Sunday, September 7, 2014

Việt Nam: 20 cựu sĩ quan đòi Nhà nước minh bạch quan hệ với Trung Quốc


Việt Nam: 20 cựu sĩ quan đòi Nhà nước minh bạch quan hệ với Trung Quốc 

BBC - Hà Sĩ Phu - Dân Chủ Cho Việt Nam


Hội kiến giữa các lãnh đạo Việt Nam (từ phải qua, các ông Phạm Văn Đồng,
 Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh) và Trung Quốc (từ trái qua, Lý Bằng, Giang Trạch Dân). Cuộc hội kiến trong ảnh được cho là diễn ra tại thành phố Thành Đô, Trung Quốc, năm 1990. (DR)
Hội kiến giữa các lãnh đạo Việt Nam (từ phải qua, các ông Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh) và Trung Quốc (từ trái qua, Lý Bằng, Giang Trạch Dân). Cuộc hội kiến trong ảnh được cho là diễn ra tại thành phố Thành Đô, Trung Quốc, năm 1990. (DR)

Trọng Thành

Ngày 02/09/2014, 20 cựu sĩ quan tướng lãnh quân đội và công an Việt Nam đã gửi một bản Kiến nghị đến các lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ yêu cầu Chủ tịch và Thủ tướng chính phủ không huy động quân đội và công an vào « bất cứ việc gì có hại cho Nhân dân », làm rõ các khuất tất trong quan hệ với Trung Quốc, « khôi phục danh dự và quyền lợi đã bị lãng quên của các liệt sĩ và thương binh » trong các xung đột vũ trang với Trung Quốc.

RFI đặt câu hỏi với cựu Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang (Hà Nội), một trong những người ký tên vào bản kiến nghị này.
Kiến nghị đầu tiên của các thành viên lực lượng vũ trang
RFI : Thưa ông, trong Kiến nghị này các cựu sĩ quan Việt Nam muốn chuyển tới chính quyền thông điệp gì ?
Ông Nguyễn Đăng Quang : Theo trí nhớ của tôi, đây là Kiến nghị đầu tiên của một số sĩ quan Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân gửi đến lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ liên quan đến các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp đối với hai lực lượng này. Trước đây, nhiều sĩ quan quân đội và công an có tham gia ký vào nhiều Kiến nghị, nhưng những Kiến nghị đó thuộc nhiều thể loại khác nhau. Còn đây là Kiến nghị riêng của các sĩ quan thuộc các lực lượng vũ trang, tức của quân đội và công an, đề cập đến các vấn đề cụ thể. Đây là Kiến nghị đầu tiên của chúng tôi, 20 sĩ quan tham gia ký, không ký chung với các vị ngoài lực lượng vũ trang.
RFI : Thưa Đại tá, vì sao lại cần đến một Kiến nghị riêng của các thành viên lực lượng vũ trang như vậy, trong khi những vấn đề được nói đến ở đây, về nguyên tắc, liên quan đến mọi công dân Việt Nam ?
Ông Nguyễn Đăng Quang : Ngồi trao đổi với nhau, chúng tôi thấy cần phải có một Kiến nghị đi theo một chuyên đề, theo từng lĩnh vực. Chúng tôi trong lực lượng vũ trang thì có thể nắm vững hơn, hiểu biết sâu sắc hơn, những mục đích, nhiệm vụ chúng tôi được giao phó.
Kiến nghị đầu tiên của chúng tôi (trong bản Kiến nghị này) là chúng tôi muốn lực lượng vũ trang nói chung phải làm tròn nhiệm vụ mà Hiến pháp và pháp luật quy định.
Quân đội được giao phó nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, chống xâm lăng, thì chỉ được sử dụng quân đội vào mục đích đó mà Hiến pháp quy định, chứ không thể sử dụng vào các mục đích ngoài nhiệm vụ đó. Ví dụ như, không được huy động quân đội vào các vụ việc mang tính đối kháng với Nhân dân, chẳng hạn như vấn đề giải tỏa đất đai, hay ngăn chặn các cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa của người dân.

Còn đối với công an, có nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp, pháp luật là bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội… Thì lực lượng công an được huy động vào những việc như thế. Nhưng trong vấn đề này, có những việc như giải tỏa đất đai chẳng hạn, lực lượng công an được sử dụng vào việc này, nhưng phải phân biệt cho thật rạch ròi, tức là công an được phái đến để bảo đảm trật tự cho việc thu hồi đất đai, chứ chiến sĩ công an không phải là người trực tiếp để vào làm những động tác hay hành động thu hồi, giải tỏa.

RFI : Trong ý thứ hai của Kiến nghị có nhận xét chính quyền « cố tình phớt lờ » cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979 và một số cuộc chiến khác tại các vùng biển đảo. Thực tế trong ít năm gần đây, có hiện tượng chính quyền một số địa phương quan tâm đến việc thăm hỏi, quà cáp, hay đãi ngộ đối với một số gia đình tử sĩ và cựu chiến binh. Vậy ông nghĩ như thế nào về điều này ?
Ông Nguyễn Đăng Quang : Chúng tôi cũng ghi nhận trong hai, ba năm gần đây, Nhà nước ở trung ương, cũng như chính quyền ở một số địa phương có những việc làm cụ thể để ghi nhận công lao và thành tích của những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, cũng như các thương binh, gia đình liệt sĩ có công trong cuộc chiến tranh này. Chúng tôi ghi nhận điều đó, nhưng chúng tôi thấy điều đó chưa đủ. Cuộc chiến tranh 1979 cho đến bây giờ vẫn chưa được Nhà nước tổng kết như là các cuộc chiến tranh khác. Và Nhà nước chưa có chính sách công khai, đầy đủ với những người đã ngã xuống, gia đình những người có con em hy sinh hoặc bị thương tật trong cuộc chiến tranh này. Cho nên đây là một việc mà Nhà nước cần công khai làm rõ.
Nhà nước Việt Nam vẫn chưa nhìn nhận chiến tranh với Trung Quốc như các cuộc chiến khác
Thứ nhất phải tổng kết đầy đủ, thứ hai, đối với học sinh phổ thông phải nói rõ đây là cuộc chiến tranh chống xâm lăng bảo vệ biên giới, bảo vệ Tổ quốc ở phía Bắc. Trước kia, kể từ năm 1979 đến 1989, trong 10 năm sau chiến tranh, Nhà nước tổ chức rất đàng hoàng các cuộc mít tinh kỷ niệm cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc, để Nhân dân được biết. Nhưng từ năm 1990, tức sau Hội nghị Thành Đô, thì cuộc chiến tranh này đã bị lãng quên, thậm chí hoạt động kỷ niệm của người dân bình thường để tưởng nhớ đến cuộc chiến tranh này, thì cũng không được hoan nghênh, hoặc là bị ngăn cản, bị trấn áp, hạn chế.
Về mặt chính thức, theo chúng tôi, Nhà nước phải có đối xử với cuộc chiến tranh này giống như hai cuộc chiến chống Pháp, Mỹ trước đây.
RFI : Xin Đại tá cho biết ông suy nghĩ như thế nào về những điều tồn nghi, hay còn nằm trong vùng tối của lịch sử liên quan đến cuộc chiến tranh biên giới kéo dài ở phía Bắc, hay xung đột tại quần đảo Trường Sa năm 1988 (các binh sĩ Việt Nam gần như không vũ khí được đưa ra đối mặt với đối phương với vũ trang hùng hậu) ?
Ông Nguyễn Đăng Quang : Đối với cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 nổ ra dồn dập hơn 1 tháng. Quân đội Trung Quốc rút đi rồi thì không phải là kết thúc. Có những trận chiến tại điểm cao 1509 (tỉnh Hà Giang trước đây), mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn, thì diễn ra tới cả năm 1984. Những cuộc chiến sau tháng 2/1979, thì nên gặp hỏi Thiếu tướng Lê Duy Mật, lúc đó ông là Tư lệnh phó, kiêm Tham mưu trưởng Mặt trận Hà Giang, là người trong cuộc hiểu rõ nhất. Trung Quốc đã xâm lược, chiếm lĩnh được một diện tích tương đối lớn, hàng mấy trăm km² đất của Việt Nam. Hiện nay, nhiều sĩ quan quân đội nói với tôi là có hàng ngàn chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam hy sinh còn nằm trên đất Trung Quốc hiện nay, mà mình chưa đưa về được.

Hàng ngàn thi hài bên kia biên giới và những người tay không "bảo vệ" đảo
Còn cuộc chiến trên biển đảo tại đảo Gạc Ma năm 1988. Tại đảo chìm này lúc đó có một đại đội công binh thực hiện việc xây dựng, chỉ được trang bị các vũ khí nhẹ. Trước một lực lượng rất hùng hậu của hải quân Trung Quốc, cấp trên ra lệnh không được nổ súng, sợ « mắc mưu địch ». Với hỏa lực như thế, mình không đủ sức chống chọi, gần 100 người hy sinh. Và sau đó, Việt Nam mất đảo Gạc Ma về tay Trung Quốc. Bây giờ Trung Quốc đổ đất đá để đảo này nổi lên để biến nơi này thành một căn cứ quân sự tại quần đảo Trường Sa.

RFI : Có thể nói là lãnh đạo Việt Nam lúc đó đã không có chiến lược để bảo vệ đảo này ?
Ông Nguyễn Đăng Quang : Nói như thế cũng có thể đúng.
RFI : Liên quan đến vấn đề Hội nghị Thành Đô, trong khi chờ đợi câu trả lời rõ ràng từ phía các lãnh đạo Việt Nam, xin ông cho biết quan niệm của ông : Liệu có những bằng chứng nào cho thấy một thỏa thuận như vậy là có thật ?
Ông Nguyễn Đăng Quang : Hội nghị Thành Đô diễn ra cách đây 24 năm rồi. Nhưng nội dung của thỏa thuận Hội nghị Thành Đô mà hai bên ký kết cho đến nay vẫn nằm trong vòng bí mật, tức là cả hai bên chưa bên nào công khai hóa.
Nhưng qua thực tiễn, xã hội có thể thấy rõ, từ năm 1990, sau khi có thỏa thuận Thành Đô, thì Nhà nước, chính quyền không nhắc đến cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nữa. Đấy là điều rõ ràng nhất. Còn cái tin của Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc, và có người nói cả Tân Hoa Xã cũng nói rằng trong Hội nghị Thành Đô này, Việt Nam mong muốn trở thành một khu tự trị của chính quyền trung ương Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Tây Tạng, Nội Mông hay Quảng Tây của Trung Quốc…
"Thỏa thuận Thành Đô" : Âm mưu chia rẽ của truyền thông Trung Quốc ?
Về chuyện này, cá nhân tôi, tôi không tin là có thật. Tôi không tin là lãnh đạo Việt Nam thời đó đã làm một việc như thế này. Họ bịa ra thông tin này, để phân hóa, chia rẽ nội bộ Việt Nam. Như trong Kiến nghị nói : « Chúng tôi không biết thật giả thế nào, yêu cầu Chủ tịch và Thủ tướng cho chúng tôi và nhân dân biết rõ ».
Tôi cho rằng đây là một việc làm rất cần thiết, vì qua việc này, mình có thể phủ nhận thông tin mà phía Trung Quốc, cụ thể là tờ Hoàn Cầu thời báo tung lên. Cho nên, tôi hy vọng rằng lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ nên lấy dịp này để chính thức phủ nhận thông tin của Hoàn Cầu thời báo và Tân Hoa Xã.
RFI : Trong công luận, về thỏa thuận tại Hội nghị Thành Đô, mọi người thường nghe nói đến Hồi ký của Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ, hay quan điểm của cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch về « một thời kỳ Bắc thuộc mới », các cựu sĩ quan nghĩ như thế nào về nhận định của các lãnh đạo ngoại giao Việt Nam thời đó, thưa Đại tá ?
Ông Nguyễn Đăng Quang : Câu đánh giá, nhận xét của Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch về kết quả hội nghị Thành Đô, tức là câu « Thế là một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã bắt đầu», mà người ta cho rằng đây là câu nói của Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, thì thực ra cho đến nay, cá nhân tôi cũng như nhiều người khác thấy rằng chưa thấy có đủ cơ sở để chứng minh. Ngoại trưởng nói với ai, cụ thể như thế nào, chưa có tài liệu nào xác nhận điều này cả. Nhưng nếu Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch có nhận định như thế, thì tôi tin trong Hồi ký của ông, chắc chắn sẽ đề cập đến vấn đề này, khẳng định vấn đề này. Còn Hồi ký của Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đến khi nào sẽ công bố, tôi cũng không biết được có công bố hay không, và nếu có thì khi nào. Điều đó thuộc về gia đình quyết định.
RFI : Kiến nghị này, thưa ông, đã nhận được phản hồi gì chưa ?
Ông Nguyễn Đăng Quang : Kiến nghị này được gửi đi từ ngày 02/09. Bản thân tôi cũng như các vị khác ký Kiến nghị này nhận được rất nhiều điện thoại, thư từ email hoặc tin nhắn, của nhiều người trong công an và quân đội, bạn bè trên toàn quốc, và cả ở nước ngoài, tỏ sự hưởng ứng, ủng hộ, đồng tình với Kiến nghị rất cao. Nhiều người còn đề nghị cho họ tham gia việc ký tên. Nhưng chúng tôi trả lời là Kiến nghị đã được gửi bằng đường chuyển phát nhanh cho Chủ tịch Nước và Thủ tướng chính phủ rồi. Bây giờ chúng tôi không chủ trương lấy chữ ký nữa. Còn việc hưởng ứng đồng tình với Kiến nghị, thì các vị cứ thể hiện trên phương tiện thông tin đại chúng. Điều đó chúng tôi rất hoan nghênh.
Đối với nơi nhận, tức Chủ tịch nước và Thủ tướng, thì chúng tôi chưa nhận được hồi âm. Trong một hai tuần nữa, hy vọng sẽ có hồi âm. 
Ảo tưởng chung ý thức hệ
Về đất nước, chúng tôi có nhiều trăn trở lắm. Hiện nay, nhiều người có xu hướng (nghĩ rằng) các quốc gia có cùng ý thức hệ với nhau, thì không có khả năng xẩy ra chiến tranh, nhưng thực tế lịch sử có nhiều việc phủ nhận suy nghĩ này. Chiến tranh biên giới Trung – Xô năm 1969 rất lớn. Rồi chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, rồi cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, Trung Quốc cũng mượn tay Khmer Đỏ gây hấn với Việt Nam, và có ý đồ sử dụng lực lượng này làm suy yếu Việt Nam, gây nên đại diệt chủng. Những ai còn hy vọng là cùng một ý thức hệ, sẽ nhân nhượng nhau, hòa hoãn với nhau không để xảy ra chiến tranh, thì tôi cho đó là ảo tưởng.
RFI : Xin chân thành cảm ơn Đại tá Nguyễn Đăng Quang.
Ông Nguyễn Đăng Quang (Hà Nội)

06/09/2014

More



Quyền được biết


Song Chi - ...Phong trào “Chúng tôi muốn biết” do Mạng lưới Blogger Việt Nam phát động... Hình ảnh những con người khác nhau, phần lớn là những khuôn mặt quen thuộc của các cựu tù nhân lương tâm, nhà bất đồng chính kiến, nhà hoạt động nhân quyền, các thanh niên, sinh viên, blogger... cầm những tấm biểu ngữ với dòng chữ “Tôi muốn biết - I want to know”, “Được biết là quyền công dân - It’s our right to know” v.v... Chỉ giản dị thế thôi, nhưng phong trào thật sự có ý nghĩa... Từ “tôi muốn biết”, sẽ chỉ là một khoảng cách ngắn đi đến chỗ “tôi muốn thay đổi”, và “chúng tôi muốn sống tốt đẹp hơn”. “We want to change. Can we change? Yes, we can”. Như thông điệp ứng cử của Tổng thống Barack Obama trước đây...

*

Mọi chế độ độc tài và không chính danh đều tồn tại dựa trên sự dối trá và bạo lực. Điều đó cũng không khác, trong trường hợp của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam.

Đảng và nhà nước cộng sản vừa tổ chức kỷ niệm 69 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2 tháng Chín, 1945-2 tháng Chín, 2014). Cũng là 69 năm đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo ở miền Bắc và 39 năm trên toàn đất nước, sau ngày 30 tháng Tư, 1975.

Nhìn lại quãng thời gian dài đó, người dân Việt Nam toàn bị đảng cộng sản lừa dối. Đảng viết lại lịch sử, đổi trắng thay đen, đánh tráo các khái niệm. Đảng vẽ ra những cái bánh Tự Do, Độc Lập, con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội tươi đẹp để mỵ dân. Đảng sử dụng học thuyết Marxism-Leninism mà thế giới đã vứt vào sọt rác từ lâu, cộng với tư tưởng Hồ Chí Minh do đảng cố nặn ra, để trói buộc từ tư tưởng cho tới tâm hồn của nhân dân.

Người dân còn bị đảng cộng sản bịt mắt, bịt tai, bịt miệng không cho nhìn/nghe/nói lên những sự thật.

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, internet, sự giao lưu hội nhập với thế giới bên ngoài, nhiều người Việt Nam thuộc các thế hệ khác nhau đã dần dần tìm biết được nhiều điều.

Sự thật về nhân vật lãnh tụ Hồ Chí Minh, về tính chính danh và công lao giành lại độc lập cho đất nước, dân tộc, công lao đánh Pháp đuổi Mỹ của đảng cộng sản, nhất là sự thật về cuộc chiến tranh chống “đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai bán nước”.

Sự thật về mối quan hệ bất xứng giữa hai đảng, hai nhà nước Việt-Trung trong suốt mấy chục năm qua, khi từ tài nguyên của đất nước cho tới một phần lãnh thổ lãnh hải thiêng liêng bị mất hoặc được dâng, cúng cho “người bạn láng giềng phương Bắc”.

Sự thật về thực trạng xã hội mọi mặt của đất nước cũng như vị trí của Việt Nam hiện tại đang đứng ở đâu trên thế giới…

Mọi thứ dần dần được phơi bày.

Sự thật chính là điều mà mọi chế độ độc tài toàn trị trên thế giới đều sợ hãi.

Nhưng dưới sự kiểm soát chặt chẽ của đảng và nhà nước cộng sản, vẫn chỉ mới có một phần sự thật của lịch sử bị rò rỉ. Rất nhiều thông tin, sự kiện liên quan đến vận mệnh đất nước, dân tộc, đã và đang xảy ra, vẫn còn trong vòng bí mật. Trong đó có những thông tin, sự kiện vô cùng nghiêm trọng, ví dụ như những Hiệp định được ký kết bí mật giữa hai đảng, hai nhà nước cộng sản Việt-Trung bao lâu nay, đặc biệt là Hội nghị Thành Đô 1990 mà người dân chỉ có thể đồn đoán.

Từ trước đến nay, đảng và nhà nước cộng sản luôn luôn hành xử như thể đất nước này là của riêng của đảng, đảng muốn làm gì thì làm, nhân dân không được quyền hỏi, không được quyền biết.

Đã đến lúc người dân phải đòi lại cho mình cái quyền chính đáng là quyền được biết.

Thời gian qua rất nhiều lần các nhân sĩ, trí thức, các cá nhân, tổ chức dân sự khác nhau đã thực hiện quyền được biết đó thông qua việc gửi các loại kiến nghị đòi hỏi nhà cầm quyền phải có câu trả lời, hoặc phải hành động. Tất nhiên, nhà cầm quyền không bao giờ hồi đáp cũng như hoàn toàn không muốn đối thoại.

Và những ngày gần đây lại nổi lên hai sự việc. Một là phong trào “Chúng tôi muốn biết” do Mạng lưới Blogger Việt Nam phát động. Hình ảnh những con người khác nhau, phần lớn là những khuôn mặt quen thuộc của các cựu tù nhân lương tâm, nhà bất đồng chính kiến, nhà hoạt động nhân quyền, các thanh niên, sinh viên, blogger... cầm những tấm biểu ngữ với dòng chữ “Tôi muốn biết - I want to know”, “Được biết là quyền công dân - It’s our right to know” v.v...

Chỉ giản dị thế thôi, nhưng phong trào thật sự có ý nghĩa. Bởi, đất nước này là của hơn 90 triệu con dân Việt Nam. Mọi chủ trương, chính sách, hành động của đảng và nhà nước, nhân dân phải được biết, nhân dân có quyền tham gia bàn bạc, phủ quyết hoặc chấp nhận. Nếu đảng và nhà nước nào đi ngược lại điều đơn giản này thì phải bị loại trừ.

Sự kiện thứ hai là kiến nghị của một số cựu sĩ quan Lực lượng vũ trang nhân dân gửi Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ CHXHCN Việt Nam, trong rất nhiều đòi hỏi đối với nhà cầm quyền, cũng lại có “quyền được biết”:

Là người chủ và người bảo vệ đất nước, Nhân dân và lực lượng vũ trang phải được biết chính xác hoàn cảnh thực tế của Quốc gia. Vì vậy, Nhà nước phải báo cáo rõ ràng với Nhân dân về thực trạng quan hệ Việt-Trung và về những ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng kinh tế ảnh hưởng lớn đến an ninh và chủ quyền của Quốc gia. Về Hội nghị Thành Đô, có tin nói rằng Tân Hoa xã và Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đã công bố nội dung thỏa thuận giữa hai bên, trong đó trích dẫn: “Việt Nam mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây... Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”. Chúng tôi không biết thật giả thế nào, yêu cầu Chủ tịch và Thủ tướng cho chúng tôi và nhân dân biết rõ thỏa thuận tại Hội nghị Thành Đô năm 1990...

Một điều chắc chắn rằng kiến nghị này cũng sẽ rơi tõm vào cái hố đen mịt mùng của sự im lặng, từ phía nhà cầm quyền. Như từ trước đến giờ vẫn thế.

Nhưng, khi nhà cầm quyền càng tiếp tục đánh bài lờ, thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Thứ nhất, ngay trong những người còn cố biện minh, còn cố tin vào đảng và nhà nước cộng sản, cũng sẽ cảm thấy sự hồ nghi và đánh giá của nhân dân dành cho cái đảng này, nhà nước này là đúng. Nghĩa là một đảng cầm quyền không chính danh, độc tài và bán nước.

Nếu sự mất mát lòng tin ấy không chỉ trong nhân dân, giới trí thức, bất đồng chính kiến mà từ các cựu sĩ quan gửi thư kiến nghị, lan rộng ra cả trong quân đội, công an, đảng viên, từ người lính đến tướng tá, thì số phận của đảng cộng sản thực sự rủi ro. Quân đội mà nổi dậy đòi đảo chính, làm cách mạng thì nhà cầm quyền tiêu tùng.

Thứ hai, sự im lặng đánh bài lờ của đảng chỉ khiến cho các loại tin vỉa hè, tin ngoài luồng hay tin đồn khác nhau, càng có đất sống, sinh sôi nảy nở ở đất nước này. Đã là tin vỉa hè, tin đồn thì khó mà ngăn ngừa hay dập tắt được. Một xã hội mà tin đồn luôn luôn nhanh nhạy, phong phú hơn, mạnh hơn tin chính thức, chứng tỏ xã hội đó không có sự công khai, minh bạch đồng thời cũng chứng tỏ sự bất lực của nhà cầm quyền.

Những thông tin chưa được xác thực sẽ tàn phá lòng tin còn sót lại, nếu có, của người dân đối với nhà cầm quyền nhanh hơn bao giờ hết.

Và cuối cùng, trong những sự kiện có liên quan đến hai quốc gia, khi nhà cầm quyền Việt Nam không tìm mọi cách giải thích, thông tin chính thức cho người dân thì chỉ làm lợi cho Trung Cộng.

Bắc Kinh thừa biết Hà Nội khiếp sợ sự thật, luôn tìm cách che chắn sự thật trước nhân dân, cho nên cứ lâu lâu họ lại tung ra tin này tin khác. Từ những thông tin úp mở về nhân thân của ông Hồ Chí Minh cho đến các thỏa thuận, ký kết bí mật giữa hai đảng, càng làm cho nhà nước Việt Nam bị “mất điểm” trong mắt nhân dân và thế giới.

Về phía người dân Việt Nam, từ “tôi muốn biết”, sẽ chỉ là một khoảng cách ngắn đi đến chỗ “tôi muốn thay đổi”, và “chúng tôi muốn sống tốt đẹp hơn”.

“We want to change. Can we change? Yes, we can”. Như thông điệp ứng cử của Tổng thống Barack Obama trước đây.



Phong trào "Chúng Tôi Muốn Biết" tiếp tục lan tỏa sau 3 ngày khởi động


Lê Thị Kim Thu: Chúng Tôi Muốn Biết


Mẹ Nấm: Chúng Tôi Muốn Biết


Huỳnh Anh Tú: Chúng Tôi Muốn Biết



PHO (bạn đọc DanLamBao)
 - Theo tôi, chiến dịch "Tôi Muốn Biết" của Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) nhắm vào những mục đích sau: 
- Một bước nhỏ ai cũng có thể làm được. Từ đó: tạo nên một số đông mọi người tham gia và đồng bào mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình.

- Hầu như vô hại. Không vì chuyện tôi muốn biết mà chính quyền gây khó dễ cho cuộc sống.

- Bước ra ánh sáng. Lâu nay chúng ta tranh đấu ẩn mặt, nay chúng ta mạnh dạn đăng hình của chính mình và hàng chữ: "Tôi Muốn Biết" là cách chúng ta bước ra ánh sáng, như vậy tập cho chúng ta bớt dần sợ hãi.

Nếu được đông đảo người hưởng ứng thì chiến dịch bất tuân dân sự sẽ có sự thành công rất lớn.

Lê Thị Kim Thu - "Tôi muốn biết, chúng tôi muốn biết."

Tôi là người ra tù ngày 6/7/2014, tôi rất tò mò về vấn đề "Chúng Tôi Muốn Biết". Qua đó, bây giờ tôi được biết và được xem, đọc về hội nghị Thành Đô của nhà cầm quyền Việt Nam. Là một người dân trong nước Việt, tôi muốn biết cái quyền của tôi và 94 triệu người. Chúng tôi muốn biết hội nghị Thành Đô giữa nhà cầm quyền Việt Nam ký với Trung Quốc như thế nào, nhà cầm quyền Việt Nam nên công bố cho tất cả 94 triệu người dân không phải riêng mình tôi được biết.

Hiện tại chúng tôi là những người ở trong nước, và những người nói về yêu nước thì hoàn toàn bị nhà nước ngăn chặn cấm đoán, có nhiều hành động bị cả thế giới phải lên tiếng. Chúng tôi làm những việc chính nghĩa mà lại bị ngăn chặn, bị bắt bớ, đàn áp đánh đập, thậm chí chúng tôi còn bị cầm tù. Về phía nhà nước Việt Nam như phía an ninh Quốc gia cũng nói chúng tôi là: Chuyện Hoàng Sa - Trường Sa là của nhà nước, chúng tôi không được quyền tham dự, thì bây giờ chúng tôi muốn biết rõ vì cái này cứ mập mờ tôi chỉ e rằng nhà cầm quyền Việt Nam mập mờ để đánh lận con đen.

Chúng tôi muốn biết Hội nghị Thành Đô như thế nào, phải công bố cho chúng tôi biết còn không chúng tôi tiếp tục vận động xuống đường để vận động đòi hỏi biết về sự thật."




Dương Thị Tân

Trần Ngọc Anh - Phùng Thị Ly

Phùng Thị Ly


Võ Quốc Anh và Nguyễn Thế Lữ

Nguyễn Thế Lữ

Nguyễn Văn Thời (gửi MLBVN)

FB Luyen Vu - Tôi cũng muốn biết tại sao. 
 Các bạn có muốn biết không? Hãy đòi hỏi...


Mai Nga FB - Trả lại cho nhân dân tôi - Quyền được biết và quyền tự do


Nguyen Huu FB - Tôi Muốn Biết anh là ai... người Việt Nam hay Trung Cộng?

Vn LPD FB - Chúng Tôi Muốn Biết vì sao... các quan chức ĐCSVN đã di cư rất nhiều các con em và tài sản của họ qua các xứ tư bản dẫy chết mà không đi đến các nước XHCN... WHY?

Tôn Vân Anh FB - Wspieram akcję wietnamskich blogerów, jak byłam w Berlinie. Chodzi o prawo do informacji. Ở nước nào dùng tiếng nước ấy, ủng hộ việc muốn biết! Tôi muốn biết bao giờ tù nhân lương tâm được giải oan.

Bình Minh FB - Tôi muốn được biết sự thật.

Tôi muốn biết tại sao nhiều người nói lên quan điểm của mình để phát triển và xây dựng đất nước lại bị gọi là phản động?
Tôi muốn biết Sự thật về các việc làm và lời nói của các tù nhân lương tâm?
Tôi muốn biết tại sao công an lại có thể vi phạm hiến pháp và pháp luật mà không bị trừng trị?
Tôi muốn biết tại sao công an và quân đội lại được dùng để đánh đập những người yêu nước, dùng vào việc cưỡng chế đất bất công?
Tôi muốn biết tại sao càng diệt tham nhũng thì nó càng phát triển?
Tôi muốn biết tại sao Trung Quốc vẫn là hàng xóm tốt, đồng chí tốt khi nó đã chiếm quần đảo hoàng sa và trường sa của Việt Nam? 
Tôi muốn biết nhiều lắm... Nhưng tôi không bao giờ hi vọng vào chế độ đang cai trị Việt Nam. 
Tôi muốn biết nó là thông điệp gửi tới những ai quan tâm tới vận mệnh quốc gia rằng: chúng ta có quyền được biết sự thật về tình hình đất nước. 
Và chúng ta đang bị cướp đi quyền được biết đó bằng những điều dối trá. 
Tôi muốn biết, tôi phải được biết vì thế tôi đấu tranh xoá bỏ độc tài. 

Trịnh Du FB - TÔI MUỐN BIẾT sự thật là NƯỚC VIETNAM đã nhập vào nước TÀU từ năm 1990, và năm 2020 sẽ chính thức xóa bản đồ VIETNAM trên bản đồ thế giới??? 




"Ý nghĩa của việc làm đồng loạt này là Tự do hành động cho đại sự đất nước, là toàn dân đồng lòng bảo vệ quê hương đất nước VN, là quốc gia đại sự trước họa ngoại xâm đã có toàn dân chung sức. Và đây là một sự biểu lộ sức mạnh ý chí của toàn dân sẵn sàng chiến đấu chống ngoại xâm, chống giặc thù truyền kiếp từ phương bắc. Mục đích của việc làm này là để bày tỏ lòng yêu nước muốn khai tử mật ước Thành Đô, không thừa nhận nội dung mật ước do 2 đảng cộng sản Việt-Trung đã ký kết, và dành quyền tự quyết về phía nhân dân Việt Nam. Mong rằng biến động này sẽ kích thích lòng ái quốc của toàn dân và tạo thành một biển lữa thiêu hủy hoàn toàn mật ước hội nghị thành đô 1990." - Bạn đọc Danlambao.

Đinh Phương Thảo (ảnh MLBVN)
CHÚNG TÔI MUỐN BIẾT...
- Chúng tôi muốn biết Hội Nghị Thành Đô năm 1990 chính quyền csvn đã ký cái gì với TQ? Chúng tôi muốn biết chính sách ngoại giao với TQ hiện tại và tương lại thế nào?

- Chúng tôi muốn biết hiện tại lao động TQ ở Vũng Áng là bao nhiêu người?

- Chúng tôi muốn biết dự án khai khác boxit Tây Nguyên lỗ bao nhiêu tiền một năm, ảnh hướng thế nào đến an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái?

- Chúng tôi muốn biết thực tế nợ công của VN là bao nhiêu?

- Chúng tôi muốn biết các ông đầu tư vào đâu, bao nhiêu, thất thoát ngân sách trong các lĩnh vực nào?

- Chúng tôi muốn biết đầu tư vào phúc lợi xã hội, Y Tế, Giáo Dục được bao nhiêu %?

- Chúng tôi muốn biết căn cứ vào đâu mà các ông cấm công dân đi lại, xuất cảnh ra nước ngoài? - Nguyễn Văn Đề FB.
Trịnh Kim Tiến
Bên cạnh sự đồng hành của Linh mục Phan Văn Lợi từ Huế, phong trào Chúng Tôi Muốn Biết sang đến ngày thứ hai đã tiếp tục lan tỏa. Danlambao gửi đến các bạn những hình ảnh cập nhật mới nhất:

Kevin Nguyễn (gửi đến MLBVN)






Trần Thị Nga (Facebook Thuy Nga)
Blogger Nguyễn Tiến Nam (Tác giả gửi về mail MLBVN)
Đặng Hữu Nam (Facebook Trung Bac Nam)
Trần Hạnh (Tác giả gửi về mail MLBVN)

*





No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link