Tuesday, September 16, 2014

Cải cách ruộng đất và hàng trăm ngàn cái chết oan ức


Cải cách ruộng đất và hàng trăm ngàn cái chết oan ức

Posted by adminbasam on 11/09/2014
GS Nguyễn Văn Tuấn
11-09-2014

Cộng Sản Việt Nam chuẩn bị giao nước Việt cho Trung quốc


Sự kiện mang tên “Cải cách ruộng đất” (CCRĐ) xảy ra ở ngoài Bắc và lúc tôi mới sinh, nên tôi cũng như phần lớn các bạn chỉ biết về sự kiện qua báo chí, văn học, phim ảnh.

 Sự thật kinh hoàng và đau thương là hàng vạn, thậm chí hàng trăm ngàn người bị giết oan. Con số đó chắc chẳng làm ai xúc động, nhưng hãy thử tưởng tượng 120,000 xác người! Bẵng đi một thời gian dài, bây giờ người ta đem ra triển lãm về sự kiện kinh hoàng đó! Thật chẳng khác gì triển lãm thành tích … giết người. Trong bài này, tôi chỉ muốn chia sẻ cùng các bạn vài suy nghĩ cá nhân liên quan đến mục tiêu, con số tử vong, và những câu chuyện tan thương trong vụ CCRĐ.

Cuộc CCRĐ không chỉ xảy ra trong một thời điểm ngắn, mà kéo dài từ 1953 đến 1956, tức khoảng 4 năm qua 5 giai đoạn. Những người chủ trương CCRĐ làm có vẻ rất bài bản và có hệ thống. Khởi đầu là vận động và chuẩn bị hậu thuẫn của quần chúng, sau đó là ra sắc lệnh, rồi làm thí điểm, và vào cuộc ồ ạt. Có vài nguồn nói rằng lúc đó Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn làm CCRĐ, nhưng vì Tàu cộng gây áp lực lớn quá nên đành phải làm. Tôi không biết luận điểm này khả tín ra sao, nhưng cảm thấy rất khó chấp nhận, vì nó cho thấy rõ ràng là miền Bắc VN lúc đó chịu lệ thuộc Tàu quá lớn.
Mục đích
CCRĐ để làm gì? Một văn bản có tên là “Luật cải cách ruộng đất” do Chủ tịch Quốc hội Hồ Chí Minh kí (1) ghi rõ:
“Điều 1. – Mục đích và ý nghĩa cải cách ruộng đất là:
Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ,
Để thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân,
Để giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và mở đường cho công thương nghiệp phát triển,
Để cải thiện đời sống của nông dân, bồi dưỡng lực lượng của nhân dân, lực lượng của kháng chiến,
Để đẩy mạnh kháng chiến, hoàn thành giải phòng dân tộc, củng cố chế độ dân chủ nhân dân, phát triển công cuộc kiến quốc.”
Dĩ nhiên, đó là “bề nổi” của mục đích, còn “bề chìm” thì có lẽ hiểu một cách khác. Có thể mục tiêu chính là xoá bỏ sự ảnh hưởng của giới giàu có và có học ở nông thôn. Thời đó, đại đa số nông dân không biết chữ, và giới có học thường là người nhà giàu, và những người này có thể nói là “proxy” lãnh đạo ở nông thôn. Người cộng sản muốn độc quyền lãnh đạo nên phải xoá bỏ thành phần giàu và có học này. Theo tôi nghĩ đó mới là lí do chính họ phát động cuộc CCRĐ.
Một lí do quan trọng nữa theo tôi nghĩ là họ muốn làm cho nông dân phải biết sợ sức mạnh của người cộng sản. Nên nhớ rằng phần lớn các cuộc khởi nghĩa hay nổi dậy đều xuất phát từ nông dân. Nông dân tuy không có học nhiều nhưng một khi họ đoàn kết lại thì trở thành một lực lượng rất khó khống chế. Do đó, người cộng sản phải thị uy quyền lực của họ qua CCRĐ. Rất có thể mục đích này giải thích tại sao họ xử bắn nạn nhân ngay trước mặt công chúng và người thân của nạn nhân. Có thể lúc đó những người hành xử như thế không thấy họ là dã man hay thú tính, mà họ thấy họ đã thị uy để khuất phục đám đông.
Một lí do khác là hệ quả của hai lí do trên có thể là họ muốn xoá bỏ nền tảng đạo lí vốn đã tồn tại qua hàng ngàn thế hệ của nông thôn VN. Họ muốn thay vào đó cái nền tảng đạo đức xã hội chủ nghĩa mà họ mới du nhập từ Nga và Tàu vào. Đó chính là lí do tại sao rất nhiều di tích lịch sử, đền đài, chùa chiềng bị đập phá một cách không thương tiếc. Họ muốn đoạn tuyệt với lịch sử và văn hoá VN.
Một cách trớ trêu, tôi nghĩ người cộng sản đã đạt được cả 3 mục tiêu chìm trên. Họ đã xoá sạch ảnh hưởng của giai cấp giàu và có học ở nông thôn và biến họ thành những phế nhân của xã hội. Họ đã thành công làm cho nông dân và cả xã hội nói chung phải sợ trước họng súng, đúng như Mao từng nói “chính quyền sinh ra từ họng súng”. Và sau cùng họ đã thành công một phần nào đó đoạn tuyệt với quá khứ và xoá bỏ ảnh hưởng của tôn giáo. Nhưng thành công nào cũng đi kèm theo những hệ quả khôn lường. Cái hệ quả lớn nhất, đau thương nhất, và kinh khủng nhất là giết chết hàng vạn người vô tội.

Bao nhiêu người chết?

Hậu quả kinh khủng nhất của CCRĐ là cái chết. Không ai có một con số thống kê chính xác về số người bị xử và số người bị giết, chỉ có ước tính. Những ước tính từ các chuyên gia trong và ngoài nước chênh lệch nhau rất lớn. 

Nhưng dù chênh lệch, họ đều nhất quán một điều là số người bị giết cao hơn 50,000. Tính trung bình mỗi ngày có gần 70 người bị các đội CCRĐ giết chết. Đó là một con số rất lớn, một vết thương dân tộc mang tính lịch sử mà tất cả chúng ta đều không được quên.

Trước hết, chúng ta hãy thử đọc thống kê chính thức của Nhà nước. GS Đặng Phong, một sử gia về kinh tế VN, đã dày công làm thống kê về CCRĐ và trong một cuốn sách “Lịch sử kinh tế Việt Nam” ông đưa ra con số người bị giết trong thời kì CCRĐ là 172,008. Đó là những người bị kết tội là kẻ thù của nhân dân, kẻ thù của giai cấp (2).

Nhưng chưa hết! Trong số 172,008 người bị kết án và giết chết đó, sau khi tổng kết thì Nhà nước kết luận rằng có đến 123,266 bị kết án oan. Nói cách khác, cứ 10 người bị kết án, thì có 7 người bị oan. Thật ra, “oan” ở đây có nghĩa là theo quan điểm của họ (người cộng sản) chứ trong thực tế có lẽ 100% đều là oan.

Nhưng giả dụ như 7/10 là oan, thử hỏi trên thế giới này có nơi nào mà án oan nhiều đến như thế. Điều này không ngạc nhiên, bởi vì những người gọi là “chánh án” hay ngồi ghế xử tử hình người khác toàn là loại “cóc nhái”. Sau đây là lời nói của một người từng chứng kiến CCRĐ: “Ôi! Tôi còn nhớ như thế này, tôi chưa bao giờ thấy lịch sử con người lại ngược đời như thế, đến nỗi phải nói là thời đại trâu bò đi “bí tất”, cóc nhái nhẩy lên làm người, mõ sãi ngày xưa nhẩy lên làm chánh án, làm thẩm phán. Thậm chí ngồi trên toà đấu bố mình.” (3)

Các chuyên gia nghiên cứu ở nước ngoài cũng đưa ra những con số nạn nhân bị giết chết trong CCRĐ. Các chuyên gia này dựa vào nguồn từ Việt Nam và suy luận, và kết luận rằng khoảng 50,000 đến 172,000 người bị giết chết (4-6) vì bị kết án là kẻ thù của nhân dân.
Theo wikipedia, một nguồn từ Bộ chính trị đảng CSVN thì chỉ tiêu tối thiểu là giết 1/1000 người Việt (miền Bắc) trong giai đoạn “giảm tô”. Con số này có nghĩa là tối thiểu 14,000 người bị giết trong thời giảm tô. Dĩ nhiên, con số bị giết chết trong các đợt CCRĐ kế tiếp phải cao hơn con số đó nhiều lần.

Một chuyên gia về đất đai của VN là Lâm Thanh Liêm (miền Nam) người đã phỏng vấn nhiều cán bộ miền Bắc đã hồi chánh cũng đưa ra một ước tính khác. Ông ước tính rằng số người bị giết dao động trong khoảng 120,000 đến 200,000. Con số này có vẻ phù hợp với số nhà và chòi của “địa chủ” được giao cho những người nông dân (những ông chủ mới). Lúc đó, người ta (ai đó?) đặt ra một chỉ tiêu là 5.68% dân số phải là “địa chủ”.

Nói tóm lại, các ước tính trên đây rất chênh lệch nhau, nhưng tất cả đều nhất quán rằng có ít nhất 50,000 người bị giết trong thời kì CCRĐ. Con số “trung bình” có lẽ là 120,000 người. Dân số miền Bắc lúc đó là khoảng 12 triệu. Như vậy, có thể ước tính rằng cuộc CCRĐ giết chết 1% dân số. Nếu tính trung bình trong 3 năm “cải cách” thì mỗi ngày các đội CCRĐ giết chết gần 110 người. Nên nhớ là MỖI NGÀY có đến ~110 người bị hành quyết. Thật kinh khủng!

Những câu chuyện thương tâm
Có rất nhiều câu chuyện đau thương về hậu quả của CCRĐ. Đã có nhiều người viết thành sách, tiểu thuyết. Ngay cả một người sắc máu như Tố Hữu mà còn phát biểu rằng “Không thể tả hết được những cảnh tượng bi thảm mà những người bị quy oan là địa chủ, ác bá (mà trong thực tế là trung nông) phải chịu đựng ở những nơi được phát động.”

Người bị xử bắn đầu tiên trong vụ CCRĐ là bà Nguyễn Thị Năm. Bà là một ân nhân lớn của các ông như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Lê Giản, Hoàng Hữu Nhân (Bí thư Thành uỷ Hải Phòng), Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, v.v. Bà từng đóng góp cho Cácn mạng Tháng 8 20,000 đồng bạc Đông Dương (tương đương 700 lượng vàng). Con trai của bà có người làm đến chức trung đoàn trưởng trong quân đội Việt Minh.

Vậy mà khi CCRĐ xảy ra, người ta đem bà ra xử và bắn chết! Các ông như Trường Chinh (lúc đó là trưởng ban CCRĐ) và Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đâu mà không can thiệp? Họ trả nghĩa bà Năm như thế chăng? Thứ tình nghĩa gì mà quái gở như thế? Trong cuốn “Trần Huy Liệu – Cõi đời”, tác giả Trần Chiến kể lại buổi đấu tố bà Năm như sau:

“Hôm ấy là ngày 22/5/1953, trời nắng chói chang. Để tránh cái nắng nóng nhiều người đã lấy cành cây che đầu, nhưng vì làm như thế thì người ngồi sau sẽ bị che khuất nên Chủ tịch đoàn đã yêu cầu mọi người vứt lá đi. Phiên tòa hôm ấy khoảng 1 vạn người. Cũng như ngày trước, 
Chủ tịch đoàn lại ra lệnh cho quần chúng hễ thấy địa chủ vào là đả đảo kịch liệt. Khi bà Nguyễn Thị Năm và hai con Hanh, Công (2) cùng đầy tớ là đội Hàm, Chính, Chiêu được Đội dân quân dẫn vào các bần cố nông đã bật dậy hô đả đảo vang trời. Có người còn đòi “bọn địa chủ gian ác” phải đứng lên cao và quay mặt tứ phía cho ai nấy đều trông thấy mặt để đả đảo.

Chủ tịch đoàn giới thiệu từng tên “địa chủ ác ôn” và ngắc ngứ đọc lý lịch, nhưng không nêu tội ác cụ thể. Cứ sau mỗi lần như vậy những người tham dự phiên tòa lại hô vang 3 lần: “Đã đảo, đã đảo, đã đảo!”.

Đám đông đã tỏ ra hết sức phẩn nộ trước thái độ của đội Hàm. Đôi mắt anh này cứ gườm gườm đầy thách thức. Nhiều người đã hét lên yêu cầu lính gác phiên tòa “tát cho nó nảy đom đóm mắt ra để nó cúi gằm mặt xuống mà nhận tội”. Rút kinh nghiệm lần trước, Chủ tịch đoàn tuyên bố đề nghị quần chúng phải giữ vững trật tự và không cần đánh đập tội nhân hay bắt quỳ, bò”.

