Tuesday, September 16, 2014

Cải cách hay Đấu tố?

From: Toma Thien witness2005
Date: 2014-09-14 18:37 GMT-07:00
Subject: Re: [PhoNang] Cải cách hay Đấu tố?
To: phonang <

 
2014-09-14 22:57 GMT+07:00 NgườiViệtYêuNgườiViệt [PhoNang] <P


13/09/14 | Tác giả: Bảo Giang

Cải cách hay Đấu tố?

Một hình ảnh trong CCRĐ
Một hình ảnh trong CCRĐ

Xin cảm ơn Quý vị đã gởi cho bài viết hay. Xin gởi lại bản đã sửa lỗi chính tả.

Cải cách hay Đấu tố?

Bảo Giang 13-09-2014 

Một hình ảnh trong CCRĐ
            Thật khó để tìm ra chủ đích của nhà nước CSVN khi họ đem những hình ảnh, tài liệu về cuộc đấu tố, gọi là Cải cách Ruộng đất 53-56 ra triển lãm vào ngày 8-9-2014. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy, cuộc triển lãm này không có chữ “lương thiện”.

            Nó không có lương thiện chằng phải là vì nhà nước muốn đem oan hồn các nạn nhân của cuộc cải cách ấy ra đấu tố thêm một lần nữa cho hả dạ, hoặc gây thêm lòng thù hận của dân chúng đối với thành phần này. Bởi vì, nếu có làm như thế, nhà nước cũng không thể tạo ra lòng căm thù của dân chúng đối với những nạn nhân đã chết. Trái lại, sự phẫn uất nếu có, sẽ đổ ngập lên đầu đảng và nhà nước CS. Lý do, xét trên cả hai diện: Sự giàu có của những người này gồm ít mẫu ruộng, mấy dàn trâu cày, nhà có người ăn kẻ ở thì đó cũng chỉ là những tài sản được vun đắp, tích lũy do nhiều đời để lại. Nó chẳng là gì nếu đem so sánh với cái giàu có cực nhanh chóng của cán cộng. Chỉ trong vòng vài, ba chục năm làm cán, dù là một viên cán cấp thấp nhất ở phường, ở xã, thôn thì họ đã vơ vét được số tài sản, bao gồm đất đai nhà cửa, cơ sở kinh doanh đáng gía gấp cả trăm lần những viên phú hộ bị khép vào tội chết kia. Như thế, công bằng mà nói, những nhà phú hộ kia xem ra chưa đáng tội chết. 

Tội chết phải dành cho những kẻ khác. Kế đến, họ có độc ác, đánh đập gia nhân thì cũng chả thấm gì nếu đem so với cái tối độc ác và man rợ của Hồ Chí Minh và các tầng lờp cán cộng hiện nay. Bởi vì khi người dân bị bắt vào đồn công an cộng sản thì còn khỏe mạnh. Nhưng sau vài ngày hỏi cung, người thì được báo là đã tự tử trong đồn. Lại có người khác được thân nhân đón về và đưa thẳng ra nghĩa địa!

            Nó cũng thiếu lương thiện và đầy bất công. Bởi vì, khi nhà nước đem mái tranh vách đất của người bần cố nông ra so sánh với nhà cao cửa rộng, làm bằng gỗ lim lợp ngói của phú hộ cho mọi ngưòi xem, coi đó như là bằng chứng của sự bóc lột dã man sức lao động của bần nông do thành phần địa chủ thực hiện. 

Nhưng nhà nước lại không đem hình ảnh cái mái che nom thấy cả trời, cả trăng sao của người dân oan, của người nông phu, của em bé, cụ già quanh năm sống nhờ vào đống rác thải bên đường để so sánh với hình ảnh của những ngôi biệt thự, dinh thự của các cấp quận ủy, huyện ủy viên trên toàn qưốc cho nhân dân chiêm ngưỡng, đánh gía xem sự bóc lột, trộm cướp của những quan cán này đã lên đến mức “vinh quang” tột đỉnh hay chưa? 

Ở đây, tôi chỉ đan cử đến cấp quận, huyện trở xuống thôi, chứ không muốn đề nghị nhà nước đem hình ảnh những ngôi biệt thự, sơ đồ đất cát, rừng cao su, cơ sở kinh doanh của các quan cán từ cấp tỉnh ủy viên trở lên đến trung ương, hay Bộ chính trị ra mà so sánh nữa. Bởi vì sợ rằng, khi nhân dân nom thấy những dinh thự, của cải của ác quan cán thì họ hoảng loạn, vỡ mật, ngã lăn ra mà chết!
            Rồi cuộc triển lãm cũng thiếu lương thiện đối với người dân (vì chỉ đánh nhân dân) và rất bất công với “Bác”! Bất công vì Bác đã lao nhọc, ròng rã không biết bao nhiêu đêm ngày, bao nhiêu tháng năm, quên ăn, quên… lấy vợ, mới viết ra được hai văn kiện làm nền cho cuộc đấu tố, gây ra cái chết cho 200 ngàn nhân mạng, tạo nên một chiến thắng “long trời lở đất”, mà nhà nước giấu nhẹm nó đi. 

Không hề đem nó ra cho dân chúng chiêm ngưỡng, để người dân có cơ hội thực tế đánh gía xem nó nhân đạo, nó tàn bạo, nó bất lương và vô đạo đến mức độ nào! Chẳng lẽ nhà nước lại không biết hai văn kiện này ư? Chẳng lẽ họ không biết: nếu không có hai văn kiện này thì làm gì có mùa đấu tố ở đây, làm gì có hàng quan cán như hôm nay? Hai văn kiện đó là:
            1. Văn kiện thứ nhất. Đề án gởi Stalin xin tổ chức đấu tố và cải cách ruộng đất tại Việt Nam.

            Sau tuần lễ vàng, lừa đảo lòng yêu nưóc của người dân, HCM vơ vét được 20 triệu đồng (tiền Đông Dương) và 370 ký lô vàng. Sau đó một thời gian ngắn, HCM đã phải tháo chạy rời Hà Nội, trở lại vùng biên giới Trung Việt. Tại đây, do hồn thiêng Trung quốc thúc giục, HCM đã làm ra đề án này. HCM viết: “Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San. Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn. Gửi lời chào cộng sản. Hồ Chí Minh, 31-10-1952”
            2. Văn kiện thứ hai: Bản cáo trạng đã được tuyên đọc vào ngày khai mạc mùa đấu tố ở Đồng Bẩm, nhân vụ xét xử bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyện, là lao tâm, khổ trí của Hồ Chí Minh tạo ra. Nguyên bản như sau,


            “Địa chủ ác ghê!
            Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân”. Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá – thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
            Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
- Giết chết 14 nông dân.
- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.

- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người – năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.

- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân – Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.

- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào !
            Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:
- Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.
- Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.
- Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
- Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.
- Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.
- Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.
            Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân.
            Thật là: Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng. Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!
            (21-7-1953)
            C.B…. (Của Bác: Hồ Chí Minh)

            Nhìn chung, hai văn kiện này mang 2 đặc tính khác nhau. Cái thứ nhất: Là tư tưởng thành kế hoạch khủng bố giết người của một tên nô lệ máu lạnh, thủ ác và đầy lòng thù hận. Y viết gởi cho một chủ quan độc ác, xin duyệt, phê chuẩn. Xem ra, tư tưởng và hành vi cũng như kế hoạch của Y không có bất cứ một lý do nào, dù nhỏ, để bào chữa, chạy tội. Bởi lẽ, phàm là nguời thì phải biết qúy trọng sinh mệnh của con người. Không thể vin, viện ra bất cứ một lý do gì để viết thư xin phép một kẻ ngoại nhân để giết hại đồng bào của mình. Trừ ra một trường hợp duy nhất, kẻ làm ra cái đề án ấy không phải là người Việt Nam.

            Cái văn bản thứ hai. Sự tích tụ của dòng máu lạnh và ác độc trong văn kiện thứ nhất, nay đã đến lúc nở hoa. Hoa của nó là bản cáo trạng đẫm máu vô tiền khoáng hậu trong lịch sử. Hoa của nó là sự kết tinh là sự tổng hợp của tất cả những gian dối, bịa đặt và vu khống cộng lại. 

Nó đáng bị lên án. Bất hạnh thay, nó lại triển nở rực rỡ trong lòng đảng cộng sản. Nó trở thành kim chỉ nam, trở thành người hướng dẫn đầy sáng tạo để cho các đoàn đảng viên nhuần nhuyễn và thi hành. Nó trở thành khung, sườn cho mọi cuộc đấu tố. Dù ở bất cứ làng nào, xã thôn nào, huyện nào, tỉnh nào, mọi cuộc đấu đều phải rập khuôn theo đúng nội dung trong “địa chủ ác ghê” do Hồ Chí Minh đề ra.

 Nó rập khuôn gian dối, bịa đặt, vu khống đến nỗi tất cả đều như một. Theo đó, nó không chỉ là một bản cáo trạng khởi đầu mùa đấu tố, đọc trước mặt nạn nhân Nguyễn Thị Năm, nhưng còn là một văn kiện khai mở ra nền tảng luân lý và đạo đức của chế độ cộng sản. Một chế độ phi nhân, sống dựa vào gian dối và tạo ra gian dối.
            A. Về hình thức.
            Đây là một bản cáo trạng, tuy ngắn, nhưng xem ra đã trình bày rõ ràng tất cả những tội của địa chủ Nguyễn Thị Năm. Tuy nhiên, khi đọc, không một người nào mà không rùng mình rợn tóc gáy vì cái ác độc lang sói trong lòng người viết ra nó. Xin nhắc qua: bà Nguyễn Thị Năm còn được gọi là Cát Hanh Long, có thể không được coi là một người phụ nữ yêu nước dưới mắt những người CS, nhưng đã từng bỏ của, bỏ sức ra bao che, nuôi ăn nhiều cán bộ Việt Minh và cộng sản như Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Duy Trinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt… Chỉ riêng Tuần Lễ Vàng, bà đã bỏ ra hơn100 lạng vàng để giúp cho quỹ kháng chiến. Nếu bà ác độc như bản cáo trạng nêu ra thì liệu mạng sống của những người tôi vừa kể ra ở trên có còn đến ngày bà bị đấu tố hay không?

            Khi viết về cuộc đấu tố và văn bản này, Trần Đĩnh, một tên tuổi mà tôi cho rằng là người đã đứng vững trên đôi chân nhân bản của minh đúng như lời người mẹ yêu qúy của ông từng nhắc nhở. Ông đã sống, đã làm việc giữa những hạng mục voi giấy, ngựa giấy, khéo mà có cả chó giấy nữa chạy vòng quanh. Nhưng ông không bị lớp voi giấy, ngựa giấy và chó giấy này làm cho quay quắt, tít mù theo chúng. 

Trái lại, vẫn chững chạc làm người nhân bản, thể hiện một nhân cách, một tầm nhìn chững chạc. Trong Đèn Cù, ông đã ghi lại cái ngày khởi đầu ấy như sau:

            Cải cách ruộng đất chính thức nổ pháo hiệu đầu tiên ở xã Dân Chủ, Đồng Bẩm, Thái Nguyên. Đối tượng Nguyễn Thị Năm, tức Cát Hanh Long, nhân sỹ tên tuổi trong Hội Liên hiệp Phụ nữ cũng như Trung ương Mặt trận Liên Việt, người cùng thường họp long trọng với Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Hoàng Quốc Việt. Nay bà trở thành địa chủ phản động, cường hào ác gian lợi dung tiếng thân sỹ để phá hoại cách mạng…., có nhiều nợ máu với bần cố nông…” (trang 82). 

Trần Đĩnh tiếp: “Để có phát mở đầu cuộc Cải cách ruộng đất, Trường Chinh chỉ thị báo Nhân Dân tường thuật vụ đấu Nguyễn Thị Năm. Tôi nhận nhiệm vụ (viết tường thuật) vì Trường Chinh phân công”. Trần Đĩnh không tham dự, nên Chinh bảo: “Chi tiết thì khai thác Văn, người anh nuôi, cấp dưỡng đi theo Trường Chinh, còn tội ác thì cứ theo tài liệuSở dĩ báo chí không tham dự vì ngại Đồng Bẩm cách Hà Nội có vài chục cây số, Pháp có thể nhảy dù xuống đó. Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt” (Đèn Cù, chương V)

            Như thế là cả hai nhân vật này đã đến dự cuộc đấu. Đây là câu chuyện kể khác biệt với những bài viết của nhiều tác giả đã nói đến chuyện này trước đây. Tuy khác, nhưng tôi cho rằng bài viết của ông đủ khả tín. Khả tín vì lòng nhân bản và sự mực thước của ông hơn là việc ông là người đã viết phóng sự gần như tận mắt về ngày hôm ấy. Riêng về việc hậu sự, tống tiễn bà Nguyễn Thị Năm, Trần Đĩnh kể :
            Dăm bữa sau bài “Phóng sự nghe kể lại” tôi xuống Đồng Bẩm, tình cờ gặp Tiêu Lang báo Cứu Quốc, trong đội cải cách về đây còn ở lại lo hậu sự. Tôi hỏi chuyện hắn, anh lè lưỡi lắc đầu mãi rồi mới kể lại: “Sợ lắm, tội lắm, đừng có nói với ai, chết tớ. Khi du kích đến đưa bà ta đi, bà ta cảm thấy có gì nên cứ van lạy: “Các anh làm gì thì còn bảo em trước để em còn tụng kinh”… Mình được đội phân công ra Chùa Hang để mua áo quan, chỉ thị mua áo tồi nhất… Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vữa giẫm vừa hô: “Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?”. Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy…. Cuối cùng bà ta cũng lọt vào nằm vẹo vọ…. ! (Đèn Cù, chương V).

            Thế là quá đủ, Trần Đĩnh đã kể lại chân tướng và hành tung của Hồ Chí Minh và Trường Chinh trong vụ đấu tố này. 

Tuy nhiên, khi đến dự, kẻ phải giấu râu che mặt, người phải đeo kính râm! Sự hiện diện của Hồ Quang ở đấu trường cho thấy chính Y nắm vai trò chủ chốt trong cuộc đấu tố này. Hoặc ít nhất là một động lực lớn để kích động những kẻ bát nháo điên cuồng kia, vì sự có mặt của Hồ chủ tịch nên phải đấu cho long trời lở đất. Đấu cho đến khi địa chủ phải nhận tội chết mới thôi! Đấy, tư cách Hồ Chí Minh là thế đấy! 

Đủ man rợ chưa nào?

 Nay thì câu chuyện đã rõ trắng đen rồi nhỉ! Chính Hồ Quang viết bản cáo trạng ngậm máu phun người, rồi đích thân Hồ Chí Minh che mặt đến tham dự cuộc đấu. Trường Chinh cũng đến dự đấu người làm ơn cho mình. Hỏi còn có ai bảo Hồ Chí Minh không muốn giết bà Năm nữa hay chăng?

            Từ câu chuyện này, tôi nghĩ những ai còn mơ tưởng về nhân vật máu lạnh này, đừng bao giờ gian dối quanh co lừa dối chính mình và bào chữa cho Y nữa. Thay vào đó là một cách nhìn trực diện vấn đề mà viết. Hơn thế, nay thì cái thân phận, cái lý lịch gốc Tàu của Hồ Quang đã dần ra ánh sáng. 

Tôi nghĩ: những người này, dù là lớn hay nhỏ, hãy tỉnh ngộ, quay về với đồng bào và đất nước của mình mà vạch trần ra cái tội ác của một kẻ mang dòng máu Hán, Nguyên, Minh, Thanh,… đã lợi dụng thời cuộc, ẩn mình vào trong tập thể cộng sản dưới danh nghĩa Việt Nam để tận diệt cuộc sống yên lành của dân ta. Hơn là tiếp tục, dù ở trong hay ngoài, làm những ống đu đủ bu quanh cái cái xác vô hồn này để rước hoạ cho dân tộc mình.

            B. Về Nội Dung
            Tuy nhà nước gọi là “cải cách ruông đất”, trong thực tế lại khác. Theo nghĩa, cải cách là có thay đổi. Có thể là thay đổi lớn nhưng không bao hàm ý nghĩa có sự chết. Trong khi đó, cáo trạng, đấu tố lại là một âm mưu đưa đến việc giết ngưòi, mà có thể là một số lượng lớn.
            Với “Địa chủ ác ghê”, chắc chắn từ người viết cho đến người đọc, tất cả đều nhận ra rằng đây toàn là những lời gian trá, tự nặn ra để vu khống cho một người đàn bà. Rồi ai cũng thấy: nếu bài viết này không phải là của Hồ Chí Minh thì nó đã bị vất vào thùng phân lâu rồi. Nó không có cơ hội để “xuất chiêu” tàn ác như thế. Nhưng nó là của Hồ Chí Minh nên đã không bị vất vào thùng phân. Trái lại nó nở hoa. Thành tài sản trân qúy của nhà nước. Nó không chỉ nhắm vào một mình bà Nguyễn Thị Năm, nhưng là sách lược chung cho mùa đấu tố với chủ đích là triệt tiêu nền luân lý đạo hạnh của Việt Nam. Rồi thay vào đó là một nền luân lý đạo tặc của Cộng sản đặt căn bản trên dối trá và bạo tàn do Hồ Chí Minh chủ xướng.
            Thật vậy, nếu không có bài viết này, không có HCM chủ trương, không ai đám đưa cái tên của bà Nguyễn Thị Năm vào bảng phong thần địa chủ ác gian rồi đem ra đấu tố. Bởi vì theo Trần Đĩnh, “bà Nguyễn Thị Năm, tức Cát Hanh Long, nhân sĩ tên tuổi trong Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ cũng như Trung ương Mặt trận Liên Việt, người thường cùng họp long trọng với Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Hoàng Quốc Việt…” (trang 82). Hỏi ngoài bài viết này ra, ai dám đụng đến bà? Như thế, nếu bảo bài viết này đã trở thành khuôn mẫu, trở thành kim chỉ nam trong mọi tư tưởng, sinh hoạt và cuộc sống của người cộng sản không có gì là quá đáng. Trái lại, phải xác định nó là lịch sử, trở thành lẽ sống của cộng sản mà từ đó, mọi đoàn đảng viên phải nhuần nhuyễn và thực hành.

            Rồi ở một khía cạnh nào khác, bản cái trạng này cũng chỉ ra rằng: Bất cứ một người nào, thành phần nào, một khi đã bị cán cộng vu khống, bị vu oan là cường hào, là ác bá, là phản động thì đều không thoát cái án như bà Nguyễn Thị Năm, Có lẽ chính ở cái điểm lớn nhất này mà chỉ trong vòng có 3 năm, 1953-1956, Hồ Chí Minh đã chặt đầu, xử tử, chôn sống đến 200 ngàn người Việt Nam! 

Sự gian dối và tàn bạo này đã bao phủ lên trên hầu hết mọi phần đất ở miền bắc. Để ở đó chỉ còn lại là một sự sợ hãi. Ở đó, con người biến thành những cái máy vô tri, tuyệt đối tuân thủ những mệnh lệnh của cái mã tấu. Ở đó, những nhân phẩm dần dần bị triệt hạ và được thay thế bằng những hình nộm. Con đấu cha, vợ đấu chồng, anh chị em, họ hàng, làng xóm đấu lẫn nhau theo lệnh đảng. Đấu cho tuyệt tình người! Đấu cho tuyệt nghĩa đồng bào!

            “Đội dạy: “Đấu tranh với địa chủ thì phải có khí thế, chưa quen thì phải tập, chưa có ai xuất hiện để mà đấu thì phải chỉ vào cái cột nhà thay thế. Giơ tay, xỉa xói vào cái cột nhà: “Mày đã cưóp của tao, mày đã đốt nhà tao, mày đã đánh đập tao thật tàn bạo….” Tất cả phải được học tập nhuần nhuyễn để khi gặp “người thật” thì không lúng túng…” Học đến nỗi, một người phụ nữ đứng tuổi, rất thương người cha gìa chị chăm xóc hàng ngày, chị hỏi ông: “Ông có biết tôi là ai không?”. Người cha ngậm ngùi trước nhìn đứa con dứt ruột của mình và nói: “Thưa bà, con là người đẻ ra bà a!” (Chứng từ của Giám mục Lê Đắc Trọng trong cuốn “Những câu chuyện về một thời”). Hỡi ơi, chế độ gì đây? Chế độ CS đấy! “Đạo đức” Hồ Chí Minh đấy!

            C. Về thành quả.

            Kết quả của Cải cách Ruộng đất sau bài phát động “Địa chủ ác ghê” của Hồ Chí Minh là có khoảng 200 trăm ngàn ngưòi bị giết. Họ bị giết chết bằng đủ mọi cách khác nhau. Người bị chặt đầu, người bị bắn, người bị chôn sống, bị treo ngược lên sàn nhà và chết khô. Và có khoảng trên 2 triệu người là thân thích của của các nạn nhân đã bị giết, bị đày lên rừng thiêng nước độc. Họ đã rơi vào cuộc khủng hoảng toàn diện. Tài sản bị tịch thu và cá nhân họ bị đẩy ra bên ngoài cuộc sống của xã hội. Giai cấp bị đấu tố là thế. Giai cấp được đôn lên hàng lãnh đạo của đất nước thì thế nào?

            Từ năm 1953-1957, có khoảng 810,000 hecta tuộng đất ở đồng bằng và trung du miền bắc đã được lấy lại và chia cho hơn hai triệu nông dân canh tác, làm chủ (Wikipedia). Tuy nhiên, niềm vui của họ không tầy gang. Quyền tư hữu sớm rời tay họ. Năm 1958, Ủy ban Trung ương đảng CS quyết định tập thể hóa các mục tiêu phát triển nông thôn. Hiến pháp VNDCCH năm 1959 hợp thức hóa chính sách đó. Xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất tư nhân và thay vào đó là quyền sở hữu tập thể. 

Đất đai tập trung vào tay Nhà nước qua việc thành lập những hợp tác xã do nhà nước quản lý. Người dân dị dồn ép gia nhập hợp tác xã. Thế là lại tay trắng. Bần cố nông lại trở về bần cố nông. Lúc trước, bần nông đi cày thuê cuốc mưón, làm canh điền, tá điền cho phú hộ thì còn có miếng cơm manh áo mà ăn mà mặc. Lúc no có, lúc đói có, nhưng niềm vui sau một ngày đồng áng thì không bao giờ thiếu. Họ có được một giấc ngủ thật ngon sau một ngày làm vất vả.

            Nay họ được khoác mỹ từ “làm chủ đất nước”, nhưng thực phận thì không bằng một tên nô lệ. Cuộc sống của họ thì trông cậy vào công điểm được tính là lao động chính hay lao động phụ của nhà nước. Nhìn trước nhìn sau, người nông dân vẫn còng lưng trên cánh đồng cạn với đôi mắt trắng. 

Ở đó. Người “làm chủ đất nước” thì kéo cày thay cho trâu bò. Phần cán bộ, đảng viên được định nghĩa là những “đầy tớ của nhân dân” thì tay cầm cái roi dài quất mạnh trên lưng, trên xác của những “con bò chủ” đã kiệt sức không thể bước đi theo những luống cày. Cơm ăn thì bữa đói nhiều hơn bữa no. 

Quần áo thì mặc để cả “Bác” ra ngoài cho nó mát. Đã thế, mỗi buổi tối phải đến những địa điểm tập trung để học tập. Khi bước vào học tập thì chả lúc nào mà cán bộ không nhắc nhở phương cách rình rập và vu khống lẫn nhau: “Bà con nông dân phải đề cao cảnh giác đấy. vì thằng địch nó ngồi ngay ở sau lưng ta”. 

Nghe thế chẳng ai không quay lại nhìn xem người ngồi đằng sau mình là ai. Lại có tiếng nhắc nhở thêm: “Bà con nhớ cảnh giác, địch nó ngồi ngay trước mặt ta đấy” Chưa hết run, thì cán lại bảo: “Bà con để ý nhá, nó ngồi ngay bênh cạnh ta đấy” (CTCMGM)! Thế là trước sau, tả hữu đều là thằng địch. Nghe xong khi đêm xuống, chỉ còn mỗi đôi mắt trắng nhìn lên trần nhà. Khéo mà bà vợ, hay ông chồng của mình cũng là thằng địch nốt!

            Tóm lại, sau 60 năm được tạm yên nghỉ, nay những hình ảnh cuộc đấu tố năm xưa lại được nhà nước đem ra trưng bày, triển lãm. Chẳng một ai tin đó là một hảo ý, trái lại nó còn là một cuộc phỉ báng thô bỉ đến vong linh những người đã chết. Phía dân sự cho là thế. Tuy nhiên, phần nhà nước họ cũng có lý lẽ của họ. Tuy họ không mang cái văn bản “Địa chủ ác ghê” ra trưng bày, nhưng mọi đoàn đảng viên đã được đảng và nhà nưóc CS nhắc nhở một cách kín đáo và tích cực rằng: CS chỉ có một con đường duy nhất để tồn tại là gian dối và tạo ra gian dối theo đúng tinh thần của bản văn mà HCM đã vạch ra. Đi ngược lại đường lối này là tự sát, là tự hủy diệt!
            Liệu CS có thể thành công với tư duy gian dối và tạo ra gian dối trong thời đại thông tin đại chúng này hay không? Tôi không tin sự bịp bợm, bưng bít ấy rồi ra sẽ lại là một chiến thắng long trời lở đất khác cho họ. 

Trái lại cha ông ta đã từng dạy “Đường đi hay tối, nói dối hay cùng”. Và nay cái cùng ấy đã đến chỗ tận cùng của cộng sản. Bởi lẽ người Việt Nam vì quê hương vì đồng bào của minh hôm nay đã thóat ra khỏi cái áo choàng sợ hãi. Họ đã và đang đi xây dựng lại niềm tin cho nhau. Rồi cùng nhau đi tìm Công lý cho xã hội, đi tìm Sự thật cho đất nước.

 Đường dẫu dài, triệu bàn chân vẫn bước, không ai có thể cản trở được sức sống của dân tộc trong ngày mai. Không ai có thể cản trở được điều người dân muốn biết. Họ sẽ đập cho tan những tảng đá cản trên đường mà đi. Tuy thế, dân tộc Việt Nam không bao giờ khép kín vòng tay khi những đứa con hoang trở về. Trái lại, nếu họ tự đắm chìm trong gian dối thì cũng sẽ chết trong sự dối trá!

            13-09-2014
            ©Bảo Giang
            © Đàn Chim Việt


2014-09-14 22:57 GMT+07:00 NgườiViệtYêuNgườiViệt d.nguoivietyeunguoiviet@gmail.com [PhoNang] <PhoNang@yahoogroups.com>:


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link