Thái-Dương
Thành, FEB-05-15
Kính thay vài vị quan
tâm,
Đôi câu xuống bút
thì-thâm hỏi nhau.
NP
VÌ SAO VONG QUỐC ?
Nay mai nước mất thuộc
về Tàu.
Mà những hạng người tài
cán cao.
Khoa bảng nghe kêu liền
ngoảnh mặt.
Sĩ-phu được gọi vội quay
đầu.
Thân hào, thi bá ... thơ
thay đạn,
Chính-khách, Văn thần
bút thế đao.
Chẳng thấy một ai đi
nhập ngũ,
Than ôi ! Vong quốc hỏi
vì sao ?
TDT, FEB-05-15
Ngô-Phủ
Ước chi :
Nhất trí toàn dân trừ Việt-cộng,
Đồng tâm cả nước đập
Tàu-phù.
Ngô-Phủ
__._,_.___
Giằng xé nhau vì xin lộc đầu
năm
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2015-03-06
2015-03-06
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Xin lộc đầu năm (ảnh minh họa).
RFA
Chuyện đầu năm, người ta lên các điện, đài, đền, miếu, lăng tẩm,
chùa chiền để xin lộc đã thành chuyện rất phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Đặc biệt,
tình trạng mê tín dị đoan và diễn trò ốp đồng giữa đường ngày càng nở rộ trên
đất Bắc.
Nhưng nổi cộm hơn cả vẫn là chuyện xin lộc đầu năm, tranh giành lộc
đầu năm đến mức đánh nhau sứt đầu mẻ trán, phải vào bệnh viện cấp cứu và nhà
càng giàu có, càng quyền thế thì việc xin lộc càng có uy, táo bạo và nề nếp,
bài bản. Chuyện đó chỉ mới xảy ra trong vài năm trở lại đây, đặc biệt nổi cộm
trong dịp Tết này.
Giàu mới có tiền mà đi
xin lộc…
Một người chuyên nghiên cứu về các vấn đề cận tâm linh, yêu cầu
giấu tên, chia sẻ: “Tình trạng khủng
hoảng về tâm linh đã xảy ra từ vài năm nay rồi, nhưng năm nay thì trơ hơn, lễ
hội các thứ. Nó thể hiện sự mất niềm tin của con người, họ phải tin vào những
thứ linh tinh. Bản thân con người gọi là chấp, người theo đạo Phật thì gọi là
chấp Phật, người theo Đạo thì trông cậy vào Thiên Chúa.
Con người như đứa trẻ
tựa vào cha mẹ, giờ mất hết chỗ dựa thì họ dựa vào mê tín dị đoan. Như là cầu
những điều vật chất, như họ đi cầu sao, dâng sao, ngồi la liệt đầy đường, công
an phải dẹp đường cho họ ngồi.”
Tình trạng khủng hoảng về tâm linh đã xảy ra từ vài năm nay rồi, nhưng
năm nay thì trơ hơn, lễ hội các thứ. Nó thể hiện sự mất niềm tin của con người,
họ phải tin vào những thứ linh tinh.
-Một nhà nghiên cứu
Theo ông này, hiện nay, không riêng gì Hà Nội mà hầu hết các tỉnh
khu vực phía Bắc đều có những nơi gọi là trung tâm nghiên cứu tâm linh, vườn
tâm linh và vườn cho lộc. Trong đó, đáng nói nhất là vườn tâm linh ở Nghệ An,
đây là nơi chuyên cung cấp các nhà ngoại cảm để tìm mộ liệt sĩ Cộng sản và cho
lộc, hỗ trợ âm lực cho các bà vợ quan chức cao cấp, các doanh nhân, doanh
nghiệp.
Thường thì bắt đầu từ Mồng Mười tháng Giêng trở đi, các bà vợ cán
bộ, các doanh nghiệp bắt đầu kéo nhau đến những nơi như thế này để xin lộc, xem
quẻ đầu năm và nhương sao giải hạn.
Đặt biệt, các chùa bây giờ tổ chức nhương
sao giải hạn rất rầm rộ, cứ Mồng Mười tháng Giêng trở đi là các Phật tử bắt đầu
kéo đến chùa làm sớ, mua phiếu sớ, dâng sớ nhương sao. Giá mỗi tấm sớ dao động
từ hai trăm ngàn đồng đến năm trăm ngàn đồng và mỗi lần nhương sao, ước chừng
có khoản hai chục ngàn tấm sớ ở mỗi chùa, vị chi, chỉ riêng chuyện nhương sao
giải hạn đầu năm, chùa nhỏ kiếm cũng được ngót nghét vài ba tỉ đồng, chùa lớn
có thể kiếm được vài chục tỉ đồng.
Đương nhiên dịch vụ nhương sao giải hạn ở các chùa còn kèm thêm
dịch vụ lắc xăm xem bói đầu năm, cho lộc đầu năm và số tiền kiếm được cũng tương
đương với số tiền nhương sao giải hạn. Đó là các chùa, ở các điện, nơi đồng
bóng và các đền đài, lăng miếu cũng tổ chức nhương sao, cho lộc đầu năm ráo
riết. Các lễ hội tâm linh xã hội chủ nghĩa như lễ hội đền Gióng, lễ hội đền
Trần là nơi khách thập phương kéo đến nhiều nhất để chờ tranh ấn đầu năm.
Xin lộc đầu năm trong điện Thánh Mẫu. RFA PHOTO.
Ở những nơi này, ấn được cho không nhưng không phải ai cũng được
cho ấn bởi các quan chức, các doanh nghiệp đã đặt chỗ, đã thuê mướn giang hồ,
mua chuộc người trong đền giật ấn, cướp ấn để bán lại cho họ với giá cao ngất,
mỗi mảnh ấn chưa đầy một tấc vải sô có thể bán lên vài chục triệu đồng.
Chính
vì giá tiền cao ngất ngưởng như vậy mà người tai không ngại đập đầu chảy máu,
xông vào giành giật, cấu xé nhau để có được cái thứ gọi là lộc đầu năm ấy.
Ông này nói vui rằng Đức Thánh Trần là người có nhân cách, biết thương
dân, đương nhiên khi chết đi, ông chắc chắn sẽ sớm siêu thoát, làm sao lại có
chuyện mãi cho đến bây giờ ông còn ngồi trong đền để giữ đền, để chứng kiến đám
con cháu giành giật nhau, đánh nhau như vậy.
Và nếu như Thánh Trần và Thánh
Gióng chưa được siêu thoát, vẫn con quanh quất đâu đó nơi đền thờ, thì chắc
chắn các vị ấy phải chau mày đau khổ trước cảnh con cháu cấu xé, giành giật
nhau những miếng giẻ ấn như một bầy thú đói ăn. Chuyện này không thể nói khác
đi được.
Nghèo ăn còn không đủ lấy tiền đâu mà đi xin lộc?
Một người tên Lộc, hiện sống ở Thường Tín, Hà Nội, chia sẻ: “Dùng kiệu đâm xe, đâm vào vỡ tôn, vỡ
kính, các thứ nếu chủ ra xin lỗi, dâng tiền mới tha thứ. Rồi thì xin lộc, xin
ấn đâm nhau đánh nhau vào đầy bệnh viện. Mình muốn đi dạo phố cũng không dám.
Con nít vào các điện thì bị bóp cổ chết ngay tại chỗ, họ bảo ông mang theo, mà
mang theo là mang theo thế nào, toàn mê tín dị đoan.”
Theo bà Lộc, tình trạng xin lộc và tranh lộc đã khiến cho tháng Giêng
ở Hà Nội trở nên lộn xộn vô cùng. Hầu như nhà nước không những không ngăn cấm
mà còn hậu thuẫn cho vấn đề này.
Chính vì sự hậu thuẫn của nhà nước mà các kiệu
rước từ các đền mặc sức lộng hành trên các con phố. Ví dụ như kiệu Ông ở một
ngôi đền trong thành phố Hà Nội, tuy gần các cơ quan công quyền nhưng đã không
ngần ngại thay phiên nhau khiêng kiệu đâm thẳng vào một chiếc xe hơi đang đậu
bên hè phố nhiều lần khiến cho chiếc xe này vỡ toác kính sau.
Dùng kiệu đâm xe, đâm vào vỡ tôn, vỡ kính, các thứ nếu chủ ra xin lỗi,
dâng tiền mới tha thứ. Rồi thì xin lộc, xin ấn đâm nhau đánh nhau vào đầy bệnh
viện. Mình muốn đi dạo phố cũng không dám.
-Bà Lộc
Khi chủ xe lên tiếng thì những người rước kiệu ngang nhiên nói
rằng “ông đã phạt” phải xin và nộp phạt, người chủ xe hơi đã cầm một xấp tiền quì
trước kiệu để van xin, cho đến lúc đám rước kiệu nhận tiền mới chịu khiêng kiệu
đi nơi khác. Và công an, nhà nước cũng chẳng nói gì để bảo vệ người chủ xe.
Thậm chí có nhiều cán bộ tai to mặt lớn cũng có mặt, cúng vái trong đám rước
kiệu này.
Chưa dừng ở đó, một đám kiệu đã ngang nhiên khiêng kiệu chạy lấy
đà tông hàng chục lần vào tấm kính chịu lực ở cửa ra vào một khu văn phòng tại
Hà Nội, tông cho đến vỡ kính và cả đám khiêng kiệu và người theo kiệu vỗ tay
reo hò, cho rằng chủ tòa nhà bị bề trên phạt.
Như vậy, chủ của xe hơi và chủ tòa nhà bị vỡ kính muốn có lộc
làm ăn cho cả một năm phải mang số tiền lớn ra cúng vái, van xin cho đến bao giờ
đám rước kiệu chịu nhận tiền, bỏ đi thì mới xong chuyện, mới yên thân. Vô hình
trung, tệ nạn mê tín dị đoan được nhà nước bảo kê trở thành một lực lượng khủng
bố mới trong thủ đô Hà Nội.
Bà Lộc cho rằng hiện nay, chuyện một người phụ nữ mang con đến
điện thờ nhờ chữa bệnh và xin lộc, bị xác đồng bóp cổ cho đến chết và ngang nhiên
tuyên bố thần thánh đã mang đứa bé theo, không cho ở lại trần gian nữa hoặc
là chuyện đám rước kiệu đến phá nhà, phá tài sản của người dân đã trở nên bình
thường trong mắt một bộ phận không nhỏ người Hà Nội. Điều này cho thấy con
người đã vô cảm đến mức mất hết tính người, hò reo và a dua. Không có gì đáng
sợ và gây bất an hơn chuyện này!
Mùa Xuân còn dài, các cuộc diễu hành theo kiểu tâm linh cũng còn
diễn ra nhan nhản khắp nơi, chuyện xin lộc, mua lộc và cướp lộc rồi sẽ còn diễn
ra dài dài. Không biết rồi đây chuyện gì sẽ xảy ra khi phong trào xin lộc đã
phát triển đến đỉnh cao và đại bộ phận đi xin lộc trở thành một đám đông hò
reo, a dua, sẵn sàng cấu xé nhau, hãm hại nhau vì cái thứ gọi là lộc đầu năm
này.
Cảm giác như đất nước này đang lên đồng tập thể và con người đang
dần trở về với đời sống nguyên thủy, mông muội giữa thế kỉ 21 này!
Nhóm
phóng viên tường trình từ Việt Nam.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment