Wednesday, March 27, 2013

Sắp đến ngày bàn giao, VC chuẩn bị thật chu đáo.


From: Vinh Tran
Sent: Friday, March 22, 2013 4:25 PM
Subject: Fw: Sắp đến ngày bàn giao, VC chuẩn bị thật chu đáo.

 



 Coi cho biet

VT

 

 

 

Sắp đến ngày bàn giao, VC chuẩn bị thật chu đáo.

 

Điều 21 (mới)
Mọi người có quyền sống. Nhưng quyền chết phải do Đảng và Nhà Nước quyết định được chết như thế nào.

Điều 16 (mới)
1. Mọi người dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. Đảng viên và cán bộ nhà nước không cần phải tuân thủ theo điều lệ này.
2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Phải hiểu rõ rằng quyền công dân và quyền của Đảng viên và cán bộ nhà nước không giống nhau.

Điều 44 (mới)
Mọi người có quyền
hưởng thụ các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa, tiếp cận các giá trị văn hóa. Tuy nhiên chỉ được quyền theo chỉ thị của Đảng và Nhà Nước đã xét duyệt và chỉ định. Tuyệt đối không được tham gia văn hóa của thế lực thù địch.

Điều 45 (mới)
Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.  Dẫu rằng chúng ta dưới ách đô hộ của phương Bắc. Cho dù mai này chủ quyền của Việt Nam có thay đổi luật này vẫn được nghiêm chỉnh thi hành. 

 

 



Đến hôm nay, bản dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 của CSVN đã mang lại nhiều tranh luận trong và ngoài nước. Bản dự thảo sửa đổi này có thêm vào một số điều mới hoàn toàn. Những điều mới số 16, 21, 44 và 45, tuy rất nhỏ, ngắn gọn, đọc qua có vẻ không quan trọng, nhưng nếu đặt nội dung những điều mới này trong tình trạng liên hệ mấy năm gần đây, và trong hiện tại cũng như trong tương lai, giữa Việt Nam và Trung cộng, chúng ta thấy rõ được dụng ý của CSVN trên lãnh vực “chuẩn bị cho sự xâm nhập sâu xa của Trung cộng tại Việt Nam”.

Sau đây là phần trích lại những điều “mới” liên quan đến dụng ý nêu trên:

Điều 21 (mới)
Mọi người có quyền sống

Điều 16 (mới)
1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 44 (mới)
Mọi người có quyền hưởng thụ các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa, tiếp cận các giá trị văn hóa.

Điều 45 (mới)
Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.

Điều 21: “Mọi người có quyền sống” mặc dù rất là không cần thiết vì điều này không nói lên được điều gì, nó lại gieo vào đầu người đọc một ý niệm là “đừng lấy đi cái quyền sống của người khác”, và “đừng lấy đi” không có đồng nghĩa với “giết người đó”, mà chỉ là một hình thức dùng hiến pháp để mọi công dân phải để “người đó yên thân”; hay nói khác hơn là “không động chạm đến họ”.

“không động chạm đến họ” là không động chạm trên những phương diện nào? DTSDHP trong điều 16 viết là mọi người không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm quyền và lợi ích của người khác. Không những “không được lợi dụng quyền con người” mà DTSDHP còn cho đó là một “nghĩa vụ tôn trọng quyền người khác”. Điều này cũng không có gì mới lạ vì nội dung của nó đã được nêu lên trong hiến pháp 1992, không phải đợi đến dự thảo sửa đổi này mới được nêu ra, vì nếu không như vậy, thì từ hiến pháp 1946 đến 1992, mọi người không bị cấm xâm phạm người khác hay sao.

Nếu điều 16 mới này không phải là một điều mới lạ, thì CSVN đề nghị ghi vào hiến pháp với lý do gì? Cái lý do đó đã được nói lên trong điều 44 mới của DTSDHP, theo đó: “Mọi người có quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hoá, sử dụng các cơ sở văn hoá, tiếp cận các giá trị văn hoá”. Từ lúc nào mà CSVN lại muốn viết vào trong hiến pháp, cho người dân cái quyền được “hưởng thụ” các giá trị văn hoá. Trước nhất “hưởng thụ” đâu là phải là cái “quyền” trong bất cứ mọi xã hội nhân bản nào; “hưởng thụ” là một sự “lựa chọn cá nhân và là bản chất của con người” mà không ai, không hiến pháp nào được đụng tới, hay phải công nhận. Một bản nhạc, một cuốn tiểu thuyết, một tác phẩm điêu khắc, hội họa, một công trình xây dựng, một bài nghiên cứu tư tưởng, một ngôn ngữ chuyên chở những tác phẩm đó, là một phần của “văn hoá” với những giá trị khác nhau tùy người sáng tác và người thưởng ngoạn. Hưởng thụ có thể công khai hay kín đáo, và CSVN không thể tước cái quyền đó hoàn toàn được vì CSVN không thể kiểm soát cá nhân liên tục và khắp nơi. Thế nhưng sao CSVN vẫn viết lên điều này, có thể vừa ru ngủ người dân vừa làm vui lòng đối tượng CSVN muốn nhắm tới. (Tuy dù CSVN công nhận đó là quyền của mọi người, nhưng chắc chắn là CSVN sẽ là thành phần quyết định “đâu là cái giá trị được CSVN chấp nhận” bằng những nghị định gọi là để thi hành hiến pháp).

CSVN không những muốn ghi vào hiến pháp cái quyền của mọi người được tự hưởng thụ các giá trị văn hoá, mà còn bắt mọi người phải tôn trọng quyền “hưởng thụ, tham gia, sử dụng và tiếp cận các giá trị văn hoá” của người khác nữa. Tại sao CSVN lại mở cửa nghênh đón những sự tham gia và bảo vệ này trong khi trên thực tế, CSVN đã tìm mọi cách kiểm duyệt, kiểm soát hoàn toàn nội dung cũng như hình thức của mọi hoạt động văn hoá của toàn dân? CSVN muốn dùng hiến pháp với những điều mới lạ này để nói lên điều gì? nhắm đến thành phần nào? Trả lời những câu hỏi này là nội dung của điều 45, mới. Theo đó:

Điều 45, mới “công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp”.

Điều 45 mới này có 3 phần quan trọng:

Công dân có quyền xác định dân tộc của mình: 
Theo tài liệu của Ủy Ban Dân Tộc CSVN thì hiện nay dân tộc VN có 54 chủng tộc khác nhau mà trong đó dân tộc Kinh là nhiều người nhất, nói tiếng Việt. Phần còn lại là những chủng tộc không nhiều dân số cũng như họ có thể sử dụng ngôn ngữ riêng của họ trong khi giao thiệp lẫn nhau. Những nhóm nhỏ này được gọi là “dân tộc thiểu số”. Người Việt gốc Trung hoa (Tầu) có hàng chục triệu người không được ghép vào loại “dân tộc thiểu số”, và mặc nhiên được cho vào hàng ngũ “dân tộc Kinh”. (theo tài liệu năm 1999 thì “dân tộc Hán (Trung hoa) có 862,371 người). Với điều 45 này của DTSDHP, hàng triệu người Việt gốc Trung hoa này sẽ được quyền xác định “dân tộc” của mình và số người của “dân tộc Trung hoa sau khi họ được quyền xác định, sẽ tăng gia rất nhiều. (chúng ta chưa nói đến hàng vạn người Trung cộng qua VN làm việc và sinh sống những năm gần đây).

Công dân có quyền sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ:
Cho đến nay, không ai ngăn cấm mọi người sử dụng ngôn ngữ riêng để giao tiếp với nhau, người Trung hoa vẫn nói tiếng Trung hoa, người Mường vẫn nói tiếng Mường với nhau, nhưng khi CSVN cho việc nói tiếng “mẹ đẻ” là cái “quyền”thì CSVN phải có một dụng ý gì, với lý do là trong mọi Nghị Định của CSVN liên quan đến vần đề “dân tộc” hay “những vấn đề phải giải quyết liên quan đến ngôn ngữ của một dân tộc, dù thiểu hay đa số” từ năm 1946 , chưa bao giờ những vấn đề ngôn ngữ này lại được đưa ra để phải giải quyết.

Công dân có quyền tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp:
Không những mọi công dân được sử dụng mà còn được tự do lựa chọn ngôn ngữ “mẹ đẻ” để giao tiếp nữa. Giao tiếp ở đây chắc chắn không phải chỉ là nói chuyện hỏi thăm nhau, mà còn là sự giao thiệp, giao thương, tiếp xúc, hay nói cách khác, nó bao gồm mọi hình thức từ liên lạc cá nhân đến buôn bán, quảng cáo, hợp đồng làm ăn,…

Chữ viết cũng như tiếng nói, là nguồn chính của văn hoá. Những cách viết và cách nói riêng cho chúng ta sự phân biệt giữa những nền văn hoá. Và để mọi người tiếp thụ được chữ viết cũng như cách nói, thì truòng học là môi trường quan trọng nhất để một dân tộc học hỏi ngôn ngữ của mình. Những điều “Mới, 16, 21, 44 và 45” của DTSDHP là một sự công nhận trong hiến pháp là bất cứ dân tộc nào cũng được quyền “mở trường dậy học, sách dậy học, quảng cáo của tiệm, bảng hiệu, thực đơn, giao kèo, khách hàng,…” bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

Cho đến nay CSVN không có vấn đề về ngôn ngữ với 53 nhóm dân tộc thiểu số, thì CSVN muốn thoả mãn những điều mới này cho nhóm “dân tộc” nào? nếu không phải nhóm dân tộc “Trung cộng”mà đến nay vẫn còn nằm yên với người Kinh, thì là nhóm dân tộc nào.

Chúng ta còn nhớ chỉ một năm trước đây, 2012, nhà cầm quyền CSVN đã “thử” chính thức cho dậy tiếng Trung hoa như một phần của chương trình học cho trẻ em Việt Nam. Chương trình này đã bị bãi bỏ sau những chống đối mạnh mẽ của người Việt Nam khắp nơi, không những trong VN mà còn từ người Việt trên khắp thế giới nữa. Bây giờ nếu những điều mới, nhất là điều 45 này được thông qua, thì nguòi Trung hoa được quyền bảo vệ bởi hiếp pháp CSVN, không những để mở những truòng học dây tiếng Trung hoa, mà còn được sinh sống một cách “ngôn ngữ tự trị” trong những khu vực riêng của họ, một khu vực mà có trường học, các cơ sở văn hoá, cửa hàng, quảng cáo, đều có qưyền bằng tiếng “mẹ đẻ” của họ. Và dĩ nhiên những người đến đó tham dự, tiếp cận không chỉ là những “công dân” mà cho“mọi người” như đã được CSVN nói ra trong điều 16 và 44. CSVN đã rất cân nhắc trong việc sử dụng những ngôn ngữ kể trên, phân biệt giữa “mọi người” và “công dân”, tuy vậy, vẫn hai mà là một, bởi vì mọi người thì bao gồm cả công dân, vì nếu các sơ sở này do “công dân” mở ra mà không cho “mọi người” tham dự thì sẽ mang tiếng là “kỳ thị”. Và hơn nữa, “mọi người” thì chắc chắn sẽ có gồm cả hàng chục ngàn nhân công Trung cộng đang nằm trong Việt Nam từ khi có hợp đồng khai thác nhôm giữa 2 nước và nhiều hợp đồng giao thương nữa sau đó. Với điều 45 này, CSVN không cần trả lời dân chúng nữa nếu Trung công mở trường với chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Trung hoa.

Nếu không vì những sự đòi hỏi được dậy, tham dự, mở các cơ sở văn hóa bằng tiếng mẹ đẻ từ những nhóm dân tộc thiểu số, thì những điều 16, 21,44, và 45 của dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 của CSVN đến từ động lực nào? Hay nói khác hơn, đến từ những áp lực nào? Chắc đến đây, chúng ta có thể đã có câu trả lời.

Trong dự thảo sửa đổi, CSVN đã không những giảm thiểu trách nhiệm của đảng trước toàn dân, với bằng chứng là trong “điều 4 sửa đổi” đã thay chữ “… đại biểu trung thành với quyền lợi của giai cấp” thành “… đại biểu trung thành với lợi ích của giai cấp… ; giảm thiểu vì “quyền cộng với lợi ích của toàn dân nó khác xa với chỉ lợi ích của toàn dân”, mà lại còn tìm cách ưu đãi thêm nhiều quyền lợi cho những người Trung cộng, một kẻ thù đang tìm mọi cách xâm nhập, thẩm nhập vào Việt Nam dưới nhiều hình thức.

Chúng ta rất ngạc nhiên khi đọc biên bản một số những buổi hội thảo sửa đổi hiến pháp, từ các truòng đại học, các cơ quan cấp bộ, thành phố và tỉnh, xã, vấn đề sự có mặt của những điều16, 21, 44 và nhất là điều 45 đã không được nêu ra.

Có phải sau gần 70 năm dưới sự cai trị và nhồi sọ của CSVN, hầu hết những người Việt trong nước mà đang cộng tác với CSVN, đã mất đi sự độc lập trong cách suy nghĩ?. Và có phải dùng hiến pháp để chính thức đầu hàng cũng như bảo vệ sự xâm nhập của Trung cộng mới là mục tiêu chính của màn sửa đổi hiến pháp này?
Tóm lại, qua nhiều lần sửa đổi hiến pháp kể từ 1946 cho đến nay, gần 70 năm, vấn đề “xác định chủng tộc cũng như ngôn ngữ mẹ đẻ” chưa bao giờ là đề tài mà đảng phải đề cập tới với lý do giản dị là những chủng tộc này, hay dân tộc thiểu số, chưa bao giờ lên tiếng đòi hỏi. Thế mà đến nay, đảng lại tự động cho công dân được quyền xác định chủng tộc của mình, lại còn được bảo vệ quyền tự do sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong mọi lãnh vực thì người ta phải hỏi là thế lực nào đã áp lực đảng phải cho vào hiến pháp những điều ấy. Thế lực ấy có ngoài ai khác là những nhóm được hưởng lợi trực tiếp từ những thay đổi ấy. Chúng ta nói đến Trung cộng và hàng triệu người trong nhóm họ sẽ xác định họ thuộc về dân tộc Trung hoa, rồi sẽ mở trưong học, các cơ sở văn hóa, sinh hoạt biệt lập trong những khu tự trị …. với ngôn ngữ Trung hoa, ngôn ngữ mà CSVN gọi là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.


--
Let all beings be free from harm.
Let all beings be free from sorrow.
Let all beings be free from suffering.

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link