Saturday, September 20, 2014

Kê khai tài sản: chuyện khôi hài của chế độ việt cộng

 

Kê khai tài sản: chuyện khôi hài của chế độ việt cộng

Kê khai tài sản: chuyện hài của chế độ

Đại diện Thanh tra Chính phủ báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 tại phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Tư pháp Quốc hội ngày 15/9/2014.

Ủy ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam vừa được Thanh tra Chính phủ báo cáo là trong số gần 1 triệu cán bộ, công chức, đảng viên kê khai tài sản chỉ có 1 trường hợp bị kỷ luật vì không trung thực. Phải chăng nhà nước Việt Nam cho rằng có thể phát hiện tham nhũng qua kê khai tài sản?

Từ dẫn đầu thế giới về tham nhũng…

Mặc dù Việt Nam gần 10 năm thực thi Luật phòng chống tham nhũng, nhưng năm 2013 vẫn bị xếp hạng thứ 116 trên 177 quốc gia về tham nhũng trong khu vực công, theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế.

Tính từ năm 2005 đến nay là một khoảng thời gian đủ dài để cơ quan chức năng có thể phát hiện tài sản của cán bộ công chức đảng viên đã phình to như thế nào.

Thế nhưng theo lời ông Phí Ngọc Tuyến, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng nói với báo chí hồi đầu năm 2014 thì chưa từng phát hiện được trường hợp nào.

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, một nhà hoạt động xã hội dân sự hiện sống và làm việc tại Đà Nẵng nhận định:

Chuyn kê khai tài sn Vit Nam là kiu làm cho vui thôi, bi vì mt nn tài chính không minh bch, ví d chi tiêu các nước h truy ngun gc đâu chuyn ti đâu, người ta không dùng tin mt. -GS Nguyn Thế Hùng

“Chuyện kê khai tài sản ở Việt Nam là kiểu làm cho vui thôi, bởi vì một nền tài chính không minh bạch, ví dụ chi tiêu ở các nước họ truy nguồn gốc ở đâu chuyển tới đâu, người ta không dùng tiền mặt.

Ở các nước tiên tiến người ta có hệ thống thông tin báo chí tự do, nói chung có xã hội dân sự đầy đủ thì mọi thứ sẽ hỗ trợ. Hơn nữa thể chế tam quyền phân lập, các cơ quan độc lập mới có thể nêu ra những góc tối tăm về vấn đề kinh tế.”

Ngày 15/9/2014, tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Tư pháp Quốc hội ở Hà Nội, Phó Tổng Thanh Tra Chính phủ Trần Đức Lượng được báo chí trích lời, cho biết tình trạng tham nhũng diễn biến phức tạp và tinh vi, kẻ tham nhũng là những người có chức quyền, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng và liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích. Ở nhiều nơi, nạn sách nhiễu vòi vĩnh người dân và doanh nghiệp vẫn diễn ra khá phổ biến.

Theo báo Lao Động online, ông Trần Đức Lượng nhấn mạnh tới một vấn đề nhức nhối gây bất bình dư luận xã hội, đó là tham nhũng, lãng phí trong quản lý sử dụng đất đai, tín dụng, ngân hàng, quản lý vốn và tài sản gây thiệt hại lớn về kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…đến trò hài kê khai tài sản

Tại sao Việt Nam luôn xưng danh là một nhà nước pháp quyền, nhưng nạn tham nhũng lại bất trị. Trong dịp trả lời chúng tôi, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từng nhận định về vấn đề này:

Câu chuyện ở Việt Nam là có làm hay không làm và câu chuyện ai chủ trì làm và có làm đến nơi đến chốn hay không. Vấn đề đặt ra là ở đấy, chứ còn văn bản ở Việt Nam không thiếu thứ gì, tất cả những qui định về dân chủ nhân quyền đến phòng chống tham nhũng, chống quan liêu hách dịch rồi đến tiếp dân giải quyết cái này cái khác… không thiếu cái gì qui phạm pháp luật chứa đầy hết nhưng ai thi hành, ai giám sát và có thực hiện đến nơi đến chốn hay không. Đó là một câu chuyện cần phải đặt ra.”

tham-nhung-400

Mc dù Vit Nam gn 10 năm thc thi Lut phòng chng tham nhũng, nhưng năm 2013 vn b xếp hng th 116 trên 177 quc gia v tham nhũng trong khu vc công, theo đánh giá ca T chc Minh bch Quc tế. Photo courtesy of transparency.org

Như vậy sau gần 1 thập niên ban hành Luật phòng chống tham nhũng, mà một trong các công cụ quan trọng của nó là qui định về việc kê khai tài sản bắt buộc, đã tỏ ra không hiệu quả nếu không muốn nói là vô ích.

