Cái
chết của Boris Nemtsov nói lên điều gì?
Chu Hảo
việt cộng đàn áp, nhân
dân vùng dậy
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Thuy Trang Nguyen posted this video on 2015-02-10. 1845 likes.
595 comments. 1676 shares.
|
|||||||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Hơn 70 năm bị nô dịch
trong một thể chế toàn trị không có tính người, cuối cùng nước Nga của Lev
Tolstoi, Puskin, Levitan, Tchaikovskij… cũng thoát ra khỏi vòng kim cô của ý
thức hệ xôviết để nhìn thấy ngọn lửa của Tự do vào những năm cuối thập kỷ 80
của thế kỷ trước. Ngọn lửa nhỏ chưa kịp bừng sáng sau giai đoạn Gorbatchov và
Eltsin thì nước Nga lại lâm vào nguy cơ của một thoái trào mới, trở lại vùng
tối ngày xưa. Và đến hôm nay khi Boris Nemtsov bị giết hại một cách trắng trợn
và dã man thì không còn nghi ngờ gì nữa, nước Nga lại rơi vào xoáy của chủ
nghĩa dân tộc cực đoan được bảo kê bởi chế độ độc tài kiểu mới.
Sự kiện Nemtsov có thể
sẽ là một bước ngoặt của phong trào dân chủ ở Nga. Chính sách đàn áp tự do và
những hành động phản dân chủ hung hãn có thể làm cho nhiều người sợ, nhưng đồng
thời cũng làm cho số người dám vượt qua nỗi sợ hãi thực thi quyền tự do biểu
đạt chính kiến riêng của mình đông lên gấp bội, và từ đó một xã hội dân sự ôn
hoà giác ngộ sẽ hình thành. Ở đâu cũng thế, và ở Nga càng thế! Vì ở Nga, những
người hoạt động tích cực cho phong trào dân chủ còn nhiều… mặc cho từ năm 2003
cho đến nay Nemtsov đã là nhà lãnh đạo thứ tám của phong trào dân chủ bất đồng
chính kiến bị ám hại.
Những lời lên án mạnh
mẽ với lời cam kết sẽ tìm được và đưa ra xét xử thủ phạm của những nhà lãnh đạo
Nga chỉ làm tăng thêm sự chú ý của dư luận trong nước Nga và trên toàn thế giới
vào những sự thật sau đây:
– Nemtsov bị hãm hại
vì ông là người bất đồng chính kiến nổi tiếng, dũng cảm lên tiếng bảo vệ Quyền
Con người và Quyền Công dân ở nước Nga.
– Ông lên án mạnh mẽ
tệ tham nhũng của các nhóm lợi ích chi phối nền chính trị Nga.
– Ông cực lực phản đối
chính sách bạo ngược của chính quyền Nga trong vấn đề Ucraina.
– Và do đó, Boris
Nemtsov chắc chắn sẽ là một đối thủ đáng gờm trên chính trường Nga.
Đáng lẽ ngày hôm nay
nhà bất đồng chính kiến năng nổ và trí tuệ đã dẫn đầu đoàn biểu tình phản đối
chính sách của chính quyền Nga đối với Ucraina, và có thể đã công bố những bằng
chứng hùng hồn về sự can thiệp quân sự của Nga vào nước láng giềng… Nhưng ông
đã ngã xuống trước sự bất ngờ, căm phẫn và tiếc thương của những lực lượng tiến
bộ trong đồng bào của ông. Sự nghiệp chính nghĩa của ông sẽ mãi mãi khắc ghi
trong tâm hồn Nga. Những tấm biểu ngữ “Tôi là Boris”, “Chúng ta là Nemtsov”
được giương cao trên đường phố Mạc Tư Khoa hôm nay báo hiệu một tương lai tương
tươi sáng cho nước Nga ngày mai.
Con đường hoà bình dẫn
đến nền dân chủ quả thật hết sức cam go. Và sự hy sinh cả đến tính mạng của
những nhà hoạt động dân chủ tiên phong dấn thân như Boris Nemtsov là những đột
phá không thể thiếu trong tiến trình thức tỉnh lương tâm và ý thức về Quyền Con
Người, Quyền Công Dân của mọi tầng lớp xã hội. Không có ai sẵn sàng cho việc ấy
thì chúng ta hoặc là sẽ chẳng có gì, hoặc là chỉ có bạo lực và đổ máu.
Chung cư Hoàng Anh Gia
Lai
Sài Gòn, ngày 1 tháng
3 năm 2015
C.
H.
AI LÀ
NGƯỜI RA LỆNH GIẾT NHỮNG KẺ ĐỐI LẬP TỔNG THỐNG NGA- TRONG CÂU HỎI ĐÃ CÓ LỜI
GIẢI ĐÁP.
Vụ Boris Nemtsov: Thế giới xúc động mạnh
tka23 post
Cựu Thủ tướng Nga Boris Nemtsov, tháng 9 năm 2012. AFP PHOTO / KIRILL
KUDRYAVTSEV
Các lãnh đạo
Phương Tây và đối lập Nga lên án vụ sát hại nhà đối lập Boris Nemtsov ngay giữa
Moskova đêm qua 27/02/2015, trong khi đó Tổng thống Putin và các cộng sự nêu khả
năng đây là một vụ « khiêu khích » nhằm
làm bất ổn đất nước.?
Tổng thống Hoa Kỳ Barack
Obama lên án « vụ giết người tàn bạo »
mà nạn nhân là « người bảo vệ không mệt mỏi để các công dân Nga để được hưởng
các quyền giống như tất cả mọi người ». Nhà Trắng kêu gọi « chính quyền Nga nhanh chóng điều tra không thiên vị và
minh bạch ».
Lãnh đạo Ngoại giao Châu
Âu Federica
Mogherini cũng kêu gọi Nga điều tra « đầy đủ, nhanh chóng và minh bạch » vụ
án. Tổng thống Pháp François Hollande tố cáo « vụ ám sát ghê tởm » nhắm vào một
« nhà tranh đấu dũng cảm và không mệt
mỏi vì nền dân chủ, một chiến binh can trường chống độc tài ».Thủ tướng Đức Angela Merkel
hối thúc ông Putin làm sáng tỏ « vụ giết người hèn hạ » này.
Phản ứng trước vụ ám sát
ông Boris Nemtsov, Tổng thống Ukraina Porochenko viết trên Facebook : « Ông là chiếc cầu nối giữa Ukraina và Nga, và cây cầu ấy
giờ đây đã bị những viên đạn của một kẻ sát nhân phá hủy ».
« Bị giết vì nói lên sự thật »
Nhà đối lập Mikhail
Kassianov, cựu Thủ tướng dưới quyền của Tổng thống Putin trước đây, phẫn nộ : « Một lãnh đạo đối lập bị bắn gục ngay dưới chân Kremli
vượt quá khỏi mọi tưởng tượng. Chỉ có một lý do duy nhất : Ông bị giết vì nói lên sự that».
Về cái chết của ông Nemtsov, một nhà đối lập khác, cựu vô địch cờ quốc tế Garry
Kasparov
nhận định : « Trong không khí thù hận và bạo lực mà
Putin tạo ra ở nước ngoài và tại Nga, làm đổ máu là một phương tiện thể hiện sự
trung thành, khẳng định sự cấu kết. (…) Vấn đề không phải là biết rằng liệu có
phải ông Putin ra lệnh sát hại Boris Nemtsov hay không. Chính nền độc tài của Putin, chủ trương tuyên truyền
thường trực chống lại những kẻ thù của quốc gia » là thủ phạm.
Boris Nemtsov là người
đứng đầu phong trào phản kháng chưa từng có tại Nga nổ ra trong mùa hè
2011-2012. Ông cũng là người lên tiếng mạnh mẽ chống lại nạn tham nhũng khủng
khiếp trong thời kỳ chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho Thế vận hội mùa đông tại Sotchi
2014, với việc tiết lộ rất nhiều
công thự, phi cơ, trực thăng thuộc quyền sở hữu của Tổng thống Nga. Cuối
những năm 1990, nhà cải cách Nemtsov từng đảm nhiệm chức Phó thủ tướng dưới
quyền Boris Eltsin.
Vụ ám sát « chống nước Nga »
Sau vụ ám sát gây chấn
động, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố « tất cả sẽ được làm để những kẻ tổ chức và thực thi
hành động tội ác hèn hạ và ác độc này bị trừng phạt tương xứng ».
Trong thư của ông Putin gửi đến thân mẫu người quá cố, có đoạn : « Boris Nemtsov đã để lại ấn tượng trong lịch sử nước
Nga, trong đời sống chính trị và xã hội Nga. Ông ấy luôn là người bày tỏ công
khai và chân thực những quan điểm của mình ».
Theo hãng thống tấn nhà
nước Nga Tass, Tổng thống Putin tuyên bố vụ giết người nói trên có vẻ như được
thực hiện theo hợp đồng và đây« rõ ràng là một hành động khiêu khích ??».
Thủ tướng Nga Dmitri
Medvdev ghi nhận sự ra đi của nhà đối lập là« mất mát lớn lao đối với xã hội Nga, mà ông ấy luôn
là người bảo vệ các quyền tự do và các giá trị của xã hội chúng ta », ông
Nemtsov đã là « một con người trung thành với các nguyên tắc và một nhân cách
lớn ».
Người phát ngôn của Tổng
thống Nga
Dmitri
Peskov tuyên bố nhà đối lập « không hề là một đe dọa chính trị với V. Putin, và
nếu như có so sánh với mức độ được lòng dân của ông Putin, thì Boris Nemtsov
chỉ hơn một công dân thường một chút ».
Lãnh đạo đảng Cộng sản
Nga Guenadi Ziuganov bình luận « rõ ràng là đổ máu để bạo loạn bùng nổ tại
trung tâm Mostva ». Theo một lãnh đạo khác của đảng Cộng sản, có
thể « đây là một sự kiện nhằm
kích động tinh thần bài Nga ở nước ngoài ». Vladimir
Vassiliev,
một lãnh đạo
đảng Nước Nga Thống nhất, thân cận với Tổng thống Putin, cũng có quan điểm
tương tự.
Nhiều nhà đối lập với
điện Kremli đã bị sát hại trong những năm gần đây, trong đó đặc biệt nổi
tiếng, có nhà bảo vệ nhân quyền
Natalia Estermirova,
luật sư
Stanislav Markelov,
Stanislav Markelov,
nhà báo
Anastasia Babourova,
Anastasia Babourova,
hay nữ phóng viên
Anna Anna
Politkovaskai. Những kẻ trực tiếp ra tay đôi khi bị bắt và bị kết án, nhưng
chưa bao giờ biết được những thủ phạm đứng sau lưng.
Hồ
sơ người bị bắn, Boris Nemtsov
- 28 tháng 2 2015
Cái chết của Boris Nemtsov
gây sốc cho nhiều người Nga
Boris Nemtsov, người vừa bị bắn
chết ở Moscow khi mới 55 tuổi, là nhân vật có sức lôi cuốn trong chính trị Nga,
một nhà cải cách nổi danh dưới thời Boris Yeltsin và trở thành người chỉ trích
mãnh liệt Vladimir Putin.
Ông cũng là nhà khoa học hạt nhân,
nhà hoạt động môi trường và có bốn con.
Ông thành lập nhiều phong trào
đối lập sau khi rời quốc hội Nga năm 2003. Từ năm 2012, ông là đồng chủ tịch
đảng Cộng hòa Nga – Tự do Nhân dân đối lập.
Ông lên án Tổng thống Putin vì
vai trò của Nga ở Ukraine, tình hình kinh tế xấu đi và cáo buộc có tham nhũng
trong việc chuẩn bị Olympic Sochi năm 2014.
Cùng với những người như Alexei
Navalny và Garry Kasparov, Nemtsov đóng vai trò chính tổ chức các cuộc biểu
tình ở Moscow theo sau bầu cử năm 2011.
Ông bị bắt vì tham gia biểu tình
và từng bị tạm giam 15 ngày cuối năm 2011.
Ứng viên tổng thống?
Năm 1990, Nemtsov được bầu vào
quốc hội Nga.
Ông đứng cạnh Boris Yeltsin khi
có âm mưu đảo chính năm 1991. Yeltsin tưởng thưởng cho lòng trung thành của ông
với chức thống đốc vùng Nizhny Novgorod.
Ông Nemtsov bị bắn chết tại
Moscow
Nemtsov khi đó trẻ trung, nói tiếng Anh
thuần thục, biết đối diện truyền thông. Vùng Nizhny Novgorod, với
các ngành công nghiệp quân sự, trở thành điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài.
Ông nhanh chóng trở thành một
trong các chính khách nổi danh, và có tin đồn nói Yeltsin muốn ông kế vị.
Năm 1997, Yeltsin phong ông làm
phó thủ tướng phụ trách cải tổ kinh tế. Nhưng Nemtsov sau này ân hận vì
nó mở đầu cho sự đi xuống của ông trong chính trường.
Mọi tham vọng tổng thống của ông
bị thui chột vì khủng hoảng kinh tế tháng Tám 1998, khiến ông phải rời chính
phủ.
Sa sút chính trị
Năm 1999, Nemtsov thành lập Liên
minh các lực lượng cánh hữu (SPS), cùng Anatoly Chubais và Yegor Gaidar.
Ban đầu đảng này khá thành công,
thu được 10% phiếu ở cuộc bầu cử tháng 12 và trở thành nhóm ảnh hưởng trong
quốc hội.
Nhưng vài năm sau, SPS thay đổi
thái độ với tổng thống Putin, từ ủng hộ có điều kiện sang công khai đối lập –
và đảng mất đi ủng hộ viên.
Trong bầu cử 2003, SPS không thu
đủ 5% phiếu bầu để có chân trong quốc hội.
Nemtsov từ nhiệm khỏi SPS và đi
vào kinh doanh.
Năm 2011, ông trở thành gương mặt
của đối lập, nhưng mấy năm qua ông không còn nổi bật.
Mặc dù ông không còn được xem là
thuộc về dòng chính trong chính trị Nga, vụ giết ông đã gây sốc cho nhiều người
Nga.
Ông Kasparov tuyên bố thông điệp
đã rõ: “Chống đối Putin và cuộc sống của bạn chẳng có mấy giá trị.”
Những người chống Putinbị ám
sát
Tháng Tư 2003 – Chính khách
Sergey
Yushenkov bị ám sát gần nhà ở Moscow
Tháng Bảy 2003 – Nhà báo
Yuri
Shchekochikhin chết sau căn bệnh bí hiểm kéo dài 16 ngày
Tháng Bảy 2004 – Biên tập viên
tạp chí Forbes phiên bản tiếng Nga
Paul Klebnikov bị bắn trên đường ở
Moscow
Tháng Mười 2006 – Nhà báo
Anna
Politkovskaya bị bắn ngoài căn nhà ở Moscow
Tháng 11/2006 – Cựu điệp viên Nga
Alexander
Litvinenko chết, gần ba tuần sau khi uống trà dính chất polonium ở khách sạn
tại London
Tháng Ba 2013 -
Boris
Berezovsky, từng đóng vai trò phân phát quyền lực nhưng sau chống Putin, chết
trong nhà ở Anh
LÀM SAO TỐ
CÁO ĐƯỢC NGƯỜI CHỦ MƯU MẶC DÙ AI CŨNG BIẾT RÕ.
BORIS NEMTSOV LÃNH TỤ
ĐỐI LẬP NGA BỊ ÁM SÁT
tka23 post
Thủ lĩnh đối lập tại Nga, ông
Boris Nemtsov, người công khai lên tiếng chỉ trích tổng thống Vladimir Putin và
vai trò của Nga trong vụ khủng hoảng Ukraine, bị bắn chết vào trước nửa đêm hôm
qua 27/2.
Cảnh sát Nga xác nhận tin ông
Boris Nemtsov, 55 tuổi, bị bắn bốn phát vào lưng khi ông này đang đi
bộ cùng một phụ nữ Ukraine qua một chiếc cầu trên sông Moskva ở trung tâm thủ
đô Mátxcơva. Những thủ phạm bắn
ông Boris Nemtsov đi trên một chiếc xe hơi màu trắng.
Tin cho hay cảnh sát
cho phong tỏa hiện trường chiếc cầu vấy máu của nạn nhân. Nơi này
sát cạnh tường của Điện Kremlin và Quảng Trường Đỏ. Vụ bắn chết thủ lĩnh đối lập Boris Nemtsov được mô tảtương tự
như những vụ bắn giết xảy ra vào những năm 90 của thế kỷ trước sau khi Liên
bang Sô viết sụp đổ.
Nạn nhân Boris Nemtsov
là một cựu phó thủ tướng. Ông này cũng ý thức bản thân có thể bị ám sát
bất cứ lúc nào, và đã trở nên nhân vật đối lập
nổi bật nhất bị giết chết dưới thời cầm quyền 15 năm của tổng thống Vladimir
Putin.
Điện Kremlin tránh
trách nhiệm trong vụ việc vừa nói và chính quyền Nga lên tiếng nói
rằng sẽ bằng mọi cách tìm ra thủ phạm sát hại ông Boris Nemtsov.
Đích thân tổng thống
Vladimir Putin cũng lên tiếng tố cáo vụ bắn chết thủ lĩnh đối lập Nemtsov, cho
rằng đó là hành động giết người hung bạo.
Ông
Putin nói thêm rằng công tác điều tra vụ này được đặt dưới sự kiểm soát của
tổng thống.
Theo ông Putin thì vụ
bắn chết ông Boris Nemtsov có thể là một vụ giết người được thực hiện theo hợp
đồng và là một sự kích động vào đêm trước khi diễn ra cuộc biểu tình lớn của
phía đối lập do ông Boris Nemtsov dẫn đầu vào ngày mai.
Tuy vậy, vụ việc vẫn gây chú
ý về cách thức đối xử mạnh tay của Điện Kremlin dưới nhiệm kỳ tổng thống thứ ba
của ông Vladimir Putin đối với những thành phần chống đối. Một số nhà chỉ trích hàng đầu đã bị bỏ tù, một số
khác phải trốn
chạy khỏi nước Nga sau đợt biểu tình đông đảo phản đối ông
Putin cách đây ba năm.
Một thủ lĩnh đối lập
khác đồng thời cũng là một cựu thủ tướng dưới thời Putin, ông
Mikhail Kasyanov,
cho rằng vụ sát hại ông Boris Nemtsov xảy ra ngày bên cạnh tường Điện Kremlin
là ngoài sức tưởng tượng.Theo ông này thì chỉ có thể
có một kết luận là ông Nemtsov bị bắn chết vì nói lên sự thật.
Cựu tổng thống Mikhail
Gorbachov thì khuyến cáo nên cẩn thận khi đưa ra kết luận nào về vụ
sát hại thủ lĩnh đối lập Boris Nemtsov mới xảy ra.
Đến lúc này vẫn chưa có ai
lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ ám sát.
RFA
ĐỌC THÊM
Chân
dung cựu lãnh tụ đối lập Nga bị ám sát
Chính trị gia đối lập
Boris Nemtsov, người bị ám sát gần điện Kremlin tại thủ đô Moskova ngày 27/2,
từng là Phó thủ tướng dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin trước khi trở thành
một trong những nhân vật chống đối nổi bật tại Nga. Tổng thống Nga đích thân
chỉ đạo điều tra vụ ám sát lãnh đạo đối lập Lãnh đạo đối lập Nga bị ám sát tại
Moskova
Chính trị gia đối lập Boris
Nemtsov (Ảnh: AFP)
Ông
cũng là một nhà khoa học nguyên tử, một nhà môi
trường học và cha của 4 đứa con.
Nemtsov, 55 tuổi, còn là
một nhà hùng
biện có tiếng và cũng là một trong những người diễn
thuyết chính tại các cuộc tuần hành đối lập lớn nhằm phản đối sự trở lại điện
Kremlin của Tổng thống Vladimir Putin hồi năm 2012.
Nemtsov học ngành Vật lý
phóng xạ tại Đại học Gorki từ 1976-1981. Vào năm 1985, ông nhận bằngtiến sĩ về Vật lý và Toán học. Ông
từng làm việc
tại Viện nghiên cứu Vật lý phóng xạ Gorki.
Ông Nemtsov bắt đầu sự
nghiệp chính trị với tư cách là một nhà cải cách trẻ tại thành phố công nghiệp
Nizhny Novgorod, nơi ông trở thành thống đốc vùng, vào năm
1991 khi mới 32 tuổi.
Sau khi phục vụ ở vị
trí đó 6 năm, ông Nemtsov đã thăng tiến trong sự nghiệp dưới thời của Tổng
thống Yeltsin khi chuyển tới Moskova đảm nhậm chức vụ Phó thủ tướng thứ nhất trong
thời gian từ 1997-1998.
Tổng thống Yeltsin
được cho là từng cân nhắc chọn Nemtsov làm người kế nhiệm vào năm 1999, khi ông
chuẩn bị rời nhiệm sở do sức khỏe yếu. Nhưng cuối cùng, ông Yeltsin đã chọn
Vladimir Putin, người giữ chức thủ tướng lúc bây giờ, vì tin rằng Putin là một nhân
vận ôn hòa mà nước Nga cần.
Ban
đầu, Nemtsov ủng hộ cuộc tranh cử tổng thống của Putin, gọi ông là một nhân vật "trung thực và có trách
nhiệm". Tuy nhiên, Nemtsov sau đó đã thay đổi quan điểm và trở
thành một trong những người chống đối Putin mạnh mẽ nhất.
Ông Nemtsov từng là một thành
viên sáng lập của đảng tự do Liên minh các lực lượng cánh hữu của Nga vào đầu
những năm 2000 và lãnh đạo của đảng này từng là một nghị sĩ đối lập trong quốc
hội, nơi ông chỉ trích các bước đi ban đầu của ông Putin nhằm trì hoãn cải cách
chính trị.
Nemtsov đã thành lập
một số phong trào đối lập sau khi rời quốc hội vào năm 2003 và sau đó
trở thành đồng chủ tịch của đảng đối lập Cộng hòa Nga - đảng Tự do Nhân dân từ
năm 2012.
Nemtsov có phong cách
giống một ngôi sao nhạc rock, hay mặc quần jean, áo sơ mi và thường nở nụ cười
tươi. Ông này cũng nổi tiếng đào hoa và được lòng phụ nữ.
Cùng
với các chính trị gia đối lập khác, ông Nemtsov từng kiện ông Putin ra tòa
nhưng không thành công sau khi nhà lãnh đạo Nga cáo buộc Nemtsov và những người
khác biển thủ hàng tỷ USD vào những năm 1990.
Nemtsov đã trở thành
một trong những nhân vật hay chỉ trích nhất của phe đối lập tại Nga và các nhóm
ủng hộ Kremlin thường liệt ông vào danh sách "những kẻ phản quốc" trong những năm gần đây.
Gần đây, ông Nemtsov
đã chỉ trích sự tham gia của Nga trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine, tình
hình kinh tế và các vụ tham nhũng trong lúc chuẩn bị cho Thế vận hội
mùa đông tại Sochi năm 2014.
Mặc dù vẫn là một nhân
vật quan trọng trong các sự kiện đối lập tại Moskova nhưng ông Nemtsov đã dần
rút lui trong vài năm qua khi thế hệ các lãnh đạo đối lập nổi lên, như
luật
sư
Alexei Navalny.
Vị trí gần đây nhất mà ông
Nemtsov nắm giữ là nghị sĩ tại thành phố Yaroslavl ở phía bắc thủ đô.
Giống hầu hết các
chính trị gia đối lập, ông Nemtsov rất tích cực sử dụng các mạng xã hội. Ông đã
sử dụng cách thức này để kêu gọi mọi người tham gia vào cuộc tuần hành của phe
đối lập tại Moskova vào ngày mai 1/3. Nhưng ông Nemtsov đã bị sát hại ngay
trước khi cuộc tuần hành diễn ra.
An Bình
Theo BBC, AP, AFP
Theo BBC, AP, AFP
Mạng sống
của những người
đối lập ở Nga rất mong manh.
LÃNH TỤ ĐỐI LẬP BỊ ÁM SÁT TẠI
MOSKOVA
tka23 post
Cựu Tổng
thống Liên Xô Mikhail Gorbachev ngày 28/2 cho rằng vụ sát hại chính trị
gia đối lập đồng thời là cựu Phó Thủ tướng Nga Boris Nemtsov vào đêm 27/2 ở
trung tâm thủ đô Moskva làm cho tình hình tại Nga bất ổn.
Hãng tin Interfax dẫn lời ông Gorbachev nói:
"Tội ác trên cầu Moskvoresk Lớn - vụ sát hại ông Boris Nemtsov là âm mưu
khiến tình hình phức tạp, thậm chí là làm cho đất nước bất ổn."
Theo ông Gorbachev, thật khó để xác định ai
gây ra vụ việc này và ông không loại trừ khả năng vụ ám sát có thể dẫn tới
những lời kêu gọi áp đặt
tình trạng khẩn cấp. Ông Gorbachev nhấn mạnh tội ác này tác
động tới tâm lý mọi người và ông cảm thấy lo ngại.
Hiện
trường vụ sát hại ông Nemstov (Ảnh: Sputnik)
Ông Nemtsov bị sát hại vào khoảng 23 giờ 15 phút
giờ Moskva hôm 27/2 khi đang đi cùng bạn gái người Ukraine, người mẫu
Anna Duritskaya,
22 tuổi, trên cầu Moskvoresk Lớn từ
Điện Kremlin theo hướng phố Bolotnaya.
Trước đó khoảng nửa giờ đồng
hồ, ông đã có cuộc phỏng vấn qua điện thoại với đài phát thanh Radio Vesti của
Ukraine, trong đó ông nhắc lại
việc chính cựu Tổng thống Nga Boris Yeltsin muốn ông trở thành người kế nhiệm
nhưng sau đó ông Yeltsin đã nghĩ lại.
Tổng thống Putin đã ngay lập
tức lên tiếng về vụ ám sát ông Nemtsov.
Theo ông Dmitry Peskov
,
thư ký
báo chí của Tổng thống, ông Putin đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình
Nemtsov và những người thân.
"Tổng thống Putin nhấn mạnh
rằng, vụ giết người tàn bạo này có tất cả các dấu hiệu được lên kế hoạch từ
trước",ông Peskov cho biết.
Tổng thống Nga Putin cũng đã ra lệnh thành lập
một Ủy ban điều tra gồm các cơ quan thực thi pháp luật khác nhau của Nga. Đại
diện Ủy ban này, ông Vladimir Markin khẳng định
rằng, cuộc điều tra đang tập trung vào hai tội danh: Vận chuyển trái phép vũ
khí và giết người.
Hiện cảnh sát đã xác định một chiếc Ford màu
trắng bị các camera giám sát an ninh ghi lại xuất hiện tại khu vực gần điện
Kremlin.
Họ
cũng đã xác định được biển số xe, nhưng chưa đưa ra bất kỳ thông tin nào cho
biết chiếc xe thuộc sở hữu của ai hay nó có bị đánh cắp không.
Theo phát ngôn viên Bộ Nội vụ Nga
Elena Alexeeva,
ông Nemtsov bị bắn ít nhất 6 phát đạn và trúng 4 viên đạn. Tại thủ đô Moskva,
cảnh sát đang truy lùng chiếc Ford Focus hay Ford Mondeo màu trắng.
Sở điều tra thành phố cũng đã khởi tố vụ án hình
sự này căn cứ theo Khoản 1, điều 105 (giết người) và Điều 222 (sử dụng vũ khí
bất hợp pháp) Luật Hình sự.
Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 28/2 cũng
đã lên án vụ sát hại thủ lĩnh phe đối lập đồng thời là cựu Phó Thủ tướng Nga
Boris Nemtsov và gọi ông là "người bảo vệ nền dân chủ."
Theo tuyên bố của Văn phòng Tổng thống Pháp,
nhân vật chỉ trích mạnh mẽ sự can dự của Nga tại Ukraine này là "người bảo vệ dân chủ dũng
cảm và không mệt mỏi - người từng cam kết đấu tranh chống tham nhũng."
Đây là phản ứng đầu tiên của
một nước châu Âu sau khi ông Nemtsov, 55 tuổi, bị bắn chết tại Moskva tối 27/2.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng lên án
vụ sát hại ông Nemtsov là "tàn bạo" và "xấu xa" trong khi
Người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov cho
rằng vụ sát hại này "mang nhiều dấu hiệu của một vụ giết thuê" và coi
đây là một hành động khiêu khích.
Chế độ đạo tặc của Putin
Wojciech Rodak
Karen Dawisha lật mặt băng đảng của Tổng thống Nga
Lê Diễn Đức dịch
Yeltsin chỉ định Putin
kế nhiệm Tổng thống Nga – Ảnh: OnTheNet
Cuốn sách của Karen
Dawisha Chế độ đạo tặc của Putin. Ai là ông chủ nước Nga mô tả con đường quyền lực mờ tối của Vladimir Putin và phe
nhóm. Không một chút nghi ngờ nào – trên điện Kremlin ngự trị tuyệt đối một hệ
thống mafia được bọc trong cái vỏ của những tên đế quốc.
Karen Dawisha là một
nhà khoa học chính trị Mỹ nổi tiếng, nhiều năm tham gia nghiên cứu những thay
đổi chính trị ở Nga và trên toàn khu vực hậu Xô Viết. Bà làm việc tại một
số trường đại học có uy tín ở Anh (bao gồm cả London School of Economics) và
Hoa Kỳ. Nhiều năm trước đây, vào những năm 80, bà là một chuyên gia trong Bộ
Ngoại giao Mỹ.
Trong cuốn sách mới
nhất của bà, Chế độ
đạo tặc của Putin. Ai là ông chủ nước Nga (Putin’s
Kleptocracy: Who Owns Russia?), mô tả chi tiết con đường đi tới quyền lực của
Vladimir Putin và những người thân cận. Cuốn sách chỉ ra một số điều chắc chắn
về sự nghiệp được bao bọc bởi bí mật thời KGB, cho thấy các bước hình thành đội
ngũ của ông và – thú vị nhất – giải thích cơ chế của nhiều lợi ích mờ ám và
những âm mưu của nhóm này.
Trong số rất nhiều các
chủ đề của Tổng thống Nga hiện tại, Dawisha phân biệt số lượng tư liệu thu thập
– ghi chú, đầy đủ những thông tin có giá trị, cũng như phần nằm trong phần
chính, tạo thành một nửa khối lượng của cuốn sách. Nó bao gồm những bài viết
không còn lấy được nữa từ báo chí Nga mà bộ máy kiểm duyệt của Putin gỡ bỏ trên
mạng, những tài liệu độc đáo, các hồ sơ vụ án tiến hành chống lại người của
Putin ở phương Tây, cũng như hồ sơ của các cuộc trò chuyện với những người cung
cấp thông tin từ các lĩnh vực ngân hàng và tình báo. Thế mạnh lớn nhất của cuốn
sách là phân tích mô phạm của Dawisha về những sự kiện mờ ám hoặc dường như bị
tách khỏi lịch sử gần đây của Nga, trong đó tác giả kết hợp một cách logic,
trung thực và trong sáng toàn bộ.
Bà đi đến kết luận
rằng quan trọng hơn so với sự thất bại của nền dân chủ của nước láng giềng phía
Đông của chúng ta, nơi trước đó tập trung nhiều nhà nghiên cứu và các nhà phân
tích, một thực tại là sự xuất hiện một hình thức mới, vô cùng mạnh mẽ của chủ
nghĩa độc đoán.
“Thay vì nhìn vào
chính sách của Nga là một nền dân chủ mong manh bị kéo xuống dưới bởi lịch sử,
những kẻ chuyên quyền tội phạm, sự thờ ơ nói chung, các quan chức không đủ năng
lực hay các nhà tư vấn phương Tây, tôi cho rằng, kể từ khi bắt đầu quá trình
chuyển đổi dân chủ ở Nga, Putin và tay chân của ông ta hướng tới việc tạo ra
một chế độ độc tài cai trị bởi một liên kết mạnh mẽ… mà dân chủ chỉ là thứ
trang trí hơn là theo hướng phát triển ” – Bà viết trong phần giới thiệu.
Nhận định của bà, cũng
như nhiều suy luận khác của Dawisha dựa trên nhận định, gây nên tranh cãi, đã
làm Nhà xuất bản Cambridge University Press, nơi mà trước đây bà đã làm việc,
không chấp nhận phát hành. Người ta lập luận rằng luật pháp Anh về tội phỉ báng
có thể cho phép các nhân vật trong cuốn sách giành chiến thắng nếu họ kiện ra
toà, kéo theo một nhu cầu đáng kể cho việc thanh toán bồi thường – họ không thể
có đủ khả năng về tài chính. Cuối cùng,”Putin Chế độ đạo tặc …” được phát hành
tại Mỹ bởi Simon và Schuster và sợ rằng kiện tụng có thể xảy ra, nhà xuất bản
khuyến cáo sách chỉ được phân phối duy nhất tại Mỹ và sẽ không được dịch sang
bất kỳ ngôn ngữ nước ngoài nào. Tuy nhiên, bạn có thể mua dễ dàng ngay cả trong
các cửa hàng trực tuyến của Ba Lan.
Dawisha đã viết gì đến
mức mà sự phổ cập cuốn sách trở nên rất hạn chế?
Tất
cả bắt đầu từ Dresden
Vladimir Putin từ năm
1975 là sĩ quan tác chiến của KGB. Người ta không biết nơi ông làm việc và
chính xác những gì ông đã làm trong thập kỷ đầu tiên của công việc tình báo.
Người ta đồn rằng ông có thể là điệp viên ở Tây Đức. Chắc chắn trong năm 1985
ông ta đã đến Dresden ở Đông Đức.
Có một sự cảm nhận
rằng khối Xô Viết sẽ sụp đổ. Vì vậy, KGB cũng quyết định chuẩn bị cho tình hình
này. Trong khuôn khổ của hoạt động “Luch” người ta tuyển chọn tại Đông Đức các
điệp viên để triển khai sau khi nước Đức thống nhất. Như Dawisha đã nêu ra, rất
có khả năng Putin đã tham gia. Vào năm 2000 phản gián Đức đã có một cuộc điều
tra về vấn đề này – nhưng không mang lại bất kỳ kết quả ngoạn mục nào. Ít nhất
về mặt chính thức…
Hơn nữa, Putin chủ yếu
xử lý việc mua lại các kiến thức về công nghệ cao từ phía Tây Đức. Ông cũng
duy trì thông tin liên lạc với các thành viên của Phái Hồng quân cánh tả cấp
tiến. Ông thường nói với những tên khủng bố, những thứ gì họ có thể ăn cắp cho
ông ở Tây Đức. Ông nhận được từ họ, ví dụ như Radio Grundig và loa xe
Blaupunkt. – Tôi chưa bao giờ được cảm ơn – một trong những thành viên của FCA
nhớ lại.
Chính ở Dresden, Putin
đã quen biết rất nhiều người mà hôm nay là những người thân cận nhất. Một trong
số đó là Matthias Warnig, viên chức “anh em” của Stasi, hiện là Chủ tịch Hội
đồng quản trị của Nord Stream.
Những
trò lừa đảo ở Petersburg
Sự khởi đầu của những
năm 90 ở Nga là thời gian tăng của các vận may lớn và tư nhân hoá hoang dã. Rơi
vào tay của các cựu quan chức, đoàn viên Komsomol và KGB tổng cộng khoảng 4 tỷ
USD quỹ thừa hưởng từ sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô. Ở một đất nước có
nền kinh tế sút kém và mức dự trữ ngoại hối thấp thì đây là một số tiền khổng
lồ. Chỉ một nhóm nhỏ có quyền tiếp cận nguồn vốn này để mua các công ty nhà
nước với giá rẻ mạt – các tài phiệt chính trị Nga nổi tiếng nhất, trong đó có
Boris Berezovsky, Mikhail Khodorkovsky, đã bắt đầu như thế. Putin cũng không bỏ
lỡ thời gian này.
Kể từ năm 1990, nhờ sự
có chân trong KGB, Vladimir Vladimirovich trở thành Phó của Thị trưởng thành
phố St. Petersburg Anatoly Sobchak, chịu trách nhiệm về quan hệ với nước ngoài.
Một trong những sáng kiến đầu tiên của ông là “thực phẩm đổi nguyên liệu”.
Trong thực tế, thành phố xuất khẩu qua trung gian, hàng hóa bao gồm cả dầu,
than, thép, và họ cam kết thực hiện trong các hợp đồng để mang về một số lượng
thực phẩm.
Nhưng, như Dawisha viết, thành phố đã tạo ra văn bản đến các trung
gian để họ không phải thực hiện chúng, hình phạt cho việc không cung cấp thực
phẩm chỉ mang tính biểu tượng. Người chuyên viết các văn bản đó không ai khác
hơn là Dmitry Medvedev. Két của St. Petersburg bị mất ít nhất 100 triệu đô la.
Có thể đoán được những gì đã xảy ra với số tiền ấy…
Hội đồng thành phố, dưới sự
chủ trì của Marina Salje, đã thành lập một ủy ban điều tra, cho thấy Putin là
người đã lạm quyền, không mấy khó khăn, vì chữ ký của ông ta có trên tất cả các
thỏa thuận “rò rỉ”. Mặc dù các cuộc tấn công mạnh mẽ , vị Phó của Sobchak vẫn
duy trì được vị trí – ông được đánh giá cao bởi những người có thế lực tự cho
mình là “những nhà dân chủ mềm dẻo”. Bà Salje sau đó đã nhiều lần bị đe dọa, và
cuối cùng đã rút lui khỏi đời sống công cộng và sống trong một ngôi làng nhỏ ở
vùng hoang dã. Tất cả các tài liệu về Tổng thống Nga đã được thu thập và công
bố sau khi bà qua đời vào năm 2012 trên mạng xã hội Facebook.
Một cơ quan rất quan
trọng gắn liền với Putin được thành lập vào năm 1990 từ Quỹ của Đảng Cộng sản
Liên Xô, Ngân hàng Rossiya – hôm nay vẫn tồn tại và bị khống chế bởi các lệnh
trừng phạt của phương Tây. Theo các nhà điều tra Tây Ban Nha, ngân hàng đã tạo
điều kiện cho vị Phó của Sobchak và các nhà đầu tư khác trong quan hệ đối tác
với mafia St. Petersburg.
Một dự án mờ ám khác
mà nhân vật chính của chúng ta đã làm là Hợp tác xã Ozero. Công ty này chủ yếu
tham gia vào đầu tư bất động sản tại St. Petersburg. Công ty có một số tiền
khổng lồ từ các nguồn bí ẩn. Người sáng lập của nó bây giờ là triệu phú hay
thậm chí tỷ phú. Khi Putin trở thành Tổng thống, những người của công ty giữ
những chức năng công cộng quan trọng, ví dụ như, Andrei Fursenko, Bộ trưởng Bộ
Giáo dục, một thời gian dài, Vladimir Yakunin 10 năm nay làm Chủ tịch Đường sắt
Nga.
Vladimir Putin cũng đã
phục vụ trong hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Bất động sản St. Petersburg
(Spag). Trong năm 1999 tình báo BND của Đức công bố một báo cáo trong đó chỉ ra
rằng Spag là nơi rửa tiền đen cho mafia Nga và Colombia, ví dụ cho tập đoàn từ
Cali. Công ty tạo điều kiện cho các chủ sở hữu của nó, bao gồm cả thành viên
của băng đảng St. Petersburg Tambov, bơm tiền “trái” ra khỏi Nga, và sau đó đưa
chúng trở lại đất nước thông qua việc mua đất đai và các nguồn lực khác. Điều
thú vị là, khi Gerhard Schröder trở thành Thủ tướng Đức, cuộc điều tra đã bị
mất đà, và tên tuổi của Putin bí ẩn biến mất trên các giấy tờ…
Một dự án đen tối khác
bị Dawisha đưa ra ánh sáng là Twentieth Trust. Đây là một công ty xây
dựng, được thành lập vào năm 1992 tại St Petersburg. Putin đã ra lệnh thanh
toán tiền mặt từ tài khoản của thành phố vào công ty một khoản cho vay với tổng
giá trị 28 triệu USD. Twentieth đã không trả một xu cho thành phố. Các nhà báo
của tờ Novaya Gazeta tiến
hành một cuộc điều tra. Từ đây, cũng như nguồn tin tình báo, cho thấy số tiền
đã được sử dụng để mua bất động sản và xây dựng một biệt thự ở Tây Ban Nha.
Điều thú vị là, những
người lính Nga xây dựng biệt thự đã không được thanh toán – họ bị đe dọa và
khiêu khích. Trong số các khách thăm viếng khu biệt thự – ngoài các doanh
nghiệp Nga hàng đầu và thế giới ngầm, như các cơ quan pháp luật Tây Ban Nha đã
nói – có Vladimir Vladimirovich. Ông ta thường xuyên tới đó bằng cách sử dụng
giấy tờ giả mạo. Trong năm 1999, khi làm ở FSB, thậm chí đã xảy ra vụ vượt biên
giới Tây Ban Nha như là tay buôn lậu – ông ta khởi hành từ Gibraltar.
Từ thông tin được thu
thập Karen Dawisha cho thấy Vladimir Putin là tay ưu việt trong xã hội ngầm của
St. Petersburg. Chính ông là người quyết định ai sẽ vào cuộc chơi và ai không
ai tham gia. Tác giả chỉ ra rằng những con người đó có liên quan đến KGB, quan
chức và doanh nhân của thế giới tội phạm, được tạo điều kiện làm việc cùng
nhau. Hàng triệu đô la tài sản của tất cả mọi người liên quan đến Putin phát
triển mạnh mẽ, mặc dù tài sản riêng của ông được che giấu có hiệu quả, chúng ta
chỉ có thể tiên đoán.
Các hoạt động của
Putin bao gồm cả những kế hoạch mơ hồ nói trên không được chú ý bởi công tố và
nhà báo. Vładimirowich Vladimir đã thành công trong việc thoát khỏi cánh tay
dài của pháp luật, bởi vì ngay sau khi ông làm việc ở Moscow cùng với êkíp của
Yeltsin, tất cả các sự việc chống lại ông đều bị dập tắt hoặc đóng lại.
Sự
nghiệp cùng với “gia đình”
Vladimir Putin đến
Moscow vào năm 1996, sau một chiến dịch thất bại tại địa phương của ông chủ
Anatoly Sobchak. Đầu tiên, ông được bổ nhiệm làm Phó cho Paul Borodin, người
đứng đầu Cục bất động sản của Tổng thống. Bấy giờ ông chịu trách nhiệm về việc
bán tài sản của đảng ở nước ngoài – tiền lời đưa vào quỹ trong tình trạng ngân
sách nhà nước đang tồi tệ. Tuy nhiên, theo Karen Dawisha, một số tiền thường bị
mất ở đâu đó trên đường đi. Putin với các đối tác của mình “ăn cắp” một trong
những trung tâm văn hóa Nga tại Đức. Họ cho thuê 50 năm cho một một công ty
không ai biết đến với số tiền rất thấp, để công ty ấy cho thuê lại với giá thị
trường bình thường. – Số tiền cách biệt chạy đi đâu?
Có lẽ không cần phải giải
thích – một trong những nhân viên của ngân hàng Thụy Sĩ, những người theo dõi
các chuyện làm ăn mờ ám của “gia đình” Yeltsin, cho biết. Những dạng này là
không có gì bất bình thường đối với những người thân cận của Boris Yeltsin. Hơn
nữa, người đứng đầu Putin Borodin đã bị buộc tội có các hoạt động đáng ngờ khác
nhau – trong năm 2001, thậm chí bị bắt ở New York về tội rửa tiền. Ông ta được
tự do sau khi nộp tiền bảo lãnh của hàng triệu đô la. Hiện ông ta là thư ký của
Liên hiệp Belarus và Nga.
“Gia dình” Yeltsin
đánh giá cao khả năng của Vladimir Putin – ông được thăng chức Phó trưởng văn
phòng Tổng thống về liên hệ với các khu vực, sau đó là người đứng đầu Cơ
quan An ninh Liên bang. Bất cứ nơi nào ông ta xuất hiện, đi phía sau ông là
“các tín hữu trung thành nhất trong các tín hữu” – Igor Sechin, và lần lượt sau
đó phần còn lại là các nhân viên của St. Petersburg và “những người quyền lực”,
bao gồm cả Viktor Cherkasov, Sergei Ivanov và Nikolai Patrushev.
Kế
hoạch tác chiến “Tổng thống”
Trong năm 1999 Boris
Yeltsin và “Gia đình” bị gặp rắc rối. Nhà nước trong tình trạng thê thảm. Cuộc
khủng hoảng tài chính đã làm ảnh hưởng mạnh tới xã hội, đồng thời bị đưa ánh
sáng những thứ mờ ám của êkíp Tổng thống. Cuộc bầu cử gần kề khó thắng, khảo
sát cho thấy uy tín ông chủ điện Kremlin xuống dốc và phe đối lập tuyên bố rằng
trong trường hợp chiến thắng họ sẽ bỏ tù những tay áp phe. Boris Berezovsky và
các thành viên khác của “gia đình” quyết định hành động.
Dawisha xác định một
số lý do lấy từ thông tin tình báo, chứng minh rằng những người thân cận
Yeltsin là tác giả của sắc lệnh cho Szamil Basajew và người của ông ta thực
hiện cuộc xâm lược của Dagestan, dẫn đến đến sự bùng nổ vào tháng Tám năm 1999
cuộc chiến Chechnya lần thứ hai. Người ta tin rằng bằng cách này họ muốn tạo ra
hoảng loạn trong nước để có cái cớ cho việc đưa ra tình trạng khẩn cấp và – do
đó – hoãn cuộc bầu cử.
Tác giả đưa ra bằng
chứng nhưng người ta đã không dừng lại ở đó.
Trong mùa thu năm
1999, một loạt các vụ đánh bom vào các khối căn hộ xảy ra. Trong Bujnaksku,
Moscow và Wolgodonsk hơn 300 người bị giết chết. Điện Kremlin đổ lỗi cho quân
khủng bố Chechnya. Trong cả nước bao trùm không khí căng thẳng và hoang mang.
Nhưng sau đó tại Ryazan một sự cố xảy ra, làm suy yếu sự niềm tin vào phiên bản
của Chính phủ về các sự kiện. Một công dân cảnh báo nhìn thấy một số người mang
vào tòa nhà nơi ông sống, những bịch với từ “Đường”. Điều này làm dấy lên sự
nghi ngờ của ông – ông gọi cảnh sát.
Cư dân được sơ tán và
các con đường bị chặn. Các lực lượng an ninh địa phương bắt giữ các nghi phạm –
thì họ bật ngửa ra khi biết những nghi phạm là người của FSB từ trung tâm
Moscow. Không chỉ có vậy, người ta cũng nghe trộm cuộc trò chuyện điện thoại
giữa họ và Lubyanka, nơi có tiếng nói của ai đó từ thủ đô nói với họ đề phòng
cảnh sát địa phương. “Đường” sau khi phân tích, là chất nổ mạnh – hexogen, xuất
phát từ các kho quân sự. Vấn đề trở nên rất nghiêm trọng, tuy nhiên như Dawisha
chỉ ra, người ta đã xoay ngược nó. Những phạm nhân được tự do và người đứng đầu
FSB Nikolai Patrushev, pháp quan của Putin nói rằng toàn bộ chỉ là… “bài tập
phòng thủ”.
Khi những sự kiện bi
thảm diễn ra Vladimir Putin đang là Thủ tướng và được Yeltsin chỉ định kế nhiệm
tại điện Kremlin. Môi trường xã hội bị chi phối bởi cuộc chiến Chechnya và tình
trạng không mấy tin vào sự tuyên truyền Kremlin đã tạo ra cho Putin hình ảnh về
một người lãnh đạo kiên quyết và cứng rắn trong “thời kỳ khó khăn”. Con cá heo
của “gia đình” được khuyếch trương trong các phương tiện truyền thông – sự ủng
hộ ông không ngừng tăng. Tuy nhiên, Dawisha đưa ra bằng chứng là, sẽ không có
chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2000 nếu không có sự
gian lận bầu cử giúp đỡ, lúc đó một phần đã bị ông ta thao túng, bộ máy nhà
nước. Vladimir Putin nhận được, theo kết quả chính thức, 53 phần trăm và đã
thắng vòng đầu tiên.
Hoàng
tử trộm cắp
Bằng cách này, một cựu
sĩ quan KGB đã đạt được mục tiêu mong muốn của mình – ông ta có thể, vì cuộc
tuyên truyền dân tộc Xô Viết, tiến hành các hoạt động đạo tặc, trong đó với một
sự thành thạo một lớn, trên một quy mô lớn hơn. Ví dụ, 50 tỷ đô la mà Moscow đã
chi cho Thế vận hội ở Sochi, hơn một nửa – Dawisha chứng minh – đã rơi
vào túi của bạn bè Putin.
Chỉ riêng tài sản cá
nhân của anh em Rotenbergów – người bạn thời thơ ấu của Tổng thống, những người
đã nhận 15 phần trăm hợp đồng liên quan đến sự kiện này – tăng lên trong giai
đoạn này 2,5 tỷ USD. Hiệu quả dưới thời của Putin là có 110 tỷ phú chiếm 35
phần trăm sự giàu có của nuớc Nga, trong khi một nửa công dân trưởng thành của
đất nước có tài sản cá nhân trị giá trung bình 871 đô la – Ít hơn so với tỷ lệ
tương tự ở Ấn Độ. Nhưng bây giờ giá dầu sụt giảm, và sự trừng phạt làm nền kinh
tế của Nga rơi vào suy thoái.
Putin và phe nhóm của
ông có đủ tài giữ người Nga trong hoàn cảnh khó khăn? Nếu một khi nào họ đó bị
mất quyền lực, cuốn sách Karen Dawisha sẽ là một cơ sở tốt cho việc chuẩn bị
bản cáo trạng đối với họ.
Bản
tiếng Việt © Lê Diễn Đức – RFA
————–
* Dịch
từ nguyên bản tiếng Ba Lan bài được đăng trên nhật báo Ba Lan “Polska The
Times” ngày 23 tháng 2 năm 2015 tại link: http://www.polskatimes.pl/artykul/3762379,kleptokracja-putina-karen-dawisha-demaskuje-gang-prezydenta-rosji,1,id,t,sa.html
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment