hung kẻ thù,

Địa hào, đối lập ra tro,

Lưng chừng phản động đến giờ tan xương.

Thắp đuốc cho sáng khắp đường,

Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay.

Lôi cổ bọn nó ra đây,

Bắt quỳ gục xuống, đọa đày chết thôi…"

Tóm lại, trong cuộc CCRĐ, cộng sản đã không từ nan bất cứ một phương pháp nào để hạ nhục và hạ gục đối tượng bị đem ra đấu tố, đồng thời đểlàm cho dân chúng nông thôn khiếp hãi mà phải phục tòng theo mệnh lệnh của cộng sản một cách tuyệt đối. Từ đó cộng sản mới thực hiện những âm mưu đen tối của họ, mà gần nhất là dễ dàng áp đặt nông dân vào tổ chức hợp tác xã nông nghiệp, để bóc lột nông dân một cách khoa học và tàn bạo hơn bao giờ cả.

(Kỳ tới: Hậu quả của cuộc CCRĐ)

TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, Canada)

1."Giảm tô, giảm tức": Tô: tiền thuê đất mà tá điền (nông dân cày ruộng) trả cho chủ đất (điền chủ hay địa chủ). Tức: lãi trên số tiền hay trên số lúa tá điền vay của chủ điền. Số lãi nầy nặng hay nhẹ tùy theo sự thỏa thuận giữa người cho vay và người xin vay, thường thường là rất nặng, lại lũy tiến, nên có lúc tiền lãi cao hơn tiền vay.

2.Hoàng Văn Chí, sđd. tt. 293-315, trích đăng lại bài "Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo" của luật sư Nguyễn Mạnh Tường, tt. 293-315. Trong bài nầy, luật sư Tường nhắc lại câu khẩu hiệu trên đây của Uỷ ban CCRĐ.

3.Tưởng Vĩnh Kính, Nhất cá Việt Nam dân tộc chủ nghĩa đích ngụy trang giả [chữ Trung Hoa], Đài Bắc: Nxb. Truyện Ký Văn Học, 1972; bản dịch của Thượng Huyền, Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, California: Nxb. Văn Nghệ, 1999, tt. 84-85.




Bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm và ông Hồ chí Minh

Ông Hoàng Tùng, nguyên Tổng Biên Tập báo Nhân Dân (1954-1982), vừa qua đời tại Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2010. Trên một số diễn đàn mạng đã đăng lại bài viết “Những kỉ niệm về Bác Hồ“. Trong bài viết này ông đã nhắc đến việc xử bắn bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm. Người viết có may mắn tìm được một tài liệu về vụ xử bắn này để viết bài “Vai trò của Hồ Chí Minh trong Cải cách ruộng đất” đăng trên một số diễn đàn vài năm về trước (2007). Bài viết này có vài hiệu đính xin được phổ biến lại để bạn đọc xa gần nắm rõ hơn về vụ án này.
Bà Nguyễn Thị Năm và các con. Nguồn: vinguoingheo.com
Cuộc Cải cách ruộng đất (CCRĐ) tại miền Bắc Việt Nam là sự kiện có một không hai trong lịch sử Việt Nam . Sự kiện này đã dẫn đến việc tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động phải ra các quyết định sau: ngưng chức Tổng Bí thư của Trường Chinh, khai trừ Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương khỏi Bộ Chính trị và loại Hồ Viết Thắng ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương. Sau nhiều năm bị che đậy, các tài liệu, các bài viết, các hồi ký, các tác phẩm văn học… được phổ biến trong thời gian gần đây giúp chúng ta biết thêm sự thật về cuộc cải cách ruộng đất này.
Tuy vậy trong năm mười năm qua vai trò của Hồ Chí Minh trong CCRĐ vẫn được đặt ra với nhiều câu hỏi. Có thật ông chỉ theo lệnh của Stalin và Mao Trạch Đông? Có thật ông chỉ là thiểu số không đủ quyền lực để ảnh hưởng đến các cố vấn Trung Quốc? Có phải ông chỉ muốn tiến hành giảm tô? Có phải ông đã khóc khi biết được các tội ác do CCRĐ gây ra?… Các câu hỏi này càng lúc lại càng trở nên cấp thiết khi Đảng Cộng sản (ĐCS) không ngừng tạo những huyền thoại về Hồ Chí Minh. Vừa rồi Bộ Chính trị lại ban hành Chỉ Thị số 06-CT/TW ”yêu cầu toàn dân học tập để nhận thức về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của lý tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh“. Những công việc này chỉ làm xa dần con người thực của ông.
Những tài liệu cho thấy Hồ Chí Minh đã hiểu rất rõ nguyện vọng “người cày có ruộng” của nông dân Việt Nam . Khi còn ở Pháp ông có viết một số bài lên án việc chiếm hữu đất đai của thực dân Pháp và của nhà thờ Công giáo. Trong thời gian hoạt động tại Trung Hoa, ông tiếp nhận và để tâm nghiên cứu cách mạng thổ địa tại đây. Nó vừa là một phương tiện đấu tranh giai cấp, vừa để xây dựng chuyên chế vô sản. Trong một lá thư gởi các lãnh đạo Quốc tế Nông dân đề ngày 8/2/1928, ông viết: “Tôi tranh thủ thời gian viết ‘những ký ức của tôi’ về phong trào nông dân, chủ yếu là phong trào Hải Lục Phong, nơi có các xô-viết nông dân. Người ‘anh hùng’ trong ‘những ký ức của tôi’ chính là đồng chí Bành Bái, cựu Dân uỷ nông nghiệp của Xô-viết Quảng Châu và hiện là lãnh tụ của nông dân cách mạng.” (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2 trang 265). Năm 1953 tại Hội nghị nông hội và dân vận toàn quốc, ông lại nhắc đến: “… đồng chí Bành Bái ở Trung Quốc, gia đình đồng chí là đại địa chủ, đại phong kiến, nhưng đồng chí ấy đã tổ chức và lãnh đạo nông dân đấu tranh rất quyết liệt chống địa chủ phong kiến” (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2 trang 357).
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Cương lĩnh của đảng này là lấy việc chống đế quốc, chống phong kiến và địa chủ, giành ruộng đất về cho nông dân làm sách lược hàng đầu. Sách lược 2 của ĐCS ghi rõ: “Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vững vào hạng dân cày nghèo, phải hết sức lãnh đạo cho dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến”(Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2 trang 297). Chương trình hành động thì hướng đến việc: “Đảng tập hợp đa số quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn địa chủ và phong kiến” (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2 trang 299). Các văn kiện thành lập ĐCSVN đều do Hồ Chí Minh, đại diện Quốc tế Cộng sản, soạn ra.
Ít tháng sau, ĐCS đã sách động nông dân nổi dậy ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Khẩu hiệu “trí – phú – địa – hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” được dùng làm tiêu đề cho cuộc đấu tranh mới – đấu tranh triệt tiêu giai cấp địa chủ và phong kiến. Cuộc nổi dậy đã bị Pháp đàn áp dã man. Từ đó, chia rẽ giữa các các tầng lớp nông dân ngày một trầm trọng hơn.
Năm 1945, khi nắm được chính quyền, một mặt Hồ Chí Minh và ĐCS phải lo đối đầu với Pháp, mặt khác vì đa số các đảng viên và cán bộ đều xuất thân từ các gia đình địa chủ hay phú nông, việc phát động cách mạng thổ địa đã không thể tiến hành ngay. Mãi đến năm 1949, khi ĐCS Trung Hoa đã chiếm gần xong lục địa, cửa hậu cần mới đang được khai thông. Việt Minh bắt đầu nhận được những viện trợ từ Quốc tế Cộng sản, nhất là từ ĐCS Trung Hoa. Chiến trường Việt Nam ngày một thuận lợi hơn cho lực lượng Việt Minh. Khi ấy Hồ Chí Minh và ĐCS mới nghĩ đến việc tiến hành CCRĐ, mở đầu bằng việc giảm tô cho nông dân. Ngày 14/7/1949, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 78 SL quy định chủ đất phải giảm địa tô 25 phần trăm so với mức trước năm 1945.
Ngày 25/1/1953, tại Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động, Hồ Chí Minh chủ toạ, đọc báo cáo đề ra nhiệm vụ phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức, đấu tranh chống giai cấp địa chủ phong kiến, tiến đến CCRĐ.
Ngay sau đó, ngày 5/2/1953, tại Hội nghị nông hội và dân vận toàn quốc, Hồ Chí Minh đã vấn an các đảng viên và cán bộ tham dự như sau: “Địa chủ cũng có đôi người làm cách mạng, nước ta như các nước khác, ta cũng có vài đồng chí, đại địa chủ mà làm cách mạng, hồi bí mật có bao nhiêu tiền của giúp cho Đảng hết, cam tâm chịu tù đày. Họ tuy là người trong giai cấp địa chủ nhưng lập trường và tư tưởng đã đứng về phe vô sản, là người của giai cấp công nhân” (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6 trang 357).
Ngày 12/4/1953 Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 150 SL về Cải cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và địa chủ phản động chia lại cho nông dân nghèo.
Ngày 14/11/1953, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương và Hội nghị toàn quốc của Đảng Lao động đã quyết định tiến hành CCRĐ.
Trong báo cáo trước Quốc hội khoá I kỳ họp lần thứ ba, ông Hồ đã phát biểu “Phương châm của cải cách ruộng đất là: phóng tay phát động quần chúng nông dân” (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6 trang 509). Ông Nguyễn Văn Trấn, nguyên Đại biểu Quốc hội khoá I, đại diện Sài Gòn Chợ Lớn, giải thích “phóng tay” nghiã là “cứ việc làm mạnh thả cửa” (Nguyễn Văn Trấn, trang 266). Ông Nguyễn Minh Cần giải thích “là làm hết sức mãnh liệt, thẳng tay, không khoan nhượng, không thương xót, cho dù quá trớn, quá tả cũng không đáng sợ“. Ông còn cho biết: “Ông Hồ đã dùng hình ảnh dễ hiểu: khi uốn thanh tre cong cho nó thẳng ra, phải uốn quá đi một tí và giữ lâu lâu, rồi thả tay ra thì nó mới thẳng được”. Ông Nguyễn Văn Trấn than rằng “Trời ơi! Đảng của tôi đã nghe lời người ngoài, kéo khúc cây cong quá trớn. Nó bật lại giết chết bao nhiêu vạn sinh linh.” (Nguyễn Văn Trấn, trang 266).
Cũng trong báo cáo trước Quốc hội này, Hồ Chí Minh đã ra chỉ tiêu: “Giai cấp địa chủ phong kiến không đầy 5 phần trăm dân số, mà chúng và thực dân chiếm hết 7 phần 10 ruộng đất…” (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6 trang 509). Chính chỉ tiêu này đã: “… giết chết bao nhiêu vạn sinh linh”. (Nguyễn Văn Trấn, trang 266).
Trong thời gian tiến hành giảm tô tiến đến CCRĐ, sáu xã tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đã được chọn làm thí điểm. Người đầu tiên bị mang ra xử bắn là bà Nguyễn Thị Năm. Bà còn được gọi là bà Cát Hanh Long (xem Nguyễn Minh Cần). Bà là người đã che giấu và nuôi dưỡng các lãnh đạo cộng sản như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Lê Giản… trong thời gian ĐCS còn hoạt động bí mật. Trong “Tuần lễ vàng” bà đã đóng góp cho Việt Minh 100 lạng vàng. Hai con trai bà, ông Nguyễn Công và ông Nguyễn Hanh đều theo Việt Minh từ trước 1945. Khi CCRĐ được phát động, ông Nguyễn Công đang làm chính uỷ trung đoàn và ông Nguyễn Hanh là đại đội phó bộ đội thông tin.
Trong Hồi ký Làm người rất khó, làm người xã hội chủ nghĩa khó hơn, nguyên Phó thủ tướng CHXHCN Việt Nam, ông Đoàn Duy Thành cho biết việc bà Năm bị bắn đã làm xôn xao dư luận. Ông cho rằng việc làm này có 3 điều làm sai chính sách là: (1) Địa chủ kháng chiến được chiếu cố; (2) Địa chủ kiêm công thương được chiếu cố; (3) Địa chủ hiến ruộng được chiếu cố. Và một điều sai đạo lý là “… bắn một địa chủ là nữ, không phải là cường hào gian ác sẽ trái đạo lý thông thường của người Việt Nam “. Ông viết tiếp: “Sau này khi sửa sai CCRĐ xong, tôi được nghe nhiều cán bộ cao cấp nói lại: ‘Khi chuẩn bị bắn Nguyễn Thị Năm, Bác Hồ đã can thiệp và nói đại ý: ‘Chẳng lẽ CCRĐ không tìm được một tên địa chủ, cường hào gian ác là nam giới mà mở đầu đã phải bắn một phụ nữ địa chủ hay sao?’ Nhưng cán bộ thừa hành báo cáo là đã hỏi cố vấn Trung Quốc và được trả lời là: ‘Hổ đực hay hổ cái, đều ăn thịt người cả!’. Thế là đem hành hình Nguyễn Thị Năm!”
Trong hồi ký Những kỷ niệm về Bác Hồ, nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân, ông Hoàng Tùng cho biết: “Chọn địa chủ Nguyễn Thị Năm để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung Quốc. Họp Bộ Chính trị Bác nói: ‘Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào một người đàn bà, mà người ấy lại cũng giúp đỡ cho cách mạng, người Pháp nói không nên đánh vào đàn bà, dù chỉ là đánh bằng một cành hoa.’ Sau cố vấn Trung Quốc là Lã Quý Ba đề nghị mãi, Bác nói: ‘Tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không phải.’ Và họ cứ thế làm”.
Trong hồi ký Mặt thật, nguyên Phó tổng biên tập báo Nhân Dân, nhà báo Thành Tín (Bùi Tín) đã kể rằng theo lập luận của đội CCRĐ thì “Việc con mụ Năm đã làm chỉ là giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại. Bản chất của giai cấp địa chủ là rất ngoan cố xảo quyệt và tàn bạo, chúng không từ thủ đoạn nào để chống phá cách mạng. Nông dân phải luôn luôn sáng suốt dù chúng giở thủ đoạn nào.” Thành Tín cũng viết “Ông Hoàng Quốc Việt kể lại rằng hồi ấy ông chạy về Hà Nội, báo cáo việc hệ trọng này với ông Hồ Chí Minh. Ông Hồ chăm chú nghe rồi phát biểu: ‘Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, và lại là một người từng nuôi cán bộ cộng sản và mẹ một chính uỷ trung đoàn Quân đội Nhân dân đang tại chức.’ Ông hẹn sẽ can thiệp, sẽ nói với Trường Chinh về chuyện hệ trọng và cấp bách này“. Thành Tín viết tiếp: “Thế nhưng không có gì động theo hướng đó cả! Bởi vì người ta mượn cớ đã quá chậm. Các phóng viên báo chí, các nhà văn hạ phóng tham gia cải cách đã viết sẵn bài tố cáo, lên án, kết tội bà Năm rồi”.
Qua Thành Tín ta cũng biết được suy nghĩ của Hoàng Quốc Việt: “Đến Bác Hồ biết là không đúng cũng không dám nói với họ… ‘Họ’ là các ông con trời đặc phái viên của Mao”. Thành Tín nhận xét: “Trước hết Hồ Chí Minh có lỗi lớn. Thà rằng không biết gì về chuyện này; và dù không biết, là chủ tịch nước, chủ tịch Đảng ông cũng phải chịu phần trách nhiệm. Huống hồ gì ông đã biết rõ cụ thể, ông nhận định là bà Năm bị xử trí oan, thế mà ông giữ im lặng, ông không can thiệp. Đây là thái độ vô trách nhiệm. Ông không can thiệp thì ai có thể can thiệp? Ông để mặc cho nước ông bị một số kẻ nước ngoài (cố vấn Tàu) lũng đoạn, lộng hành. Trên thực tế ông đã từ nhiệm vị trí trách nhiệm của mình”.
Trong hồi ký Giọt nước trong biển cả, ông Hoàng Văn Hoan đã cho rằng Ủy ban CCRĐ “… tự cho phép các đội CCRĐ được bắn vào địa chủ gian ác để nâng cao khí thế nông dân. Việc bắn địa chủ mở đầu từ Thái Nguyên, sau lan tràn đi nhiều nơi, coi là một phương pháp tốt, để nâng cao uy thế của nông dân.” Ông nêu ra điều 36 của luật CCRĐ quy định: “Đối với kẻ phạm pháp thì xét xử theo pháp luật, nghiêm cấm việc bắt bớ và giết chóc trái phép, đánh đập hoặc dùng mọi thứ nhục hình khác“. Ông cũng đã viết: “Tham dự xong Hội nghị Trung ương về CCRĐ, tôi lại trở ra Bắc Kinh. Thủ tướng Chu Ân Lai được biết tin và rất quan tâm về vấn đề sai lầm trong CCRĐ, khi gặp tôi liền hỏi: Việc sai lầm trong CCRĐ có liên quan gì đến các đồng chí cố vấn Trung Quốc hay không? Tôi trả lời: Kinh nghiệm CCRĐ của Trung Quốc là rất tốt. Ủy ban CCRĐ ở Việt Nam phạm sai lầm, như coi thành phần địa chủ lên quá nhiều, đánh vào thành phần phú nông và trung nông, đánh vào những người chỉ có một ít ruộng đất nhưng nguồn thu nhập chính là những nghề nghiệp khác, đánh vào những địa chủ kháng chiến, địa chủ có công với cách mạng, đặc biệt là đánh tràn lan vào các cơ sở Đảng, thì đó là sai lầm của Ủy ban CCRĐ Việt Nam, chứ không phải là sai lầm của các cố vấn Trung Quốc“.
Ông Nguyễn Minh Cần, nguyên Phó chủ tịch Hà Nội, đã hết sức ưu tư về việc “những người lãnh đạo cộng sản trong Bộ Chính trị và đứng đầu chính phủ đã từng được bà che giấu, nuôi ăn, tặng vàng, nay đang làm Chủ tịch nước, Tổng Bí thư, Ủy viên ban chấp hành, Thủ tướng, Phó Thủ tướng đã lạnh lùng chuẩn y một bản án tử hình như vậy! Phát súng đầu tiên của CCRĐ nổ vào đầu của một người phụ nữ yêu nước đã từng giúp đỡ cho những người cộng sản! Phát súng đó tự nó đã nói lên nhiều điều về các lãnh tụ cộng sản! Nó báo trước những tai hoạ khôn lường cho toàn dân tộc!”.
Nhà văn Vũ Thư Hiên nhận xét một cách dứt khoát: “Câu chuyện về Hồ Chí Minh trong thâm tâm chống lại chủ trương Cải cách ruộng đất, bực bội vì việc mở màn bằng việc bắn một người đàn bà, như một số người bào chữa cho ông là một chuyện tầm phào. Một lệnh ông Hồ ban ra không phải là chỉ cứu được bà Nguyễn Thị Năm, nó còn cứu hằng ngàn người bị giết oan trong cả Cải cách ruộng đất lẫn Chỉnh đốn tổ chức do Lê Văn Lương song song tiến hành. Ông không cứu ai cho tới khi những sai lầm tích tụ lại thành cái nhọt bọc. Lúc cái nhọt bọc vỡ ra ông mới tỉnh cơn mê. Nhưng đã muộn”.
Vũ Thư Hiên còn cho biết ông Vũ Đình Huỳnh, nguyên thư ký riêng của Hồ Chí Minh, đã nói thẳng với ông Hồ: “Máu đồng bào, đồng chí đã đổ mà Bác vẫn còn ngồi yên được à? Chúng ta tuy không có học, chúng ta dốt, chúng ta phải vừa làm vừa học xây dựng chính quyền, vì dốt nát chúng ta mắc mọi sai lầm, nhưng chúng ta không có quyền để tay chúng ta nhuốm máu đồng bào đồng chí”. Cũng qua Vũ Thư Hiên ta biết được ông Vũ Đình Huỳnh đã “… khẳng định người chịu trách nhiệm chính là ông Hồ Chí Minh, chứ không phải là Trường Chinh. Trường Chinh chỉ là con dê tế thần cho ông Hồ”. 
Điểm qua những hồi ký, suy nghĩ, ưu tư kể trên, ta thấy được vụ án Nguyễn Thị Năm nói riêng và CCRĐ nói chung còn rất nhiều uẩn khúc. Những uẩn khúc này không phải chỉ liên quan đến các nạn nhân hay gia đình nạn nhân CCRĐ. Nó còn in đậm nét trong tâm trí của những người đã một thời tin vào chủ nghĩa cộng sản, vào lý tưởng cộng sản, vào sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và ĐCS, trong đó có người từng trực tiếp tham gia CCRĐ. Những uẩn khúc này cần phải được làm sáng tỏ.
Trong tập tài liệu Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất của tác giả C.B. do báo Nhân Dân xuất bản năm 1955, trang 27 và 28, có bài “Địa chủ ác ghê”. Bài viết này đã được đăng trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 và phổ biến lại trong tập liệu này. Đúng như nhà báo Thành Tín cho biết, “các phóng viên báo chí, các nhà văn hạ phóng tham gia cải cách đã viết sẵn bài tố cáo, lên án, kết tội bà Năm rồi”. Nhân tiện người viết xin được đăng toàn bài để bạn đọc có thể cùng suy ngẫm.
Địa chủ ác ghê

Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân”. Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá – thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
  • Giết chết 14 nông dân.
  • Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
  • Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người – năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
  • Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân – Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
  • Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào!
Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:
  • Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.
  • Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.
  • Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
  • Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.
  • Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.
  • Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.
Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:
Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!
(21-7-1953)
Vì bài báo gọi bà Nguyễn Thị Năm là Cát-hanh-Long nên người viết theo đó mà gọi. Có người còn gọi bà là bà Cát Thanh Long hay bà Cát Thành Long, không biết danh hiệu nào là đúng?
Nhà báo Thành tín cũng viết: “Một số nông dân chất phác ngây thơ, kể rằng bà Năm rất tốt, nhân từ, hay đi chùa, làm việc thiện, có nhiều cán bộ chiến sĩ là con nuôi của bà, bà có công với kháng chiến, nên xếp là địa chủ kháng chiến“. Nhóm từ “mấy tên lâu la” được dùng trong bài báo nêu trên có lẽ để kết tội các nông dân hiền hoà, chất phác đã không chịu đấu tố bà Năm và hai người con của bà.
Báo Nhân Dân là cơ quan tuyên truyền của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, bài báo phải được duyệt xét kỹ của Trung ương Đảng trước khi cho phổ biến. Khi đọc bài báo này, người viết cảm nhận một điều là bố cục, hình thức và văn phong của bài viết rất tương tự với bản “Tuyên ngôn Độc lập” do Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, phần lên án thực dân Pháp.
Tập tài liệu Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất ghi rõ tên tác giả các bài viết trong đó là C.B. - đây là một trong những bút hiệu của Hồ Chí Minh. Chỉ riêng trong tập 6 (từ 1-1951 đến 7-1954) của bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập do nhà xuất bản Sự Thật Hà Nội in năm 1989, người viết đã đếm được tất cả 15 bài viết của Hồ Chí Minh ký tên là C.B.
Không thấy bài viết này được nhắc đến trong bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập. Tuy nhiên trong Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử tập 5 trang 418 ghi rõ: “Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Địa chủ phản động ác ghê, ký bút danh Đ. X. đăng trên báo Cứu Quốc, số 2459 (ngày 2/11/1953), tố cáo tội ác của một số địa chủ phản động đã cấu kết với thực dân và bù nhìn để phản dân, phản nước, mưu phá hoại chính sách ruộng đất của Chính phủ. Chúng là bọn ‘mặt người dạ thú’ và tội ác của chúng là ‘tuyệt vô nhân đạo’.” Có thể bài viết của ông Hồ trên báo Nhân Dân đã được đăng lại trên báo Cứu Quốc với một bút hiệu khác.
Khi đọc bản thảo bài viết này, ông Nguyễn Minh Cần nhớ lại năm 1953 ông đã được đọc bài “Địa chủ ác ghê” từ nội san Cải cách ruộng đất được phổ biến trong nội bộ Đảng Lao động và các cán bộ CCRĐ.
Ông Hoàng Văn Chí có viết trong khoá chỉnh huấn trung ương nhằm đả thông tư tưởng đảng viên và cán bộ làm công tác CCRĐ, Hồ Chí Minh đã ví von: “đế quốc là con hổ mà địa chủ là bụi rậm để cho hổ núp. Vì vậy muốn đuổi hổ phải phá cho kỳ hết bụi rậm.” (Hoàng Văn Chí, Từ thực dân đến cộng sản, Chương 12, trang 90).
Khác với các vụ xử tử trong CCRĐ sau này, Hoàng Tùng xác nhận Bộ Chính trị đã họp và quyết định về vụ xử bắn bà Năm. Ông Nguyễn Minh Cần nói rõ hơn: “bà đã bị quy là địa chủ cường hào ác bá, bị đoàn CCRĐ xử án tử hình, Ủy ban CCRĐ Trung ương duyệt y và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chuẩn y“. Theo người viết, ít nhất có 7 lý do để bà Năm được chọn làm thí điểm đầu tiên cho cuộc phóng tay phát động quần chúng CCRĐ:
  • Thứ nhất, phương châm chính trong CCRĐ là “thà giết lầm 10 người vô tội, còn hơn để thoát một kẻ thù”. CCRĐ là một cuộc đấu tranh giai cấp giữa bần cố nông và địa chủ (nông dân có ruộng). Do đó địa chủ không thể được lọt lưới, được bỏ sót. Bà Năm lại có đến 2,789 mẫu đất (Thanh Cần, trang 3), là một đại địa chủ.
  • Thứ nhì, phát súng đầu tiên bắn vào một phụ nữ để xác định CCRĐ là một cuộc đấu tranh giai cấp và trong đấu tranh giai cấp không phân biệt địa chủ phong kiến là phụ nữ hay đàn ông, già hay trẻ…
