Sunday, September 14, 2014

Triển lãm cải cách ruộng đất ở Hà Nội: Tuyên truyền phản tác dụng ?


Triển lãm cải cách ruộng đất ở Hà Nội: Tuyên truyền phản tác dụng ?

www.ducme.tv -Cà Phê Tối- Tường trình tọa đàm UPR VN:Tiến trình-Tiềm Năng và Thực Tiễn

https://www.youtube.com/watch?v=M0PT9mDFVsg

Nông dân tập hợp phản đối trước triển lãm "Cải cách ruộng đất" - DR
Anh Vũ

Cuộc triển lãm đầu tiên về cải cách ruộng đất năm 1946-1957 do Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thực hiện mở cửa từ ngày 08/09/2014 dự kiến kéo dài đến hết năm nay. Nhưng đến hôm 11/09 vừa qua, Bảo tàng Lịch sử bỗng thông báo tạm ngừng mở cửa vì "sự cố kỹ thuật".

Mới qua bốn ngày mở cửa, cuộc triển lãm này đã gây sự thú hút nhiều chú ý của dư luận. Trên các trang mạng tại Việt Nam ngay lập tức xuất hiện hàng loạt các bình luận về nội dung, cách thức của cuộc trưng bày cũng như những bài viết lật lại quá khứ đau thương của các nạn nhân trong cuộc cải cách ruộng đất ...

Dường như mục đích tuyên truyền nhằm ca ngợi thành tựu của Đảng, che đậy những sai lầm trong cuộc đấu tranh giai cấp đó đã trở nên phản tác dụng ? Phải chăng đó cũng là một yếu tố khiến cuộc trưng bày về Cải cách ruộng đất của Bảo tàng Lịch sử phải vỗi vã đóng cửa sau vài ngày hoạt động ? RFI phỏng vấn nhà văn blogger Nguyễn Tường Thụy tại Hà Nội.
Blogger Nguyễn Tường Thụy, Hà Nội

13/09/2014

Nghe (08:22)


TAGS: VIỆT NAM - TRIỂN LÃM - VĂN HÓA - LỊCH SỬ - PHỎNG VẤN

HRW quan ngại hoàn cảnh những phụ nữ tranh đấu tại VN

THANH TRÚC, PHÓNG VIÊN RFA
2014-09-13

  • IN TRANG NÀY
  • CHIA SẺ
  • Ý KIẾN CỦA BẠN
  • EMAIL
thanhtruc09132014.mp3 
Các vận động viên và thành viên của nhóm “Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam”.
Courtesy vnwhr.net

 

 

 

 

Bị tước bỏ quyền con người

Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch cho biết một trong những mối quan tâm hàng đầu của tổ chức hiện nay vẫn là hoàn cảnh sống khó khăn và bị tước bỏ quyền con người của những người chân yếu tay mềm như bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Phương Uyên, cô Đỗ Thị Minh Hạnh và nhiều người khác nữa.

Trong bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện, ông John Sifton, giám đốc chuyên trách Châu Á của Human Rights Watch, nói rằng những nhà hoạt động ông vừa nhắc tên đều nằm trong hàng ngũ những phụ nữ can trường và cần được nhắc tới:

John Sifton: Human Rights Watch nhìn thấy sự lớn mạnh trong những hoạt động nhằm cổ vũ quyền con người ở Việt Nam, nhiều người đã lên tiếng đòi nhân quyền và cái giá họ phải trả là bị bắt bớ, bị giam tù, bị sách nhiễu.

Nhưng điều đáng chú ý trong phong trào đòi quyền làm người ở Việt Nam là một thành phần đông đảo những phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Họ nắm giữ một vai trò quan trọng trong phong trào hay cộng đồng nhân quyền đó.

Rất nhiều phụ nữ từ dân oan, blogger, người tranh đấu nhân quyền cho đến tranh đấu đòi tự do tín ngưỡng… đang bị giam cầm trong bốn bức tường của nhà tù, những người khác thì bị đanh đập, bị hăm dọa. 

-John Sifton
Họ là những người vô cùng can đảm vì họ không chỉ đứng lên đòi nhân quyền cho chồng con và bản thân mà mà còn tranh đấu cho sự công bằng giới tính, chống lại sự phân biệt đối xử đối với người phụ nữ trong xã hội.
Hậu quả là họ phải đối mặt với nhiều vấn đề như những người đàn ông phải chịu. Rất nhiều phụ nữ từ dân oan, blogger, người tranh đấu nhân quyền cho đến tranh đấu đòi tự do tín ngưỡng… đang bị giam cầm trong bốn bức tường của nhà tù, những người khác thì bị đanh đập, bị hăm dọa , bị sách nhiễu thậm chí bị cấm đi lại.
Và còn một điểm đáng ngưỡng mộ là dù đã vào tù nhưng khi được thả ra thì họ vẫn tiếp tục làm một người tranh đấu nhân quyền. Đó là những phụ nữ can đảm và mạnh mẽ, họ xứng đáng được chúng tối nhắc đến mỗi khi có thể.
Thanh Trúc: Những trường hợp cụ thể nào, mà ông biết, xác minh điều ông vừa trình bày nãy giờ?
John Sifton: Điển hình là bà Dương Thị Tân, vợ của ông Điều Cày Nguyễn Văn Hải. Dù như đã ly dị nhau song khi blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị giam giữ một cách oan sai thì chính bà Dương Thị Tân đã gióng lên tiếng nói mạnh mẽ để tranh đấu cho quyền lợi cũng như sự tự do cho người chồng cũ.
Một thí dụ khác là trường hợp tiến sĩ luật sư Cù Huy Hà Vũ mà vợ ông ta, cũng là một luật sư, đã giữ một vai trò quan trọng trong việc đòi lại công bằng và tự do cho người bạn đời bất đồng chính kiến của bà.

Ấn tượng với những nhà tranh đấu trẻ

Thanh Trúc: Ông cũng đề cập đến những nhà tranh đấu trẻ như Phương Uyên như Minh Hạnh mà ông cho đó là những tiếng nói tự phát của lương tâm.
Ông John Sifton phát biểu tại Buổi điều trần mang tên “Việt Nam vẫn duy trì chính sách đàn áp” tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 4/6/2013. RFA PHOTO.

John Sifton: Bởi vì điều gây ấn tượng nhất nơi những người trẻ ấy, đặc biệt những thiếu nữ, là làm dấy lên một phong cách hay một phương thức mới trong việc tranh đấu nhân quyền và công bình xã hội. Những người trẻ này họp lại ở công viên, cùng nhau chia sẻ bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Về Nhân Quyền hoặc những tài liệu khác về quyền con người. Họ còn tổ chức những buổi picnic về nhân quyền mà qua đó những cô thiếu nữ trẻ tuổi đóng vai trò tổ chức trọng yếu.

Còn nhớ gần một năm trước đây, vào tháng Mười Một, một số phụ nữ trẻ họp nhau lại và cùng nhau thành lập Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, từ đó tung ra nhiều hoạt động rất ý nghĩa trong đó có phong trào yểm trợ tù nhân lương tâm và gia đình của họ, đặc biệt những gia đình ở những vùng xa vùng sâu. Chưa hết, những người trong Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam này còn mạnh dạn đến những phiên tòa xử tù nhân lương tâm nhằm yểm trợ tinh thần cho họ.

Đó là một trong những xã hội dân sự của phụ nữ mà tôi cho là đáng phục, bởi họ có thể bị bắt, không bị bắt thì bị sách nhiễu bị đe dọa bởi cảnh sát hay công an mặc thường phục hay những kẻ côn đồ chẳng hạn. Ngoài chuyện quyền lợi xã hội bị tước đoạt, họ còn bị coi là người có vấn đề với nhà nước. Họ đã phải trả một giá quá đắt đỏ khi bước vào con đường đối lập như vậy.
Đặc biệt hành pháp ở Washington có thể nói thẳng cùng giới chức ở Hà Nội rằng không thể có một mối bang giao tốt đẹp hơn nếu Việt Nam cố tình đi ngược lại xu hướng căn bản về nhân quyền là những nguyên tắc làm nên giá trị của nước Mỹ.
-John Sifton

Thanh Trúc: Những điều ông vừa trình bày là quan điểm của một tổ chức bên ngoài mà Việt Nam không lý tới. Theo ông, bằng cách nào để Việt Nam thay đổi lập trường là Việt Nam có cách riêng trong hành xử và thực hiện nhân quyền, một vấn đề nội bộ, trong lúc bảo đảm an ninh và trật tự xã hội là điều quan trọng hơn?

John Sifton: Tôi nghĩ rất quan trọng nếu Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, EU và ASEAN, những chính phủ dân chủ trong ASEAN như Indonesia và Malaysia, tận dụng cơ hội có thể được để nhắc nhở Việt Nam cởi mở hơn trong vấn đề nhân quyền, khuyến khích Việt Nam đừng đàn áp người bất đồng chính kiến mà hãy tôn trọng quyền tự do ngôn luận.

Đặc biệt hành pháp ở Washington có thể nói thẳng cùng giới chức ở Hà Nội rằng không thể có một mối bang giao tốt đẹp hơn nếu Việt Nam cố tình đi ngược lại xu hướng căn bản về nhân quyền là những nguyên tắc làm nên giá trị của nước Mỹ.

Và tôi cũng nghĩ sắp tới sẽ có thêm những phiên tường trình về nhân quyền Việt Nam ở quốc hội Hoa Kỳ, lý do là trong lúc có một số vị thượng nghị sĩ muốn thúc đẩy thương mại Mỹ Việt mà quên đi hồ sơ nhân quyền nghèo nàn của Hà Nội, thì một số vị dân biểu muốn một lần nữa khuyến cáo hành pháp, về điều Hạ Viện Mỹ nhiều lần đề cập tới trước đây, rằng Việt Nam khó thể gia nhập TPP nếu vẫn còn chà đạp nhân quyền và quyền tự do phát biểu của chính người dân trong nước.. Khi có những buổi tường trình kiểu đó tôi nghĩ vấn đề thiếu nhân quyền ở Việt Nam sẽ được đào sâu hơn.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn ông John Sifton, giám đốc chuyên trách Châu Á của Human Rights Watch.


Báo cáo láo như bịt mắt đi trong đêm

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-09-11

  • In trang này
  • Chia sẻ
  • Ý kiến của Bạn
  • Email
09112014-docbaotrongnuoc-nn.mp3 
Những phụ nữ làm thuê ở Hà Tây
 AFP photo




Bộ Lao động Thương binh Xã hội vừa công bố tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam cập nhật đầu tháng 9/2014 chỉ có 1,84%, tức ở mức thấp nhất thế giới mà những nước phát triển phương tây nằm mơ cũng không thể có. Con số ảo đầy tính khôi hài này nên được hiểu như thế nào.
Những con số khôi hài ...

Trong cuộc phỏng vấn tối 11/9/2014, từ Hà Nội chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nhận định:
"Cả cái đất nước như thế này, hàng trăm nghìn doanh nghiệp bị phá sản trong mấy năm vừa rồi thì làm sao tỷ lệ lao động thất nghiệp chỉ 1,84% được. Các nước như Mỹ, Nhật, Châu Âu nó ở cái số nào chứ làm gì có cái phẩy bao nhiêu. Mình nói như vậy là không biết xấu hổ trong vấn đề báo cáo. Những việc này Nhà nước Việt Nam các vị lãnh đạo nên ngồi suy nghĩ lại đừng đưa ra những con số làm cho cả thế giới người ta cười. Việt Nam cần xem lại vấn đề thông thoáng và trung thực thông tin, chứ còn thông tin như thế thì ai mà nghe cho được.”

VnExpress bản tin trên mạng ngày 10/9/2014 trích lời bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam mô tả tỷ lệ thất nghiệp 1,84% do Bộ Lao động và Thương binh Xã hội đưa ra là “lạc quan tếu”. Bà Hoài Thu nói: “không biết người ta định nghĩa thế nào là thất nghiệp. Nhưng thực tế có rất nhiều người thất nghiệp, lúc nào trên đường phố, quán xá cũng đầy người. Nếu người ta có việc làm thì phải ở trong cơ quan, công sở, nhà máy. Nếu tỷ lệ thất nghiệp thấp như ngành Lao động công bố thì người ngồi la cà quán xá, đi đường trong giờ hành chính chắc không đông đến thế.”

Ông Phạm Thành ở Hà Nội, một nhà báo từng nhiều năm phục vụ truyền thông nhà nước nhận xét về những con số ảo được báo cáo mà trước kia ông gặp hàng ngày khi tác nghiệp báo chí:
Những việc này Nhà nước Việt Nam các vị lãnh đạo nên ngồi suy nghĩ lại đừng đưa ra những con số làm cho cả thế giới người ta cười.
- Chuyên gia Bùi Kiến Thành 
"Nó nhờ cơ chế nó lên cho nên nó dốt nát đưa ra con số đó thôi. Bây giờ dân Việt Nam chẳng ai tin con số đó đâu. Trên thực tế ngay trong khu mình cư trú, nếu chịu khó ra chỗ chợ lao động ở trên phố thì thấy dân thất nghiệp ở đó đầy ra. Trước nay ngay những người có bằng cấp đại học mà vẫn thất nghiệp.”
Tờ báo mạng lề trái Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo độc lập mô tả câu chuyện tỷ lệ thất nghiệp 1,84% thấp nhất thế giới là bệnh báo cáo láo. Tác giả bài viết trích lời Ông Nguyễn Bá Thanh trưởng Ban Nội chính Trung ương từng gọi là bệnh ‘báo cáo láo thành quen’.
Nhà báo Phạm Thành đặt vấn đề theo cách riêng của ông:
"Xưa nay cộng sản có bao giờ dựa vào sự thật để làm cái gì đâu, đấy là bản chất của họ. Bây giờ mấy ông chóp bu nhìn nhận vấn đề bằng cảm tính nếu muốn đưa ra chủ trương đường lối chính sách gì là theo ý chí của các ông ấy. Khi mà ý chí của các ông ấy phổ biến ra, thì các bộ phận chức năng phải làm sao đưa ra các số liệu cho nó phù hợp ý chí chủ quan của họ, chứ cộng sản nó có bao giờ nó làm trên con số thực đâu.”
Nếu Việt Nam đề ra chính sách chiến lược phát triển mà dựa trên những số liệu ảo thì đất nước có thể sẽ phải chịu nhiều hệ lụy nguy hiểm. Chuyên gia Bùi Kiến Thành nhấn mạnh:
“Tất nhiên, mình đưa ra một con số ảo để dựa vào đó làm kế hoạch thì tất cả kế hoạch đều ảo hết thôi. Kế hoạch mà không có con số chính xá thì làm sao mà làm kế hoạch được, vì vậy cho nên chúng ta sống trong thế giới ảo, rồi tự cho mình là ghê gớm lắm. 

Bởi vậy cho nên có nhiều vấn đề xảy ra, nên kinh tế không có con số chính xác thì làm sao mà làm việc được. Việc này là cả vấn đề, chính sách của nhà nước phải nhìn rõ sự thực, tình hình nó như thế nào. Đừng bịt mắt mà đi trong đêm nguy hiểm lắm, cũng như đang lái xe ban đêm trên đường cao tốc mà tắt đèn đi thì làm sao không gặp sự cố.”

... do bệnh thành tích
Chuyên gia Bùi Kiến Thành nói với chúng tôi là không thể tưởng tượng được từ nhiều thập niên đã qua, cơ quan chức năng của Việt Nam luôn tạo ra những con số hoành tráng và những báo cáo khó tin
.
Giới trẻ VN sử dụng iPhone, iPad tại một quán cà phê vỉa hè Hà Nội năm 2013. AFP photo

“Đối với nền kinh tế quốc dân của bất cứ nước nào, trọng trách lớn nhất của quản lý nhà nước là làm sao tạo công ăn việc làm cho đất nước mình. Vì vậy cho nên vấn đề là thời gian của người lao động không trở lại, không có gì lãng phí hơn là lãng phí thời gian cuộc sống của người lao động trên đất nước của mình. Mình không nhìn rõ vào sự thực chỉ nhìn con số báo cáo như thế rồi mình cho là thành tích này thành tích nọ, vấn đề đó cực kỳ nguy hiểm. Phải xem rõ sự thực nền kinh tế đất nước như thế nào, số người thất nghiệp ra sao, tại làm sao mà thất nghiệp chứ làm gì có con số 1,8% mà không biết ngượng. Riêng tôi tôi lấy làm xấu hổ cho những con số như thế.”
Báo Đất Việt và Dân Trí điện tử ngày 8/9/2014 trích lời PGS.TS Nguyễn Bá Ngọc, Phó viện trưởng viện Khoa học Lao động và Xã hội biện giải về tỷ lệ thất nghiệp 1,84% mà tổ chức này đưa ra. Theo đó số liệu là do Tổng Cục Thống Kê làm ra và đánh giá thất nghiệp theo tiêu chuẩn chung của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO. Tuy rằng chính ILO thừa nhận cách đánh giá hiện hành không phù hợp với các nước như Việt Nam, vì nền nông nghiệp còn duy trì khối lượng lao động rất lớn. Phó Viện trưởng Nguyễn Bá Ngọc nhấn mạnh rằng, ở các nước công nghiệp phát triển, làm ra làm, thất nghiệp ra thất nghiệp chứ ở Việt Nam là kiểu thất nghiệp nửa vời, không có việc về vẫn tranh thủ làm cái này cái kia.
Tìm hiểu thực trạng Việt Nam, những người không có việc làm vẫn không đói, họ có thể đi câu cá, bắt tép mò cua, làm đủ thứ việc vặt, linh tinh ở khắp nơi và cơ quan chức năng vẫn xem họ là có việc làm? Phải chăng những yếu tố này góp phần tạo nên báo cáo tỷ lệ thất nghiệp 1,84% vừa nêu.
Đáp câu hỏi cách đánh giá thất nghiệp ở phương tây và Việt Nam có gì khác biệt hay không, khi mà nền kinh tế phát triển nhất thế giới là Hoa Kỳ vẫn thường xuyên có tỷ lệ thất nghiệp 6%-7%. Chuyên gia Bùi Kiến Thành phát biểu:
Đừng bịt mắt mà đi trong đêm nguy hiểm lắm, cũng như đang lái xe ban đêm trên đường cao tốc mà tắt đèn đi thì làm sao không gặp sự cố.      
- Chuyên gia Bùi Kiến Thành 
"Hoàn toàn khác biệt, Việt Nam thất nghiệp 1,84% của cái gì, cơ sở để tính phần trăm đó là cái gì? Điều này chúng ta chưa rõ ràng, bình thường như vậy người ta nói thất nghiệp trong toàn số, dân số của mình bao nhiêu, bao nhiêu ở thôn quê, bao nhiêu ở thành thị, bao nhiêu làm nông nghiệp thì phải nói cho rõ. Những người có việc làm là bao nhiêu, những người mất việc làm là bao nhiêu. Chúng ta không làm việc ấy thành ra cơ sở nào nói 1% hay 10%, cơ sở đó chúng ta không rõ ràng. Cơ sở Bộ Lao động đưa ra là cơ sở ảo không phải cơ sở thật.”
Con số thất nghiệp của Việt Nam là 1,84% như công bố của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, trực thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trở thành một câu chuyện hài mà chính báo chí lề phải của Việt Nam cũng không bỏ qua. Hồi đầu năm 2014, bà  Phạm Thị Hải Chuyền Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng từng báo cáo một con số đẹp, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam là 1,99%.

Bệnh thành tích thâm căn cố đế, thí dụ những con số không trung thực về mức tăng Tổng sản phẩm nội địa GDP của 63 tỉnh thành khi nhập lại thì thường gấp đôi mức tăng GDP của cả nước. Bệnh thành tích, nói láo ăn tiền, báo cáo láo thành quen rất phổ biến ở Việt Nam đến độ người dân chẳng màng quan tâm. Và có lẽ những con số thống kê bịa đặt không chỉ dừng ở chỗ ‘lạc quan tếu’ như phát biểu của bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Quốc hội về các vấn đề xã hội. Tác hại của nó trong mấy thập niên vừa qua có lẽ không bao giờ có thể tổng kết được.


(REPOST) Tướng CSVN xin tỵ nạn chính trị tại HK và tiết lộ âm mưu bán nước cho Tàu Cộng
    Thiếu tướng CSVN Hà Thanh Châu, Chính Ủy Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng (Chủ Nhiệm Tổng Cục là Trung Tướng Nguyễn Đức Lâm) được Luật Sư William Lê hướng dẫn đến Sở Di Trú King County, Seattle, tiểu bang Washington State, nạp đơn "xin tỵ nạn chính trị", sau 2 tuần lễ ông và vợ ông đi thăm 3 người con đang là "du học sinh" ở tiểu bang này.

    Bốn ngày sau, qua trung gian của 1 "viên chức" cao cấp Hoa Kỳ, ông trao cho chủ bút Tạp Chí Foreign Policy Magazine một tập tài liệu "tối mật", có liên quan đến sự sống còn của nước Việt nam, dự trù sẽ đăng tải cuối năm 2013. Tập tài liệu này, do người anh vợ của ông, Thiếu Tướng H.T.T. làm Chính Ủy Tổng Cục 2, dưới thời Tổng Cục Trưởng Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, chép lại nguyên văn từ cuốn băng nhựa AKAI mang bí số ML887, ghi âm những cuộc họp bí mật của các nhà lãnh đạo Việt Nam: Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh và Trung Cộng: Giang Trạch Dân (sinh năm 1926), Lý Bằng, Lương Quang Liệt, Diệp Tuyển Ninh, Dương Đắc Chí, Hứa Thế Hữu... tại Thành Đô, thảo luận các thỏa hiệp sát nhập nước Việt Nam vào lãnh thổ "Trung Quốc

http://rbomtm.blogspot.com/2014/02/repost-tuong-csvn-xin-ty-nan-chinh-tri.html










No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link