Vinalines 'bán tàu
hoang' để trả nợ
Cập nhật: 11:24 GMT - thứ tư, 20 tháng 3, 2013
Các tàu nằm bị bỏ
hoang dài ngày ở nước ngoài của Vinashinlines trị giá tới hàng nghìn tỷ đồng.
Bảy tàu đã bỏ hoang
dài ngày ở nước ngoài của Công ty Vận tải Viễn dương Vinashin - Vinashinlines
(Vinashinlines), một thành viên của Vinalines sẽ được bán hết để trang trải nợ
và thanh toán lương nhân viên.
Trả lời báo trong nước
chiều ngày 19/3, một lãnh đạo giấu tên của Vinalines nói chủ trương bán bảy con
tàu với trị giá hàng nghìn tỷ đồng này đã được thông qua.
Các bài liên quan
- Lao động quốc doanh 'dở
sống dở chết'
- Bộ Tài chính sẽ 'giải cứu
Vinashin'?
- Kinh tế nhà nước 'chiều
quá, sinh hư'
Chủ đề liên quan
"Hiện các chủ nợ
đã đồng ý chấp nhận chia sẻ những khó khăn, tổn thất và tháo lệnh bắt giữ tàu.
Còn về người mua, chúng tôi đã tìm được một số khách hàng”, người này nói.
"Các tàu nằm
trong danh sách bán sẽ khó bán được giá cao, tuy nhiên sẽ không thấp hơn giá do
hội đồng thẩm định đưa ra."
Trang Vnexpress dẫn
lời một nguồn tin từ Bộ Giao thông Vận tải cho biết, việc bán tàu sẽ phải hoàn
thành trước tháng 6 năm nay, theo chỉ đạo của Chính phủ.
Phá sản 'trong năm
nay'
Vị lãnh đạo nói trên
tiết lộ Vinashinlines sẽ được cho phá sản trong năm nay, theo Đề án tái cơ cấu
Vinalines đã được phê duyệt.
Nói về vấn đề tiền
lương còn nợ nhân viên, người này nói chỉ có thể giải quyết được bằng tiền bán
tàu:
"Nếu công ty này
phá sản, hoàn tất bán tàu thì quyền lợi thuyền viên và người lao động là số
một. Sẽ không bao giờ có chuyện người thủy thủ rời tàu khi không nhận được
lương, tuy nhiên, phải bán được tàu mới có tiền trả".
Vnexpress cho biết
hiện có 7 con tàu thuộc biên chế Vinashinlines cùng gần 100 thủy thủ đang mắc
kẹt ở nước ngoài.
Những người này cũng
đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu về nước do điều kiện sống thiếu thốn và nợ lương
nhiều tháng, trong đó có trương hợp 18 tháng làm việc không lương.
Tính đến giữa năm
2012, Vinalines có con số nợ lên tới 23.062 tỷ đồng (trên 1 tỷ đôla) kéo dài
nhiều năm chưa thu được và có nguy cơ không thu được.
Hàng loạt lãnh đạo bị
bắt
Nguyên Chủ tịch
Vinalines, ông Dương Chí Dũng bị bắt vào ngày 5/9 năm ngoái sau nhiều tháng
truy nã
Ngày 18/5 năm ngoái,
Bộ Công An Việt Nam công bố quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông Dương Chí
Dũng, người được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Vinalines từ năm 2005 về hành vi
"cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng".
Quyết định bắt giữ ông
Dũng và một số người trong ban lãnh đạo Vinalines được cho là có liên quan đến
việc quản lý và sử dụng vốn của Vinalines trong giai đoạn 2007-2010 dựa trên
kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Những sai phạm này đều
được xác định là có trách nhiệm tập thể lãnh đạo Vinalines cùng Chủ tịch Dương
Chí Dũng và Tổng giám đốc các công ty thành viên thời kỳ 2005 - 2010.
Tuy nhiên sau nhiều
tháng truy nã, ông này mới chính thức bị bắt vào ngày 5/9.
Nhiều cán bộ công an
sau đó cũng bị bắt vì tội tham gia vào đường dây giúp ông Dũng bỏ trốn, trong
số đó có em trai ông Dũng, ông Dương Tự Trọng, nguyên Phó Giám đốc công an Hải
Phòng.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment