CIA nghiêng về Nhật Bản vụ Senkaku
- Một báo cáo của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) khẳng định
tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư "mạnh mẽ và
thuyết phục hơn" so với Trung Quốc.
Bản báo cáo này được
thực hiện vào tháng 5-1971 và được giải mật tại Viện lưu trữ an ninh quốc gia
thuộc trường đại học George Washington (Mỹ). “Tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản
đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư rất mạnh mẽ và gánh nặng tìm bằng chứng chứng
minh quyền sở hữu quần đảo đó có vẻ thuộc về Trung Quốc” – báo cáo viết.
Tàu tuần tra Nhật Bản (trái) và tàu Trung Quốc ở đảo Uotsuri thuộc Senkaku/Điếu Ngư hôm 1-10
(Ảnh: KYODO)
Theo báo cáo của CIA,
tập bản đồ Hồng Vệ binh xuất bản năm 1966 ở Bắc Kinh trong giai đoạn Cách mạng
Văn hóa cho thấy “vùng biển nơi có quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm ngoài biên
giới Trung Quốc”. “Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc về Ryukyu (tức tỉnh Okinawa
ngày nay), do đó chúng thuộc về Nhật Bản” – báo cáo kết luận.
Hơn nữa, theo CIA, trong
số bản đồ của Đài Loan được xem xét không có cái nào chỉ ra rằng vùng biển
quanh Senkaku/Điếu Ngư nằm trong biên giới Trung Quốc.
Các bản đồ xuất bản tại
Châu Âu được lựa chọn ngẫu nhiên cũng không cho thấy Senkaku là một phần của
lãnh thổ Trung Quốc, còn tập bản đồ thế giới của Liên Xô xuất bản năm 1967 có
một hải đồ chỉ rõ rằng Senkaku là lãnh thổ của Nhật Bản.
“Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc về Ryukyu (tức tỉnh Okinawa
ngày nay),
do đó chúng thuộc về Nhật Bản” – báo cáo kết luận (Ảnh: MSN)
CIA khẳng định Nhật Bản,
Trung Quốc và Đài Loan sẽ không xảy ra bất cứ tranh chấp nào nếu người ta không
phát hiện ra những mỏ dầu tiềm năng gần Senkaku vào cuối thập niên 1960. Báo
cáo ghi: “Từ một khu vực không ai biết tới, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trở thành
nơi tiềm ẩn nguy cơ xung đột quốc tế. Nếu không phát hiện ra dầu mỏ, quần đảo
này đã rơi vào quên lãng”.
Tài liệu này cũng thể
hiện sự hoài nghi của một số quan chức Mỹ về giá trị pháp lý trong tuyên bố chủ
quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này, mặc dù điều này chưa bao giờ trở
thành quan điểm chính thức của Washington.
Bản ghi nhớ vào tháng
4-1978 do Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ chuẩn bị cho Cố vấn an ninh quốc gia
Brezinski của cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter viết: “Lợi ích của chúng ta là
không làm gì bất lợi cho Nhật Bản, đồng thời cũng phải tránh xa vấn đề tranh
chấp lãnh thổ tiềm tàng giữa Trung Quốc và Nhật Bản”. Như vậy, quan điểm trung
lập của Mỹ hình thành ngay từ những năm 1970.
(Theo
Jiji Press)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment