Đăng
ngày 06-03-2015
Châu Âu thúc đẩy Cuba
cởi mở chính trị
Trưởng đoàn đàm phán Liên Hiệp Châu Âu Christian
Leffler (P), và Thứ trưởng Ngoại giao Cuba Abelardo Moreno (T) tại cuộc họp ở
La Habana ngày 04/03/2015.REUTERS/Alejandro Ernesto/Pool
Kết thúc vòng đàm phán thứ ba nhằm bình thường hóa quan hệ song
phương, Liên Hiệp Châu Âu và Cuba nhìn nhận còn nhiều « diễn giải khác biệt » về
nhân quyền và chính trị. Các điểm dị biệt này cần phải được bàn thảo sâu rộng
trước đợt thương lượng lần tới vào tháng 6 năm nay để sớm đưa Cuba vào con
đường hội nhập có lợi cho đôi bên và cho mọi thành phần xã hội tại Cuba
Mặc dù bang giao bị gián đoạn từ năm 2013 , nhưng từ 11 tháng nay
tại LaHabana, hai phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu và Cuba đàm phán một hiệp ước «
đối thoại chính trị và hợp tác ». Mục đích của Liên Hiệp Châu Âu là bình thường
hóa quan hệ với Cuba để khuyến khích chế độ này lật qua trang sử độc tài để cải
cách nhân quyền.
Sau đợt thảo luận kéo dài hai ngày 04-05/03, trưởng đoàn Châu Âu
Christian Leffler cho biết là hai bên đã « nhận diện » ra được những yếu
tố được hiểu một cách khác nhau, cần phải được « đả thông » trong những tháng
tới.
Theo ông Christian Leffler , chính quyền Cuba tỏ ra rất « nhạy cảm
» về những vấn đề liên quan đến “chủ quyền”. Khi nói đến « hợp tác » thì họ
ngại đụng đến « cơ cấu quốc gia độc lập ». Trong khi đó thì châu Âu khẳng định
là « phải hợp tác với mọi thành phần xã hội Cuba ».
Thêm vào đó, Liên Hiệp Châu Âu muốn hai bên phải « cùng tôn trọng
và thực thi các văn kiện quốc tế mà không đặt điều kiện tiên quyết » cụ thể là các hiến chương, hiệp ước về Nhân
quyền mà cho đến nay chính quyền Cuba vẫn chưa ký kết.
Phía Cuba, qua thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhấn mạnh đến « nguyên
tắc không can thiệp vào chuyện nội bộ » và « tôn trọng chủ quyền ».
Biết rõ Cuba tìm cách thoái thác không cởi trói cho xã hội công
dân, trưởng đoàn châu Âu trấn an : Châu Âu « không áp đặt mô hình » xã
hội, chính trị mà sẽ tìm ra một « sự cân bằng có thể làm mọi bên hài lòng ».
Theo AFP, từ tháng tư năm 2014, Bruxelles đổi chiến thuật, mở lại
đối thoại với Cuba, để khuyến khích Cuba tiến hành cởi trói xã hội, cải thiện
nhân quyền. Cuba chấp thuận nhưng mong muốn Bruxelles bỏ đi « lập trường chung
28 nước », do sáng kiến của Tây Ban Nha, năm 1996, đặt điều kiện buộc Cuba phải
có tiến bộ về dân chủ, về quyền công dân và chính trị mới hợp tác.
Theo trưởng đoàn châu Âu, sau hai ngày thảo luận, hai bên đã «
hiểu rõ lập trường và tham vọng của nhau hơn ». Ông hy vọng, đợt đàm phán
tới, tại Bruxelles , sẽ được chuẩn bị tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, phía châu Âu không phiêu lưu dự báo thời điểm nào sẽ
đạt được một hiệp ước « Đối thoại chính trị và Hợp tác » với chính quyền Cuba. Chế độ anh em nhà Castro vẫn lo sợ mất quyền
lực nếu chấp nhận tự do dân chủ theo mô hình tây phương.
Là bạn hàng kinh tế đứng hàng thứ hai của Cuba, sau Venezuela,
trao đổi giữa châu Âu với La Habana chủ yếu là dầu hỏa và dịch vụ y tế. Chính
quyền Tây Ban Nha, mẫu quốc cũ của Cuba, giờ đây lo ngại quyền lợi kinh tế châu
Âu tại Cuba bị Hoa Kỳ lấn áp.
Vì trong chính sách thúc đẩy Cuba mở cửa, Châu Âu không đơn độc.
Từ hai tháng rưỡi nay, Hoa Kỳ đã nhảy vào cuộc, thông báo lật qua trang sử xung
khắc từ 60 năm qua.
Tổng thống Barack Obama muốn kết thúc nhiệm kỳ hai của ông bằng
một sự kiện lịch sử nối lại bang giao Washington- La Habana dưới sức ép thuận
chiều của giới doanh nghiệp Mỹ và thành phần người Mỹ gốc Cuba thuộc thế hệ
hai.
Nhận định về chiến lược của Mỹ và của Châu Âu thực hiện song hành
tại Cuba , trưởng đoàn thương thuyết châu Âu Christian Leffler cho đây là dấu
hiệu tốt, « hỗ trợ nhau » trong chiều hướng giúp cải thiện tình hình Cuba từ
kinh tế đến chính trị.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment