Đối mặt với thay đổi, Việt Nam
cần làm gì?
Huỳnh Anh Tú: Chúng Tôi Muốn Biết
Yêu Nước không có nghĩa là yêu Đảng yêu CNXH ! .wmv
|
Gia Minh, biên tập
viên RFA, Bangkok
2014-09-08
2014-09-08
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
09082014-vn-facing-change.mp3
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain (giữa) và Thượng nghị sĩ Sheldon
Whitehouse (trái) cùng với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng trong
một cuộc họp tại Hà Nội vào ngày 08 Tháng Tám, 2014.
AFP
Trung Quốc từ những năm qua tiến hành các biện pháp gây hấn nhằm
có thể chiếm cứ các vùng biển quanh Hoa Lục. Điều đó khiến cục diện thế giới
biến chuyển do phản ứng không chỉ của các quốc gia liên quan mà cả các nước
khác.
Trước biến chuyển bất lợi đối với Việt Nam là quốc gia bị Bắc
Kinh o ép nhiều nhất, Hà Nội hiện phải vượt qua những gì để có thể giữ vững
được độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Chính sách ngoại giao của Việt Nam
Việt Nam là quốc gia bị tác động trực tiếp bởi những hành động
của Trung Quốc tại Biển Đông nhất là trong thời gian gần đây. Sau khi đưa giàn
khoan Hải Dương 981 vào, Trung Quốc cho tàu va đâm tàu kiểm ngư của Việt Nam,
và đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Sau đó tiếp tục bắt bớ, tấn công các
tàu cá của ngư dân Việt tại khu vực Hoàng Sa và cả tại Vịnh Bắc Bộ.
Hà Nội lên tiếng phản đối nhưng không có hành động cụ thể nào để
có thể bảo vệ ngư dân Việt Nam cũng như buộc Trung Quốc phải tôn trọng chủ
quyền lãnh hải của Việt Nam.
Hồi ngày 12 tháng 8 vừa qua, thủ tướng Việt Nam và Bộ Ngoại giao
Hà Nội tổ chức hội nghị đối ngoại đa phương lần đầu tiên để tổng kết chính sách
ngoại giao trong thời gian qua và đề ra phương hướng cho thời gian tới.
Muốn ‘đung đưa, cân bằng’ mối quan hệ giữa Việt Nam- Trung Quốc
và Mỹ. Nếu không thay đổi mà vẫn thụ động chính sách này thì làm sao bảo vệ
được mình. Bởi vì chính sách ‘đong đưa’ này đưa đất nước ta vào một cuộc khủng
hoảng kép: vừa thất bại về kinh tế, vừa bị TQ đe dọa về chủ quyền
Ông Đặng Xương Hùng
Ông Đặng Xương Hùng, một viên chức ngoại giao Hà Nội tại Thụy Sỹ
công khai từ bỏ đảng Cộng sản và xin tỵ nạn tại đó, nói đến đường lối ngoại
giao của Hà Nội như sau:
Có mâu thuẫn trong việc tiếp tục hành trình đối tác chiến lược
và đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ của mình. Đối với Trung Quốc luôn úp mở,
thì Việt Nam luôn giữ chính sách 3 không ‘không tham gia liên minh quân sự với
nước nào, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự, và không dựa vào nước này để
chống nước kia’. Cái 3 không này thì nhằm vào hai nước quan trọng nhất trong
mối quan hệ của mình đối với bên ngoài là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tức là cũng
muốn ‘đung đưa, cân bằng’ mối quan hệ giữa Việt Nam- Trung Quốc và Mỹ. Nếu
không thay đổi mà vẫn thụ động chính sách này thì làm sao bảo vệ được mình. Bởi
vì chính sách ‘đong đưa’ này đưa đất nước ta vào một cuộc khủng hoảng kép: vừa
thất bại về kinh tế, vừa bị Trung Quốc đe dọa về chủ quyền.
Quan hệ với Hoa Kỳ
Đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 10
quốc gia, trong đó Trung Quốc là đối tác chiến lược toàn diện lại là quốc gia
đang xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam.
Trong thời gian qua, Hà Nội có những động thái được cho là xích
lại gần với Washington. Thực tế cho thấy trong tình thế hiện nay chỉ có Hoa Kỳ
lên tiếng và có thể giúp Việt Nam đối phó với những hành động phi pháp của
Trung Quốc tại Biển Đông mà thôi.
Giàn khoan HD của Trung Quốc và các tàu bảo vệ trong vùng biển
Việt Nam, ảnh chụp tháng 7 năm 2014.
Bàn về mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, ông Đặng Xương Hùng
phát biểu:
Thông điệp của ông John McCain là muốn Việt Nam và Mỹ trong thời
gian tới có những bước nhảy vọt trong quan hệ giữa hai nước. Điều đó chứng tỏ
mối quan tâm của Hoa Kỳ với tình hình khu vực, nhất là khi phải đối phó với sự
trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc
Ông Đặng Xương Hùng
Sau chuyến đi (Mỹ) của ông Nghị, ông John McCain sang Hà Nội
ngay. Điều này chứng tỏ Hà Nội và Washington cấp thiết rất cần nhau. Trong
thông cáo báo chí của chuyến đi, ông John McCain cũng nói Hoa Kỳ và Việt Nam có
một chương trình nghị sự đầy tham vọng trong thời gian tới, đặc biệt trong bối
cảnh có những sự kiện xảy ra gần đây ở Biển Đông. Việc ông ấy đưa ra hết những
cam kết của Mỹ với tất cả những nội dung mà Việt Nam đang quan tâm, ví dụ Hiệp
ước Đối tác Thái Bình Dương tiêu chuẩn cao, công nhận nền kinh tế thị trường,
tăng cường hợp tác quân sự, nâng cao khả năng theo dõi lịnh vực hàng hải và bảo
vệ chủ quyền, nới lỏng lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương. Tuy nhiên trong kỳ
này ông cũng rất khôn khéo không làm lo ngại phía Trung Quốc, đó là cam kết chỉ
giúp Việt Nam trong phạm vi phòng thủ thôi.
Thông điệp của ông John McCain là muốn Việt Nam và Mỹ trong thời
gian tới có những bước nhảy vọt trong quan hệ giữa hai nước. Điều đó chứng tỏ
mối quan tâm của Hoa Kỳ với tình hình khu vực, nhất là khi phải đối phó với sự
trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc.
Thông điệp rõ ràng như vậy.
Ông này cũng chỉ ra những thách thức mà Hà Nội cần phải vượt
qua:
Theo tôi thách thức thứ nhất đối với Việt Nam là vẫn lo ngại sự
cân bằng giữa Mỹ với Trung Quốc. Theo tôi dưới con mắt của những nhà lãnh đạo
Mỹ thì mối quan hệ với Trung Quốc quan trọng hơn nhiều với Việt Nam; và ngược
lại phía Trung Quốc cũng suy nghĩ như vậy. Đã nhiều lần chúng ta đã là những
con tốt trên bàn cờ quốc tế rồi. Chúng ta phải trả giá rất nhiều từ khi đất
nước chia cắt bởi Hiệp định Geneve, rồi Thông cáo Thượng Hải 72 là sự mặc cả
giữa Mỹ và Trung Quốc, và nhiều sự kiện khác để chúng ta thấy đất nước mình bị
thí trên bàn cờ vì lợi ích quan hệ của họ, vì lợi ích quan hệ của các nước lớn
khác. Điều này cần có sự khôn ngoan.
Nhất là trong tình hình hiện nay cần phải
tăng cường mối quan hệ với Mỹ trên tinh thần xây dựng mối quan hệ lòng tin để làm
sao nước Mỹ có thể với tinh thần nhân bản, tinh thần là người dẫn dắt trật tự
thế giới, họ sẽ dành cho Việt Nam một sự hợp tác rất hiệu quả và dần dần sức
mạnh của đất nước mạnh lên, và lúc đó việc nói chuyện với Trung Quốc không còn
là vấn đề của riêng mình nữa mà có thể lúc đó người Mỹ cũng phải bảo vệ mối
quan hệ Mỹ- Việt như bảo vệ lợi ích của chính quốc gia mình.
Thách thức thứ hai là những cam kết và sự lệ thuộc của Việt Nam
vào Trung Quốc đã quá sâu. Các thỏa thuận cả công khai lẫn bí mật với Trung Quốc
đã quá sâu, để cho giới lãnh đạo hiện nay cân nhắc thoát ra khỏi là rất khó
khăn. Tôi nghĩ với họ, thách thức này là lớn nhất.
Bởi vì họ mất rất nhiều:
quyền lợi cá nhân, gia đình, phe nhóm, chỉ có lợi cho dân tộc, cho nhân dân
thôi. Tuy nhiên nếu thoát được điều này thì các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng giải
thoát được cho bản thân họ và lịch sử sẽ tha thứ.
Thách thức thứ ba là thách thức ý thức hệ vì chỉ có dựa vào ý
thức hệ Trung Quốc mới có thể thao túng Việt Nam một cách dễ dàng như vậy.
Thách thức thứ tư là sự phân hóa, chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo
đảng.
Ông Đặng Xương Hùng cũng nêu rõ yêu cầu về một lãnh tụ đủ sức
lèo lái đất nước trong thời điểm này.
Một số đảng viên trong đảng Cộng sản, cũng như trí thức trong và
ngoài nước đều lên tiếng kêu gọi lãnh đạo Hà Nội hiện nay phải kiện Trung Quốc
ra trước tòa án quốc tế về những xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển
Đông. Đồng thời phải từ bỏ ý thức hệ cộng sản, đổi mới theo hướng dân chủ, tự
do nhằm cứu đất nước khỏi tình trạng trì trệ, lạc hậu lâu nay và sự kiềm tỏa
của Trung Quốc. Tuy nhiên dường như đến nay những lời khuyên chân thành đó vẫn
chưa được lắng nghe.
Vai trò của các mạng truyền
thông xã hội
- In
- Ý kiến (2)
- Chia sẻ:
Tin liên hệ
- Một bức tranh thu nhỏ của giới cầm
bút Việt Nam tại Úc (2)
- Một bức tranh thu nhỏ của giới cầm
bút Việt Nam tại Úc (1)
- Thân phận lưu vong: Sống ở giữa
- Hãy cám ơn Trung Quốc
- Ý niệm về bản sắc của các cây bút lưu
vong
- 'Tau chưởi'
Nguyễn Hưng Quốc
08.09.2014
Tôi chơi facebook đã được trên 5 tháng. Càng chơi càng thích.
Thế giới facebook đa dạng vô cùng. Nhảm nhí: nó có thừa. Khoe khoang để tự
sướng: cũng có thừa. Nhưng tôi chỉ chú ý nhiều nhất đến các trang facebook
nghiêm túc, ở đó, người viết và người đọc bày tỏ những thao thức về tình hình
chính trị Việt Nam.
Phải nói ngay, những bài viết cũng như những ý kiến phản hồi về
chính trị như vậy khá giống nhau.
Khác ở góc nhìn. Khác ở giọng điệu. Và khác ở
tiểu tiết. Nhưng nhìn chung, tất cả đều nhắm vào hai vấn đề chính: Một, lên án
sự độc tài và bày tỏ ước vọng dân chủ hóa để đất nước được tự do và phát triển;
và hai, lên tiếng báo động trước âm mưu xâm lấn của Trung Quốc và phê phán thái
độ nhu nhược và bất lực của chính quyền Việt Nam.
Bản thân tôi, từ mấy tháng vừa qua, cũng chỉ tập trung vào hai
vấn đề chính ấy.
Từ góc độ một nhà văn, chỉ quanh đi quẩn lại với hai loại đề tài
ấy, nguy cơ rất dễ thấy: trùng lặp, đơn điệu và nhàm. Tôi biết vậy nhưng lại
không thể thoát được. Có hai lý do: Một, đó là những ám ảnh lớn cứ đau đáu
trong lòng; và hai, tôi nghĩ, trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, mọi tiếng kêu
gào đều cần thiết. Bởi không phải ai cũng hiểu tất cả những thảm họa đất nước
đang đối diện. Nếu hiểu, chưa chắc mọi người đã biết phải làm gì. Hơn nữa,
tiếng kêu gào, tự nó, cũng là một thứ vũ khí. Một tiếng kêu gào đơn độc của một
cá nhân là một sự tuyệt vọng của nạn nhân. Nhưng khi tiếng kêu gào ấy được vang
âm và bắt gặp sự đồng điệu của đám đông, nó sẽ trở thành một bản hùng ca của
những người ra trận. Khi cả hàng triệu người cùng gào, tiếng kêu của họ sẽ trở
thành những bài ca chiến thắng.
Nhưng làm cách nào để cả triệu người cùng gào? Có hai điều kiện:
Một, do một tác nhân bên ngoài khiến mọi người phẫn nộ và quên cả sợ hãi để dám
xuống đường gào thét phản đối lại bạo quyền (như những gì đã xảy ra ở Trung
Đông và Bắc Phi vào đầu năm 2011); và hai, khi mọi người ý thức rõ những bất
công mà mình đang gánh chịu là một sự phi lý, không thể chấp nhận được (như
những gì xảy ra tại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào cuối thập
niên 1980). Điều kiện thứ nhất có thể đến một cách bất ngờ, không thể lường
trước; còn điều kiện thứ hai thì cần thời gian để chín muồi Các trang
truyền thông xã hội có thể góp phần đắc lực để thúc đẩy quá trình chín muồi của
điều kiện thứ hai này.
Để làm được điều ấy, người ta không cần phải kích động hay xúi
giục ai cả. Các trang truyền thông xã hội, khi cố gắng vạch trần bộ mặt thật
của chế độ, chỉ nhắm đến một mục tiêu đơn giản và rất khả thi: giành quyền viết
lại lịch sử. Ở đây có hai khía cạnh cần chú ý: Một, như nhiều học giả từng ghi
nhận, lịch sử bao giờ cũng được viết bởi những người thắng cuộc; và hai, lịch
sử ấy nhắm vào hai mục tiêu chính: Thứ nhất, huyền thoại hóa các chiến công của
họ, và thứ hai, bôi nhọ kẻ thù. Ở cả hai khía cạnh này, chính quyền Việt Nam,
từ năm 1954 và đặc biệt, từ năm 1975, khi cả nước được thống nhất, được chính
quyền Việt Nam thực hiện một cách đầy tự giác và triệt để. Họ bôi nhọ chính
quyền miền Nam là ngụy quyền và Mỹ, kẻ từng giúp chính quyền miền Nam, là đế
quốc và thực dân kiểu mới.
Họ cũng tích cực tô vẽ hình ảnh của họ như những bậc
anh hùng được cả thế giới ngưỡng mộ; ngưỡng mộ đến nổi nhiều người ngoại quốc
từng nằm mơ thấy mình là người Việt, dĩ nhiên, là Việt xã hội chủ nghĩa. Không
những anh hùng, họ còn là những con người mới xã hội chủ nghĩa đẹp đẽ, nói theo
hai câu thơ của Tố Hữu: “Còn gì đẹp trên đời hơn thế / Người với người sống để
yêu nhau” hoặc một câu thơ của Chế Lan Viên: “Ôi ta là ta mà ta vẫn cứ mê ta”.
Từ trước đến gần đây, chính quyền là những kẻ duy nhất có quyền
viết lịch sử. Quyền ấy, không ai được chia sẻ cả. Ngay cả những người từng nắm
giữ những chức vụ cao cấp với họ cũng không được quyền chia sẻ. Đó là lý do tại
sao cuốn hồi ký Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm của Trần Văn
Trà, vị tướng trong quân đội của họ, cũng bị thu hồi.
Lý do? Nó lệch ra ngoài,
dù chỉ một chút, thứ lịch sử chính thống của họ. Đó cũng là lý do tại sao gần
đây, chính quyền Việt Nam ra lệnh tất cả các cuốn hồi ký, của bất cứ người nào,
cũng phải qua kiểm duyệt trước khi được in. Các loại sách khác có thể được xuất
bản qua phương thức liên kết với tư nhân hay tổ chức xã hội. Trừ hồi ký.
Bây giờ, với sự phát triển ào ạt của các trang mạng xã hội như
blog hay facebook, người dân có thể lên tiếng bày tỏ quan điểm cũng như kinh
nghiệm của mình, thế độc quyền của những người cai trị bị thách thức. Họ không
thể kiểm duyệt hay cấm đoán hết được. Những câu chuyện người thật việc thật,
hoàn toàn có thực, được tung lên internet. Qua những câu chuyện ấy, người ta có
thể nhìn thấy chính quyền mang một bộ mặt khác hẳn.
Họ độc đoán. Họ
tàn bạo. Họ có những chính sách lầm lẫn một cách tai hại. Hay nói theo cách nói
cô đúc được lưu hành trên internet lâu nay: Họ “lấy thù làm bạn, hèn với giặc,
ác với dân”; còn về chiến lược, họ loay hoay giữa hai hướng: theo Mỹ thì mất
đảng, theo Trung Quốc thì mất nước, họ thà chọn mất nước.
Với những lịch sử như thế, vai trò độc quyền của những kẻ chiến
thắng bị hẹp lại; các huyền thoại của họ, do đó, có nguy cơ bị phá vỡ dần dần.
Với một chế độ độc tài, huyền thoại là một trong những trụ cột chính trên đó
người ta xây dựng quyền lực. Khi huyền thoại bị phá vỡ hoặc xói mòn, nền tảng
của chế độ cũng lung lay.
Làm chế độ lung lay, dù một cách tiệm tiến, tự nó, đã là một
thành tích quan trọng rồi.
Đây là Xã Hội Chủ Nghĩa CSVN:
Các bạn
hãy đọc và nhìn thấy nỗi lòng của các bé học sinh nhé!
Photo By
Tung Lam Do
Tung Lam
Do
BỨC THƯ
CỦA CẬU BÉ HỌC SINH NGHÈO.
“Em viết dòng này trong lúc đợi bàn tay chai sạn của cha xách xô vữa cuối cùng
và đợi bàn tay gầy guộc của mẹ nhặt nhạnh nốt những túi nilong, những vỏ bia,
vỏ nước ngọt còn sót lại sau những bữa liên hoan…
Thưa thầy cô, mỗi lần cầm giấy báo nộp khoản tiền này, tiền kia, ánh mắt bố mẹ
em chứa đầy ưu tư lo lắng. Sau những đêm thao thức tính toán, bố mẹ chúng em
như già đi thêm vài tuổi. Năm nay, đứa em trai của em thi đỗ vào lớp 10 trường
mình, gánh nặng ăn học của chúng em lại càng đè nặng lên đôi vai chín rạn của
cha mẹ.
Nhiều lúc, thương cha mẹ, em đã định bỏ học nhưng bố mẹ luôn động viên em, cho dù phải bán máu của mình cha mẹ cũng lo đủ tiền cho chúng em đóng góp…
Em xin thầy cô cho em của em không phải đóng tiền ghế nhựa. Em xin nhường chiếc
ghế nhựa em đã đóng tiền hồi lớp 10 cho em. Em xin kê dép ngồi cũng không sao
đâu thầy cô ạ. Chúng em xin thầy cô miễn cho chúng em tiền nước uống. Chúng em
hứa sẽ uống no nước ở nhà để không phải uống nước mà mình không có đủ tiền để
đóng. Hàng ngày, vào những lúc ra chơi, chị em em xin phép thầy cô được mang
chổi, gầu hót rác đến trường quét dọn để không phải đóng khoản tiền vệ sinh…”
Đảng việt cộng chỉ còn một bước nữa là LỘT
LUÔN DA CON NGƯỜI sẽ tiến thẳng lên thiên đàng cộng sản chủ nghĩa và thế giới
vô sản đại đồng thu nhỏ " Tầu-Triều-Việt-Cu " !!!
Tổ chức xã hội dân sự và tiến trình cải
thiện nhân quyền
[RadioCTM - Trần Quang Thành] - Ngày 5/9 vừa
qua, tại Sài Gòn Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự Việt Nam, Phong trào Con Đường Việt
Nam, Văn phòng Công Lý-Hòa Bình đã tổ chức buổi hội thảo chuyên đề: “UPR Việt
Nam : Tiến trình – Tiềm năng và Thực tiễn”. Nhiều đại diện các tổ chức xã hội
dân sự, các chức sắc tôn giáo... (08/09/2014)
Bài học Ukraine cho Việt Nam (Phần 1)
[RadioCTM - Ngô Nhân Dụng] - Bài học
Ukraine cho Việt Nam (Phần 1) Kính thưa quý thính giả, trong mục binh luận hôm
nay và kỳ tới, chúng tôi xin gửi đến quý vị bài bình luận nhan đề : Bài học
Ukraine cho Việt Nam. Bài của Ngô Nhân Dụng, đăng trên Nhật báo Người Việt. Sau
đây mời quý vị nghe phần 1 của b... (08/09/2014)
Bàn về các Thái Tử Đảng
[RadioCTM - Lê Vĩnh] - Bàn về các
Thái Tử Đảng Gần 20 năm trước, trong phần kết luận của tiểu luận “Chia Tay Ý
Thức hệ”, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã nhận định rằng : “Càng suy nghĩ về nội dung
cũng như về hiện tình của Ý thức hệ Mácxít, tôi càng thấy rõ đây là một Ý
THỨC HỆ PHONG KIẾN TRÁ HÌNH của triều đại... (08/09/2014)
Kiến nghị của các cựu đảng viên cao cấp và ý nghĩa
[RadioCTM - Thanh Thảo] - Ngày 2 tháng
9 vừa qua, 20 cựu sĩ quan cao cấp trong lực lượng vũ trang CSVN đã gửi một kiến
nghị đến ông Trương Tấn Sang chủ tịch nước và ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng
chính phủ để yêu cầu : Thứ nhất là không nên huy động quân đội và công an vào
việc đàn áp người dân; Thứ hai... (07/09/2014)
Thu chi của Đảng CS là 'tuyệt mật'
Cập nhật: 15:03 GMT - thứ
hai, 8 tháng 9, 2014
Tài liệu về dự trữ ngân sách và các
khoản thu, chi đặc biệt của Đảng Cộng sản Việt Nam được chính thức nhắc
lại là thể loại văn bản thuộc hàng 'tuyệt mật', hoặc 'tối mật',
theo một tờ báo từ TP HCM.
Trang 'Một Thế Giới' vừa công
bố danh sách được Thủ tướng Chính phủ tại Việt Nam quy định về
nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động của Ban Kinh tế Trung ương
Đảng.
Chủ
đề liên quan
- Chính trị Việt Nam - BBC Vietnamese - Topics,
- Chủ nghĩa Cộng sản
Căn cứ vào quyết định do Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng ký hôm 4/9 vừa qua và có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 20 tháng 10 năm nay, các tài liệu thực hiện nhiệm vụ quốc tế về công tác
tài chính đối với các Đảng, các tổ chức chính trị nước ngoài có quan hệ với
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thuộc diện bí mật.
Trang web 'Bấm Một Thế Giới' cũng chụp
lại hình họ nói là quyết định vừa ký của Thủ tướng Việt Nam.
Ngoài ra, hạng mục 'tuyệt mật'
này còn gồm cả các tài liệu, sổ công tác, thiết bị lưu giữ thông tin (gồm
USB, thẻ nhớ, ổ cứng) chứa thông tin có nội dung thuộc độ Tuyệt mật của cơ quan
Ban Kinh tế Trung ương.
Bí
mật hay công khai?
Trong phần dẫn nhập vào quyết
định mới nhất của chính phủ Việt Nam có nhắc đến cơ sở pháp lý
của văn bản là 'Luật Tổ chức Chính phủ 25/12/2000' và Pháp Lệnh Bảo
vệ Bí mật Nhà nước 28/12/2000' và một số văn bản pháp quy khác.
Quyết định tăng cường bảo mật
đến từ đề nghị của Trưởng Ban Kinh tế Trung ương ̣(phải)
Tuy nhiên, quyết định của Việt
Nam chỉ nhấn mạnh đến nhu cầu bảo mật của nhà nước và cho hay việc
ra quyết định này đến từ đề nghị của Trưởng Ban Kinh tế Trung ương
và Bộ trưởng Bộ Công an.
Được biết hồi đầu năm nay, Thủ
tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường cũng ký một quyết
định tương tự.
Nhưng theo tờ Bấm China Daily hồi tháng
2/2014, ông Lý nói nhu cầu của việc ra quy định mới về bảo mật là
"nhằm tăng cường tính minh bạch của chính phủ".
Trung Quốc muốn chấn chỉnh việc
áp dụng khá thoải mái dấu 'mật' hoặc xếp hạng 'bí mật quốc gia'
cho rất nhiều thông tin các cơ quan nhà nước nắm giữ.
Các cơ quan nhà nước được chính
phủ yêu cầu những gì cần công bố cho dư luận biết thì không được dán
nhãn 'bí mật quốc gia'.
Ngoài ra họ cũng quy định rõ
thời hiệu áp dụng chế độ bảo mật cho văn bản và chia cả thành các
cấp độ bảo mật khác nhau.
Văn bản này của Trung Quốc có
hiệu lực từ 1/3/2014.
Nhiều
tài liệu, ý kiến của Ban Kinh tế TƯ là “tuyệt mật”, “tối mật”
Đăng Bởi Một Thế Giới -
06:18 08-09-2014
Các thành viên của Ban Kinh tế Trung
ương.
Ảnh TL
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa có quyết định,
quy định rất nhiều loại tài liệu, báo cáo, sổ công tác, các ý kiến tham
mưu, đề xuất, tin… của Ban Kinh tế Trung ương đều thuộc danh mục “tuyệt mật”,
“tối mật”…
Quyết định về danh mục bí mật nhà
nước độ tuyệt mật, tối mật của Ban Kinh tế Trung ương đảng CSVN vừa được thủ
tướng Chính phủ ký ban hành ngày 4.9 vừa qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày
20.10.2014.
Theo đó, các loại tài liệu, văn bản,
thông tin Ban Kinh tế Trung ương được đưa vào vòng bí mật nhà nước độ “tuyệt
mật” đã được quy định chi tiết như sau:
1. Các báo cáo, đề xuất, tham mưu của Ban
Kinh tế Trung ương với Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư về
việc xây dựng đường lối, chủ trương, nghị quyết đại hội; nghị quyết, kết luận,
chỉ thị, quyết định về lĩnh vực kinh tế - xã hội; định hướng chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội ngành, vùng liên quan đến an ninh; quốc phòng; về phát
triển công nghiệp quốc phòng.
2. Tin, tài liệu liên quan đến chủ
trương, chính sách của Đảng về dự trữ chiến lược quốc gia, ngân sách đặc biệt
dành cho quốc phòng, an ninh; chủ trương thu, đổi tiền, phát hành tiền chưa công
bố hoặc không công bố.
3. Tài liệu về dự trữ ngân sách và
các khoản thu, chi đặc biệt của Đảng. Tài liệu thực hiện nhiệm vụ quốc tế về
công tác tài chính đối với các Đảng, các tổ chức chính trị nước ngoài có quan
hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Tài liệu, sổ công tác, thiết bị
lưu giữ thông tin (USB, thẻ nhớ, ổ cứng) chứa thông tin có nội dung thuộc độ
Tuyệt mật của cơ quan Ban Kinh tế Trung ương.
5. Các văn bản có sử dụng tin thuộc
danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật của các cơ quan, tổ chức khác.
|
|
Còn danh mục bí mật nhà nước độ “tối
mật” của Ban Kinh tế Trung ương cũng được thủ tướng quy định cụ thể, bao gồm:
1. Tài liệu, nội dung làm việc của
Ban Kinh tế Trung ương với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo
đảng, nhà nước, chính phủ có liên quan đến các chủ trương, chính sách lớn thuộc
lĩnh vực kinh tế - xã hội.
2. Hồ sơ, tin, tài liệu liên quan
đến việc thẩm định các đề án kinh tế - xã hội trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư
chưa công bố hoặc không công bố.
3. Văn bản tham gia ý kiến của Ban
Kinh tế Trung ương đối với các chủ trương, chính sách, các dự án lớn về kinh tế
- xã hội trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư chưa công bố hoặc không công bố.
4. Văn bản có ý kiến chỉ đạo trực
tiếp (bút tích) của các đồng chí lãnh đạo đảng, nhà nước với Ban Kinh tế Trung
ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
5. Các ý kiến tham gia góp ý của Ban
Kinh tế Trung ương với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm,
khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý
thuộc khối kinh tế - xã hội theo phân công, phân cấp.
6. Tin, tài liệu liên quan đến các
vấn đề lịch sử chính trị, kiểm điểm công tác của các đồng chí lãnh đạo Ban Kinh
tế Trung ương các khóa chưa công bố hoặc không công bố.
7. Tài liệu, sổ công tác, thiết bị
lưu giữ thông tin (USB, thẻ nhớ, ổ cứng) chứa thông tin có nội dung thuộc độ
Tối mật của cơ quan Ban Kinh tế Trung ương.
8. Các văn bản có sử dụng tin thuộc
danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật của các cơ quan, tổ chức khác.
Thủ tướng
Chính phủ quy định tất cả bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có trách nhiệm thi hành quyết định trên.
Còn trưởng Ban Kinh tế Trung
ương Đảng CSVN và bộ trưởng Bộ Công an phải chịu trách nhiệm kiểm tra việc
thi hành quyết định của thủ tướng về danh mục bí mật nhà nước độ tuyệt mật, tối
mật của Ban Kinh tế Trung ương vừa ban hành.
Trúc Nam Sơn
Đời Mồ Côi
Em sinh ra
đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em
theo chị để ăn xin
Ngày đầu
đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt
nhờ đồng tiền thiên hạ.
Nhiều khi
đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em
vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu
nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời
sáng xin cơm thừa hàng quán.
Cha chết sớm
mẹ bị người ta bán
Sang
bên Tàu vào động bán dâm
Nhà
cửa ruộng nương
Đảng
qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người
nói cán bộ phường chia chác
Mình sống
được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào
chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha
đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc
nữa em thơ xin hãy hiểu.
Chuyện xui
xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông
xe nằm ngất bên đường
Khi mọi
người đưa chị đến nhà thương
Chị đã chết
từ trên đường nhập viện.
Kẻ tông chị
là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan
chúng đã biến vào đêm
Hết họ hàng
giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt
mới buồn lên đến thế.
Anh xin lỗi
mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao
ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày
không được đảng yêu thương
Nhưng còn có
những trại cô nhi viện
Uyển Thi
danlambaovn.blogspot.com
Đây
là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.
Linh
Nguyên
Cán Ngố Gộc đi thanh tra kiểm soát ....Pó tay pó tay ! hết ý hết ý
Cùng nếm,
ngửi, gõ với các bộ trưởng: Kim Tiến - Khôi Nguyên - La Thăng:
Chị Kim Tiến, bộ chưởng Y tế đi kiểm tra thực phẩm ở chợ
Anh Phạm Khôi Nguyên, bộ chưởng bộ Tài Nguyên và
Môi trường và bầu đoàn đi kiểm tra chất lượng môi trường"
Chỉ
bọn quan chức Việt Nam mới có hành động kỳ quặc và ngu xuẩn thế này!
Ối trời ơi
là ông Tiến sĩ ! Ông nghè Phạm Khôi Nguyên ơi
Anh
Đinh La Thăng, bộ chưởng bộ Rao Thông đi kiểm tra độ lún của mặt đường
CHÂN
DUNG 'CÁC ĐẦY TỚ NHÂN DÂN'
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment