Lập thành tích cuối năm dâng lên Bác và Đảng-Babui
"Muốn được xã hội chia sẻ"
Cập nhật: 11:33
GMT - thứ bảy, 5 tháng 1, 2013
Cái chết của nạn nhân một vụ hiếp dâm tập thể mới đây
đang làm thay đổi mạnh mẽ nhận thức và thái độ của người dân Ấn Độ
Bộ trưởng Nội vụ Sushil Kumar Shinde vừa tuyên bố Ấn
Độ cần phải trấn áp các tội phạm chống lại phụ nữ bằng một “bàn tay thép”,
trước sự phẫn nộ ngày càng dâng cao trong dân chúng sau cái chết của nữ
sinh y khoa Ấn Độ 23 tuổi, nạn nhân một vụ hiếp dâm tập thể ở ngay giữa thủ
đô Delhi.
Vụ việc
đang làm thay đổi mạnh mẽ nhận thức và thái độ của người dân nước này về tội
phạm xâm hại tình dục và vấn đề bảo vệ quyền cho phụ nữ.
Nạn nhân
tử vong hồi cuối tuần rồi do bị đa chấn thương nghiêm trọng trong vụ tấn
công trên xe buýt hôm 16/12/2012, làm nổ ra làn sóng biểu tình và những
lời chỉ trích nặng nề chính phủ Ấn Độ "không bảo vệ thích đáng phụ
nữ".
V
Suresh, một luật sư nhân quyền Ấn Độ, thì kêu gọi phải có những thay đổi
toàn diện trong cách thức xã hội đối xử với phụ nữ nhằm bảo vệ và ngăn ngừa
các hành vi bạo lực đối với phụ nữ tại một đất nước mà tình trạng hãm hiếp
lan tràn tới mức trung bình cứ 21 phút lại xảy ra một vụ.
Tội phạm tình dục tại Việt Nam
Tại Việt
Nam, loại tội phạm liên quan tới xâm hại tình dục từ lâu nay bị coi là cần
nghiêm trị, với mức án nhẹ nhất là sáu tháng tù, mà nặng nhất có thể lên tới
tử hình.
Bộ luật
Hình sự 1999 có đến sáu điều luật quy định về loại tội này, từ điều 111 đến
điều 116, phân loại chi tiết từ tội hiếp dâm cho tới tội dâm ô với trẻ em.
Báo chí
thường xuyên đăng tin về các mức án tù nghiêm khắc cho các vụ án xâm hại
tình dục.
Các vụ
án mang tính nhạy cảm này cũng được giới luật sư xử lý bài bản, theo lời luật
sư Chu Khang từ Đoàn Luật sư Hà Nội.
“Chúng
tôi không chỉ vận dụng các quy định pháp luật mà còn phối hợp với các cơ
quan như Hội Phụ nữ, các cơ quan báo chí, nhằm tạo dư luận xã hội để bảo vệ
quyền lợi chính đáng của người phụ nữ,” luật sư Chu Khang nói.
Nạn nhân của tội phạm tình dục ở VN
VN tuyên truyền chống nạn mại dâm và tội phạm tình dục
nhưng bị phê phán chưa bảo vệ đủ mức nữ giới bị xâm hại tình dục.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm
Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Thế nhưng,
bất chấp các quy định mang tính răn đe trong luật, bất chấp các án lệ
nghiêm khắc từng tuyên, bất chấp dư luận xã hội lên án gay gắt, thì các vụ
xâm hại tình dục, đặc biệt là các vụ hiếp dâm tập thể hay hiếp dâm trẻ em,
vẫn xảy ra thường xuyên, vẫn được tường thuật đều đặn.
Bấm Nghe phỏng vấn bà Khuất Thị Hải Oanh
Theo bà
Khuất Thị Hải Oanh từ Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng, truyền
thông chưa phản ánh hết thực trạng loại hình và mức độ của loại tội phạm
này, bởi trên thực tế thậm chí còn nhiều vụ không được đưa ra ánh sáng.
Có cùng
nhận định, luật sư Chu Khang nói báo cáo của Bộ Lao động Thương binh Xã hội
và của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho thấy các vụ xâm hại tình dục và
xâm hại tình dục trẻ em tăng lên rất nhiều trong thời gian gần đây.
Thế
nhưng, “đó mới chỉ là số liệu các vụ mà các cơ quan điều tra nắm được, trên
thực tế còn rất nhiều vụ khác nữa chưa được phát hiện,” ông nói.
Thiếu hỗ trợ
Có nhiều
nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả bởi nhận thức của người dân.
Bên cạnh
tâm lý e dè, xấu hổ thì nhiều nạn nhân cảm thấy không an toàn và không được
bảo vệ khi trình báo.
Tâm trạng
này càng rõ rệt trong nhóm các nạn nhân là người hành nghề mại dâm, nhóm
người mà theo bà Hải Oanh thì "nếu từng làm nghề này nhiều năm thì ít
nhất cũng từng là nạn nhân của các vụ hiếp dâm tập thể ít nhất một lần."
Nhiều phụ nữ hành nghề mại dâm nói cách xử lý của giới
chức cũng như thái độ của cộng đồng khiến họ không muốn trình báo khi họ là
nạn nhân của các vụ hiếp dâm "[Họ
nói] trình báo cũng chẳng ích gì, đôi khi còn đem lại hậu quả tệ hơn. Việc
chị em [hành nghề mại dâm] đi trình báo có khi không được giải quyết mà còn
bị bắt giam hoặc chế giễu, trong lúc cộng đồng quan niệm rằng đã đi bán dâm
rồi thì việc bị hiếp dâm là chuyện đương nhiên," bà Hải Oanh nói về những
gì bà biết được sau những lần tiếp xúc với nhóm người này.
Ngay cả
với các vụ việc đã bị phát hiện, xử lý, thì cách phản ứng của xã hội dường
như cũng là điều cần bàn.
Những kẻ
phạm tội có thể đã bị bắt giữ nhanh chóng, bị đưa ra xét xử. Nạn nhân có thể
đã được các cơ quan đoàn thể tới thăm hỏi động viên kịp thời.
Tuy
nhiên, vấn đề chữa chạy những chấn thương tâm lý, tinh thần cho các nạn
nhân vẫn còn là mảng chưa được coi trọng.
“Nạn
nhân các vụ này cần được tư vấn rất chuyên nghiệp chứ không chỉ là việc tới
an ủi. Họ cần được tư vấn chuyên nghiệp, nhưng tôi không được biết một
trung tâm nào cung cấp dịch vụ này cho các nạn nhân,” bà Hải Oanh nói,
"họ muốn được xã hội chia sẻ”.
Tòa Việt
Nam thường ra các mức án phạt với mức hình phạt rất cao cho loại tội phạm
này, theo nhận xét của luật sư Chu Khang.
Nhưng trừng
phạt chỉ là một phần nhỏ của giải pháp, điều chỉ xảy ra sau khi tội ác đã
được thực hiện.
Thách thức
khó khăn hơn là làm sao để ngăn chặn, phòng ngừa.“Sức mạnh
của tình dục rất ghê gớm.
Nhiều người biết rằng nếu phạm tội xâm hại tình dục
thì có thể bị kết tội, nhưng tại sao người ta vẫn làm?
Việc ngăn chặn, giảm
bớt tình trạng này là điều rất đáng phải bàn,” bà Hải Oanh nói.
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment