Thursday, September 18, 2014

Cộng Sản Việt Nam chuẩn bị giao nước Việt cho Trung quốc


Nó vào nhà ta khoan, cướp, kiếm, tìm... ai? ... trung cộng 

Cộng Sản Việt Nam chuẩn bị giao nước Việt cho Trung quốc

Đảng Cọng Sản Việt Nam Gieo Rắc Chủ Nghĩa Đầu Hàng Trung Quốc















Tiếng nói đảng ta đăng tin như chẳng có gì phải... phiền!

Trung Quốc tuyên bố giàn khoan 981 phát hiện mỏ khí đốt trên Biển Đông

VOV.VN - Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (COONC) vừa tuyên bố giàn khoan Hải Dương-981 đã khám phá ra mỏ khí đốt đầu tiên trên Biển Đông.

Mỏ khí đốt mới được phát hiện mang tên Lingshui 17-2 nằm ở khu vực cách đảo Hải Nam 150km về phía Nam, tức là không nằm trong vùng tranh chấp trên Biển Đông. Mỏ khí đốt này nằm ở độ sâu khoảng 1.500m dưới mặt nước biển. 

Thông tin trên được Tân Hoa xã đưa ra và cho biết giàn khoan Hải Dương-981 đã khám phá ra mỏ khí đốt này. 

Đây cũng chính là giàn khoan được Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 vừa qua. 

CNOOC bày tỏ sự hài lòng về trữ lượng khí đốt tại mỏ Lingshui 17-2. Giám đốc điều hành CNOOC Xie Yuhong cho biết mỏ khí đố này có thể cung cấp tới 56 triệu m3 khí/ngày, tương đướng với khoảng 9.400 thùng chất lỏng/ngày. Ông Xie cho biết trữ lượng của mỏ khí đốt này là rất lớn (có thể lên đến 30 tỷ m3 khí). 

Ông Xie cũng nói rằng đây là lượng khí đốt lớn nhất trong tất cả các mỏ khí đốt mà CNOOC đã thăm dò từ trước đến nay. 

Tuy nhiên, Chủ tịch CNOOC Wang Yilin cho biết việc tìm ra mỏ khí đốt Lingshui 17-2 mới chỉ là bước khởi đầu. Ông Wang cho rằng việc tìm ra mỏ khí đốt này sẽ mở ra triển vọng thăm dò dầu khí của Trung Quốc trên toàn Biển Đông. Điều này có nghĩa là, Trung Quốc có thể tái diễn hành động đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Trước đó,vào cuối tuần qua tờ Wall Street Journal, cho biết CNOOC đã mời các tập đoàn nước ngoài tham gia đấu thầu thăm dò các mỏ dầu và khí ở khu vực ngoài khơi Trung Quốc. 

Theo đó, CNOOC chính thức mời thầu tại 33 mỏ dầu. Tuy nhiên, hầu như không có công ty nước ngoài nào tỏ ra “mặn mà” với việc tham gia đấu thầu bởi chi phí thăm dò và đầu tư phát triển là rất lớn. 

Ngoài giàn khoan Hải Dương-981, CNOOC còn điều động thêm 3 giàn khoan khác ra Biển Đông. Giàn khoan Hải Dương-982 sẽ kết thúc việc thăm dò dầu khí của mình vào năm 2016. 

Theo tờ Wall Street Journal, việc Trung Quốc gia tăng việc thăm dò dầu khí trên biển thể hiện rằng nước này đang quan tâm đến 2 trong số những lợi ích chiến lược của mình, đó là: bảo vệ tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này trên hầu khắp Biển Đông cũng như làm giảm mức độ phụ thuộc vào việc nhập khẩu năng lượng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. 

Việc thăm dò dầu khí trên biển giúp Trung Quốc thể hiện quyền kiểm soát trái phép của mình trên nhiều khu vực ở Biển Đông trong khi vẫn cho phép Trung Quốc thăm dò và khai thác những nguồn năng lượng tại đây./. 



*

Chẳng có gì phải... phiền! vì...

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc

và: tái khẳng định cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ASEAN và Trung Quốc đầu tư và kinh doanh lâu dài tại Việt Nam; củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa Trung Quốc và các nước ASEAN vì lợi ích của một châu Á thịnh vượng, hòa bình và ổn định.

và: khẳng định, đó là Đảng, Chính phủ và nhân dân VN hết sức coi trọng việc phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống với Đảng, Nhà nước và nhân dân TQ, phía VN sẵn sàng cùng phía TQ thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển thực chất và sâu rộng hơn nữa trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - thương mại, đầu tư….

*

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, duy trì môi trường hòa bình và ổn định là một trong những điều kiện tiên quyết cho kinh tế châu Á tiếp tục phát triển bền vững. 


Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự Lễ khai mạc Hội chợ ASEAN-Trung Quốc 2014 

Sáng 16/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự Lễ khai mạc Hội chợ ASEAN-Trung Quốc 2014 (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại và Đầu tư ASEAN-Trung Quốc (CABIS) lần thứ 11 tại thành phố Nam Ninh, Trung Quốc. 

Tham dự Lễ khai mạc còn có Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Phó Chủ tịch nước Lào Buonnhang Vorachith và Phó Thủ tướng nước chủ nhà Trương Cao Lệ. 

Tại Lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh ASEAN và Trung Quốc đã trở thành những đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của nhau. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN kể từ năm 2009 trong khi ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc từ năm 2010. 

Hiệp định Đối tác kinh tế khu vực toàn diện (RCEP) (đang trong quá trình đàm phán giữa Trung Quốc, ASEAN cùng các đối tác khác) sẽ tạo thuận lợi cho những dòng lưu chuyển tự do hơn của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và con người trong không gian rộng lớn hơn. Điều này sẽ mang lại những lợi ích to lớn, dẫn đến hình thành các chuỗi giá trị hội nhập và một cộng đồng cùng chung số phận ở châu Á. 

Trong tiến trình đó, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, duy trì môi trường hòa bình và ổn định là một trong những điều kiện tiên quyết cho kinh tế châu Á tiếp tục phát triển bền vững. Để hiện thực hóa điều đó, ASEAN và Trung Quốc cần hợp tác chặt chẽ hơn để duy trì hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải ở Biển Đông, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC), trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật Biển năm 1982. 

Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Hội chợ CAEXPO là một trong những thành quả của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc. Việt Nam luôn tham gia tích cực các kỳ Hội chợ trong 10 năm qua. 

Phó Thủ tướng tái khẳng định cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ASEAN và Trung Quốc đầu tư và kinh doanh lâu dài tại Việt Nam; củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa Trung Quốc và các nước ASEAN vì lợi ích của một châu Á thịnh vượng, hòa bình và ổn định. 

CAEXPO và CABIS lần thứ 11 có chủ đề “Cùng xây dựng con đường tơ lụa trên biển Thế kỷ 21” thu hút sự tham gia của hơn 2.500 doanh nghiệp với 4.600 gian hàng từ các nước ASEAN và Trung Quốc. 

Hội chợ chia làm 5 khu về thương mại hàng hoá, hợp tác đầu tư, thương mại dịch vụ, công nghệ tiên tiến và thành phố hấp dẫn. 


*

Biển Đông trong cuộc gặp 2 Phó Thủ tướng Việt-Trung

Lãnh đạo TQ khẳng định Bắc Kinh luôn mong muốn xử lý thỏa đáng các vấn đề khó khăn phát sinh trong quan hệ hai nước. 

Cuộc gặp song phương giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng TQ Trương Cao Lệ bên lề hội chợ ASEAN - TQ và hội nghị thượng đỉnh đầu tư thương mại ASEAN - TQ lần thứ 11 tại Nam Ninh, Quảng Tây (15-16/9) là tiếp xúc lãnh đạo cấp cao hai nước tiếp theo sau các vụ việc căng thẳng trong quan hệ hai nước thời gian qua.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng TQ Trương Cao Lệ. Ảnh: TTXVN

Thông điệp lớn mà Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định, đó là Đảng, Chính phủ và nhân dân VN hết sức coi trọng việc phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống với Đảng, Nhà nước và nhân dân TQ, phía VN sẵn sàng cùng phía TQ thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển thực chất và sâu rộng hơn nữa trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - thương mại, đầu tư….

Xử lý thỏa đáng khó khăn phát sinh 

Căng thẳng trên Biển Đông giữa hai nước được đề cập thẳng thắn trong cuộc gặp này. 

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị hai bên cần kiểm soát tốt tình hình trên biển, không có những hành động làm phức tạp thêm tình hình, thúc đẩy các cơ chế đàm phán tiến triển, nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển VN - TQ; tôn trọng luật pháp quốc tế, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới. 

Trong khi đó, Phó Thủ tướng TQ Trương Cao Lệ khẳng định Đảng, Chính phủ TQ luôn kiên trì phương châm láng giềng hữu nghị, hợp tác cùng có lợi với VN, luôn mong muốn xử lý thỏa đáng các vấn đề khó khăn phát sinh trong quan hệ hai nước, cùng thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững. 

Vấn đề Biển Đông cũng được Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dẫn trong bài phát biểu tại lễ khai mạc hội chợ ASEAN-TQ và hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư - Thương mại lần thứ 11. 

Chỉ ra những tham vọng trong mở rộng quan hệ thương mại giữa TQ và ASEAN, Phó Thủ tướng cho rằng, điều này thúc đẩy những nhu cầu to lớn hơn cho việc duy trì một môi trường hòa bình và ổn định, một điều kiện tiên quyết cho việc tiếp tục phát triển kinh tế ở châu Á. 
“ 

Để duy trì môi trường hòa bình và ổn định cho sự phát triển bền vững năng động trong khu vực chúng ta, điều quan trọng là ASEAN và TQ cần hợp tác chặt chẽ hơn để duy trì hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải ở Biển Đông, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC), trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật Biển 1982” - Phó thủ tướng phát biểu. 

Tham vọng mở rộng thương mại 

Hội chợ ASEAN - TQ (CAEXPO) và hội nghị thượng đỉnh đầu tư thương mại ASEAN - TQ (CABIS) là sáng kiến cụ thể triển khai mối quan hệ đối tác chiến lược giữa ASEAN và TQ. 

Hội chợ thường niên diễn ra tại Quảng Tây, một cửa ngõ quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa các nước ASEAN với TQ; cũng là địa phương biên giới có quan hệ hợp tác chặt chẽ, gần gũi với VN. 

Theo Phó Thủ tướng VN, CAEXPO đã chứng tỏ là một “mô hình hợp tác thành công”, những nỗ lực của doanh nghiệp được đền đáp. 

Ông nhắc tới việc ASEAN và TQ hiện nay đã trở thành những đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của nhau. Thương mại hai chiều được mở rộng với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm hơn 20% từ năm 2009, TQ là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN trong khi ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của TQ. 

Ở một mức độ rộng hơn, ASEAN đang hướng tới mục tiêu cao hơn. Đáng chú ý, Hiệp định Đối tác kinh tế khu vực toàn diện (RCEP) đang trong quá trình đàm phán giữa TQ và ASEAN và các đối tác khác sẽ tạo thuận lợi cho những dòng lưu chuyển tự do hơn của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và con người. 

“Điều này sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho tất cả mọi người, dẫn đến một sự hình thành của các chuỗi giá trị hội nhập và một cộng đồng cùng chung số phận ở châu Á” - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói. 

VN đã có mặt tại hội chợ này trong 10 năm liên tiếp. Năm nay, VN tiếp tục có số doanh nghiệp nhiều nhất trong số các nước ASEAN tham gia hội chợ, với hơn 100 doanh nghiệp và hơn 200 gian hàng trưng bày sản phẩm, dịch vụ. 

“Tại diễn đàn này, chúng tôi muốn tái khẳng định cam kết tạo điều kiện cần thiết cho các doanh nghiệp TQ và ASEAN đầu tư, kinh doanh lâu dài ở VN. Chúng tôi cam kết nỗ lực nhiều hơn nữa để củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa TQ và các nước ASEAN vì lợi ích của một châu Á thịnh vượng, hòa bình và ổn định” - ông nhấn mạnh. 





Trung Quốc âm thầm tạo ra những “sự đã rồi”

Việt Anh

Biến các đá ở Trường Sa thành đảo và xây dựng công trình trên đó, Trung Quốc đang chuẩn bị để thiết lập sự kiểm soát cuối cùng và độc quyền ở vùng biển với tham vọng tạo ra thực tế mới nhằm buộc các bên vào thế sự đã rồi, các nhà phân tích nhận xét.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng quy mô lớn ở đá Gạc Ma. Ảnh: Nikkei
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng quy mô lớn ở đá Gạc Ma. Ảnh: Nikkei
Trao đổi với VnExpress, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an, cho biết đá Gạc Ma mà Trung Quốc đang xây dựng có vị trí địa chiến lược cực kỳ quan trọng trên Biển Đông.
“Vị trí của Gạc Ma giúp Trung Quốc vừa tiến công vừa phòng thủ, đó là điểm quan trọng nhất của đá này”, ông Cương nhấn mạnh.
Theo ông Cương, khi các cơ sở hạ tầng ở Gạc Ma hoàn tất, máy bay J-10 của Trung Quốc có thể hạ cánh ở đây, tàu ngầm 5.000 tấn cũng có thể hoạt động.
Bình luận của ông được đưa ra sau khi Philippines hồi mùa hè, và mới đây là BBC, đưa ra các hình ảnh cho thấy Trung Quốc đang biến các bãi đá ngầm ở Trường Sa thành công trường xây dựng khổng lồ, hút cát đắp thành các đảo và xây dựng công trình trên đó. Giới quan sát dự đoán Bắc Kinh sẽ cho xây đường băng máy bay trên ít nhất một trong số các đảo mới được tạo ra.
Tướng Cương phân tích rằng khi trở thành một đảo nhân tạo, Gạc Ma cùng với các quần đảo ở Hoàng Sa (mà Trung Quốc đánh chiếm từ tay Việt Nam trước đây) sẽ tạo nên thế liên hoàn gắn với đảo Hải Nam của Trung Quốc. “Chuỗi thực thể đó đóng vai trò khu vực phòng thủ từ xa khiến Trung Quốc có thể ngăn chặn sự tiếp cận của các loại tàu của nước ngoài, kể cả tàu chiến và tàu ngầm”, ông nói.
Chuỗi đảo này cũng giúp Trung Quốc hình thành thế kiểm soát các loại tàu thuyền di chuyển trên con đường hàng hải thương mại nhộn nhịp từ eo biển Malacca lên.
Giáo sư Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm Ban Lịch sử Viễn Đông, Khoa Nghiên cứu châu Á và châu Phi, Đại học St. Petersburg, Nga, cho rằng việc Trung Quốc xây dựng căn cứ ở Gạc Ma có thể chứng tỏ rõ ràng kế hoạch bành trướng để kiểm soát toàn bộ Biển Đông.
“Nếu như Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng để bành trướng cơ sở quân sự, thì điều đó nói về cái gì, về phương châm hòa bình hay là cái gì khác?”, ông Kolotov đặt câu hỏi. “Điều đó rất dễ nhận ra”.
Theo ông Kolotov, nhìn vào những hành động mà Trung Quốc thực hiện ở Biển Đông những năm gần đây thì có thể hình dung được chiến lược Bắc Kinh đang theo đuổi.
Thời điểm này, Trung Quốc đang áp dụng kế sách “thanh Đông, kích Tây”, tức là tận dụng tình hình căng thẳng tại các vùng khác trên thế giới để đẩy mạnh quyền lợi của mình ở “vùng gần nhà”, bởi so với các sự kiện lớn gây chú ý trên thế giới thì những bước lấn dần của Trung Quốc có vẻ không đáng kể.
Chuyên gia phân tích người Nga cho rằng Trung Quốc dần dần và không ngừng xây dựng hệ thống kiểm soát từng bộ phận trên Biển Đông. “Họ cũng tính đến việc các nước vừa và nhỏ trong khu vực sẽ lên tiếng phản đối, nhưng họ có thể bỏ qua được vì sự phản đối đó không có sự cộng hưởng và tiếng vang toàn cầu rộng lớn”, ông Kolotov nói.
Ông Lê Văn Cương dẫn thông tin trên báo chí cho hay song song với việc xây dựng ở đá Gạc Ma, Trung Quốc cũng tiến hành bơm cát lên xây dựng căn cứ quân sự ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Đá này có diện tích lớn gấp ba lần Gạc Ma. Nếu như đường băng ở Gạc Ma dài 1,6 km thì đường băng ở Chữ Thập có thể dài 2,4 km.
“Khi hai đá này biến thành đảo, Trung  Quốc sẽ có thể lập ra một căn cứ hải quân lớn ở Biển Đông, có quy mô tương đương với căn cứ Garcia của Mỹ ở Ấn Độ Dương”, ông Cương dự đoán. “Bước tiếp theo của Trung Quốc sẽ có thể là thiết lập vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) như đã làm ở biển Hoa Đông, tạo nên vòng khép kín toàn bộ khu vực, đặt Việt Nam vào thế kẹt và đẩy các nước khác ra xa vùng này”.
Đồng tình với nhận định trên, ông Don Emmerson, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Đại học Stanford, Mỹ, khi trao đổi với VnExpress qua email, lưu ý rằng các nhà phân tích của Trung Quốc từ năm 2013 đến nay khi đề cập tới vấn đề quân sự đều nói đến một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, sau khi Bắc Kinh đơn phương áp đặt vùng này ở Hoa Đông. Cuối năm 2013, họ đòi hỏi ngư dân nước ngoài trên một vùng rộng đến nửa Biển Đông phải xin phép khi muốn đánh bắt cá. Tháng 5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan vào đặt ở gần Hoàng Sa.
“Những việc làm này, cùng với việc đào đắp và xây dựng hiện nay, cho thấy rằng Trung Quốc đang chuẩn bị để thiết lập sự thống trị cuối cùng và độc nhất” đối với Biển Đông, ông Emmerson viết.
Nếu đó quả thực là ý định của họ, người ta sẽ thấy Bắc Kinh tiếp tục đơn phương tạo ra những sự đã rồi cả ở trên không, trên mặt biển, trong lòng biển và trên các thực thể ở Biển Đông, chuyên gia của đại học Stanford phân tích.
“Các bên tuyên bố chủ quyền trong đó có Việt Nam, và các thế lực bên ngoài trong đó có Mỹ, sẽ bị buộc phải coi những sự đã rồi này như điều kiện dài hạn, và như vậy dần chấp nhận sự thống trị của Trung Quốc”, Emmerson tiếp. “Nếu chiến lược từng bước một này thành công, sự thắng thế của Trung Quốc sẽ trở thành “thực tế mới” trong vùng trung tâm của hoạt động hàng hải Đông Nam Á”.

Giáo sư Vũ Khiêu từ bỏ họ Việt để lấy họ Tàu và biến toàn chi họ Vũ - Võ thành con cháu của An Nam Đô Hộ Kinh Lược Sứ gốc Phúc Kiến!

Ngoc Nhi Nguyen (Danlambao) - Hãy xem đây: âm mưu tinh vi Hán hóa cả dòng tộc thành con cháu của An Nam Đô Hộ Kinh Lược Sứ Tàu là Vũ Hồn của ông giáo sư Vũ Khiêu. Công to thế này hèn gì mà chưa tới 100 tuổi đã được đảng CSVN (và đảng CS Trung Quốc?) cho ăn mừng hoành tráng thế này?

Ông giáo sư Vũ Khiêu tên thật là Đặng Vũ Khiêu, sanh ngày 19-09-1916 (ghi rõ ràng trong gia phả nhà ông như thế). Họ Đặng nhà ông là họ người Việt. Theo Wiki thì họ Đặng có từ thời vua Hùng và rất phổ biến ở Việt Nam, trong khi ở Trung Quốc thì rất hiếm người họ Đặng. Nhưng ông giáo sư này lại nghiên cứu kiểu gì không biết, tuyên bố rằng chi họ Đặng Vũ vốn là họ Vũ, làm con rể rồi thành con nuôi rồi thành con thừa tự của họ Đặng nên từ đời đó về sau lấy họ là Đặng Vũ. Nay ông là đời thứ 7 họ Đặng Vũ lại tự ý bỏ họ Đặng chỉ còn họ Vũ. 

Thưa ông giáo sư, đại triết gia, đại thi hào, đại văn hào, đại bất hiếu tử... một khi tổ phụ đã lấy họ Đặng thì ông thành người nhà họ Đặng, họ Vũ chỉ còn lại là tên phụ như tên lót, nay ông tự ý bỏ họ Đặng lấy họ Vũ là chối bỏ dòng tộc là tội đại bất hiếu trời không dung, đất không tha ông có biết không vậy hả ông Viện trưởng đầu tiên của Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên Phó Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội?

Mà lý do gì ông lại từ bỏ họ Đặng lấy họ Vũ? Vì ông sau khi được đảng CSVN trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Anh hùng lao động gì gì đấy thì ông một lòng theo đảng bán nước cho Tàu Khựa! Ông leo cao trèo sâu, leo lên cái chức "Trưởng ban dòng họ Vũ, kiêm luôn dòng họ Võ" rồi ông ra thêm một nghiên cứu rất thối đó là ông tổ của dòng họ Vũ - Võ là Vũ Hồn, một tên quan Tàu Khựa người Phúc Kiến (lại Phúc Kiến!!!) được cử sang Việt Nam làm thái thú với tước vị là An Nam Đô Hộ Kinh Lược Sứ, từ năm 841 đến năm 843!!! 

Hóa ra là ông muốn chứng tỏ rằng bản thân ông và dòng họ ông vốn là con cháu Thái thú Tàu Khựa đô hộ người Việt, hèn gì mà trong lễ thượng thọ ăn non của ông, ông lại mặc bộ đồ gấm đỏ ngắn cũn cỡn và đội cái nón Mãn Thanh y như một thái giám của Thiên triều!!! 

Rồi đảng CSVN ban thưởng cho ông bằng cách cho ông và cái dòng họ Tàu Khựa của ông (bao gồm cả Võ Nguyên Giáp) mấy cái bằng khen dzỏm và mấy cái buổi lễ lạc này nọ để ông dụ khị con cháu dòng họ ông bán linh hồn, bán luôn nước cho Tàu Cộng? Tại sao trong lễ hội họ Vũ, chữ Vũ lại được viết bằng chữ Tàu? 

Ông mới 98 tuổi Tây, 99 tuổi Ta mà đã ăn gian khai thành 100 tuổi để làm cái lễ cho hoành tráng trình làng mị dân, để chuẩn bị sau này ông chết thì lại đem ông phong thánh, phong thần gì đó, cho dân VN thờ thêm 1 tên lai căng bán linh hồn cho Cộng phỉ? Bắt người dân VN thờ 1 tên quan đô hộ Phúc Kiến cho dễ bề thờ luôn cái cờ đỏ sao vàng Phúc Kiến mà Hồ Chí Minh, thiếu tá Hồ Quang của Mao Trạch Đông, đã mang về bắt dân Việt Nam gọi là quốc kỳ? 

Thế ông có biết người ta vừa tìm ra được là cái mộ tổ mà ông bao nhiêu chục năm nay hô hào con cháu 2 họ Vũ - Võ hàng năm về tế lễ là mộ giả, mộ lầm, mộ ai khác đó không? 

Trong khi đó thì sử sách thời xưa đã khẳng định rằng trước tên Vũ Hồn người Phúc Kiến thì ở VN ta đã có người họ Vũ, thậm chí còn làm quan trong các triều đình nhà Lý nhà Trần? Hà cớ gì ông giáo sư Thái giám Tàu Khựa Vũ Khiêu lại nằng nặc bắt con cháu 2 dòng tộc Vũ - Võ thờ 1 tên giặc Phúc Kiến làm tổ phụ??

Âm mưu bán nước và Hán hóa dân tộc Việt thế này đã đủ rõ chưa?











No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link