Cũng có những người lên tố, nhưng do trình độ, học vấn không có nên nói không đạt ý, không rõ việc. Không ai hiểu họ nói gì. Một bà tên là Minh nói việc chẩn bần tại đồn điền Đồng Bẩm năm 1945 đã làm bao nhiêu người chết đói, rồi kết luận bằng những câu: “Mày đừng nhận là chủ đồn điền có được không?”, “Mày chỉ có hình thức thôi” và “Mày nói nhân nghĩa mà mày không nhân nghĩa gì cả” khiến người nghe không hiểu tội bà Năm ở đâu.

Còn một ông tên là Giồng tố cáo bà Năm đã cướp gánh cỏ của ông ta để cho ngựa của bà ăn và cướp cả giỏ củ mài làm cho cả nhà ông ta phải nhịn đói.
Hài hước hơn cả là trường hợp của một chị có tên là Lý. Chị Lý tố cáo rằng, chị ta là con nuôi của bà Năm, được bà Năm trang điểm cho để định gả cho một võ quan Nhật. Nhưng sau khi biết chị chỉ là thân phận tôi đòi, không có tiền của gì thì tên Nhật lại không lấy và chị lại bị bà Năm bắt lột trả lại quần áo, trở lại thân tàn ma dại như trước. Nội dung tố cáo chỉ là thế, nhưng vì chị ta vừa nói vừa khóc nên không ai rõ chị ta nói gì.”
Sau khi bà Năm bị tử hình, một bài báo xuất hiện trên tờ “Nhân dân” có tựa đề là “Địa chủ ác ghê” của tác giả kí tên là C.B. Bút danh này đã được ông Hồ Chí Minh dùng rất nhiều lần trong thời gian đó. Do đó, người ta nghi ngờ rằng chính ông Hồ là tác giả bài viết mang tính đấu tố này.

Đài RFA có hẳn một mục dành cho những câu chuyện mang tính cá nhân về CCRĐ. Sau đây là vài câu chuyện thật mà đọc lên chúng ta thấy không biết tại sao con người lúc đó quá tàn ác với nhau.
Về những người tố cáo, qua lời kể của Nhà văn Nguyễn Chí Thiện:
“Họ bị kích động nhiều, bị kích động hơn là bị ép buộc anh ạ. 

Nhưng số người mà sau này họ hăng say lao theo thì đông, chứ còn số người miễn cưỡng lên thì ít thôi. Nhưng phải nhớ một điều là từ đầu đã có một sự cưỡng bức rồi. Những người hăng say thì không phải là tự họ họ lên đâu, mà họ không lên cũng không được. Qua quá trình kể khổ rồi khơi sâu lòng hận thù thì nhiều người trở thành hận thù thật. Họ lên họ làm việc đó.

Chỉ riêng trong gia đình thôi thì là một sự miễn cưỡng rõ rệt anh ạ. Thí dụ như con dâu mà lên tố bố chẳng hạn, tố là ông ấy hiếp mình thế nọ thế kia thì ăn nói nó có vẻ gượng gạo, không có tinh thần hăng say như những người khác.

Có một điều đặc biệt là, ông ta đã ngoài 60 rồi, mà ông ta vẫn cứ phải xưng cháu hoặc xưng con với bất cứ một người nào lên đấu tố, dù người lên đấu tố chỉ đáng tuổi con ông thôi. Thâm chí tôi còn nhớ một cô con gái lên tố ông ta thì ông ta cũng phải xưng con với người con gái đó – con gái mình đẻ ra đấy ạ.”

Còn người ngồi ghế xử án:
“Bây giờ nói đến tòa án nhân dân mà ngồi xử thì toàn là nông dân thôi, toàn là nông dân họ sắp xếp lên ngồi thôi. Chị làm “chánh án”, tôi còn nhớ chị ấy còn mù chữ nữa anh ạ, không biết viết a,b,c thế mà lại lên làm chánh án.

Sau một ngày đấu tố nhục nhã như thế rồi thì họ bắt đầu họ tuyên án. Họ tuyên án với tất cả những tội ác mà địa chủ đã phạm phải, mà toàn bộ là bịa đặt thôi. Người ta tuyên án ông ấy tử hình. Đặc biệt là trong quá trình đấu tố thì ông địa chủ này không có quyền cãi mà chỉ có quyền bất cứ ai đấu tố thế nào đều chỉ có quyền “nhận tội” – nhận tội lỗi của mình chớ không hề có một lời cãi nào được phép cả.”

Họ làm gì với nạn nhân đã bi tử hình?

“Buổi hôm đó, tôi còn nhớ là sau khi đấu tố xong thì lập tức có 6 anh du kích. 6 anh du kích này đứng cách khoảng độ 2 mét… thế là bắn chết ông ta ngay. Sau khi bắn chết xong thì chặt dây thừng – không phải là cởi nữa mà là chặt dây thừng, lấy con dao chặt dây thừng ra và lôi ông ta ra chỗ cái hố đó. Xin nhớ một điều, không có áo quan anh nhá. Thế là họ vất tụt xuống hố đó là lấp đất ngay lập tức thôi. Lấp đất xong thì đất ấy cũng không được đấp thành mộ mà đấp bằng như bình thường thôi chớ không đấp gồ lên như một khối u như là một mộ phần anh ạ. Đấy là điều mà tôi chứng kiến tận mắt.”

Ông Nguyễn Văn Thủ kể lại vụ xử cha mẹ của vợ nhà thơ Hữu Loan:
“Bà ấy lên, lật ngửa mặt cụ ra, rồi chỉ vào tận mặt và nói: con Ly, tên bà cụ là Ly, vợ chồng mày ép buộc tao, phải gả con gái cho con mày…rồi bà ấy khóc hu hu lên…rồi xin đội cải cách cho đem con gái về… rồi bà ấy bảo là mày dụ dỗ con tao đi Nam để cho bố mẹ lià con…

Lúc ấy, tự nhiên nó như ma quỉ cám dỗ, người ta nhìn thấy nhà tôi, người ta như muốn ăn thịt luôn, họ muốn làm gì thì làm. Lúc ấy, người nào càng hăng hái, càng tốt, càng đấu tố, càng đánh đập, thì càng tốt. Có những người bị tử hình, ông cụ tôi bị kết án tử hình, bắn chết ngay, lôi ra bắn chết ngay, bắn ngay trước mặt mọi người, con cháu… Đấu tố bố mình, bắt phải ra nhìn…Còn những người khác bị tra tấn, bị chết thì cho là họ tự tử, bắn thì rõ ràng rồi, mấy trường hợp…Cuối cùng thì sửa sai, biết là sai lầm, rồi xin lỗi, thế thôi !”
Đối xử với nạn nhân như là thú vật. Trung tá Trần Anh Kim kể:
“Toàn bộ những cái bố tôi kể thì tôi còn ghi được nguyên cuốn băng. Cứ làm như thế, hàng ngày làm như thế, làm để bắt nhận là Quốc Dân Đảng. Bố tôi không nhận QDĐ, bố tôi bảo rằng bố tôi chẳng biết QDĐ là ai cả, chỉ biết đảng viên đảng CS thôi. Thế người ta không quy được cho bố tôi QDĐ thì người ta lại đưa bố tôi lên địa chủ luôn.

Địa chủ ngày đó là địa chủ “phân” anh ạ. Thí dụ mỗi một thôn là mấy địa chủ thì cứ thế người ta đưa lên thôi. Cuối cùng thì cũng bị tù không án, hai năm. Mà khốn nạn hơn thời tôi tù nhiều. Tức là tay thì trói cánh khuỷu ra đàng sau, chân thì cùm, quần áo thì chẳng có mặc, cứ nằm như thế ở dưới sàn chuồng trâu thôi.

Lúc bấy giờ tôi còn nhỏ, khoảng 10 tuổi, tôi mang cơm cho bố tôi thì khổ thế này: đầu tiên mang ra ngõ thì mình cũng chẳng biết gì cả, lúc bắt bố tôi thì tôi biết nhưng bắt ông tôi thì tôi không biết. Lúc bắt bố tôi thì tôi chỉ biết khóc thôi. Tôi thấy tự nhiên người ta đến nhà mình, 5 người đến, người ta dằn bố mình ra người ta trói mang đi, nói thằng này là QDĐ, trói mang đi thì mình chỉ biết khóc thôi. Không biết làm gì cả.

Ra ngõ thì gặp đội, thế là nó quát ầm lên: “thằng này con nhà QDĐ, cháu địa chủ, tại sao mày gặp chúng tao mày không chào, mày không quì xuống”. Lúc bấy giờ biết đâu được, chỉ khóc thôi. Tôi khóc và bắt đầu quỳ xuống, nó bảo từ nay trở đi mày gặp chúng tao mày phải quỳ xuống, mày lạy các ông đội, xin phép các ông đội, xin phép các ông cốt cán để tôi mang cơm cho ông tôi, cho bố tôi, thế thì chúng tao cho đi.

 Thế thì cuối cùng từ đấy thì cứ quen như vậy. Cứ ra ngõ gặp người ta là phải quỳ xuống, xong lại xin phép các ông cốt cán để tôi mang cơm cho ông tôi, cho bố tôi. Gọi là cơm nhưng có cơm đâu, chủ yếu là khoai thôi.

Nắm cơm mang xuống thì thế này. Người ta dùng ngay cái trét xúc cứt đấy ông ạ, xúc phân gà, nó xắn vào chén cơm. Tôi cũng chẳng biết gì cả, tôi chỉ biết người ta làm như vậy thôi. Nhưng ông thôi thì rất hăng. Ông tôi bảo tại sao lại phải làm như vậy thì nó bảo là phải kiểm tra xem bọn địa chủ nó có tiếp tế cho nhau không, nó có thông tin cho nhau không, chúng ta phải kiểm tra.

Có hôm thì họ làm như vậy, có hôm thì không có trét, nó rút ngay cái cọc ở chuồng lợn bên cạnh con trâu, thế thì họ chọc vào cơm, chọc luôn vào khoai, bảo chúng tao phải kiểm tra. Năm đó thì có gì đâu, có cái gáo dừa thôi mà. Cái gáo dừa treo hai cái dây lủng là lủng lẳng đem nước vô cho ông – nó đổ đi một nữa xong nó đái vào đấy. Tôi cũng chẳng biết gì, chỉ biết như thế thôi.

Nhưng ông tôi quát rầm lên thì nó bảo rằng cho chúng mày uống để mà sáng mắt ra, cho chúng mày hết tư tưởng bóc lột, hết tư tưởng ức hiếp nhân dân. Nó cứ chửi ông tôi như thế – tôi cũng chỉ biết khóc, chẳng biết làm thế nào cả. Mình chỉ mang đi cho ông, mang đến chỗ thì lại về rồi.”
***
Những câu chuyện thương tâm về CCRĐ thì cả bộ sách viết cũng chưa chắc đủ. Nhưng tôi có cảm giác là hình như vẫn chưa có những nghiên cứu hàn lâm về CCRĐ và hậu quả của nó, một phần có lẽ do thiếu thông tin (vì Nhà nước VN không cung cấp), một phần do bản chất “tế nhị” của vấn đề nên các nhà nghiên cứu trong nước không muốn/dám động đến.
Với hàng trăm ngàn người chết mà cho đến nay chẳng ai đứng ra chịu trách nhiệm về những tang thương xảy ra trong thời CCRĐ. Ngược lại, người ta còn có vẻ tự hào triển lãm những thành quả của CCRĐ! Mà, cuộc triển lãm cũng chỉ là những trưng bài mang tính một chiều, mà không dám trưng bày những góc cạnh tối của sự kiện. Người ta chỉ tuyên bố theo kiểu sáo ngữ như “Cải cách ruộng đất là một cuộc cách mạng dân chủ ‘long trời lở đất’, mang lại những giá trị to lớn của một xã hội mới, một chế độ mới, một cuộc sống mới cho người dân Việt Nam”, nhưng không dám nói lên sự thật về hàng trăm ngàn cái chết oan. Thật tình mà nói, tôi không rõ CCRĐ đã đem lại cuộc sống mới và giá trị mới gì, nhưng có lẽ đó là sự thành công trong việc xoá bỏ giai cấp “trí hào” ở nông thôn và nền tảng đạo lí của xã hội VN. 

Chúng ta đã thấy xoá bỏ giai cấp đó thì dần dần hình thành một giai cấp thống trị mới xem ra còn khắc nghiệt hơn và hệ thống hơn giai cấp trí hào cũ.

Cuộc CCRĐ còn làm đảo lộn luân thường đạo lí của xã hội VN. Có người Việt bình thường nào có thể tưởng tượng nổi con đấu tố cha, con dâu tố cha chồng, vợ đấu tố chồng, v.v. Tất cả đều chỉ là làm theo những vở kịch đã được diễn tập, hoặc bị kích động. Đây phải nói là một đề tài nghiên cứu tâm lí rất độc đáo.

 Một con người bình thường khi được trang bị cho một thứ chủ thuyết nào đó họ sẽ trở thành những tên sát nhân nguy hiểm. Đó là bằng chứng từ nghiên cứu vào thập niên 1950. Có lẽ những người đứng đằng sau cuộc CCRĐ đã rành những chứng cứ đó nên họ áp dụng rất thành thục, và hệ quả là một xã hội bị đảo lộn về tôn ti trật tự. Sự đảo lộn vẫn còn để lại hệ quả cho đến ngày hôm nay.

Một trong những ông tổ cộng sản và cũng là tên đồ tể giết người không gớm tay là Josef Stalin từng nói rằng “một cái chết là một thảm trạng; hàng triệu cái chết là một con số thống kê” (The death of one man is a tragedy; the death of millions is a statistic). Câu nói lạnh lùng hàm ý rằng giết một người thì sẽ có người quan tâm làm lớn chuyện vì họ động lòng, nhưng giết hàng triệu người thì chẳng mấy ai quan tâm vì người ta sẽ mệt mỏi với sự thương tâm (emotional fatigue) và nó chỉ là con số thống kê. Đối với nhà độc tài như Stalin thì mạng sống con người chẳng có nghĩa lí gì vì nó như là một con số thống kê.

Chúng ta thường hay kinh hãi trước những cái chết trong cuộc “cách mạng văn hoá” ở Tàu với hàng chục triệu người bị giết oan. Nhưng trớ trêu thay, ít người trong chúng ta kinh hãi trước 120,000 người hay 1% đồng hương của mình bị giết chết trong thời CCRĐ! Có người nghĩ rằng sự kiện CCRĐ là chuyện quá khứ, đảng và Nhà nước đã chính thức xin lỗi, nhắc lại làm gì. Nhưng tôi nghĩ suy nghĩ đó không đúng.

 Nhắc lại hay nghiên cứu về sự kiện trong lịch sử không phải để trả thù ai, mà để học hỏi từ những bài học quá khứ. Có triết gia từng nói và tôi đồng ý: Những kẻ nào không học từ lịch sử thì sẽ có ngày lặp lại những sai lầm của quá khứ. Do đó, phải học từ những sai lầm trong quá khứ để không vấp phải chúng một lần nữa.


Cải cách ruộng đất: Lệ thuộc Nga – Tàu?

Posted by adminbasam on 12/09/2014
GS Nguyễn Văn Tuấn
12-09-2014
Có lẽ chẳng phải là một “phát hiện” vì hai lá thư dưới đây đã xuất hiện khá lâu trên mạng. Đó là hai lá thư cụ Hồ Chí Minh gửi cho Stalin vào ngày 30/10/1952 và 31/10/1952. Nội dung thư vừa báo cáo vừa xin ý kiến chỉ đạo của Stalin về cuộc “Cải cách ruộng đất” (CCRĐ). Hai lá thư là chứng từ cho thấy thời đó miền Bắc VN quá lệ thuộc vào Tàu và Nga (Liên Xô).
Lá thư thứ nhất đề ngày 30/10/1952 báo cáo cho Stalin biết rằng ông (Hồ Chí Minh) đang soạn đề án CCRĐ. Ngoài việc xin viện trợ về thuốc men và vũ khí, ông xin được “chỉ thị” của Stalin về vấn đề CCRĐ.
Lá thư thứ hai thì ngắn hơn thư thứ nhất. Đáng chú ý trong thư này là chương trình hành động CCRĐ có sự trợ giúp của Lưu Thiếu Kỳ (?) và một người Tàu khác tên là Văn Sha San (*). Thư ghi rõ ràng là xin được “chỉ dẫn”.
Miền Nam cũng có cải cách điền địa dưới cái tên (tôi nghĩ) hay hơn: “Người cày có ruộng”. Nhưng khác với CCRĐ ở ngoài Bắc, người cộng sản du nhập “đấu tranh giai cấp” vào công cuộc cải cách, ở miền Nam người ta thực hiện một cách êm thắm, không có ai chết hay bị oan ức (ít ra là trên báo) và cũng chẳng có đấu tố man rợ như vụ CCRĐ ngoài Bắc. Chính quyền miền Nam lúc đó chẳng xin chỉ thị hay xin hướng dẫn của ai. Có thể đọc bài của Ts Nguyễn Tấn Hưng để biết thêm chi tiết và thống kê thời “Người cày có ruộng”.
Hai lá thư của cụ Hồ thêm những chứng từ về sự lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô của chính quyền ngoài Bắc. Không ai ngạc nhiên về sự lệ thuộc ngoại bang thời đó. Nhưng vấn đề là chính quyền ngoài Bắc tuyên truyền rằng chính quyền miền Nam lệ thuộc vào Mĩ. Nói theo cách nói của Tây là vườn nhà mình không sạch mà chõ miệng sang chê vườn nhà người ta dơ.
====
Thư ngày 30-10-1952
Đồng chí Stalin kính mến
Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.
- Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.
1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày.
2. Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và cũng có ngừơi chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về vấn đề này chứ.
3. Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh ( thuốc sốt rét) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm
4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau
(a) Pháo cao xạ 37 li cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.(b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu(c) 200 khẩu súng phòng không 12,7 li và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.
Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc tốt đẹp nhất
Hồ Chí Minh
30-10-1952 (đã ký)
(Trong bức thư thứ 1, Hồ Chí Minh ký tên Tàu.)
=====
Thư ngày 31/10/1952
Đồng chí Stalin thân mến:
Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam.
Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San (*).
Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn.
Gửi lời chào cộng sản.
Hồ Chí Minh, 31/10/1952
Nguồn: FB Nguyen Tuan

——
(*) Ghi chú của trang BS: Lưu Shao Shi và Văn Sha San là Lưu Thiếu Kỳ và Vương Giá Tường


 MẸ TÔI TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

Posted by adminbasam on 14/09/2014
Trần Mạnh Hảo
14-09-2014
Năm cải cách ruộng đất ở làng tôi sau tết 1956-1957, là đợt long trời lở đất cuối cùng của cuộc tắm máu, trời rất rét, nạn rận chấy hành hạ dân chúng khủng khiếp hơn bao giờ, có nguy cơ chết vì rận chấy nhiều hơn là chết vì đảng bác xử bắn oan , (xử bắn, đấu tố toàn người tốt, người nghèo bị quy oan do số phần trăm đảng đội áp đặt lên từng làng từng xã). Nếu không có nạn rận chấy năm đau thương khốn khổ tột cùng ấy, có lẽ ba mẹ con tôi đã chết đói ( vì bố tôi đang bị đảng- đội bắt giam tội địa chủ) vì không có hạt gạo nào để nấu cháo…
Các bạn biết tôi hành nghề gì để cứu đói cả nhà trong khi mới chỉ 10 tuổi đầu ? Tôi làm nghề bắt rận thuê cho các gia đình cán bộ và gia đình các ông bà ông nông dân bần cố vừa được chia của từ các gia đình phú nông địa chủ. Chẳng là thấy có đứa bạn gái cùng học vỡ lòng với tôi con ông đội trưởng xóm tôi ngồi bắt rận khi tôi đi qua nhà nó, nó hét lên sợ hãi vì rận bám đầy quần áo nhà nó. Thấy tôi đi qua, nó bảo : thằng con địa chủ Hiền kia, mày vào bắt rận giúp tao, tao bảo bố tao cho mày bò gạo về ăn cho khỏi chết đói…
Tôi hăng tiết, bắt rận giúp nó nhanh hơn khỉ, bắt được con nào cũng cho vào miệng cắn cái bép, khiến môi tôi đỏ như ăn trầu. Tôi bắt một buổi sáng hết sạch rận trong đống áo quần hôi như cú của nhà con gái ông cán bộ…Gia đình ông trưởng xóm cho tôi đúng một bò gạo vì công bắt rận tài ba. Tôi mơ ước làm giàu bằng nghề bắt rận. Cầm tí gạo gói trong lá khoai ngứa, đi qua nhà thờ, tôi quỳ xuống làm dấu thánh giá xin với Chúa và Đức Mẹ rằng : con cám ơn Chúa và mẹ Maria, con xin Chúa ban cho làng con, xã con, tỉnh con, nước con mãi mãi tràn ngập rận chấy để con làm giàu bằng nghề bắt rận thuê. Cứ như vậy, thiên tài bắt rận thuê của tôi vang lừng thôn xóm. Ngày nào tôi cũng kiếm được gạo, một hay hai bò (bơ, lon) gạo về nấu cháo cho mẹ và hai em ăn khỏi chết đói…
Hôm đó khoảng gần 12 giờ trưa tôi về nhà sau khi đã được trả công gần hai lon gạo vì bắt rận thuê cho hai gia đình cán bộ thôn thì nghe nhà tôi có biến. Đám người bần cố nông quá đông đúc kéo đến nhà tôi dỡ nhà, dỡ bếp vì họ được đội cải cách chia cho mọi tài sản trong nhà tôi từ cái thìa cái đũa đến cái bát, cái mân , cái nồi con dao cái thớt…
Tôi khiếp đảm thấy mẹ tôi vừa khóc vừa chửi bọn chúng và hai tay cầm hai con dao bầu nhọn hoắt đang xông vào đâm ông Xoan, ông Chúc ( hai ông bần cố nông này được chia cái nhà chính của ông nội tôi đã di cư để lại), hai ông tí chết vì hai nhát dao đâm sẩy của mẹ tôi. Hình như mẹ tôi điên rồi, vừa chửi vừa quyết sống mái với bọn đến dỡ nhà cướp của. Mẹ tôi vừa khóc vừa dứ dứ hai con dao quyết lao vào đâm bọn dỡ nhà, khiến một tên vừa leo lên mái sợ quá đã ngã xuống gãy chân. May mà có mấy người bà con hàng xóm đến hỗ trợ mẹ tôi. Tôi bỏ gói gạo trong lá khoai xuống đất, hai tay cầm hai cục gạch đứng bên mẹ nói : tao thề chết bảo vệ mẹ tao, chúng mày ác Chúa phạt liền đó, thấy chưa, ngã xuống đất gãy chân kìa…Mẹ tôi lên cơn rồi, bà quyết sống chết bảo vệ căn nhà chính mà không đủ sức bảo vệ cái bếp đang bị mấy người bần cố nông khác dỡ mất, phá cướp sạch rồi…
Mẹ tôi vừa khóc vừa múa dao kể rằng : bớ bọn ác nhân kia, bố chồng tao đêm nào cũng đi cất vó, ngày nào cũng ra đồng cày bừa với ông Mục cày thuê cho hai mẫu ruộng sao địa chủ được. Chúng mày cứ xông vào cướp, xông vào dỡ nhà đi, tao sẽ đâm chết hết chúng mày rồi có bị Hồ chủ tịch cắt lưỡi, xẻo vú cũng cam lòng…Nào thằng kia, con kia, leo lên mái nhà thử coi, tao đâm chết ngay thằng Xoan, thằng Chúc liền này…
Lão Xoan, lão Chúc gọi dân quân đến với súng ống lên đạn cạch cạch nghe chết khiếp… Tôi nghĩ phen này chúng nó bắn mẹ mình rồi, hai tay tôi vẫn cầm hai cục gạch chạy đến đứng trước bụng mẹ. May mà có ông Bính bí thư làng (người chuyên làm nghề ăn trộm ăn cắp) đến kịp nói nhỏ vào tai lão Thảnh đội trưởng đội dân quân một lúc thì đội dân quân du kích rút đi… Sau này mới biết ông Bính (người từng mê mẹ tôi khi mẹ chưa lấy bố tôi) nói với dân quân rằng: “Nhà thằng Ký Sinh (ông nội tôi đã di cư) và con là thằng Hiền chồng con điên kia đã nằm trong danh sách sửa sai xuống thành phần…”
Lão Xoan, lão Chúc hai tên bần cố nông chuyên ăn trộm thấy tình thế không thể dỡ nhà mang đi được vì sợ con mẹ điên cầm dao đang quyết đâm chúng nếu không có mấy bà con giữ tay can gián, bèn lủi mất… Mẹ tôi gục xuống đống gạch vụn của căn bếp ba gian vừa bị chúng cướp phá dỡ mang đi từ hòn gạch, khóc rồi ngất luôn, không còn thời gian đâu ra ngăn bà Y đang phá cổng nhà tôi lấy gạch…
Chiều đó, mẹ tôi vẫn phải ra đồng bắt cá về cho ba đứa con ăn với cháo do thằng Hảo bắt rận thuê mà có được tí gạo. Khi mẹ về, giỏ cá đã mất, vì bị bọn ông bà ông nông dân chăn trâu cướp mất giỏ cá, lại bị chúng dùng roi trâu quất lên mặt mẹ ba con lươn đỏ như máu vì mẹ quên khoanh tay cúi chào bọn trẻ trâu đang cưỡi trâu trên đường theo quy định của đảng –bác – đội rằng: con vợ địa chủ Hiền, con dâu địa chủ đại gian đại ác Ký Sinh đã theo giặc vào Nam kính chào kính lạy ông bà ông nông dân cưỡi trâu ạ…
Chuyện về mẹ tôi còn dài, viết một cuốn tiểu thuyết về bà cũng không hết, kỳ sau xin kể tiếp…
Sài Gòn 14 – 9 – 2014
T.M.H.

Cải Cách Ruộng Đất (của Võ Trường Sơn)

Đây là tài liệu nghiên cứu công phu của Võ Trường Sơn
Tài liệu mô tả những sự thật rõ ràng về Cải Cách Ruộng Đất
mà Hồ chí Minh và đảng Việt cộng miền bắc đã đề xướng
và thi hành đẫm máu kinh hoàng hồi thập niên 1959.
Theo lệnh của Mao Trạch Đông và đồng bọn cộng sản Tàu,
qua chính sách cải tạo xã hội tàn bạo ghê rợn: chúng
cướp tài sản ruộng vườn nhà cửa, giết mấy trăm ngàn 
dân chúng & cán bộ, tàn phá cấu trúc và đạo lý xã hội
Việt Nam. Một tội ác to lớn, Việt Cộng không thể che dấu!
KÍNH NHỜ QUÝ VỊ PHỔ BIẾN RỘNG RÃI

Cải Cách Ruộng Đất (của Võ Trường Sơn)

Cuộc cải tạo Nông Nghiệp tại miền Bắc
            -Những Vấn đề căn Bản
            -Bối cảnh
            -Chiến lược và sách lược
Những giai đoạn đấu tranh trước 1954
            -Chính sách thuế nông nghiệp
            -Giai đoạn đấu tranh chính trị
            -Đấu tranh giảm tô

Giai đoạn đấu tranh sắt máu sau 1954
-Giai đoạn đấu tranh đẫm máu
-Phản ứng của nhân dân đưa đến quyết định sửa sai
-Cuộc đấu tranh tiếp theo của nhân dân miền Bắc

Mục tiêu của Hợp Tác Hóa Nông Nghiệp
-Giai Đoạn Tổ Đổi Công
-Giai Đoạn Hợp Tác Xã Cấp Thấp
* Nguyên Tắc Căn Bản
* Chế Độ Đóng Góp
* Chế Độ Hưởng Thụ
* Phản Ứng Của Nông Dân

Xây dựng lực luợng để xâm chiếm miền Nam
            -Tổng Biên Chế Quân Đội Miền Bắc
            -Xây Dựng Các Công Trình Sản Xuất Chiến Lược
            -Cơ Sở Quân Sự và Xa lộ Chiến Lược
            -Xây Dựng Lực Lượng Chính Quy Bắc Việt
            -Xâm Chiếm Miền Nam


(bấm vào link này đọc
Cải Cách Ruộng Đất (của Võ Trường Sơn)

-------------------------------------------------- (Bài trích)---------------------------------------

I. Những Vấn Đề Căn Bản Của Cuộc Cải Tạo Nông Nghiệp
Vào tháng Mười năm 1987, nông dân tại một số tỉnh thuộc đồng bằng Cửu Long đã biểu tình chống đối Việt cộng vì những hành động tham nhũng và cướp giật ruộng đất do cán bộ Việt cộng chủ xướng nhân cuộc "cải cách ruộng đất năm 1983". 

Ngày 9 tháng 11, 1987, hàng trăm nông dân từ các tỉnh miền Tây đã tổ chức biểu tình chống chính quyền Việt cộng ngay tại Sài Gòn. Pháp Tấn Xã tại Sài Gòn mô tả một tình trạng náo loạn chưa từng thấy kể từ năm 1975. (Thật ra, kể từ khi Việt cộng trục xuất các phóng viên báo chí và truyền hình ra khỏi Việt Nam vào năm 1976 thì truyền thông Tây phương hầu như mù tịt về tình hình Việt Nam. Mãi cho tới 1986, 1987, khi Nguyễn Văn Linh cho phép báo chí, truyền hình Tây phương trở lại Việt Nam trong mục đích ve vãn dư luận quốc tế, thì báo chí mới bắt đầu nhìn thấy một số hiện tượng bề ngoài với một mức độ hạn chế). 

Những biến cố nói trên tương đối ôn hoà nếu ta so sánh với vụ Khởi nghĩa của Nông dân Quỳnh Lưu bị đàn áp đẫm máu vào năm 1956, vụ thanh niên Nam Bộ tập kết đốt phá bót Cảnh sát bờ hồ Hà Nội, vụ đảng viên Việt cộng tìm nhau để chém giết trả thù nhân vụ Cải tạo Nông nghiệp đưa đến biện pháp "sửa sai". Lý do chính khiến có sự khác biệt về mức độ bạo động là vì hoàn cảnh chính trị đã khác nhiều; năm 1983, bạo quyền Việt cộng đã cực kỳ suy yếu, ruỗng nát so với năm 1956, và nhân dân ta ở trong Nam đã được tổ chức và hướng dẫn để đề kháng một cách hữu hiệu hơn thời gian 30 năm trước. Do đó, Việt cộng đã không dám thực hiện các biện pháp mạnh tay trong chính sách ruộng đất. Mặc dầu hai cuộc Cải cách Ruộng đất có khác nhau ở mức độ sắt máu; nhưng, những vấn đề căn bản của cả hai cuộc Cải cách Ruộng đất của Việt cộng chỉ là một: Đó là các vấn đề Bản Chất, Mục Tiêu và Hậu Quả.

1. Bản Chất Của Cuộc Cải Tạo Nông Nghiệp
Quan niệm Cải cách Ruộng đất không phải là quan niệm mới mẻ. Montesquieu, trong tác phẩm "Espuis des Lois" năm 1748, có viết rằng:"Trong một nền dân chủ tốt, chia đều đất đai chưa đủ; cần phải chia nhỏ ruộng đất như người La Mã đã làm" (xem tác phẩm "Espuis des Lois", quyển V, chương VI). Trong các chế độ dân chủ, bản chất của Cải cách Ruộng đất là hữu sản hoá dân nghèo để giúp họ có cơ hội phát triển và xây dựng đời sống kinh tế bắt đầu từ mảnh đất mà họ làm chủ, dù chỉ là một mảnh đất nhỏ. 

Trong các chế độ Cộng sản, bản chất của Cải cách Ruộng đất là đảo lộn toàn bộ tổ chức xã hội bằng cách phế bỏ quyền tư hữu đối với tất cả ruộng, đất, vườn, ao, hoa màu, trâu bò và dụng cụ sản xuất như cày, bừa, cuốc, xẻng, cối xay lúa, cối giã gạo, v.v.... Nói theo ngôn ngữ Việt cộng, đó là tiến hành cuộc Cách Mạng Quan Hệ Sản Xuất trong đó có việc thay đổi quyền làm chủ đất đai, quyền làm chủ tư liệu sản xuất, và thay đổi quan hệ giữa người với người (tức là tương quan chủ - thợ). Có lẽ sự thay đổi tương quan chủ - thợ có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất đối với số phận của tất cả mọi nông dân từ bần nông đến chủ đất, vì nó biến họ vĩnh viễn thành những người thợ vô sản phục vụ cho chủ nhân ông Cộng sản, trong một tương quan na ná hoặc tệ hơn một nông nô dưới chế độ phong kiến. Một hệ luận quan trọng của việc phế bỏ quyền tư hữu là sự tập trung đất đai vào tay nhà nước trong chế độ Cộng sản, thay vì chia nhỏ đất đai như trong một chế độ dân chủ. Điều này không phải là điều tình cờ phù hợp với mục tiêu của Cải cách Ruộng đất mà ta đề cập dưới đây.  

2. Mục Tiêu Của Cuộc Cải Tạo Nông Nghiệp
Mục tiêu tối hậu của việc phế bỏ quyền tư hữu đất đai là để giành giật khả năng và quyền lực chính trị khỏi tay nông dân, và tập trung quyền lực chính trị đó vào tay chế độ chuyên chính vô sản. Những người thợ và trí thức vô sản bị mất hết quyền lực chính trị vì họ bị khống chế bởitên chủ Việt cộng qua hệ thống hộ khẩu và chế độ bình công chấm điểm. Họ chỉ được đủ ăn tới một mức... lúc nào cũng còn đói, nếu họ tuân theo những quy luật do "tên chủ" Việt cộng đề ra. Trong tay họ không có tài sản, không có tiền, không có vũ khí; họ bị cô lập bởi hệ thống công an, bởi thế; về phương diện quyền lực chính trị, mỗi nông dân là một con số không trong chế độ Cộng sản. Trong một chế độ dân chủ, một nông dân dù nghèo rớt cũng còn có một chút vốn kinh tế vì họ còn làm chủ được tấm thân của họ, nghĩa là họ còn có một chút quyền lực chính trị. Đem gom góp hàng triệu những quyền lực chính trị nho nhỏ đó, người ta có thể tạo nên một thế lực tương đối lớn để tự bênh vực mình. 

Trong chế độ Cộng sản, nếu đem gom góp một triệu con số không (của quyền lực chính trị của mỗi nông dân), ta cũng vẫn chỉ được một con số không thiệt to. Hiểu được như thế, ta hiểu được hậu quả của cuộc cải cách ruộng đất đối với việc củng cố bộ máy đàn áp kềm kẹp của Việt cộng ở miền Bắc.  


3. Hậu Quả Ngắn Hạn Của Cuộc Cải Tạo Nông Nghiệp
Qua sự tập trung đất đai, phương tiện sản xuất và đoàn ngũ hoá nông dân thành giai cấp nông nô sau cuộc Cải tạo Nông nghiệp, Việt cộng hoàn toàn nắm hết tài nguyên, lương thực, khởi sự xây dựng các nông trường quốc doanh, chuẩn bị đạo quân xâm lược Lào và miền Nam Việt Nam (Việt cộng gọi là lấy lương thực phục vụ chiến trường "C" và "B"). Hậu quả trước mắt của cuộc Cải tạo Nông nghiệp là giúp Việt cộng xây dựng cơ sở vật chất để tiến hành chiến tranh. Hậu quả pháp lý của cuộc Cải tạo Nông nghiệp là việc định chế hoá các cơ cấu quyền lực địa phương để tiến hành đấu tranh phi quy ước trong nội bộ chống lại nhân dân miền Bắc. Nói một cách rõ hơn, các hợp tác xã nông nghiệp tại địa phương chính thức trở thành các cơ sở ban phát quyền lợi, thực thi chính sách và Bí thư Hợp tác xã, Bí thư Chi bộ xã là những kẻ có toàn quyền sinh sát tại nông thôn đã biến thành các cường hào ác bá dưới triều đại xã hội chủ nghĩa của "Rợ Hồ". Tóm lại, những hậu quả ngắn hạn và trước mắt là những điều có lợi cho việc củng cố quyền lực chính trị của giai cấp thống trị Cộng sản. Nhưng, hậu quả về lâu về dài là một vấn đề khác.
+


4. Hậu Quả Dài Hạn Của Cải Tạo Nông Nghiệp
Là một vấn đề mà Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh và cấp đầu lãnh các Đảng Cộng sản không nhìn thấy, hoặc vì ảo tưởng trên mây nên đã nhìn sai và tiên đoán sai. Đó là những vấn đề liên quan đến năng suất lao động, năng suất đất đai, cơ cấu sản xuất và thị trường, đưa đến những bế tắc trong nền kinh tế của mọi quốc gia Cộng sản. Vì chủ quan nghĩ rằng quyền lực chính trị có thể giải quyết và "cả vú lấp miệng em" đối với mọi bài toán trong xã hội, các cấp đầu lãnh Cộng sản, và Việt cộng nói riêng, đã bị vỡ mặt khi những bế tắc kinh tế vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của Đảng và các cơ cấu quyền lực chính trị địa phương biến thành các "sứ quân" tự chuyên, tự quản nền kinh tế quốc gia. Nhưng, đây là những chi tiết mà ta sẽ thảo luận khi đi sâu vào các bài nghiên cứu sắp tới.
Một câu hỏi được đặt ra ở đây là cuộc Cải tạo Nông nghiệp tại Bắc Việt đã diễn ra trong hoàn cảnh nào? Để trả lời câu hỏi này, loạt bài nghiên cứu sắp tới sẽ trình bày về bối cảnh Địa lý, Kinh tế, Xã hội và Chính trị của giai đoạn 1949-1957 được tóm lược trong Phần II dưới đây.

Xem toàn bộ tài liệu  (bấm vào link này đọc)
Cải Cách Ruộng Đất (của Võ Trường Sơn)







No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link