Được biết cán bộ, công chức từ phó phòng trở lên kể cả đảng viên, sĩ quan từ cấp phó tiểu đoàn trưởng, các giới chức điều hành và thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước cũng bị bắt buộc kê khai tới 9 khoản về tài sản, bao gồm bất động sản, quyền sử dụng đất cho tới xe cộ từ xe gắn máy, ô tô cho tới tàu thuyền, máy bay, tiền mặt kể cả ngoại tệ, vàng bạc, kim cương tất cả đều phải thành thực khai báo.

Các đối tượng thuộc diện phải kê khai tài sản, mỗi năm phải bổ sung về tổng thu nhập năm trước và cập nhật phần tài sản tăng thêm.

Thế nhưng như Phó Tổng Thanh Tra Chính phủ Trần Đức Lượng trình bày trước Ủy ban Tư pháp Quốc hội, năm 2013 có gần 1 triệu người đã kê khai tài sản thu nhập. Trong số này chỉ có 5 trường hợp phải xác minh tài sản và thu nhập; kết quả sau cùng là chỉ có một trường hợp bị  kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai thu nhập không trung thực.

Mun tiến b, phi dân ch

Quyền cơ bản của công dân như quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền tiếp cận thông tin đều có ghi trong tất cả các bản hiến pháp của của nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, tuy vậy người dân lại không có những quyền này. Đó cũng là lý do phòng chống tham nhũng ở Việt Nam không hiệu quả.

Không thể nào làm được, tại vì một trận đá bóng mình vừa đá vừa thổi còi. Không thể nào mình tham nhũng lại có thể vạch áo cho người xem mình được.
-GS Nguyễn Thế Hùng

Đáp câu hỏi, nếu Việt Nam kiên định với thể chế một đảng cộng sản toàn trị, thì nhà nước có thể có những giải pháp tốt cho việc phòng chống tham nhũng hay không. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng phát biểu:

“Không thể nào làm được, tại vì một trận đá bóng mình vừa đá vừa thổi còi. Không thể nào mình tham nhũng lại có thể vạch áo cho người xem mình được. Không thể nào được, trong một chế độ tập quyền độc đảng mà nói chuyện chống tham nhũng thì đó là chuyện khôi hài.”

Nếu quan niệm minh bạch tài sản cán bộ, công chức, đảng viên, cụ thể là kê khai tài sản cho những người thuộc diện bắt buộc như một biện pháp phòng chống tham nhũng, thì Việt Nam ít nhất phải có những cải cách một cách tích cực. Quốc hội cần ban hành các Luật về quyền cơ bản của công dân như quyền lập hội, biểu tình, tự do báo chí, trưng cầu dân ý và quyền tiếp cận thông tin… Những quyền này được Hiến pháp qui định nhưng từ nửa thế kỷ qua bị treo không có luật để áp dụng.

Hồi tháng 4/2014 ông Jairo Acuna Alfaro, Cố vấn chính sách của Liên Hiệp Quốc về cải cách hành chính và chống tham nhũng được báo chí Việt Nam trích lời, cụ thể là Lao Động Online, đã góp ý nên rút bớt số người phải kê khai tài sản xuống còn 1.000 người, để có thể quản lý tốt hơn và có đủ khả năng để xác minh các bản kê khai đó. Xin nhắc lại  năm 2013 gần 1 triệu người thuộc diện kê khai tài sản.

Điều quan trọng theo vị chuyên gia Liên Hiệp Quốc là Việt Nam đã đưa ra các qui định rất hời hợt về việc kê khai tài sản và cũng không đưa ra cơ chế cụ thể về việc kê khai tài sản phải tiến hành thế nào.

Theo lời ông Alfaro, việc cán bộ công chức nào không thể giải thích được nguồn thu nhập thì phải coi là tội phạm, Luật Hình sự của Việt Nam nên được bổ sung điều này. Vấn đề sau cùng mà chuyên gia Liên Hiệp Quốc đề cập tới đó là ở Việt Nam có sự cản trở rất lớn vì chưa có hệ thống giám sát hoàn chỉnh và mang tính độc lập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đời Mồ Côi

 

Em sinh ra đã không hề biết mẹ

Hàng ngày Em theo chị để ăn xin

Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên

Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã

Hai chị em vật vã dạ cồn cào

Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu

Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cha chết sớm mẹ bị người ta bán

Sang bên Tàu vào động bán dâm

Nhà cửa ruộng nương

Đảng qui hoạch chẳng bồi thường

Nghe người nói cán bộ phường chia chác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác

Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ

Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ

Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu

Chị bị tông xe nằm ngất bên đường

Khi mọi người đưa chị đến nhà thương

Chị đã chết từ trên đường nhập viện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn

Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm

Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em

Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể

Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn

Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương

Nhưng còn có những trại cô nhi viện

 

Uyển Thi 

danlambaovn.blogspot.com


 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link