  • Thứ ba, như Hồ Chí Minh thường tuyên bố “toàn dân kháng chiến”, địa chủ đã chấp nhận ở lại vùng kháng chiến, đương nhiên là chấp nhận theo, đóng góp, tham gia kháng chiến. Xử bắn bà, và những địa chủ trong vùng kháng chiến, là để phủ nhận công lao đóng góp của thành phần này. Nay đã có Quốc tế Cộng sản, có giai cấp công nông, khẩu hiệu “toàn dân kháng chiến” không còn cần thiết nữa.
  • Thứ tư, bắn bà Năm là dấu hiệu cho phép trừng phạt tất cả những người có ruộng đất, có tài sản, có ảnh hưởng kinh tế chính trị trong và ngoài Đảng Lao động Việt Nam. Theo ông Đoàn Duy Thành, bà Năm là địa chủ đã hiến ruộng cho chính quyền kháng chiến.
  • Thứ năm, ảnh hưởng kinh tế và chính trị của bà, và của các địa chủ khác, cần phải được thủ tiêu để mở đường xây dựng chế độ chuyên chế toàn trị.
  • Thứ sáu, xử bắn bà Năm, và giai cấp địa chủ, là nhằm sách động nông dân thực thi sách lược “chia để trị”.
  • Thứ bẩy, xử bắn bà Năm và tiêu diệt giai cấp địa chủ là nhằm nâng cao quyền lực của Hồ Chí Minh và ĐCS. Nguyễn Văn Trấn đã viết: “Các đoàn CCRĐ đã rút kinh nghiệm về cách đem phạm nhân đi bắn, và đã cho lệnh bắn sau lưng kẻ thọ hình. Vì kinh nghiệm cho thấy, đem trói nó vào nọc trụ để bắn thì nó sẽ la to Hồ Chí Minh muôn năm, Đảng Lao động muôn năm” (Nguyễn Văn Trấn, trang 270). Vũ Thư Hiên cũng nhắc đến việc có người đã tự tử để lại bức thư tuyệt mệnh: “Oan cho tôi lắm, cụ Hồ ơi. Tôi trung thành với cụ với Đảng. Tôi không phản bội, Hồ Chí Minh muôn năm!” (Vũ Thư Hiên, chương 1).
Chính vì những lý do trên mà Hồ Chí Minh mới đích thân viết bài trên báo Nhân Dân đấu tố bà Năm.
Trong một lá thư, đề ngày 18/8/1956, gởi đến “đồng bào nông thôn” nhân dịp CCRĐ căn bản đã hoàn thành, Hồ Chí Minh xác định CCRĐ là “một thắng lợi vô cùng to lớn” và “có thắng lợi này là nhờ Đảng và Chính phủ ta có chính sách đúng đắn“. Ông viết tiếp: “Cải cách ruộng đất là một cuộc đấu tranh giai cấp chống phong kiến, một cuộc cách mạng long trời lở đất, quyết liệt gay go. Lại vì kẻ địch phá hoại điên cuồng; vì một số cán bộ ta chưa nắm vững chính sách, chưa thực đi đúng đường lối quần chúng; vì sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ có chỗ thiếu cụ thể, thiếu kiểm tra đôn đốc, cho nên khi CCRĐ đã xảy ra những khuyết điểm sai lầm” (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, trang 507). Riêng việc “kẻ địch phá hoại điên cuồng” đã được ông giải thích như sau: “Như con giun không biết nhảy, khi ta giẫm lên nó, nó cũng giãy trước khi chết. Giai cấp địa chủ cũng thế.” (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, trang 358).
Vài năm sau, nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ĐCSVN, 6/1/1960, Hồ Chí Minh lại gắn liền cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc CCRĐ, ông tuyên bố: “Buổi đầu kháng chiến, Đảng vẫn tiếp tục thực hiện chính sách giảm tô, giảm tức. Nhưng đến lúc kháng chiến đã phát triển mạnh, cần phải bồi dưỡng hơn nữa lực lượng nhân dân, chủ yếu là nông dân thì Đảng đã cương quyết phát động quần chúng cải cách ruộng đất hoàn thành thực hiện người cày có ruộng. Nhờ chính sách đúng đắn này, lực lượng kháng chiến ngày càng mạnh thêm và đã liên tục thu được nhiều thắng lợi” (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 8, trang 596).
Hồ Chí Minh đã hiểu rõ nguyện vọng của dân tộc là độc lập, tự do, dân chủ, hạnh phúc, của người nông dân là người cày có ruộng … Trong điều 12, Hiến pháp 1946, còn được gọi là “Hiến pháp Cụ Hồ” vì ông là trưởng ban soạn thảo Hiến pháp, đã xác định: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm“. CCRĐ chẳng những vi hiến, nó còn là một tội ác với số nạn nhân chưa thể hay không bao giờ có thể tính được. Hồ Chí Minh đã lợi dụng các khao khát, các ước vọng của người dân để xây dựng quyền lực cho ông và cho ĐCS Việt Nam.
CCRĐ không phải chỉ tàn sát những thường dân vô tội. Nó còn phá hoại những truyền thống tốt đẹp, phá hoại đạo lý luân thường, phá hoại tâm linh văn hoá của dân tộc Việt Nam (xin xem Nguyễn Minh Cần). Quả lời ông Vũ Đình Huỳnh “… khẳng định người chịu trách nhiệm chính là ông Hồ Chí Minh, chứ không phải là Trường Chinh. Trường Chinh chỉ là con dê tế thần cho ông Hồ” là hoàn toàn chính xác.
Bài viết này mong làm sáng tỏ, làm minh bạch một phần của quá khứ, không phải để gợi lại hận thù, mà để xây dựng con đường đi tới tránh xa những tội ác mà người đi trước như Hồ Chí Minh đã mắc phải.
© Nguyễn Quang Duy
© Đàn Chim Việt

GIÁO DỤC HỌC SINH CĂM THÙ ĐIỀN CHỦ NGUYỄN THỊ NĂM.
Nguyễn Quang Duy

Để mở đầu cuộc Cải Cách Ruộng Đất, điền chủ Nguyễn Thị Năm là người đầu tiên Hồ Chí Minh ra lệnh xử bắn.

Với bút hiệu C.B. (Của Bác), Hồ Chí Minh viết bài Địa Chủ Ác Ghê, đăng trên Báo Nhân Dân, đấu tố và khép tội bà Năm. Bà nay đã trở thành một nhân vật lịch sử.

Vụ án bà Nguyễn Thị Năm và hằng trăm ngàn nạn nhân vô tội khác, đang được mở lại. Hai câu thơ cuối bài Địa Chủ Ác Ghê đã được trả về cho tác giả của nó Hồ Chí Minh:
“Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!”

Tội ác đã đến ngày phải trả, nhờ cuộc Triển Lãm Cải Cách Ruộng Đất tại Hà Nội nhiều tài liệu về tội ác do đảng Cộng sản gây ra đã đựợc phổ biến trên mạng.

Trong đó có tài liệu tả lại cảnh đấu tố bà Nguyễn Thị Năm dùng để dạy cho học sinh. Tài liệu này là Bài Số 8 “ẤN CỔ NÓ XUỐNG” trong mục “Vạch mặt Địa Chủ Cường Hào Gian Ác” trong sách giáo khoa do BỘ GÍAO DỤC xuất bản. Bài như sau:
ẤN CỔ NÓ XUỐNG
"Có người dắt Thị-Năm và đội Hàm tới. Vòng ngoài hội nghị có vài tiếng xì xào: "Đội Hàm đã đến". Hàm cười gượng, cố làm ra vẻ vênh váo, tức thì có hàng nghìn tiếng thét lớn:
- Bắt nó cúi mặt xuống! Bắt nó cúi xuống!
- Hoan hô chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ!
- Đả đảo địa chủ gian ác Nguyễn Thị Năm!
- Đả đảo cường hào Hàm! Ấn cổ nó xuống!
Hai đứa gian ác vội vã quỳ xuống, dáng tiu nghỉu. Trước sức mạnh đoàn kết của nông dân giác ngộ, uy thế của bọn nó sụp đổ tan tành".
(Theo tài liệu của các báo chí về vụ Cát-Hanh-Long).

Tài liệu này phần nào giải thích được lý do tại sao có quá nhiều người biết đến bà Nguyễn Thị Năm và tại sao Hồ Chí Minh phải sử dụng cả một guồng máy tuyên truyền thuê dệt nhiều huyền thọai xoá đi tội ác Hồ Chí Minh đã đấu tố và ký lệnh xử bắn bà Năm.

Tài liệu còn là một bằng chứng giải thích lý do tại sao nền giáo dục tại Việt Nam càng ngày càng khủng hỏang.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
12/9/2014


Attachment(s) from Duy Nguyen nguyenquangduy1959@yahoo.com.au [BTGVQHVN-1] | View attachments on the web

Đời Mồ Côi

Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.













Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.













Cha chết sớm mẹ bị người ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ phường chia chác














Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.













Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất bên đường
Khi mọi người đưa chị đến nhà thương
Chị đã chết từ trên đường nhập viện.
















Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.















Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại cô nhi viện


MUA ĐÀN BÀ VN : Không ưng được đổi lại

Đây là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.

Linh Nguyên


 Cán Ngố Gộc đi thanh tra kiểm soát  ....
Pó tay pó tay ! hết ý hết ý

Cùng nếm, ngửi, gõ với các bộ trưởng: Kim Tiến - Khôi Nguyên - La Thăng:

Chị Kim Tiến, bộ chưởng Y tế đi kiểm tra thực phẩm ở chợ


Anh Phạm Khôi Nguyên, bộ chưởng bộ Tài Nguyên và
Môi trường và bầu đoàn đi kiểm tra chất lượng môi trường"
 Chỉ bọn quan chức Việt Nam mới có hành động kỳ quặc và ngu xuẩn thế này!
Ối trời ơi là ông Tiến sĩ ! Ông nghè Phạm Khôi Nguyên ơi
 Anh Đinh La Thăng, bộ chưởng bộ Rao Thông đi kiểm tra độ lún của mặt đường



CHÂN DUNG 'CÁC ĐẦY TỚ NHÂN DÂN'



Ngạo mạn, dâm ô chính là Lê Duẩn
Già mà lắm con là lão Đỗ Mười
Mưu mô quỷ quyệt là Lê Đức Anh
Nhẫn nhục sống lâu là Võ Nguyên Giáp
Chưa nói đã cười là Nguyễn Minh Triết
*

Giả danh Mác xít là Lê Khả Phiêu
Cái gì cũng nhặt là Tô Huy Rứa
*
Không bộ nào chứa là Nguyễn Thiện Nhân
Vì gái quên thân là Nông Đức Mạnh
Thức thời, né tránh là Nguyễn Hải Chuyền
Miệng lưỡi dịu mềm là Vương Đình Huệ
Thiểu năng trí tuệ là Đinh La Thăng
*
Ghét trung yêu nịnh là Lê Hồng Anh
Phát biểu lăng nhăng là Phạm Vũ Luận
Quen đánh giặc miệng là Trương Tấn Sang
*
Thầy gét bạn khinh là Hồ Đức Việt
Dối gian lật lọng là Vũ Văn Ninh
Đổi trắng thay đen là Trương Vĩnh Trọng
Triệt suy phù thịnh là Trần Đình Hoan
Đã dốt lại tham là Lê Thanh Hải
*
Ăn vụng nói dại là Đinh Thế Huynh
Cạn nghĩa cạn tình chính là Tô Lâm
Juda phản chúa là Nguyễn Đức Tri
Tình duyên lận đận là chị Kim Ngân
Vừa béo vừa dâm là Tòng Thị Phóng
*
Dối gian lật lọng là Vũ Văn Ninh
Lên chức nhờ cha là Nguyễn Thanh Nghị
Mặt người dạ thú là Phạm Quý Ngọ
Tính tình ba phải là Phạm Gia Khiêm
Chưa từng thanh liêm là Nguyễn Thế Thảo
*
Ăn tiền tàn bạo là Nguyễn Đức Nhanh
Chạy trốn an toàn là Dương Chí Dũng
Nghìn tỉ tham nhũng là Vinashin
‘Bà con’ Thủ Tướng là Phạm Thanh Bình
Ngậm thị ăn tiền là Vũ Huy Hoàng
*
Xôi thịt mê gái là Trịnh Đình Dũng
Lừa thầy phản bạn là Trương Hòa Bình
Ăn no kín tiếng là Cao Đức Phát
Móc ngoặc đi đêm là Ngô Xuân Dụ



Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu

image
Preview by Yahoo
Bà con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!

Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:




Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu ...


Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979


Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)
















Ha ha ha !
Hố hố hố !
Không biết làm thịt em nào trước đây?
xem thêm


Ảnh của Ngoc Bui.

HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-



Sốc - Lính Trung cộng hành hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man







__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link